Hành vi tìm kiếm các hình thức khám chữa bệnh viêm đường sinh dục của phụ nữ tại Chí Linh, Hải Dương
Hành vi tìm kiếm các hình thức khám chữa bệnh viêm đường sinh dục của phụ nữ tại Chí Linh, Hải Dương
Viêm đường sinh dục (VĐSD) là một trong những vấn đề sức khoẻ cần phải quan tâm của phụ nữ Việt Nam. Một cuộc điều tra năm 2000 do trường Đại học Y tế Công cộng tiến hành với 378 phụ nữ đã từng lấy chồng từ 18-49 tuổi, tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy tỉ lệ mắc bệnh VĐSD dựa trên chẩn đoán lâm sàng là 42,6%. Nhằm mô tả việc khám chữa bệnh (KCB) VĐSD của phụ nữ huyện Chí Linh và tìm hiểu các yếu tố liên quan, nghiên cứu này đã kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu nhân học và phân tích sâu các kết quả từ cuộc điều tra năm 2000. Số liệu điều tra cho thấy, mặc dù có tới 161 phụ nữ (42,6%) được chẩn đoán bị bệnh VĐSD, chỉ có 72 phụ nữ cho rằng họ có các dấu hiệu của các bệnh VĐSD, và chỉ có 36% trong số phụ nữ này (26/72) đi khám chữa bệnh. Trong khi đó, nghiên cứu nhân học đã được tiến hành trên cùng nhóm đối tượng này cũng tìm ra một trong những yếu tố làm cho phụ nữ không điều trị bệnh sớm là do họ không nhận biết được các dấu hiệu bệnh hoặc họ cho rằng các dấu hiệu của bệnh VĐSD như khí hư âm đạo hoặc đau hạ vị là những dấu hiệu bình thường tự nhiên.
Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng khác nhau như phụ nữ, nam giới và các cán bộ y tế còn cho thấy các đợt chiến dịch "kế hoạch hóa gia đình" được tiến hành sáu tháng một lần cũng làm cho phụ nữ trở nên thụ động với bệnh mà mình đang mắc vì họ thường cố chờ đến các đợt chiến dịch để được nhận thuốc và khám phụ khoa không mất tiền. Các yếu tố khác, như chất lượng dịch vụ y tế chưa tốt, can thiệp giáo dục sức khoẻ không phù hợp, hạn chế về thời gian, nghèo túng và bất bình đẳng về giới cũng đã được tìm thấy là những yếu tố cản trở phụ nữ tại Chí Linh điều trị bệnh VĐSD sớm và đúng cách. Dựa trên các kết quả tìm ra từ nghiên cứu này, cần giảm bớt các yếu tố cản trở trên và tăng cường các can thiệp phòng chống bệnh VĐSD nữ như giáo dục sức khỏe, đào tạo, tư vấn
File đính kèm:
hanh_vi_tim_kiem_cac_hinh_thuc_kham_chua_benh_viem_duong_sin.pdf
Nội dung text: Hành vi tìm kiếm các hình thức khám chữa bệnh viêm đường sinh dục của phụ nữ tại Chí Linh, Hải Dương
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Hành vi tìm kiếm các hình thức khám chữa bệnh viêm đường sinh dục của phụ nữ tại Chí Linh, Hải Dương Ths. BS. Đỗ Mai Hoa Viêm đường sinh dục (VĐSD) là một trong những vấn đề sức khoẻ cần phải quan tâm của phụ nữ Việt Nam. Một cuộc điều tra năm 2000 do trường Đại học Y tế Công cộng tiến hành với 378 phụ nữ đã từng lấy chồng từ 18-49 tuổi, tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy tỉ lệ mắc bệnh VĐSD dựa trên chẩn đoán lâm sàng là 42,6%. Nhằm mô tả việc khám chữa bệnh (KCB) VĐSD của phụ nữ huyện Chí Linh và tìm hiểu các yếu tố liên quan, nghiên cứu này đã kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu nhân học và phân tích sâu các kết quả từ cuộc điều tra năm 2000. Số liệu điều tra cho thấy, mặc dù có tới 161 phụ nữ (42,6%) được chẩn đoán bị bệnh VĐSD, chỉ có 72 phụ nữ cho rằng họ có các dấu hiệu của các bệnh VĐSD, và chỉ có 36% trong số phụ nữ này (26/72) đi khám chữa bệnh. Trong khi đó, nghiên cứu nhân học đã được tiến hành trên cùng nhóm đối tượng này cũng tìm ra một trong những yếu tố làm cho phụ nữ không điều trị bệnh sớm là do họ không nhận biết được các dấu hiệu bệnh hoặc họ cho rằng các dấu hiệu của bệnh VĐSD như khí hư âm đạo hoặc đau hạ vị là những dấu hiệu bình thường tự nhiên. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng khác nhau như phụ nữ, nam giới và các cán bộ y tế còn cho thấy các đợt chiến dịch "kế hoạch hóa gia đình" được tiến hành sáu tháng một lần cũng làm cho phụ nữ trở nên thụ động với bệnh mà mình đang mắc vì họ thường cố chờ đến các đợt chiến dịch để được nhận thuốc và khám phụ khoa không mất tiền. Các yếu tố khác, như chất lượng dịch vụ y tế chưa tốt, can thiệp giáo dục sức khoẻ không phù hợp, hạn chế về thời gian, nghèo túng và bất bình đẳng về giới cũng đã được tìm thấy là những yếu tố cản trở phụ nữ tại Chí Linh điều trị bệnh VĐSD sớm và đúng cách. Dựa trên các kết quả tìm ra từ nghiên cứu này, cần giảm bớt các yếu tố cản trở trên và tăng cường các can thiệp phòng chống bệnh VĐSD nữ như giáo dục sức khỏe, đào tạo, tư vấn. Reproductive Tract Infections (RTIs) are the major women's health problem in Viet Nam. A commu- nity-based survey was conducted in 2000 by the Hanoi School of Public Health with 378 married women at the age between 18 - 49 in Chi Linh district of Hai Duong province and revealed a RTI prevalence rate of 42.6% based on clinical diagnosis. In order to explore women's health seeking behaviors and related contextual factors, this study combined an in-depth analysis of 2000 survey data and another ethnographic research. The survey data showed that though 161 women (42.6%) were diagnosed with RTIs, only 72 women reported experiencing RTI symptoms and only 36% of them (26/72) sought care from health providers. Other women either ignored their symptoms or practiced self-treatment (64%). On the other hand, the ethnographic study with the same target group of women found out that reasons for women not seeking early treatment included the lack of their recognitions of RTI symptoms or their perception that vaginal discharge and pelvic discomfort were natural occurrences. Besides, interviews with different groups of women, men and health staff revealed that most women with RTIs did not seek treatment immediately because they passively waited for the fam- ily planning campaigns, regularly conducted twice a year, where they could get free consultations and medicines. Contextual factors such as poor quality of health services, inappropriate health edu- cation, time constraint, poverty and gender inequity are barriers that have contributed to women's poor utilization of health services. It is necessary to mitigate these barriers and strengthen more effective RTI interventions such as health education, formation and counseling. Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4) 11
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Đặt vấn đề bằng phương pháp "Chọn mẫu xác xuất tỉ lệ theo VĐSD là một loại bệnh nhiễm khuẩn bao gồm kích thước quần thể - PPS". Tổng số 378 phụ nữ đại viêm nội sinh (là các loại viêm gây ra bởi sự tăng diện cho quần thể nghiên cứu là các phụ nữ đã từng trưởng quá mức bình thường của các tế bào thuộc lấy chồng, không mang thai, tuổi từ 18 đến 49 đã đường sinh dục và viêm ngoại sinh do các can thiệp được phỏng vấn về tiền sử mắc bệnh VĐSD, việc y tế gây ra. VĐSD còn bao gồm cả các bệnh lây sử dụng các biện pháp tránh thai, các yếu tố liên truyền qua đường tình dục trong đó có cả nhiễm quan đến bệnh VĐSD và việc lựa chọn các cách HIV/AIDS (1,2,3). điều trị bệnh. Bên cạnh đó, tất cả các phụ nữ này còn được khám phụ khoa để chẩn đoán xem họ có Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy bị mắc bệnh VĐSD tại thời điểm điều tra hay VĐSD là bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là tại không. Thông tin thu được đã được phân tích bằng các vùng nông thôn, nơi điều kiện vệ sinh và các phần mềm SPSS. Các thuật toán thống kê như phân phong tục tập quán vẫn còn nhiều hạn chế (1,4). Tuy bố tần số đã được sử dụng để mô tả và so sánh các nhiên, vẫn chưa có những con số chính xác về tỉ lệ đặc điểm của nhóm phụ nữ mắc bệnh và không mắc bệnh trên dân số toàn quốc. Tùy thuộc vào các mắc bệnh VĐSD và đặc điểm của các nhóm phụ nữ vùng địa dư hoặc các phương pháp chẩn đoán bệnh, lựa chọn các hình thức điều trị VĐSD khác nhau. các con số về tỉ lệ bệnh thu được là rất khác nhau. Ngoài ra, phân tích hồi quy logistics được sử dụng Đối với các nghiên cứu được chẩn đoán dựa vào các để tìm kiếm mối liên quan giữa các yếu tố với bệnh xét nghiệm, tỉ lệ bệnh dao động từ 30 đến 63% với VĐSD và các hình thức điều trị của phụ nữ tại Chí các phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế. Còn với các Linh. nghiên cứu dựa trên chẩn đoán lâm sàng, thì tỉ lệ mắc của phụ nữ nói chung là 21 đến 61%(3). Một Tuy nhiên, do mục tiêu của cuộc điều tra năm điều tra cộng đồng do trường Đại học Y tế Công 2000 khác với nghiên cứu này nên các thông tin thu cộng tiến hành với 378 phụ nữ đã từng lấy chồng được chưa đề cập đến tất cả các yếu tố có liên trong độ tuổi 18-49 tại các hộ gia đình thuộc huyện quan. Thêm vào đó, trong tổng số 378 phụ nữ, số Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy tỉ lệ mắc bệnh lượng phụ nữ trong các nhóm sử dụng các hình thức VĐSD dựa trên chẩn đoán lâm sàng là 42,6%(5). Với điều trị khác nhau là quá nhỏ nên không thể tiến tỉ lệ mắc bệnh cao như vậy, việc tìm hiểu về việc hành phân tích các yếu tố liên quan được. Ngoài ra, khám và điều trị bệnh VĐSD của các phụ nữ ở đây bệnh VĐSD và việc điều trị bệnh VĐSD là những chủ đề tương đối nhạy cảm, liên quan tới các yếu và các yếu tố liên quan là hoàn toàn cần thiết. tố tâm lý, cảm xúc, bình đẳng giới hay các yếu tố Nghiên cứu này đã được tiến hành với hai mục văn hoá đã không được khai thác thông qua bộ câu tiêu là mô tả hành vi khám chữa bệnh của các phụ hỏi của cuộc điều tra. nữ bị VĐSD tại Chí Linh và xác định một số yếu tố Nghiên cứu nhân học: Để khắc phục một số liên quan đến việc mắc bệnh VĐSD và hành vi hạn chế trên, các kĩ thuật nghiên cứu nhân học đã khám chữa bệnh của họ để đề xuất các khuyến được tiến hành nhằm thu thập được các thông tin nghị nhằm nâng cao chất lượng điều trị và phòng sâu hơn và các thông tin còn đang thiếu giúp cho bệnh VĐSD tại Chí Linh. nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra. Đối tượng chính của nghiên cứu nhân học cũng chính là nhóm 2. Phương pháp đối tượng của cuộc điều tra 2000, họ là các phụ nữ Nghiên cứu này đã kết hợp giữa việc phân tích đã từng lấy chồng, không mang thai, trong độ tuổi sâu các dữ liệu liên quan từ cuộc điều tra năm 2000 sinh đẻ từ 18 đến 49. Để có cơ sở đối chiếu và liên và thu thập thêm các thông tin và số liệu cần thiết kết các thông tin thu được từ các nguồn khác nhau, thông qua các kĩ thuật nghiên cứu nhân học vào 22 phụ nữ đã được yêu cầu tham gia nhiều kĩ thuật năm 2001. nghiên cứu nhân học khác nhau (như "liệt kê tự Dữ liệu của cuộc điều tra: Phương pháp nghiên do", "phân nhóm", "phỏng vấn sâu", "thảo luận cứu đã được sử dụng trong cuộc điều tra này là nhóm"). Thêm vào đó, kĩ thuật phỏng vấn sâu còn phương pháp chọn mẫu cụm. Ba mươi cụm (ứng được tiến hành với nhiều loại đối tượng khác như với đơn vị là làng) đã được chọn từ tất cả các xã đàn ông và các cán bộ y tế tuyến huyện và xã của trong huyện Chí Linh thông qua quá trình chọn mẫu Chí Linh. Việc lựa chọn các đối tượng nhằm mục 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | đích thu nhận được thông tin đa dạng nhất trong "phụ khoa", bệnh "viêm", bệnh "phụ nữ", bệnh điều kiện thời gian và nguồn lực cho phép. Vì vậy, "huyết trắng" theo ngôn ngữ địa phương) là "bình kĩ thuật lựa chọn đối tượng dựa trên sự khác biệt về thường", "không quan trọng", đó là bệnh "mãn tuổi, giới, địa bàn nơi họ sinh sống và vai trò của tính", "thường xuyên", "ai chẳng mắc". Do vậy mà họ trong việc sử dụng các dịch vụ y tế để điều trị nhiều phụ nữ không đi KCB, không tìm đến dịch vụ bệnh. y tế hoặc bỏ thuốc trong quá trình điều trị. Một phụ Việc tham gia của các đối tượng đều là hoàn nữ ở thị trấn Sao Đỏ thường bị VĐSD và chị ta có toàn tự nguyện. Trước khi các cuộc phỏng vấn được suy nghĩ về bệnh của mình như sau "bệnh của tôi tiến hành, các đối tượng đều được giải thích rõ về chẳng nặng, chỉ có hơi đau và bẩn một chút, mà phụ mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu, và quá trình nữ có chồng, ai chẳng thế, nên tôi không dùng phỏng vấn mà họ sẽ tham gia. Sau đó họ được yêu thuốc và chắc lúc nào đó rồi nó tự hết thôi...." (43 cầu kí vào "Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu". Để tuổi, SD2). giúp cho các đối tượng cảm thấy được thoải mái Khí hư hay còn được gọi là huyết trắng đã được hơn trong khi chia sẻ các thông tin đặc biệt là các các phụ nữ kể đến như là một trong những dấu hiệu vấn đề nhạy cảm, việc thu thập thông tin đã được thường gặp nhất của bệnh viêm VĐSD. Các phụ nữ tiến hành do nghiên cứu viên cùng giới với đối thường nhận biết khí hư thông qua màu sắc và mùi tượng. Các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm lại sau của nó. Các đặc tính này cũng có ảnh hưởng đến đó được gỡ băng và phân tích bằng phần mềm quyết định của nhiều phụ nữ về việc đi khám bệnh. Open code. Các kĩ thuật như "mã hoá theo bậc" và "Nếu như tôi có khí hư mùi hôi hám, khó chịu nghĩa "bảng ma trận" đã được sử dụng trong quá trình là tôi đang bị viêm và tôi sẽ phải đi khám bệnh ở phân tích để mô tả và tìm hiểu mối quan hệ giữa các đâu đó" (28 tuổi - SD1). phương thức điều trị bệnh VĐSD mà phụ nữ ở Chí Nhiều phụ nữ cũng thường không để ý đến các Linh lựa chọn và các yếu tố liên quan đến sự quyết dấu hiệu sớm của bệnh VĐSD như ngứa bộ phận định của họ trong việc sử dụng các hình thức đó. sinh dục, đau khi giao hợp hay khí hư trong, loãng ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh đã nặng mà phụ 3. Kết quả và bàn luận nữ ở đây cho là "cấp tính" hay "nghiêm trọng" là 3.1. Nhận biết và quan niệm của phụ nữ Chí khi các dấu hiệu đe dọa đến sự sống, hoặc là ảnh Linh về bệnh VĐSD và các yếu tố liên quan đến hưởng đến khả năng lao động của họ thì họ mới cho bệnh VĐSD là có bệnh và tìm cách chữa. Một phụ nữ 32 tuổi ở 3.1.1. Nhận biết về các dấu hiệu hoặc các triệu xã Thái Học nói: "Trước đây, tôi cũng thấy ra nhiều chứng bệnh huyết trắng, lúc đó nó cũng gợn gợn đục đục, mùi Kết quả điều tra cho thấy, khi phỏng vấn 378 hôi nhưng tôi lại cứ cho đó là dịch bình thường nên phụ nữ thì có 72 (19%) cho rằng họ có dấu hiệu của chẳng làm gì, cũng có những lúc ngứa và khó chịu bệnh VĐSD trong 3 tháng qua. Các dấu hiệu được lắm... nhưng vẫn đi làm bình thường, chỉ đến khi nó mô tả bao gồm bất thường của dịch âm đạo, đau hạ chuyển thành màu vàng, rồi xanh, người thì gày vị, ngứa và viêm loét bộ phận sinh dục. Còn kết mòn, mệt mỏi, chẳng làm được việc gì... tôi mới đi quả thăm khám phụ khoa cho thấy 161 phụ nữ khám" (34 tuổi-TH3). (42,6%) được chẩn đoán là mắc các bệnh VĐSD, 3.1.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh VĐSD tuy nhiên chỉ có 31,7% số phụ nữ này (51/161) kể Khi được yêu cầu liệt kê các nguyên nhân gây rằng họ có các dấu hiệu của bệnh VĐSD. Điều này bệnh VĐSD, phần lớn phụ nữ ở Chí Linh cho rằng chứng tỏ, trong số những phụ nữ được chẩn đoán là bị mắc bệnh là do vệ sinh tắm rửa (67%), vệ sinh mắc các bệnh VĐSD, có đến 68,3% (110 phụ nữ) kinh nguyệt (52%) và các yếu tố khác như quan hệ hoặc đã không nhận biết được các dấu hiệu về tình dục, hoặc lao động dưới nước, do nguồn nước, bệnh của mình hoặc là họ đã tự chấp nhận các dấu hoặc do đặt vòng. Trong các cuộc thảo luận nhóm hiệu bệnh là những dấu hiệu bình thường tự nhiên. và phỏng vấn sâu, các phụ nữ cũng đã đưa ra được Kết quả trên cũng hoàn toàn phù hợp với kết khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh VĐSD quả của nghiên cứu nhân học. Nhiều phụ nữ ở Chí và theo họ có ba nguyên nhân chính. Nguyên nhân Linh tin rằng bệnh VĐSD (hay còn gọi là bệnh đầu tiên là do vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ. Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4) 13
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Việc không thường xuyên rửa ráy "cái chỗ ấy", viên y tế. nhất là "sau khi lao động" trong môi trường không Khi được hỏi kĩ hơn trong các cuộc phỏng vấn đảm bảo vệ sinh, trong chu kỳ kinh hay trước hoặc sâu và thảo luận nhóm, trong số 22 phụ nữ có đến sau khi "quan hệ vợ chồng" đã được thường xuyên 10 phụ nữ đã từng được khám chẩn đoán bị mắc nhắc đến như là nguyên nhân của bệnh VĐSD. Ví bệnh VĐSD. Trong số đó, có tới 7 phụ nữ được dụ như một phụ nữ tại xã Thái Học đã nói: "Cứ phát hiện tại trạm y tế xã trong các đợt chiến dịch không chịu rửa ráy trước hoặc sau khi quan hệ, Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), 2 người được hoặc chờ đợi cho đến sáng rồi mới rửa sẽ gây ra khám và chẩn đoán tại Trung tâm y tế huyện, và ngứa ngáy và bệnh tật. Không chịu rửa nó (bộ phận một người còn lại được chẩn đoán do thầy thuốc tư sinh dục) hàng ngày cũng có thể gây bệnh đấy...." nhân. Hầu hết các phụ nữ được phỏng vấn đều đề (42 tuổi - THG3) cập nhiều đến gói bột Gynopic, thường được gọi là Ngâm mình, hoặc làm việc trong nước ngoài gói "hoa hồng", là một cách thông thường nhất mà ruộng đồng là một nguyên nhân của bệnh VĐSD phụ nữ Chí Linh thường dùng để điều trị bệnh. Đây cũng thường được các phụ nữ ở vùng nông thôn đề là một loại thuốc sát khuẩn dùng rửa bộ phận sinh cập đến. Có tới 13/22 phụ nữ nhắc tới việc sử dụng dục ngoài, tuy nhiên nhiều phụ nữ ở Chí Linh lại vòng tránh thai là một nguyên nhân không trực tiếp dùng để thụt rửa sâu vào bên trong, "Cứ mỗi lần em gây ra bệnh nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm thấy ngứa, không chịu được, hay những lúc mà ra nhiễm. "Trước đây, khi chưa đặt vòng, em khỏe nhiều huyết trắng, em chỉ mua vài gói hoa hồng về lắm... nhưng không hiểu sao từ khi có vòng, người pha vào nước, rồi rửa... vì ngứa lắm, nên em cứ em yếu đi nhiều, ra nhiều huyết trắng lắm, mà lại phải thọc sâu vào bên trong để rửa... cứ làm như thế còn liên tục đau bụng nữa" (25 tuổi-TH1) là thấy đỡ ngay, nhưng hay bị lại lắm... càng ngày lại càng nặng hơn..." (30 tuổi, TH10) Một số quan niệm trên của các phụ nữ cũng đã được chứng minh bằng các thông tin thu được từ Ngoài ra, nhiều phụ nữ còn dùng nước lá trầu cuộc điều tra 2000. Thuật toán "hồi quy logistics" không hay nước trà đặc để rửa bộ phận sinh dục khi đã được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa bị ngứa, hoặc nhiều người cũng dùng sau khi họ đi các yếu tố về kiến thức và thực hành của phụ nữ làm ruộng về như một phương pháp phòng bệnh. với bệnh VĐSD. Hai yếu tố điều kiện lao động Khi có triệu chứng nặng hơn, họ có thể tự đi mua "một vỉ hoặc vài viên con nhộng để uống cho đỡ". ngâm mình dưới nước và việc sử dụng băng vệ sinh Việc tự điều trị bệnh mà không có sự chỉ dẫn và đã được tìm ra có liên quan với bệnh VĐSD có ý giám sát của thầy thuốc sẽ dễ dàng dẫn đến hậu nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy, những phụ nữ quả chỉ tạm thời giảm bớt triệu chứng mà không làm việc liên tục trong nước bị mắc bệnh VĐSD điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra cao gấp 8 lần so với những phụ nữ không bao giờ còn gây ra tình trạng nguy hiểm là bệnh nhân làm việc ngâm mình trong nước, và những phụ nữ kháng thuốc. Việc không điều trị bệnh trong giai không sử dụng băng vệ sinh trong chu kì kinh đoạn sớm dễ dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn, tạo nguyệt bị VĐSD cao gấp 1,7 lần so với những người ra nhiều biến chứng, hoặc trở thành mạn tính, sẽ sử dụng. làm cho bệnh trở nên khó chữa hơn, điều trị sẽ tốn 3.2. Phụ nữ Chí Linh thường làm gì khi nhận kém hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các phụ nữ trong thấy bị mắc bệnh VĐSD nghiên cứu này đều không tuân thủ chặt chẽ việc Trong số liệu điều tra năm 2000, chỉ có 19% điều trị, họ thường quên hoặc dùng thuốc không (72/378) phụ nữ cho rằng họ có dấu hiệu của các đúng cách, không đúng thời gian, ví dụ như việc sử bệnh VĐSD. Trong số đó, chỉ có 26 phụ nữ (36%) dụng kháng sinh như đã nêu trên. Điều này chứng đi khám bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước như trạm tỏ, các phụ nữ đã không đánh giá đúng về bệnh của y tế hay trung tâm y tế (TTYT) (33,2%) hoặc tại các mình và luôn cho rằng "VĐSD là bệnh đơn giản". thầy thuốc tư nhân (2,8%). Với những phụ nữ còn Thêm vào đó, sự hướng dẫn không đầy đủ của các lại, có đến gần 21% (15/72) bỏ qua các dấu hiệu nhân viên y tế cũng làm cho việc tuân thủ điều trị bệnh của mình hoặc là không điều trị bất kể một càng tồi tệ hơn. loại thuốc nào và có đến 43% (31/72) tự mua thuốc Trên địa bàn thị trấn Chí Linh, tuy cũng có điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân nhiều phòng khám bệnh tư nhân, nhưng phụ nữ ở 14 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Chí Linh không sử dụng các dịch vụ này vì họ thường được tiến hành rất rầm rộ, thông qua nhiều "không đủ tiền chi trả cho khám bệnh và mua thuốc hình thức như qua loa phát thanh, panô, áp-phích, ở đó" (27 tuổi, SD8). Không phụ nữ nào tìm đến khẩu hiệu, qua mạng lưới cộng tác viên dân số, hội thầy thuốc đông y, hoặc thầy lang để chữa trị phụ nữ, y tế thôn,v.v... Được khám và phát thuốc VĐSD, họ cho rằng "đông y không có hiệu quả miễn phí cũng là một lí do hấp dẫn cuốn hút các trong việc chữa trị bệnh viêm này" (42 tuổi-THG2). phụ nữ đến với các đợt chiến dịch. Có phụ nữ tâm 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khám và sự:"Cứ lần nào có chiến dịch là tôi cũng đi khám, điều trị VĐSD chẳng tội gì.... đến lần nào tôi cũng xin được một ít thuốc để dùng khi mấy đứa con bị ho hay đi Cũng như các địa phương khác của Việt Nam, ngoài"(34 tuổi, TH9) hoặc "Đến vào các đợt chiến trạm y tế xã tại Chí Linh là nơi cung cấp các dịch dịch, vừa được khám, lấy thuốc không mất tiền mà vụ KCB cơ bản cho người dân và cũng là nơi thực lại còn cảm thấy thoải mái vì lúc đó ai cũng đến đó hiện các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng khám phụ khoa, chẳng ngại gì sất.... chứ đến trạm mở rộng, viêm phổi cấp, KHHGĐ, tiêu chảy,v.v... y tế vào ngày thường để khám "cái đó" thì ngại Các trạm y tế xã thường mở cửa từ 7h sáng đến lắm, cứ như bị làm sao ấy" (24 tuổi, TH2). Như vậy 4h30 chiều hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6, và cử cán đến KCB vào các "đợt chiến dịch", phụ nữ sẽ cảm bộ y tế trực trong thời gian còn lại.Tuy nhiên việc thấy thoải mái hơn vì "không khí của ngày chiến khám và chữa bệnh phụ khoa thì chỉ tiến hành một dịch" thường làm cho các phụ nữ thấy thân thiện ngày trong tuần khi có các nhân viên từ TTYT hơn và người phụ nữ thường có cảm giác là "đi huyện xuống hỗ trợ cán bộ tại trạm thực hiện các khám để kiểm tra sức khỏe chứ không phải là đi dịch vụ KHHGĐ mà chủ yếu là đặt vòng nên người chữa bệnh". Tuy nhiên, mỗi đợt chiến dịch như vậy dân còn thường gọi là "ngày đặt vòng". Phụ nữ đến chỉ kéo dài trong một ngày, được thực hiện với một khám tại trạm y tế hàng ngày, không phải trả tiền hoặc hai cán bộ y tế đến từ TTYT cùng sự tham gia khám nhưng nếu họ dùng thuốc thì phải trả tiền. của nhiều nhất 5 cán bộ tại trạm, mà có đến vài Một năm 2 lần, các cán bộ TTYT huyện cùng trăm phụ nữ đến khám, như vậy, chất lượng khám, với nhân viên trạm y tế tổ chức các đợt chiến dịch phát hiện và điều trị bệnh chắc chắn là không bảo KHHGĐ. Trong chiến dịch đó, tất cả phụ nữ trong đảm. Thêm vào đó, sự thường quy của các đợt độ tuổi sinh đẻ (15-49) đều được cung cấp các dịch chiến dịch cứ 6 tháng 1 lần đã làm cho phụ nữ ở Chí vụ KHHGĐ, ví dụ như đặt hoặc tháo vòng tránh Linh trở nên thụ động, chờ đợi người khác đến thai, hút điều hoà kinh nguyệt, ngoài ra còn khám khám cho, mà không coi đó là nhu cầu của bản và điều trị VĐSD. Việc khám VĐSD chỉ dựa trên thân mình. việc thăm khám lâm sàng và phần nhiều quyết định Các thông tin về bệnh VĐSD chỉ được phát đi do kinh nghiệm của các nhân viên y tế. Phụ nữ trong ngày chiến dịch, còn ngày thường thì hầu như được chẩn đoán là VĐSD sẽ được cung cấp một ít thuốc để điều trị và họ không phải trả tiền trong các không có. Thực ra, các thông tin được truyền đi "chiến dịch" này. Khi được hỏi về các "chiến dịch" trong ngày chiến dịch thường tập trung vào các dịch này, 20/22 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu này đều vụ KHHGĐ như hút điều hoà kinh nguyệt, đặt đã đến để được khám và điều trị dù là họ có hoặc vòng, tháo vòng, bao cao su, thuốc tránh thai... chứ không có bệnh. Để sử dụng hình thức KCB này, các không nói nhiều đến dịch vụ khám và điều trị phụ nữ thường phải chờ đợi lâu vì "chiến dịch" chỉ VĐSD. Phần đông các chị em đều cho rằng họ được thực hiện 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, đây vẫn thiếu các thông tin về việc khám và điều trị bệnh là một hình thức khám và điều trị VĐSD phổ biến VĐSD tại cộng đồng. Nội dung và hình thức của của phụ nữ tại Chí Linh. Nhiều câu trả lời với ý các đợt truyền thông thường là nghèo nàn và không tương tự "vì là bệnh thông thường, không nguy được thực hiện thường xuyên. Các hoạt động tư vấn hiểm, nên đợi đến khám và lấy thuốc trong các đợt tại trạm thì hầu như không có. Do vậy, các phụ nữ chiến dịch cũng được..." (34 tuổi-TH3) đã được các thường bị hạn chế hoặc hiểu chưa đúng về các nguy phụ nữ trả lời trong khá nhiều cuộc phỏng vấn. cơ nhiễm VĐSD, các dấu hiệu bệnh, hậu quả, Nguyên nhân chủ yếu khiến các phụ nữ sẵn sàng phương pháp phòng và điều trị bệnh VĐSD. chờ đợi để được KCB trong các đợt chiến dịch là Trong những ngày thường, phụ nữ ở Chí Linh, việc tuyên truyền vận động của các đợt chiến dịch đặc biệt là ở vùng nông thôn, không hay đến trạm Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4) 15
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | y tế để khám bệnh VĐSD. Lí do chủ yếu để giải nên tôi phải dành dụm để chi tiêu trong gia đình, thích điều này thường là do họ không cảm thấy tin nuôi con... chẳng dám nghĩ đến đi khám bệnh đâu, tưởng vào các dịch vụ y tế tại trạm. Thuốc điều trị tốn kém lắm" (34 tuổi-TH9). Đức tính hi sinh, chịu các bệnh VĐSD không thường xuyên có sẵn tại các khó của người phụ nữ Việt Nam, thường không chú trạm y tế. Các phụ nữ thường phàn nàn rằng :"có ý đến các nhu cầu của bản thân, kể cả nhu cầu lần tôi đến trạm để khám, nhưng đợi mãi mà chẳng khám chữa bệnh khi họ mắc bệnh. thấy cán bộ y tế đâu, có những lúc gặp được thì Theo tập tục sống ở nông thôn, vai trò của cũng chỉ mua được vài viên thuốc, chứ có khám xét người phụ nữ trong gia đình thường là thụ động và gì đâu" (45 tuổi-TH5) hoặc "tôi có mấy lần mua ít khi họ có cơ hội để chia sẻ với người chồng về thuốc thì lần nào cũng chỉ có một loại, mà mang về bệnh tật và về việc vệ sinh cá nhân trong quan hệ dùng thì chẳng thấy đỡ, chỉ muốn thay loại khác, tình dục. Trong số 72 phụ nữ trong cuộc điều tra mà lại chẳng có..."(30 tuổi-TH10). năm 2000 có nhận thấy các dấu hiệu bệnh VĐSD, Phương pháp và thời gian điều trị cũng là một thì có tới hơn 1/4 phụ nữ (27%) không nói cho vấn đề cần xem xét. Hầu hết, các phụ nữ bị VĐSD, chồng biết về điều này. Còn trong cuộc phỏng vấn đều được các cán bộ y tế tại trạm hoặc TTYT cho sâu có 5/22 phụ nữ trả lời rằng họ "chẳng bao giờ sử dụng thuốc đặt kéo dài. Với những người bị mắc nói chuyện với chồng về những chuyện đó" hoặc bệnh lâu ngày hoặc bị nhiều lần, có những lúc phải "đôi khi còn phải giấu vì sợ ông ấy biết lại nghĩ đặt thuốc kéo dài cả nửa tháng. Nhiều phụ nữ gặp ngợi nọ kia", có đến hơn một nửa số phụ nữ (13/22) nhiều khó khăn khi dùng phương pháp điều trị này "ít khi nói với chồng về chuyện đó lắm". Trong khi như khi họ đi làm, hay những lúc đến chu kì kinh đó, một số đàn ông thì cho rằng :"đó là việc của đàn nguyệt, hoặc với phụ nữ trẻ thì họ thường rất e ngại bà. Tôi làm sao biết được". Chính những suy nghĩ khi dùng phương pháp điều trị này. Một số người và quan niệm của những người đàn ông như vậy sẽ khác cũng có những biểu hiện nghi ngờ về vai trò làm phụ nữ không dám chia sẻ với chồng vì "có nói và trình độ của cán bộ y tế xã trong việc khám và với chồng thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì" và điều trị VĐSD:"thường thì toàn bác sĩ trên huyện như vậy họ cũng không dám dành thời gian và tiền về thì tôi mới đến khám, chứ cán bộ ở trạm không để đi khám và điều trị bệnh cho mình. biết làm đâu (22 tuổi, SD4). Trong cuộc điều tra, khi hỏi những phụ nữ mắc 4. Kết luận và khuyến nghị bệnh VĐSD mà không điều trị về nguyên nhân Bệnh VĐSD là một vấn đề thường gặp ở phụ chính khiến họ không đi KCB, có đến hơn một nửa nữ tại Chí Linh với tỷ lệ hiện mắc là 42,6%. Nghiên (52,1%) phụ nữ cho rằng họ có thể tự chữa được cứu đã tìm ra nhiều yếu tố liên quan tới VĐSD ở hoặc chưa cần khám. Vấn đề khó khăn tài chính chỉ phụ nữ tại Chí Linh, trong đó có 2 yếu tố (điều kiện là một nguyên nhân chiếm chưa tới 5% các nguyên lao động ngâm mình dưới nước và sử dụng băng vệ nhân không đi khám. Một số ý kiến khác đề cập sinh trong chu kỳ kinh nguyệt) đã được chứng minh đến việc không có thời gian (15,2%) hoặc do bằng các thuật toán thống kê là có mối liên quan nguyên nhân khác (28,3%). Tuy nhiên, các kĩ thuật chặt chẽ với bệnh. Kết quả nghiên cứu còn cho nghiên cứu nhân học lại cho thấy rất nhiều phụ nữ, thấy các phụ nữ ở đây thường không sớm điều trị đàn ông và cả các cán bộ y tế đều nhắc đến việc bệnh, và nếu có thì họ thường tự mua thuốc điều trị, phụ nữ không đi KCB là do họ không có thời gian không theo chỉ dẫn của bác sĩ và cũng không tuân và tiền để điều trị bệnh. Bệnh VĐSD dường như bị theo một quy trình điều trị nào. Một số yếu tố liên che lấp bởi các ưu tiên khác trong cuộc sống hàng quan đến các hành vi khám và điều trị VĐSD đã ngày của những người phụ nữ. Như một cán bộ y tế được tìm thấy và nổi bật lên là do phụ nữ không xã nói:"phụ nữ ở đây họ còn mải đi kiếm tiền vì họ nhận biết các dấu hiệu bệnh hoặc họ thường "coi còn nuôi con, gánh vác các công việc gia đình. Nghỉ nhẹ bệnh" và có các quan niệm không đúng về một buổi chợ để đi khám, thì họ lấy đâu ra tiền mua bệnh như cho rằng các dấu hiệu của bệnh VĐSD thức ăn cho gia đình ngày hôm đó. Mà khám ra như khí hư âm đạo hoặc đau hạ vị là những dấu hiệu được bệnh, thì cũng không có tiền mà mua thuốc bình thường tự nhiên, hay VĐSD là "bệnh mãn tính điều trị..."(42 tuổi-TH7). Bản thân nhiều người phụ không chữa trị khỏi được",v.v... Bên cạnh đó, các nữ, tự họ cho rằng "với số tiền ít ỏi của cả gia đình, đợt "chiến dịch KHHGĐ" được tiến hành sáu tháng 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | một lần cũng làm cho phụ nữ trở nên thụ động với những người chồng trong việc khuyến khích và bệnh mà mình đang mắc, vì họ thường cố chờ đến động viên vợ đi KCB. các đợt chiến dịch để được nhận thuốc và khám phụ 2. Cần xem xét lại việc thực hiện các đợt chiến khoa không mất tiền. Các yếu tố khác, như chất dịch KHHGĐ tránh tạo cho người dân có thói quen lượng dịch vụ y tế chưa tốt, can thiệp giáo dục sức chờ đợi vào các đợt chiến dịch dẫn đến việc điều khỏe không phù hợp, hạn chế về thời gian, tài chính trị bệnh muộn. và bất bình đẳng về giới cũng đã được tìm thấy là 3. Thiết lập và tiến hành các hoạt động tư vấn những yếu tố cản trở gây ra hiện tượng ít điều trị phù hợp cho các đối tượng quan tâm đến bệnh và điều trị muộn VĐSD của phụ nữ tại Chí Linh. VĐSD, (nên phối hợp với tư vấn về các bệnh lây Dựa trên các kết quả tìm ra từ nghiên cứu này, truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS). chúng tôi có các khuyến nghị cụ thể như sau: 4. Đào tạo lại một cách hiệu quả cho các cán 1. Cải thiện các chương trình giáo dục sức khỏe bộ y tế bao gồm các bác sĩ sản phụ khoa, y sĩ, y tá nhằm tăng cường sự hiểu biết về bệnh VĐSD trong sản nhi về việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản cộng đồng, nhằm thay đổi những quan niệm và thói lý và phòng ngừa bệnh. Chú trọng đến đào tạo kĩ quen không đúng liên quan đến bệnh. Đồng thời, năng, có gắn với thực hành. việc giáo dục sức khỏe phải giúp tạo ra nhu cầu được khám chữa bệnh đúng, đầy đủ và kịp thời từ 5. Tăng cường mối quan hệ, trao đổi và hỗ trợ phía người dân, đặc biệt là đối với các phụ nữ khi về chuyên môn giữa các cán bộ y tế của đội mắc bệnh. Để thực hiện việc này, các chương trình BVBMTE/KHHGĐ của tuyến huyện với cán bộ giáo dục sức khoẻ cần thay đổi về hình thức và nội tuyến xã, đặc biệt là phát huy năng lực của các cán dung để nâng cao vai trò của nam giới, cụ thể là bộ y tế xã. Tác giả: ThS. Đỗ Mai Hoa, Phó trưởng Bộ môn Quản lý Y, 3. Do TP, et al. 2001. Reproductive tract infections in Trường Đại học Y tế Công cộng. Địa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Vietnam: critical review of literature (1995-2000). Đình, Hà Nội. E.mail: dmh@hsph.edu.vn Community Health Research Unit in Hanoi Medical School, Vietnam. Tài liệu tham khảo 4. Tran HM., Vu SH., Hoang TA. (1999). Reproductive tract 1. Aggarwal AK. Kumar R. Gupta V. Sharma M. (1999) infections: current situation of the disease, gaps in knowl- Community - based study of reproductive tract infections edge and practice of women of childbearing age in a rural area of Vietnam. Medical Publish House among ever married women of reproductive age in a rural area of Haryana, India. Journal of Communicable Diseases. 5. Le Vu Anh et al. Findings from a community base-line 31(4):223-8 health survey in Chilinh in 2000. Hanoi School of Public Health. 2. Dixon-Mueller R, Wasserheit J: The culture of silence: Reproductive Tract Infections among women in the third 6. Lynellyn DL. Overview of reproductive tract infections world. NewYork, International Women's Health Coalition, and the private sector in Vietnam. International workshop 1991. on reproductive health in Indonesia in December 1997. Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4) 17