Giáo trình môn học Bóng rổ
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Bóng rổ là một môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại việt nam cũng như các nước trên thế giới. Đối với các trường cao đẳng, đại học thì môn bóng rổ là môn học nằm trong chương trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm Lý thuyếtt và thực hành.
- Tính chất: Chương trình môn bóng rổ bao gồm một số nội dung cơ bản; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học bóng rổ: Bóng rổ là môn thể thao đồng đội thi đấu với nhau, di chuyển tấn công đối kháng có sự va chạm và gần như chấn thương trong suốt quá trình chơi.
- Rèn luyện thân thể và thể dục thể thao ngày càng được nâng cao. Hoạt động thể thao được diễn ra một cách khoa học, trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống và
được đưa vào chương trình giảng dạy đối với sinh viên
- Vị trí: Bóng rổ là một môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại việt nam cũng như các nước trên thế giới. Đối với các trường cao đẳng, đại học thì môn bóng rổ là môn học nằm trong chương trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm Lý thuyếtt và thực hành.
- Tính chất: Chương trình môn bóng rổ bao gồm một số nội dung cơ bản; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học bóng rổ: Bóng rổ là môn thể thao đồng đội thi đấu với nhau, di chuyển tấn công đối kháng có sự va chạm và gần như chấn thương trong suốt quá trình chơi.
- Rèn luyện thân thể và thể dục thể thao ngày càng được nâng cao. Hoạt động thể thao được diễn ra một cách khoa học, trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống và
được đưa vào chương trình giảng dạy đối với sinh viên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Bóng rổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_hoc_bong_ro.pdf
Nội dung text: Giáo trình môn học Bóng rổ
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ Giới thiệu chƣơng Môn bóng rổ với nhiều động tác tự nhiên đa dạng khác nhau như đi, chạy,nhảy,dừng quay người, bắt, ném và dẫn bóng trong điều kiện thi đấu đối kháng khác nhau, bóng rổ có tác động củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động của các bộ phận trên cơ thể. Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản của bóng rổ như di chuyển, chuyền bóng, bắt bóng, ném rổ. Mục tiêu chƣơng Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của môn bóng rổ Vận dụng các kiến thức đã học vào tập luyện và thi đấu Phân tích được kỹ thuật môn bóng rổ. Thực hiện khá chính xác kỹ thuật cơ bản. Tự giác tập luyện tích cực hơn để hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoàn thiện kỹ thuật của bản thân. Nộ i dung 2. Các động tác kỹ thuật 2.1 Cách cầm bóng, tƣ thế chuẩn bị và di chuyển 2.1.1 Cách cầm bóng - Cách cầm bóng phụ thuộc vào việc mà vận động viên muốn làm tiếp theo : chuyền, ném, dẫn bóng; - Luôn cầm bóng với cổ tay để hểnh lên và thư giãn, các ngón tay sẽ điều khiển quả bóng; - Không được để bóng lộ liễu mà phải che chắn; - Trải rộng các ngón tay to nhất có thể; - Cầm bóng thiệt chắc để thời gian bóng tiếp xúc với bàn tay lâu nhất có thể, thời gian bóng ở ngoài tay càng lâu càng để lộ nhiều sơ hở cho đối thủ; - Để cánh tay còn lại trong trạng thái che chắn, mắt luôn nhìn lên quan sát đối thủ và đồng đội chứ không nhìn bóng. 2.1.2 Tƣ thế chuẩn bị Đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu mắt quan sát hướng chuyền. Hai tay cầm bóng ở 2 Khoa Cơ Bản 6
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trước bụng trên. 2.1.3 Di chuyển Di chuyển của vận động viên bóng rổ trên sân là một phần của hệ thống những động tác nhằm giải quyết nhiệm vụ tấn công một cách cụ thể. Nhờ có những động tác này vận động viên có thể chọn vị trí đúng, thoát khỏi sự kèm bám của đối phương để bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng đồng thời lôi kéo đối phương theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện mục đích tấn công của đội. Các động tác di chuyển là cơ sở của kỹ thuật bóng rổ. Để di chuyển trên sân, vận động viên sử dụng các động tác: đi, chạy, nhảy, dừng và quay người. Đi: Trong thi đấu bóng rổ, động tác đi chỉ để sử dụng khi thay đổi vị trí trong thời gian ngắn hoặc giảm cường độ thi đấu. Khác với đi bộ bình thường, trong bóng rổ khi đi gối hơi co và điều này giúp vận động viên luôn có khả năng tăng tốc bất ngờ. Chạy: gồm có chạy lùi, chạy nghiêng và chạy biến hướng. Chạy lùi: trong bóng rổ khi cần quan sát ngược với hướng di chuyển thì người ta sử dụng kỹ thuật chạy lùi. Chạy lùi là phương pháp tốt nhất để nhận những quả bóng từ dưới lên, hoặc chạy lùi trong phòng thủ để quan sát tình hình tấn công của đối phương trên sân. Khi chạy đầu gối hai chân luôn gấp, thân trên hơi ngả về trước, lưng quay về hướng định di chuyển. Chạy nghiêng: trong thi đấu bóng rổ để dễ quan sát được tình hình trên sân, vận động viên thường sử dụng động tác chạy nghiêng. Khi chạy nghiên động tác chạy như chạy tự nhiên, hai mũi chân luôn hướng về phía di chuyển song thân trên và mặt vẫn quay về phía có bóng để quan sát. Chạy biến hướng: đang chạy vận động viên đột ngột thay đổi hướng di chuyển nhằm mục đích thoát khỏi người kèm. Khi chạy muốn đổi hướng cần sử dụng chân nghịch với hướng muốn di chuyển đạp xuống đất sau đó cả thân người xoay về hướng đó để di chuyển. Muốn chạy chuyển hướng có kết quả khi có người phòng thủ thì phải dấu được ý định trước khi làm động tác, tốc độ trước khi di chuyển chậm, sau đó chuyển hướng phải nhanh. Nhảy: trong bóng rổ nhảy được sử dụng như những động tác độc lập và là một phần quan trọng của nhiều động tác kỹ thuật khác. Trong thi đấu các động tác tranh bóng, chuyền bắt bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ đều yêu cầu vận động viên cần có kỹ thuật bật nhảy tốt. Có 2 cách thực hiện kỹ thuật nhảy: nhảy bằng 2 chân và nhảy bằng 1 chân. Nhảy bằng 2 chân: Động tác này thường được thực hiện khi đứng tại chỗ và được dùng nhiều trong nhảy tranh bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ. Trước khi nhảy, 2 chân khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm sau đó dùng sức mạnh đạp 2 chân từ gót chuyển lên mũi bàn chân vươn mạnh thân đồng thời 2 tay vung từ dưới đưa ra trước – lên trên để thực hiện tranh bóng. Khoa Cơ Bản 7
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Nhảy bằng 1 chân: Thường được thực hiện khi có chạy đà. Để sử dụng tối đa quán tính chạy đà, bước cuối cùng trước khi dậm nhảy cần dài hơn bước trước đó và đặt gót chân chạm đất. Tiếp đó khuỵu gối để hạ thấp trọng tâm và khi bật lên thì đạp mạnh chân từ gót lên mũi, đồng thời 2 tay vung từ thấp lên cao, chân lăng đánh mạnh từ sau ra trước, lên trên để góp phần đẩy cơ thể lên cao. Sau khi bật nhảy lên cao để thực hiện các động tác kỹ thuật vận động viên cần chuẩn bị để có thể tiếp đất nhẹ nhàng bằng việc gập chân để giảm chấn động. Dừng: Là loại động tác được thực hiện đột ngột để thoát khỏi người phòng thủ. Người tấn công đang di chuyển đột nhiên dừng lại để thoát khỏi đối phương khi có bóng trong tầm tay, hoặc để nhận bóng của đồng đội chuyền cho. Có 2 loại dừng: dừng bằng 2 bước và nhảy dừng. Dừng bằng 2 bước: thường áp dụng khi tốc độ di chuyển nhanh. Khi đang chạy muốn dừng lại bằng 2 bước thì bước thứ nhất đặt gót chân và xoay ra phía ngoài so với hướng chạy, trọng tâm hạ thấp. Bước thứ hai miết bàn chân xuống đất để giảm tốc độ, người xoay chếch theo mũi bàn chân của bước thứ nhất. Nhảy dừng: thường áp dụng khi tốc độ di chuyển vừa phải. Khi đang chạy muốn dừng lại thì dùng một chân đạp đất để nhảy lên không, thân trên hơi ngả sau. Khi rơi xuống hai chân cùng một lúc hoặc lần lượt chạm đất. Khi chạm đất người hơi ngả về phía sau, 2 chân khuỵu dùng mép bàn chân miết xuống đất. Hình 2. 1 - Dừng Quay ngƣời: thường dùng để thoát khỏi người phòng thủ, tránh được hành động phá cướp bóng của đối phương. Có hai cách quay người: quay trước và quay sau. Nếu chân di chuyển quay ra trước mũi chân trụ thì gọi là quay trước. Nếu chân di chuyển quay ra sau gót chân trụ thì gọi là quay sau. Khi quay người, hai gối chùng, trọng tâm thấp, hai chân tách rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trụ. Chân trụ tiếp đất ở nửa trước của bàn chân và khi quay thì đạp mạnh kết hợp với động tác xoay thân trên về trước hoặc sau. Trọng tâm khi quay không nhấp nhô. Khoa Cơ Bản 8
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.2 - Quay người 2.2. Kỹ thuật dẫn bóng Kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ có hai kiểu quen thuộc là dẫn bóng cao tay và thấp tay. Và cách nào thì vận động viên cũng phải chơi tốt cả 2 tay nếu không muốn bị lạc nhịp. Tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, vận động viên dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ, hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân lao về phía trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên. Kỹ thuật dẫn bóng cao tay là kỹ thuật dẫn bóng cơ bản, được sử dụng khi không có đối phương kèm chặt. Động tác chân: chân chạy tự nhiên như bình thường, người hơi đổ về phía trước. Động tác tay: tay xòe tự nhiên, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía trên của bóng. Bóng cách người 1 cánh tay, ở phía trước, ngang tầm ngực. Động tác toàn thân: khi dẫn bóng thì bóng nằm trên mặt phẳng của chân và tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm ngực, cách người 1 cánh tay, người hơi đổ về phía trước. Tay tiếp xúc bóng có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống đều về phía trước. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm ngực sau đó tiếp tục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên. Kỹ thuật dẫn bóng thấp tay Động tác chân: khi bị đối phương kèm chặt thì trọng tâm sẽ hạ thấp, hạ gối tạo cho cơ thể độ vững vàng khi va chạm với đối phương. Khi tấn công tốc độ thì chân sẽ chạy tốc độ như chạy 100m, người đổ về phía trước. Động tác tay: Tay xòe rộng, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía bên của bóng. Bóng ở cạnh người, bên tay dẫn bóng, ngang tầm thắt lưng. Động tác toàn thân: khi dẫn bóng thì bóng không nằm trên mặt phẳng của chân và tay dẫn bóng mà bóng sẽ hơi lệch về phía tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm từ đầu gối đến thắt lưng, người đổ về phía trước khi dẫn bóng tốc độ. Tay tiếp xúc bóng ở bên bóng, có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống theo chiều từ phải sang trái. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm gối đến thắt lưng sau đó tiếp tục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới Khoa Cơ Bản 9
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên. Hình 2.3 - Dẫn bóng 2.3 Kỹ thuật chuyền bóng và bắ t bó ng hai tay trƣớc ngực Tư thế đứng chuẩn bị: đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu mắt quan sát hướng chuyền. Hai tay cầm bóng ở 2 bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trước bụng trên. Hình 2.4 - Cách cầm bóng Khi chuyền người ngả nhanh về trước, chân sau đạp đất, 2 tay đưa từ dưới lên trên tạo thành một đường vòng cung nhỏ, cổ tay hơi bẻ và duỗi cánh tay về hướng chuyền. Khi tay đã gần thẳng hết dùng lực cổ tay, các ngón tay (trỏ, giữa và cái) đẩy bóng. Bóng rời tay cuối cùng ở ngón trỏ và giữa. Để tạo nên đường bóng đi mạnh, các ngón tay phải miết vào bóng và khi bóng rời tay lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài. Sau khi bóng rời khỏi tay, 2 tay duỗi thẳng, trọng tâm dồn về hướng chuyền, kết thúc động tác hai lưng bàn tay hướng vào nhau. 2.4 Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay Bắt bóng bằng 2 tay là động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu, có thể bắt bóng từ mọi hướng đến vì nó rất cơ bản, bắt dễ dàng, bảo vệ bóng tốt, tiện cho làm động tác tiếp theo, song phạm vi bắt bóng hẹp. Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng song song hoặc chân trước, chân sau tách rộng bằng vai, gối khuỵu, thân trên quay về hướng bóng đến. Khi bắt bóng hai tay đưa thẳng về hướng bóng đến, các ngón tay mở thả lỏng tự nhiên, hình thành giống như chiếc phễu, khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ hơn đường kính của bóng, 2 ngón tay cái tạo thành hình chữ A. Khoa Cơ Bản 10
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.5 - Tay bắt bóng Bộ phận tiếp xúc bóng đầu tiên là các ngóng tay, sau đó nhanh chóng hoãn xung đưa bóng nằm gọn vào 2 lòng bàn tay, đồng thời khép cổ tay gần vào nhau và hai tay hơi gập lại ở khớp khuỷu kéo về ngực để bảo vệ bóng và chuẩn bị làm động tác tiếp theo. Hình 2.6 - Bắt bóng bằng hai tay 2.5 Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trƣớc ngực Kỹ thuật này lợi dụng sức của 2 tay để ném rổ từ những khoảng cách xa, nếu không có sự cản phá tích cực của người phòng thủ. Phương pháp ném này được tiếp thu nhanh bởi vì cấu trúc động tác của nó gần giống với chuyền bóng 2 tay trước ngực. Tư thế chuẩn bị: đứng chân trước chân sau, hoặc song song, hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp, 2 gối khuỵu. Các ngón tay của 2 bàn tay cầm bóng xòe rộng tự nhiên, giữ bóng 2 bên chếch nửa phía sau quả bóng, 2 đầu ngón tay cái hơi chếch hình chữ “bát”. Bóng tiếp xúc vào các ngón tay và phần chai của bàn tay, lòng bàn tay không tiếp xúc bóng, cổ tay thả lỏng, 2 cẳng tay đưa bóng lên phía trước. Khi ném rổ: hai chân đạp đất vươn người lên cao về phía trước đồng thời đưa bóng theo đường vòng cung nhỏ từ dưới lên trên. Khi bóng lên tới trước ngực, hơi xoay cổ tay vào trong, rồi nhanh chóng duỗi thẳng tay đưa bóng về phía trước và chếch lên cao. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì dùng sức chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa đẩy bóng đi. Để tạo độ xoáy của bóng khi bay cần dùng đầy ngón tay miết vào bóng. Khi kết thúc động tác, thân người vươn thẳng trọng tâm dồn vào chân trước. Khoa Cơ Bản 11
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.7 - Ném rổ bằng hai tay trước ngực 2.6 Kỹ thuật hai bƣớc ném rổ Kỹ thuật 2 bước lên rổ, hay còn được nhiều người gọi là lay-up là một kỹ thuật ném rổ trong bóng rổ, lối ném này sẽ giúp vận động viên ghi được 2 điểm dễ dàng. Kỹ thuật này là việc thực hiện chạy 2 bước từ vòng 3 điểm của đối phương đến phía dưới của rổ và thực hiện việc nhảy lên đưa bóng vào rổ. Gồm các bước sau: Bƣớc 1 – Chọn cự ly: vận động viên nên chọn cho mình một cự ly di chuyển phù hợp, bởi vận động viên chỉ có 2 bước chạy nên tùy vào thể chất của mỗi người chúng ta nên chọn cho mình cự ly hợp lý. Cự ly thông thường mà nhiều cầu thủ chuyên nghiệp chọn để lên rổ là vòng 3 điểm. Bƣớc 2 – Chọn tay thuận: chọn tay thuận là một điều rất quan trọng trong rất nhiều môn thể thao, và bóng rổ cũng thể. Nếu vận động viên chọn được tay thuận chính xác thì cú ném của vận động viên sẽ có lực mạnh hơn và chính xác hơn. Vận động viên thuận tay ném bên nào thì vận động viên chọn hướng ném bên đó và vận động viên phải đứng chệch một góc 450 so với vị trí bảng và rổ. Bƣớc 3 – Chuẩn bị: nếu thuận tay phải thì vận động viên sẽ thực hiện việc đứng chân trái lên trước và chân phải ở phía sau, không cần phải cách nhau nhiều, bởi động tác này chỉ giúp kiếm được thăng bằng để khỏi ngã. Sau đó, thân vận động viên hơi cúi và nghiên hướng về phía chạy (hướng về rổ và bảng). Bƣớc 4 – Chạy đà: chạy đà là giai đoạn quan trọng trước khi vận động viên thực hiện lên rổ. Vận động viên sẽ phải chạy đà 2 bước và trong quá trình chạy đà vận động viên hãy dùng 2 tay giữ lấy bóng ở trước ngực hay bụng và dần dần đưa cao lên đầu. Sau khi vận động viên thực hiện chạy đà bước 2 xong, đầu gối của chân phải (nếu vận động viên thực hiện ném bằng tay phải) sẽ co dần lên để chuận bị thực hiện bước nhảy cao và lên rổ. Khoa Cơ Bản 12
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.8 - Hai bước ném rổ Bƣớc 5 – Lên rổ: khi thực hiện lên rổ bằng tay phải thì chân phải của vận động viên cũng là bước đầu tiên trong chạy đà và bước tiếp theo sẽ là chân trái. Sau khi chân trái chạm đất thì vận động viên dùng hết lực chân trái để bật người lên và đồng thời chân phải co lên song song với mặt đất. Bƣớc 6 – Ném bóng: khi vận động viên nhảy lên bằng chân trái thì lúc này bóng trong tay vận động viên đã gần đưa lên tới đầu, và vận động viên dùng lực cổ tay phải để vẫy bóng lên cao và đưa vào rổ. Sau khi việc ném bóng thực hiện hoàn thành, 2 chân của vận động viên phải chạm đất cùng lúc và hơi uốn cong đầu gối chứ không nên đứng thẳng. Việc này nhằm giúp vận động viên giữ thăng bằng, không bị ngã. CÂU HỎI * Cách cầm bóng và tƣ thế chuẩn bị và di chuyển 1. Nêu cách cầm bóng? 2. Trình bày tư thế chuẩn bị và di chuyển? * Kỹ thuật dẫn bóng 1. Trình bày kỹ thuật di chuyển dẫn bóng ? * Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trƣớc ngực 1. Mục đích, yêu cầu khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng? * Kỹ thuật bóng bóng bằng hai tay 1. Những điểm chú ý khi thực hiện chuyền bóng hai tay? * Kỹ thuật ném rổ hai tay trƣớc ngực 1. Mục đích ném rổ hai tay trước ngực ? Các giai đoạn thực hiện kỹ thuật? * Kỹ thuật hai bƣớc ném rổ 1. Nêu các bước kỹ thuật hai bước ném rổ Khoa Cơ Bản 13
- CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH BÀI TẬP * Cách cầm bóng và tƣ thế chuẩn bị và di chuyển 1. Thực hiện kỹ thuật nhồi bóng tại chổ 2. Thực hiện kỹ thuật nhồi bóng 2 tay, xoay vòng * Kỹ thuật dẫn bóng 1. Tập di chuyển đường thẳng 2. Tập di chuyển lượn qua cọc. * Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trƣớc ngực 1. Tập chuyền bóng trước mặt. 2. Tập chuyền bóng bật đất. 3. Tập chuyền bóng trên cao. * Kỹ thuật bóng bóng bằng hai tay 1. Tập mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng hai tay. 2. Tập chuyền bóng tầm chung. 3. Tập chuyền bóng tầm cao. 4. Tập chuyền bóng tầm thấp * Kỹ thuật ném rổ hai tay trƣớc ngực 1. Tập mô phỏng ném rổ hai tay trước ngực. 2. Thực hiện kỹ thuật ném rổ hai tay trước ngực . * Kỹ thuật hai bƣớc ném rổ 1. Thực hành mô phỏng kỹ thuật hai bước . 2. Thực hành kỹ thuật hai bước ném rổ . Khoa Cơ Bản 14
- CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ Giới thiệu chƣơng Bóng rổ ngày càng được phổ biến và phát triển trên khắp thế giới. Vận động viên Bóng rổ ngày càng nhảy cao hơn, tốc độ thi đấu nhanh hơn và mạnh hơn. Các trận đấu ngày càng được nhiều người chú ý. Nhưng luật Bóng rổ thì không đơn giản và vì mục đích phát triển của Bóng rổ, trong từng giai đoạn, FIBA đã thay đổi luật để khán giả được thích thú hơn khi xem các trận thi đấu. Mục tiêu chƣơng Cung cấp cho sinh viên cơ sở lý luận, kỹ năng, kiến thức, phù hợp với yêu cầu luật thi đấu bóng rổ, phương pháp tổ chức và trọng tài môn bóng rổ. Từ đó sinh viên hiểu và biết vận dụng vào học tập môn học cũng như sau này ra công tác. Hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bóng rổ, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và hoạt động trong công tác thể dục ở các trường cũng như công tác phong trào. Qua học phần bóng rổ sinh viên thấy được vai trò, ý nghĩa của môn học, xác định được động cơ học tập đúng đắn 3. NỘI DUNG LUẬT BÓNG RỔ Bất kỳ một môn thể thao nào cũng cần phải có những điều luật qui định cụ thể về cách chơi cũng như cách xác định việc thắng hoặc thua trong thi đấu. Các điều luật này được ban hành và áp dụng thống nhất cho các cuộc thi đấu được tổ chức ở từng vùng, từng quốc gia hoặc trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế do trình độ chuyên môn hóa của các môn thể thao luôn có chiều hướng đi lên nên các điều luật này cũng thường có những sự điều chỉnh mang tính tất yếu về nội dung để kịp thời tiếp cận và phù hợp với sự phát triển của từng môn thể thao hơn. Biểu hiện đặc trưng của những biến chuyển là tính khoa học vả sự chặc chẽ trong khâu vận dụng nhằm giải quyết một cách có hiệu quả những mâu thuẫn mang tính khách quan đã phát sinh từ quá trình thi đấu trước đó và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trình độ thể thao phát triển ngày càng cao hơn trong các giai đoạn kế tiếp sau. Luật bóng rổ nói riêng và luật của các môn thể thao nói chung chính là một hệ thống gồm nhiều điều luật cụ thể đã được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định. Việc bổ sung, hạn chế hoặc sửa đổi về nội dung của bất kỳ điều luật nào trong hệ thống này dù là nhỏ Khoa Cơ Bản 15
- CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK nhất cũng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận dụng và triễn khai kỹ - chiến thuật thi đấu của từng môn thể thao trong từng thời điểm khác nhau. Bóng rổ là một môn thể thao tập thể mang tính đối kháng trực tiếp và có nhiều tình huống thường xyên xảy ra trong thi đấu nên nó cần phải có một hệ thông tương đối phong phú và đa dạng gồm nhiều điều luật để vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ còn nhiều hạn chế của giáo trình này chúng tôi không thể trình bày hết toàn bộ nội dung của Luật bóng rổ hiện nay gồm có 8 chương và 58 điều mà chỉ có thể đề cập đến một số điều luật qui định về sân bãi và trang thiết bị phục vụ cho thi đấu hoặc các kiến thức cơ bản có liên quan đến việc tiến hành thi đấu bóng rổ như trình tự xử lý của trọng tài đối vớ những vi phạm về luật hoặc lỗi và những điều luật phổ biên thường áp dụng được trong quá trình triển khai thi đấu. Những nội dung có liên quan chưa đưa vào giáo trình này sẽ được hướng dẫn tham khảo trực tiếp trong “Luật bóng rổ” được Ủy ban Thể dục thể thao ban hành năm 2003. 3.1 KÍCH THƢỚC SÂN BÃI VÀ TRANG THIẾT BỊ - Sân bóng rổ là 1 mặt phẳng hình chữ nhật, trên mặt phẳng không có vật cản. Nền sân làm bằng gỗ, nhựa tổng hợp bằng bê tông. - Sân bóng rổ dài 15m x 28m, được tính từ mét trong của đường biên. - Các đướng kẽ trên sân phải rõ ràng và rộng 5cm. - Đường giữa sân được kẽ song song với 2 đường biên cuối san, cắt hai đường biên dọc ở điểm chính giữa và được kéo dài thêm 15cm ở mỗi bên. - Các vòng tròn trên sân có đường kính là 3.6m tính từ mét ngoài vòng tròn. Ở nửa trong 2 vòng tròn ném phạt được kẽ không liền nét với các vạch dài 35cm và cách nhau 40cm. - Vị trí tranh bóng dọc theo khu ném phạt của các đấu thủ như sau: + Vạch đầu tiên cách mép trong đường cuối sân 1.75m (không đứng tranh bóng trong khoảng này). + Vị trí thứ nhật rộng 85cm và được giới hạn bởi vạch đầu tiên và vùng trung lập là vị trí tranh bóng giành cho đấu thủ của đội phòng thủ. + Vùng trung lập rộng 40cm (không đứng tranh bóng trong khoảng này). + Vị trí thứ 2 rộng 85cm liền ngay vùng trung lập là vị trí tranh bóng giành cho đấu thủ đội tấn công. Khoa Cơ Bản 16