Giáo trình môn học Bơi lội

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 
- Vị trí: Bơi lội là một môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Đối với các trường cao đẳng, đại học thì môn bơi lội là môn học nằm trong chương trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm Lý thuyết và thực hành. 
- Tính chất: Chương trình môn bơi lội bao gồm một số nội dung cơ bản; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học bơi lội: Bơi lội là môn thể thao cá nhân và đồng đội, di chuyển đường bơi song song nhịp nhàng với nhau, hạn chế sự va chạm và gần như không có chấn thương trong suốt quá trình bơi thi hoặc thi đấu.  
- Rèn luyện thân thể và thể dục thể thao ngày càng được nâng cao. Hoạt động thể thao được diễn ra một cách khoa học, trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống và được đưa vào chương trình giảng dạy đối với sinh viên  
Mục tiêu của môn học bơi lội: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được mục đích , tác dụng , yêu cầu , kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập luyệncủa môn bơi trườn sấp.
 - Về kỹ năng: 
+ Thực hiện được cáckỹ thuật cơ bản và tậpluyện đúng phương pháp của môn bơi trườn sấp được học trong chương trình và tư tập luyện , rèn luyện thể nhằm bảo đảm sức khỏe, phát triển thể lực chung. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày đúng các kỹ thuật và phương pháp tập luyện được học để phát triển thể lực , phục vụ học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
pdf 43 trang Yến Nhi 06/04/2024 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Bơi lội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_boi_loi.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn học Bơi lội

  1. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH Năm 1959 cùng với việc cử học sinh đi học Đại học Thể dục thể thao đầu tiên ở Trung Quốc thì Trƣờng. Trung cấp Thể dục thể thao cũng đƣợc thành lập để đào tạo cán bộ thể dục thể thao cho đất nƣớc. Về bơi lội quần chúng Ngay sau khi thành lập Ủy ban Thể dục thể thao, ngành Thể dục thể thao đã triển khai các hoạt động bơi lội sôi nổi nhƣ phong trào bơi lội lấy bằng phổ thông, bơi vƣợt sông Hồng. Năm 1960 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã vạch ra đƣờng lối cách mạng cho cả nƣớc, trong đó có công tác Thể dục thể thao. Nghị quyết Đại hội Đảng III nêu rõ: “Phát triển công tác Thể dục thể thao vì mục đích tăng cƣờng thể chất cho nhân dân, phục vụ sản xuất và quốc phòng. ” Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng III, các nơi sôi nổi phong trào tập luyện thể dục thể thao, trong đó có bơi lội. Các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà, Thanh Hóa triển khai xây dựng, tu tạo lại hồ bơi, bể bơi. đặc biệt phong trào bơi lội đƣợc phát triển mạnh mẽ trong các lực lƣợng vũ trang. Trƣớc tình hình đòi hỏi bức bách của phong trào, Hội bơi Việt Nam đƣợc thành lập. Ong Kha vạng Cân- Bộ Trƣởng Bộ Công nghiệp nhẹ đƣợc mời làm Chủ tịch; Ông Cổ Tấn Chƣơng đƣợc bầu làm Tổng thƣ ký; Ông Nguyễn Hữu Lẫm là trƣởng Bộ môn bơi lội của Ủy ban Thể dục thể thao. Cũng năm 1963, khóa Đại học Thể dục thể thao đầu tiên của nƣớc ta đƣợc khai giảng, trong đó có 12 sinh viên thuộc chuyên ngành bơi lội. Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, đặt cả nƣớc ta trong tình trạng có chiến tranh. Năm 1956, Ủy ban Thể dục thể thao đã chuyển hƣớng hoạt động Thể dục thể thao vào trọng tâm các môn: Chạy, nhẩy, bơi, bắn, võ, để phục vụ trực tiếp sản xuất và chiến đấu. vì vậy phong trào lan rộng vào nhiều vùng nông thôn, thành thị và lực lƣợng thanh, thiếu niên, dân quân tự vệ và các lực lƣợng vũ trang. Chính phong trào sôi động đó đã góp phần đào tạo nên nhiều vận động viên giỏi và nhiều tài năng trên sông nƣớc để họ trở thành những chiến sĩ hải quân, các chiến sĩ giao thông vận tải thủy, các chiến sĩ đặc công nƣớc góp lửa dội lên đầu thù ở khắp các chiến trƣờng trên cả nƣớc. Năm 1970 Trung Ƣơng Đảng có chỉ thị 170 về phát triển phong trào Thể dục thể thao quần chúng. Quán triệt chỉ thị đó, nhiều nơi đã xây dựng hồ bơi đơn giản, xây dựng các đơn vị toàn xã biết bơi, toàn chi đoàn biết bơi. Đặc biệt sau cuộc thi bơi vƣợt sông Bạch Đằng truyền thống năm 1970, phong trào tập luyện bơi lội trên sóng biển càng trở nên sôi động hơn. Trong khi đó các vùng giải phóng ở Miền Nam, việc rèn luyện thể thao nói chung và bơi lội nói riêng cũng đƣợc phát triển mạnh mẽ. Về bơi lội thể thao thành tích cao Khoa Cơ Bản 5
  2. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH Sau khi Ủy Ban Thể dục thể thao đƣợc thành lập, một số huấn luyện viên và vận động viên cũ đã đứng ra thành lập đội bơi lội Hà Nội- hạt nhân và nòng cốt cho đội tuyển quốc gia sau này, nhƣ các anh Cổ Tấn Chƣơng, Nguyễn Kim Thể, Nguyễn Hữu Lẫm, Trịnh Căn, Nguyễn Đình Luân, NguyễnVăn Trọng, Phan Mạnh Hòa. Năm 1960 chuyên gia Liên Xô Mácslốp giúp đỡ ta huấn luyện. Cũng trong năm này, kỷ lục Đông Dƣơng cũ đã bị phá và có kỷ lục đạt tới đỉnh cao của Đông Nam Á và Châu Á lúc bấy giờ nhƣ kỷ lục 100m bơi ếch của Đổng Quốc Cƣờng năm 1961 với thành tích 1’13”9 (kỷ lục thế giới 1’10”3). Từ năm 1963 đến năm 1965, hàng năm chúng ta tổ chức hai giải bơi lội toàn miền Bắc ở nông thôn và thành phố. Vì vậy nhiều nơi đã thành lập đội tuyển tỉnh, thành, ngành nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà, Quân đội (Hải quân) , công an đƣờng sắt, giao thông thủy Cùng trong thời gian này ngoài các Vận động viên già chúng ta đã tuyển lựa thêm nhiều các Vận động viên trẻ đạt thành tích tốt vào đội tuyển Quốc gia. Năm 1964 đội bơi lội nƣớc ta tham dự GANEFO Châu Á, đội chỉ dành đƣợc 1 huy chƣơng đồng ở cự ly 100m bơi trƣờng sấp nữ của Đặng Thị Nga (đƣờng sắt). Nhƣng đã khích lệ công tác huấn luyện nâng cao nền bơi lội của chúng ta. Từ năm 1968 trở đi do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan đã dẫn tới sự giải tán đội tuyển quốc gia năm 1970. 1.3.4 Bơi lội Việt Nam từ năm 1975 tới nay Về phong trào bơi lội quần chúng Sau khi đất nƣớc thống nhất, Đảng, Chính phủ ta cho phép mở thêm 1 trƣờng Đại học ở phía Nam và trƣờng Trung cấp ở Đà Nẵng. Các Ty, Sở Thể dục thể thao cũng có các trƣờng năng khiếu. Các trƣờng phổ thông và trung học, đại học đã đƣa môn bơi lội vào giảng dạy chính khóa. Từ những năm 1988 trở lại đây, nền kinh tế thị trƣờng đã bắt đầu phát huy tác dụng, nhất là các tỉnh phía Nam nhƣ TP.HCM, Long An đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động bơi lội quần chúng. Còn các tỉnh phía Bắc, do đổi mới cơ chế quản lý Thể dục thể thao có nơi còn quá chậm hoặc trình độ kinh tế thấp phong trào bơi lội sút kém rõ rệt nhƣ Hà Nam Ninh, Hải Hƣng, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc. Từ năm 1993 đến nay, phong trào bơi lội Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cả nƣớc ta đã có hàng chục bể bơi đƣợc xây dựng ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẳng, Hà Nội, Tây Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phú Nhìn tổng thể phong trào bơi lội quần chúng trong những năm gần đây trên phạm vi cả nƣớc vẫn chƣa đƣợc phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy chúng ta vẫn tin tƣởng rằng dân tộc ta có truyền thống thƣợng võ, với khối óc thông minh và với điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho bơi lội phát triển. Với một đất nƣớc nhƣ vậy bơi lội nhất định sẽ phải đƣợc phát triển mạnh mẽ. Về bơi lội thể thao thành tích Ngay sau ngày giải phóng đất nƣớc do nhận biết đƣợc vai trò và tầm quan trọng của thể thao thành tích cao. Nhiều tỉnh, thành, ngành chẳng những đã duy trì mà còn phát triển các đội tuyển của mình. Các huấn luyện viên cơ sở đã tìm tòi nghiên cứu và đã có kinh nghiệm nhất định trong huấn luyện. Do vậy, hàng năm ta vẫn tổ chức đƣợc các giải Khoa Cơ Bản 6
  3. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH bơi vƣợt sông Bạch Đằng truyền thống, các giải bơi đội mạnh v v Thành tích và kỷ lục ngày càng nâng cao. Để tham gia Olympic lần thứ XXII năm 1980 ở Matxcơva, Tổng cục Thể dục thể thao đã quyết định cho thành lập đội tuyển quốc gia vào năm 1978. Tại Đại hội Thể dục thể thao thế giới này ta đã phá đƣợc nhiều kỷ lục quốc gia, trong đó có kỷ lục bơi 100m trƣờn sấp của Tô văn Vệ với thành tích 56”75, phá kỷ lục của Trƣơng Ngƣ cũ năm 1966 là 56”9; kỷ lục 100m ếch của Nguyễn Mạnh Tuấn và Trần Dƣơng Tài v v Năm 1985 Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc đã đƣợc tổ chức tại hà Nội. Trong Đại hội này, môn thi đấu bơi đã có hàng chục kỷ lục quốc gia đƣợc lập. đội bơi thành phó Hồ Chí Minh đã giữ vị trí vô địch toàn quốc. Năm 1988, Đội tuyển bơi lội Việt Nam lần thứ 2 tham dự Đại hội Olympic. Tại Đại hội Olympic 24 Sêun (Nam Triều Tiên) chỉ có hai vận động viên tham dự và mặc dù không lọt vào chung kết, nhƣng đã lập đƣợc kỷ lục mới ở Việt Nam với cự ly 200m ếch: 2’39”69 của Quách Hoài nam và 100m bƣớm 1’07”96 và 200m bƣớm 2’3”69 của Kiều Oanh. Năm 1990 đội bơi của Việt Nam tham dự Đại hội Thể dục thể thao Châu Á tổ chức tại bắc Kinh. Dự Đại hội có 3 vận động viên (Nguyễn Kiều Oanh, Trƣơng Hải Phong, Trần Vinh Quang), cả 3 vận động viên đều lập kỷ lục quốc gia mới. Năm 1991 chúng ta có 4 vận động viên tham dự SEA Games tổ chức tại Philippin. Tuy thành tích đứng ở vị trí thứ 7/10 nƣớc Đông Nam Á, nhƣng cũng đã lập đƣợc các kỷ lục Quốc gia mới. Cho đến nay qua các SEA Games 17, 18, 19, vị trí bơi lội của Việt Nam vẫn chỉ xếp ở hàng thứ 7 và chƣa dành đƣợc 1 huy chƣơng bơi lội nào. Điều đó đòi hỏi Hiệp hội thể thao dƣới nƣớc cũng nhƣ mỗi cán bộ huấn luyện viên cần phải phấn đấu rất cao mới có thể đƣa đƣợc nền bơi lội nƣớc ta sánh vai với các nƣớc khu vực và châu lục. SEA Games 30 của Đoàn Thể thao Việt Nam có 9 vận động viên tham dự ở 6 nội dung. Sau vòng loại, chúng ta có 7 vận động viên giành quyền vào chung kết là Huy Hoàng, Kim Sơn, Mỹ Thảo, Ánh Viên, Thanh Bảo, Nguyễn Paul và Phƣơng Trâm 23 vàng, 27 bạc, 25 đồng CÂU HỎI 1. Trình bày nguồn gốc môn bơi lội? 2. Trình bày sự phát triển môn bóng bàn trên thế giới qua các thời kỳ? 3. Trình bày sự phát triển môn bóng bàn ở việt nam qua các thời kỳ? Khoa Cơ Bản 7
  4. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP  Giới thiệu chƣơng Giúp sinh viên nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản của kỹ thuật bơi trƣờn sấp nhƣ tƣ thế thân ngƣời, động tác đạp chân, động tác quạy tay, phối hợp tay với thở, phối hợp tay với chân.  Mục tiêu chƣơng Thực hiện đƣợc các kỹ thuật cơ bản của môn bơi trƣờn sấp Vận dụng các kiến thức đã học vào tập luyện và thi đấu Tự giác tập luyện tích cực hơn để hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoàn thiện kỹ thuật của bản thân  Nộ i dung 2. Các động tác kỹ thuật 2.1. Làm quen với nƣớc, phƣơng pháp thở nƣớc và thả nổi Cách xuống và lên bể bơi. Hình 2.1 - Cách xuống Cách lên Hình 2.2 - Cách lên Khoa Cơ Bản 8
  5. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Tập nín thở lâu dƣới mặt nƣớc Động tác này rất quan trọng, bởi vì, nếu ngƣời học bơi không biết nín thở và nằm ngang trên nƣớc và lƣớt nƣớc thì không thể tập bơi đƣợc. Hãy tập nín thở dƣới nƣớc (Càng lâu càng tốt, tƣ thế nhƣ hình vẽ), nín thở ít nhất từ 10 giây -20 giây trở lên (nhẩm đếm). Nắm thành bể, hít thật sâu, ngồi xuống, đầu chìm trong nƣớc, nín thở càng lâu càng tốt. Tập hít, thở dƣới nƣớc Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. ngƣời tập cần phải tập nhiều lần cho quen. Nắm thành bể hoặc chống gối, gập ngƣời lại, mặt úp xuống nƣớc “thổi” hết không khí, tống hơi ra thành những bọt khí trong nƣớc (thở ra). Sau đó, bãnh hãy ngẩng đầu lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi (Chủ yếu bằng miệng, vì tránh không cho nƣớc vào mũi). Nắm thành bể, hụp lên hụp xuống nhiều lần, liên tục (hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào). Tập nổi ngƣời Mực nƣớc ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn nhƣ quả trứng. Lúc đầu ngƣời sẽ chìm, nhƣng từ từ thân ngƣời sẽ nổi hẳn lên. Hình 2.3 - Tập nổi ngƣời Khi ngƣời nổi hẳn lên, ngƣời tập duổi tay và chân thẳng ra nhƣ tấm ván và khi nào hết hơi, ngƣời tập co chân lại, đứng lên. Khoa Cơ Bản 9
  6. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Hình 2.4 - Tập nổi ngƣời Lƣớt nƣớc Bƣớc 1: Tựa lƣng vào thành bể, hít hơi vào, nín thở. - Hãy duỗi thắng tay về phía trƣớc. - Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (ít bị cản nƣớc) Hình 2.5 - Bƣớc 1 Lƣớt nƣớc Bƣớc 2: Mặt úp xuống nƣớc. - Ngƣời hơi nghiêng về phía trƣớc. - Đƣa mông lên cao, co 2 chân lên cao. Hình 2.6 - Bƣớc 2 lƣớt nƣớc Bƣớc 3. Đạp mạnh vào thành bể. Phóng mình về phía trƣớc. Duỗi thẳng chân. Hình 2.7 - Bƣớc 3 lƣớt nƣớc Khoa Cơ Bản 10
  7. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Bƣớc 4. Thân ngƣời nằm thẳng, lƣớt nhẹ nhàng trên mặt nƣớc. Hình 2.8 - Bƣớc 4 lƣớt nƣớc Tập đứng lên - Khi đang lƣớt nƣớc, muốn đứng lại. - Ngƣời tập hãy co 2 chân về phía trƣớc ngực. Kéo 2 tay về phía sau. Quạt nƣớc từ trƣớc ra sau bằng cả hai tay. - Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên (thật dễ dàng). Hình 2.9 - Tập đứng lên 2.2. Động tác chân và tay - Động tác chân: Có hai nhiệm vụ chính. - Giữ thăng bằng cho cơ thể trên mặt nƣớc. - Tạo thêm một phần lực đẩy cơ thể về phía trƣớc. Quan trọng kỹ thuật của động tác đập chân bơi trƣờn sấp là: Hai chân duỗi thẳng tự nhiên, hai mũi bàn chân hơi xoay chúc vào nhau để sử dụng má trong bàn chân nhằm tăng thêm diện tích đập nƣớc, cổ chân thả lỏng, khớp hông phát lực trƣớc, dùng đùi kéo theo cẳng chân, bàn chân để đập vút xuống dƣới (theo kiểu vút roi) luân phiên giữa hai chân. Biên độ đập nƣớc rộng khoảng 30cm - 40cm, Bàn chân và cẳng chân khi đập nƣớc không đƣợc nhô lên khỏi mặt nƣớc. Đồng thời đập chân nên tạo ra một ít bọt Khoa Cơ Bản 11
  8. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH nƣớc trắng và gọn. Hiệu quả động tác đập chân quyết định bởi việc phát lực vút chân và độ linh hoạt của khớp cổ chân. Khi đập chân xuống, đùi phát lực để ép đùi xuống dƣới. Do t ác dụng của quán tính, lúc này cẳng chân và bàn chân vẫn tiếp tục di chuyển lên trên làm cho khớp gối gập lại một góc khoảng 1500. Khi hết lực quán tính, do đùi ép xuống kéo theo cẳng chân và mu bàn chân đập nƣớc xuống dƣới. Chính lúc này tạo ra hai loại lực, một lực làm cho cơ thể nổi lên một lực thành phần đẩy cơ thể tiến ra phía trƣớc. Do vậy, khi nâng chân lên cần phải dùng một lực tƣơng đối nhỏ. Song đập chân xuống cần phải dùng lực lớn mới có thể tạo ra đƣợc lực tiến và lực nổi lớn. Hình 2.10 - Giai đoạn co chân Động tác tay: Một chu kỳ động tác tay có thể chia làm hai phần: phần hiệu lực và phần chuẩn bị. - Giai đoạn vào nƣớc - Giai đoạn tỳ nƣớc (ôm nƣớc) - Giai đoạn quạt nƣớc - Giai đoạn rút tay ra khỏi mặt nƣớc Phần chuẩn bị gồm có giai đoạn tay chuyển động trên không về phía trƣớc. Tƣ thế ban đầu vào nƣớc: Khi tay vào nƣớc, khuỷu tay hơi co lại và cao hơn bàn tay, các ngón tay khép và duỗi thẳng tự nhiên, ngón tay đƣa vào nƣớc từ trên mặt nƣớc chếch xuống dƣới ở trƣớc đầu và lòng bàn tay nghiêng ra ngoài vào nƣớc ở trục vai phía trƣớc đầu. Động tác vai thả lỏng tự nhiên. Khi cơ thể quay nghiêng, cánh tay cũng vừa đúng nằm ở phía dƣới thân ngƣời. Nhƣ vậy, sẽ làm cho động tác quạt nƣớc có hiệu quả hơn. Thứ tự của động tác vào nƣớc nhƣ sau: ngón tay, bàn tay, cẳng tay, cánh tay. Tỳ nƣớc (Ôm Nƣớc): Sau khi vào nƣớc, tích cực vƣơn xa ra phía trƣớc ở dƣới nƣớc, đồng thời bắt đầu gập dần cổ tay, khuỷu tay, khi khuỷu tay co lại thông qua động tác xoay trong củakhớp vai mà hơi khuỳnh dần ra ngoài. Đồng thời phải giữ cho khuỷu tay cao hơn bàn tay. Khoa Cơ Bản 12
  9. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Hình 2.11 - Giai đoạn tỳ nƣớc Khi kết thúc động tác ôm nƣớc để chuyển sang động tác quạt nƣớc, cánh tay tạo với mặt nƣớc một góc khoảng 400, bàn tay và cẳng tay gần vuông góc với mặt nƣớc lúc này khỷu tay co lại ở góc khoảng 1500. Toàn bộ cánh tay giống nhƣ đang ôm một quả bóng lớn trƣớc mặt. Quạt nƣớc: Động tác quạt nƣớc đƣợc bắt đầu lúc cánh tay tạo với mặt nƣớc 40 0 đến khi quạt ra sau để tạo cánh tay thành góc 150 - 200 với mặt nƣớc ở phía sau vai. Đây là giai đoạn tạo ra lực tiến chủ yếu của cơ thể, giai đoạn này đƣợc chia thành hai giai đoạn nhỏ là kéo nƣớc (từ lúc bắt đầu quạt nƣớc đến khi cả cánh tay vuông góc với mặt nƣớc) và giai đoạn đẩy nƣớc (từ lúc cánh tay vuông góc với mặt nƣớc tới khi tạo với mặt nƣớc góc 150 - 200 ở phía sau vai). Rút tay khỏi nƣớc: Sau khi kết thúc quạt nƣớc, quán tính của động tác đẩy nƣớc làm cho cánh tay nhanh chóng tiếp cận mặt nƣớc. Nhân đà đó, ngƣời bơi nên dùng sức ở cánh tay để nâng cánh tay lên khỏi mặt nƣớc. Hình 2.12 - Rút tay khỏi nƣớc Động tác rút tay khỏi nƣớc cần phải nhanh và không đƣợc dừng, đồng thời nên mềm mại, cẳng tay và bàn tay cố gắng thả lỏng hết mức. Tay chuyển động trên không ra trƣớc là sự tiếp tục của động tác rút tay khỏi nƣớc nên không đƣợc chậm và ngắt quãng. Khi vung tay động tác phải thả lỏng tự nhiên, cố gắng không làm ảnh hƣởng tới tƣ thế hình dáng lƣớt nƣớc của cơ thể. Đồng thời phải phối hợp nhịp nhàng với tay đang làm động tác ở dƣới nƣớc, nữa đầu giai đoạn vung tay ra trƣớc, động tác của cẳng tay và bàn tay di chuyển tƣơng đối chậm và thƣờng ở phía sau, khuỷu tay tiếp tục co lại. 2.3. Phối hợp tay- chân Kỹ thuật phối hợp tay và chân chính xác, hợp lý là một trong những yếu tố làm cho cơ thể tiến về phía trƣớc với tốc độ đều. Phối hợp tay và chân hợp lý sẽ tạo điều kiện các cơ bắp ở hai vai tích cực tham gia vào động tác hiệu lực. Khoa Cơ Bản 13
  10. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH 2.4. Phối hợp tay - chân - thở Khi bơi trƣờn sấp có thể thở hai bên hoặc một bên. Một chu kì động tác tay thực hiện một lần thở ra và một lần hít vào. - Có hai cách thở chính - Hít vào thở ra liên tục Động tác thở thực hiện cuối giai đoạn quạt nƣớc. Ngƣời bơi quay đầu về hƣớng bên, trong lúc một tay bắt đầu vào nƣớc và tay kia hoàn thành quạt nƣớc. Lúc này bắt đầu hít vào, sau đó quay đầu về vị trí cũ và thở ra từ từ trong nƣớc. Thở ra bằng miệng và một phần qua mũi, thở ra phải từ từ khi kết thúc thì phải thở mạnh và hết. Hít vào bằng miệng mà không qua mũi, vì qua mũi nƣớc sẽ tràn qua hốc mũi gây phản xạ sặc nƣớc. Hít vào phải nhanh và sâu. - Thở ra hít vào và nhịn thở Cách này khác với cách thở trên là sau khi hít vào thì nhịn thở. Khi đầu quay về hƣớng định thở thì bắt đầu thở ra, lúc miệng nhô lên khỏi mặt nƣớc thì lập tức hít vào, hít vào xong, đầu quay về vị trí cũ và nhịn thở cho đến lúc quay đầu về hƣớng bên thì thở ra. Thở ra yêu cầu phải nhanh, mạnh và hết, hít vào phải sâu. Hình 2.13 - Phối hợp 2 tay có thở 2.5. Kỹ thuật xuất phát Tƣ thế chuẩn bị: Khi xuất phát, hai chân đứng ở phần trƣớc của mặt bục, điểm rơi của trọng tâm cơ thể ở sát mép trƣớc của bục xuất phát. Ở tƣ thế này trọng tâm mất ổn định và thân ngƣời sẽ đổ về phía trƣớc. Vì vậy ở tƣ thế chuẩn bị, vận động viên phải đặt hai bàn chân tách ra song song khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng hông. Ngón chân cái bám sát vào mép bục để tránh bị trƣợt chân, gối hơi gấp, gập khớp hông, làm cho thân ngƣời gần song song với mặt nƣớc. hai tay duỗi xuống ra phía sau, trọng tâm rơi vào điểm sát mép trƣớc của bục và ở khoảng giữa hai bàn chân. Bật nhảy: Bắt đầu từ gập gối, bật mạnh chân, vung tay, thân ngƣời giữ tƣ thế ngang bằng với nƣớc. Hiệu quả của động tác này phụ thuộc vào ba điểm sau: Khoa Cơ Bản 14
  11. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Hình 2.14 - Tƣ thế xuất phát Sự phối hợp giữa động tác vung tay và đạp chân: Động tác vung tay về phía trƣớc làm tăng thêm sức mạnh cho chân đạp ra sau, cũng nhƣ hiệu quả. Bay trên không: Động tác bay trên không phụ thuộc vào động tác vào nƣớc, vì vậy khi bay trên không, cần có động tác chuyển thân để thân ngƣời từ tƣ thế đầu cao hơn chân lúc bật ra khỏi bục xuất phát, lật xuống thành tƣ thế đầu thấp hơn chân khi vào nƣớc. Vào nƣớc: Tƣ thế thân ngƣời phụ thuộc vào độ lao sâu khi vào nƣớc và tƣ tế bay trên không. Vào nƣớc nông sẽ nổi lên mặt nƣớc sớm, quãng lƣớt nƣớc ngắn, tốc độ giảm nhanh. Điều đó thích hợp với xuất phát khi bơi trƣờn sấp cự ly ngắn. Hình 2.15 - Vào nƣớc Lƣớt nƣớc: Khi vào nƣớc, thân ngƣời nên giữ hình dạng lƣớt nƣớc, có độ căng thẳng nhất định và dùng bàn tay điều khiển độ sâu lƣớt nƣớc. Khi tốc độ lƣớt nƣớc sấp xỉ tốc độ bơi thì bắt đầu làm động tác đập chân để cơ thể nổi lên mặt nƣớc rồi bắt đầu quạt tay. 2.6. Kỹ thuật quay vò ng Bơi tiến vào tay chạm tì vào thành bể, khi còn cách bể khoảng 5m phải chú ý tăng tốc độ bơi đồng thời phán đoán, điều chỉnh làm sao cho tay thuận chạm vào thành bể, ở vị trí đầu cao hơn trọng tâm cơ thể. Khi chạm tay vào thành bể, khuỷu tay phải co dần lại, đƣa trọng tâm cơ thể vào sát thành. Quay ngƣời: Do điểm tì của tay trên thành bể cao hơn trọng tâm và động tác co chân đã tạo thành ngẫu lực làm cho đầu nhô lên khỏi mặt nƣớc và hai chân đƣa vào sát thành bể. Nhân cơ hội đó. Thở vào và dùng sức của tay đẩy thành bể để làm cho thân trên đổ ngƣợc lại với chiều tiến vào thành bể của chân. Cùng lúc đó vung tay ra trƣớc và đặt lên thành bể ở vị trí cách mặt nƣớc khoảng 15cm – 20cm. cơ thể nhanh chóng chìm vào trong nƣớc. Kết thúc động tác quay ngƣời Khoa Cơ Bản 15
  12. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH 1800, thân ngƣời vẫn ngữ tƣ thế hơi nằm nghiêng, chân phải ở trên, chân trái ở dƣới, hai tay duỗi thẳng trƣớc khép song song, dùng sức của hai chân đạo mạnh vào thành bể duỗi thẳng khớp hông, gối vào cổ chân. Khi đạp chân lƣớt nƣớc, thân ngƣời xoay dần từ tƣ thế nằm nghiêng sang tƣ thế nằm sấp và lƣớt nƣớc. Hình 2.16 - Kỹ thuật quay vòng bơi trƣờn sấp 2.7. Kỹ thuật về đí ch Một bộ phận nào đó của cơ thể vận động viên phải chạm vào thành bể mỗi lần bơi hết chiều dài bể bơi và khi về đích. CÂU HỎI ÔN TẬP * Làm quen vời nƣớc, phƣơng pháp thở nƣớc và thả nổi 1. Trình bày cách thở dƣới nƣớc và thả nổi ? 2. Trình bày cách lƣớt nƣớc và đứng lên ? * Động tác chân và tay, Phối hợp tay và chân và có thở 1. Phân tích yếu lĩnh kỹ thuật của tƣ thế thân ngƣời, động tác đập chân, động tác quạt tay, phối hợp tay với thở của kiểu bơi trƣờn sấp. 2. Phân tích các khâu khó của kỹ thuật bơi kiểu trƣờn sấp. * Kỹ thuật xuất phát, kỹ thuật quay vòng, kỹ thuật về đích 1. Phân tích yếu lĩnh kỹ thuật các giai đoạn của kỹ thuật xuất phát ? 2. Phân tích yếu lĩnh kỹ thuật các giai đoạn của kỹ thuật quay vòng? 3. Kỹ thuật về đích trong bơi trƣờn sấp? Khoa Cơ Bản 16