Giáo trình Giáo dục thể chất võ thuật

GDTC : Là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động... từ thế hệ này cho thế hệ khác.  
Điều đó có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm và vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh,  sinh viên, với nguyên tắc sư phạm.... GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị kỹ năng, kỹ xảo vận động và những tri thức chuyên môn về thể dục thể thao (TDTT) để phát triển tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe.  
Như vậy GDTC có thể chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực. Dạy học động tác là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất, đó là quá trình trang bị những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn. Bản chất của thành phần thứ hai trong GDTC là tác động hợp lý đến sự phát triển tố chất vận động đảm bảo phát triển các năng lực vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền...).  Như vậy GDTC là một loại hoạt động giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động của con người, việc dạy học động tác và phát triển các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau, thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất, giữa chúng có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và GDTC khác nhau.Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
pdf 52 trang Yến Nhi 06/04/2024 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục thể chất võ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_the_chat_vo_thuat.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giáo dục thể chất võ thuật

  1. tránh ăn ngay trước giờ tập vì điều đó không những gây khó chịu khi tập, ảnh hưởng đến dạ dày mà còn giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nên ăn trước khi tập luyện khoảng 2, 3 tiếng và ăn các thực phẩm có nhiều hydrat carbon (bột đường) có trong gạo, mì, phở, ngũ cốc. Khi tham gia các hoạt động TDTT, bạn cần chú ý tới việc tăng cường vitamin (nhóm B) có trong rau xanh, hoa quả, vỏ ngoài của ngũ cốc hay các loại vitamin có trong thịt, cá, gan, trứng Cũng phải đặc biệt chú ý tới các chất khoáng như: sắt, canxi, magie để bảo đảm sức khỏe. Một lời khuyên cần thiết là bạn phải uống đủ nước. Luyện tập hoặc chơi thể thao trong thời tiết nóng nực có thể gây mất nước qua mồ hôi từ 2-2,5 lít/giờ. Vì vậy, trước khi luyện tập 20 phút, bạn nên uống khoảng 400-600 ml nước. Nước uống tốt nhất là có pha thêm 4-8% đường và cho thêm ít muối, không nên uống nước quá ngọt sẽ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa ở dạ dày. Trong khi luyện tập bạn vẫn phải uống nước đều đặn với lượng nhỏ khoảng 100- 200ml/lần và mỗi lần cách nhau khoảng 20 phút (điều này tùy thuộc cường độ bạn tập luyện có mất nhiều mồ hôi hay không). b. Sau k ập: Tùy từng cường độ tập luyện mà sau khi kết thúc bài tập, bạn cần nghỉ ngơi một khoảng thời gian thích hợp mới tiếp tục ăn. Khoảng thời gian phù hợp nhất là từ 45-60 phút sau khi tập, đây được coi là "giờ vàng" vì đó là khoảng thời gian các cơ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nhất và khi đó lượng gulozen - một dạng năng lượng dự trữ trong các cơ được thay thế hiệu quả nhất. Bữa ăn sau khi tập thể dục có thể đa dạng tùy theo mục đích của từng người: Ví dụ nếu bạn muốn nâng cao hiệu qua thay thế glucozen thì nên chọn các thức ăn giàu carbonhydrat. Nếu bạn muốn các cơ phục hồi và phát triển nhanh thì nên ăn nhiều protein (lượng protein chiếm 10%). Còn nếu bạn là người "hơi thừa cân" thì nên chọn các thức ăn nhiều protein và ít carbonhydrat hơn, tuy bạn có thể không cần ăn cả một bữa hoàn chỉnh nhưng bạn nhất định phải ăn hoặc uống một món gì đó (một cốc nước quả chẳng hạn) và tuyệt đối không được bỏ bữa. Bạn nên chọn những loại nước quả nhiều protein như nước lê, cam, táo, ít đường và ít chất bảo quản, tốt nhất là chọn nước quả tươi hoặc hoa quả dầm thay vì nước quả đóng hộp.
  2. Một điểm khác biệt giữa bữa ăn sau tập và trước tập là bữa ăn sau tập nên có thêm chất béo vì một lượng axit béo vừa đủ có tác dụng tăng cường các chức năng sinh lý. Các axit béo như omega-3 và omega-6 góp phần thúc đẩy quá trình tạo thành kết cấu của màng tế bào, thúc đẩy quá trình sản xuất prostaglandins trong nhóm cơ vận động, nhờ đó góp phần điều chỉnh sự vận chuyển glucozơ tới quá trình tổng hợp protein. Một bữa ăn sau khi tập lý tưởng cần kết hợp hài hòa giữa carbonhydrat - protein - chất béo và nhất thiết phải ăn trong vòng 2 tiếng sau khi tập. Lượng carbonhydrat cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bạn nạp năng lượng vào cơ thể, cụ thể là: Trong vòng 1 giờ sau khi tập, dưới 200 calo (có thể ăn snack hoặc bánh quy) 1 - 2 giờ sau khi tập, nên chọn một loại nước trái cây nhiều protein (cam, chuối, táo, lê, đào) hoặc bữa ăn nhẹ như salad trộn. 2 - 3 giờ sau khi tập, bạn cần ăn một bữa đầy đủ với: 200 - 400 calo (thịt gà, bơ lạc, chuối). 4. C P ươ P p Tập Luy . TDTT không chỉ nâng cao sức khỏe và năng lực của cơ thề mà còn trang bị những kỹ năng vận động, nâng cao những năng lực hoạt động của ban thân trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung tập luyện, cường độ, phương pháp không thích hợp sẽ có tác hại đối với sức khỏe bản thân. Do vậy, để việc tập luyện TDTT nói chung và tập luyện võ thuật nói riêng mang lại hiệu quả tốt trong việc nâng cao sức khỏe cho người tập. Đòi hỏi người tập luyện phải tập luyện một cách khoa học nghĩa là những nguyên tắc, phương pháp bắt buộc người tập phải tuân theo như: Tập luyện cái gì, buổi nào, nội dung gì, tập bao nhiêu đó là những vấn đề quan trọng đầu tiên của việc tập luyện khoa học. Những nội dung chủ yếu đó lá sự điều chỉnh phối hợp cân bằng giữa cường độ vận động và lượng vận động phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của từng cái nhân. a. Sắp xếp k ố lượ ợp lí. Lượng vận động là một trong những nhân tố then chốt cho việc đảm bảo hiệu quả vận động, nó là cở sở để nâng cao năng lực vận động, cơ thể con người thông thường phản ứng với lượng vận động không kịch liệt mà từ từ, nó sản sinh những ảnh hưởng rất sâu sắc đối với các mức độ thích nghi của các hệ thống cơ quan bên trong cơ thể, đồng thời sự
  3. thích ứng của cơ thể với lượng vận động là tương đối ổn định giảm dần khả năng thích nghi đó diễn ra rất chậm chạp. Lượng vận động thích nghi là một thuật ngữ có tính chất tương đối chứng không phải tuyệt đối bởi vì nó tùy theo từng người mà biến đổi. Trong thực tiễn vận động được gọi là lượng vận động thích nghi khi nó là một kích thích làm cơ thể có thể tiếp nhận hoặc hoàn thành. Do vậy, khi tiếp hành tập luyện nhật định phải căn cứ vào lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện của bản thân để tổng hợp tình trạng, từ đó sắp xếp lượng vận động thích hợp cho buổi tập. b. Sắp xếp ợp lí ườ độ vậ độ . Những kích thích của cường độ vận động có thể làm cho cơ thể phản ứng mãnh liệt có thể nâng cao nhanh chóng trình độ cơ căng của các cơ quan trong cơ thể từ đó sản sinh ra sự ảnh hưởng mang tính thích nghi một cách sâu sắc, nhưng đứng trên phương diện tương đối mà nói, sự thích nghi của cơ thể được sản sinh ra một cách không ổn định và vững chắc mà dễ dàng mất đi. Cường độ vận động quá nhỏ thì hiệu quả của việc tập luyện thu được không cao. Nếu cường độ vận động quá cao thì có hại đến sức khỏe cơ thể. Ở những người khác nhau, có những năng lực vận động khác nhau. Vì vậy khi vận động thì cường độ vận động không thể như nhau, cường độ vận động thông thường được xác định bằng những phương pháp sau. a) Phương pháp đánh giá tỉ lệ % tần số nhịp tim tối đa. - Nhịp tim tối đa = 220- tuổi. - Cách đánh giá: Đối với vận động viên chuyên nghiệp nên khống chế ở 85-90% tần số mạch tối đa. Đối với vận động ưu khí nên khống chế ở mức cường độ 65-85% tần số mạnh tối đa. Đối với người tập luyện bình thường trong vận động ưa khi thì khống chế ở mức vận động tối đa 60-75% tần số mạch tối đa. b) Phương pháp tính mật độ tăng nhịp tim. Dựa vào 3 mức độ thể chất khỏe, bình thường và yếu để phân biệt, khống chế cường độ vận động. Tần số mạch sau vận động – tần số mạch yên tĩnh <_ 60 lần/phút nhóm thể chất khỏe. Tần số mạch sau vận động – tần số mạch yên tĩnh <_ 40 lần/phút nhóm thể chất bình thường.
  4. Tần số mạch sau vận động – tần số mạch yên tĩnh <_ 20 lần/phút nhóm thể chất yếu. c) Phương pháp đánh giá bằng cảm giác chủ quan. Dựa vào mật độ mệt mỏi của bản thân để điều chỉnh cương độ tập luyện, đây là một phương pháp rất đơn giản. Bả 1: Xác đị ườ độ vậ độ theo ủ quan CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG CƯỜNG ĐỘNG VẬN ĐỘNG TẦN SỐ MẠCH CHỦ QUAN TƯƠNG ĐỐI (%) TƯƠNG ĐỐI L/P Yên tĩnh 0.0 70 Vô cùng nhẹ nhàng 7.1 - 14.3 70 Rất nhẹ nhàng 21.4 - 28.6 90 Nhẹ nhành 35.7 - 42.9 110 Có dấu hiệu tiêu hao sức 50.0 - 57.2 130 Tiêu hao sức 64.3 - 71.5 150 Rất tiêu hao sức 78.6 - 85.8 170 Tiêu hao sức vô cùng. 90 -100 190 - 200 c. Sắp xếp ợp lí ờ gian vậ độ . Thời gian vận động gồm: Thời gian một lần vận động liên tục và tần suất tham gia vận động. Thời gian một lần vận động liên tục chịu sực ảnh hưởng của cường động vận động, lượng vận động, tần suất tham gia hoạt động. Do vậy, khi xác định thời gian một lần hoạt động nên tổng hợp, khảo sát việc sắp xếp hợp lý các nhân tố. Thông thường, khi rèn luyện sức khỏe, thời gian tập luyện của một lần là 20 phút trở lên mới có thể thu được những hiệu quả tốt của tập luyện. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất hoạt động một lần trong một tuần không thu được tích lũy, thường xuyên xuất hiện hiện tượng cơ bắp bị đau. Một tuần, hai lần tập luyện có hiệu quả tích lũy nhưng không rõ rệt. Một tuần, ba lần tập luyện thì có hiệu quả tích lũy rõ rệt. Một tuần, năm lân tập luyện thì hiệu quả vận động được nâng lên với biên độ lớn. Khi vận động rèn luyện cơ thể cắn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân như: Tình trạng sức khỏe, mục đích, thời gian để lựa chọn tần suất vận động hợp lý cho bản thân. Vấn đề then chốt là tạo thành một thói quen vận động và trở thành cuộc sống vận động
  5. hóa. Sắp xếp hợp lý lượng vận động, cường độ vận động, thời gian vận động chính là mấu chốt để nâng cao hiệu quả tập luyện, sự phối hợp ba yếu tố trên có thể xem bảng sau. Bả 2: Nguyên ắ ầ số vậ độ và ờ gian duy trì độ vậ độ Nộ dung Cườ độ Tầ Số T ờ Gian Vậ Chú ý Đố ượ Vậ độ % Vậ Độ Độ (phút) Người bị bệnh mãn tính , hoặc Dụng cụ chữa bệnh 40 - 50 2 lần/ngày 1- 5 thời kỳ hồi phục (điện tâm đồ) sau khi chữabệnh Người lao động trí óc, thời kỳ hồi Dụng cụ chữa bệnh phục sau khi 50 - 60 1- 2 lần/ngày 20 - 30 (điện tâm đồ) chữa bệnh, người bị bệnh mãn tính. Người lao động trí óc, thời kỳ đã Dụng cụ chữa bệnh bắt đầu hồi phục 60 -70 3 - 4 lần/tuần 20 - 60 (điện tâm đồ) chữa bệnh, người bị bệnh mãn tính. Người thường xuyên tập luyện, Theo dõi thông 60 - 70 3 - 5 lần/tuần 30 - 60 người lao động trí thường óc. Người thường 60 - 80 3 - 5 lần/tuần 60 - 80 Không cần theo dõi xuyên tập luyện Vận động viên 70 - 90 3 - 6 lần/tuần 60 - 120 Không cần theo dõi d. Phù ợp vớ đặ đ cá nhân: Nguyên tắc xuất phát từ thực tế là chỉ việc tập luyện TDTT, rèn luyện thân thể lấy việc căn cứ tình trạng thực tế của bản thân cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài để xác định mục đích tập luyện, lựa chọn môn thể thao thích hợp, sắp xếp hợp lý thời gian vận động và lượng vận động đây chính là nguyên tắc nâng cao khả năng thích của cơ thể bắt buộc phải tuân theo.
  6. Trước hết tập luyện TDTT phải được căn cứ vào thực trạng bản thân. Trước khi tập luyện phải hiểu rõ tình trạng của bản thân (bao gồm: Giới tính, tuổi tác, sức khỏe ), để có được những phương thức tập luyện phù hợp. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả mang tính thực tế (hiệu quả thực tế). Khi tập luyện cần xuất phát từ những tình trạng thực tế cuả bản thân để lựa chọn có mục đích và xác định được những môn thể thao, phương pháp tập luyện, sắp xếp thời gian tập luyện và lựơng vận động. Trước mỗi lần tập luyện, đều phải tiến hành đánh giá trình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó làm cho cơ thể có thể tiếp nhận được độ khó và cường độ của môn thể thao. Nếu đi ngược lại quy luật cơ bản này thì không những không đạt được hiệu quả tập luyện mà thậm chí còn làm tổn hại đến sức khỏe cơ thể. Xuất phát từ thực tế của điều kiện, hoàn cảnh, thời gian bên ngoài, khi tiến hành tập luyện TDTT, một căn cứ theo điều kiện bên ngoài như mùa, khí hậu, địa điểm mà vận dụng phương pháp tập luyện khoa học, lựa chọn được các môn thể thao, thời gian tập luyện, lượng vận động lý mới có thể thu được hiệu quả tập luyện cao. Ví dụ: Vào mùa đông nên coi trọng phát triển tố chất sức bền và sức mạnh, vào mùa xuân và thu thì nên chú trọng tiến hành các môn mang tính kỹ thuật, trong mùa hè nóng bức thì bơi lội t môn thể thao lý tưởng nhất. Trước khi huấn luyện sức mạnh cần phải kiểm tra kỹ càng dụng cụ tập luyện để tránh những phát sinh và những sự cố chấn thương. e. Tập luy toàn , chú rọ u quả ự ế. Nguyên tắc tập luyện toàn diện nguyên tắc thông qua tập luyện TDTT làm cho hình thái cơ thể, chức năng, tố chất cơ thể và tố chất tâm lý đều được phát triển toàn diện, hài hòa. Cơ thể là một thể thống nhất hữu cơ, chức năng của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể có sự liên quan và ảnh hưởng tương hỗ với nhau. Nội dung và phương pháp bài tập được lựa chọn trong tập luyện TDTT nên cố gắng có sự toàn diện đối với cơ thể, khiến cho các tố chất cơ thể và chức năng của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể được phát triển toàn diện, do vậy lựa chọn nội dung và biện pháp thực hiện không được quá đơn. Vì vậy mỗi loại nội dung hay biện pháp tập luyện nên phong phú đa dạng, nên tránh những bài tập chỉ phát triển một tố chất nào đó làm chính, số còn lại là những nội dung tập luyện phụ.
  7. f. Kiên trì ườ xuyên ập luy . Muốn đạt được mục đích tập luyện, bắt buộc phải thường xuyên tham gia tập luyện TDTT. Ghi nhớ rằng “ba ngày đánh cá, hai ngày treo lưới”,“một ngày nắng, mười ngày mưa” sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả. Tập luyện TDTT là có tính liên tục và tính hệ thống của nó, chỉ có thường xuyên tham gia tập luyện TDTT, sắp xếp hợp lý những môn vận động mà bản thân yêu thích và hứng thú, lập ra một kế hoạch rèn luyện cơ thể một cách khoa học mới có thể không ngừng tăng cường thể chất hiệu quả. Các thực nghiệm khoa học đã chứng minh những người không thường xuyên tham gia tập luyện TDTT hoặc những người tập luyện TDTT bỏ dở giữa chừng đều làm cho chức năng, tố chất cơ thể và kỹ thuật vận động sẵn có của bản thân giảm sút rõ rệt. Rèn luyện thân thể mà bỏ giữa chừng, thời gian càng dài thì sự mất đi càng rõ rệt hơn. Do vậy, rèn luyện cơ thể trong thời gian ngắn sẽ không thể có được hiểu quả rõ rệt, càng không thể hy vọng “một ngày làm, ngàn năm hưởng”, mà chỉ có thường xuyên tập luyện TDTT mới có thể nâng cao hiệu quả tập luyện TDTT. Để nắm vững được một kỹ thuật vận động đòi hỏi phải kiên trì lâu dài. Con người có một số lượng lớn các nơron thần kinh trong đại não cần phải thông qua việc tập luyện lặp lại với các hình thức cố định để liên tục tiến hành các kích thích đối với những nơron thần kinh này mới có thể hình thành một phản ứng với hình thức cố định trong đại não, đó là động lực định hình. Sau khi động lực định hình được kiến lập thì người tập có thể hoàn thành bài tập một cách thuần thục, nhuần nhuyễn, nếu như không kiên trì tập luyện thì những phản ứng điều kiện đã có thể hình thành phản ứng sẽ không được phát triển kịp thời mà dần dần mất đi, sự ghi nhớ các động tác cũng sẽ quên. g. ế ạ ợp lí, uầ ự, nâng ầ . Nguyên tắc tuần tự tăng dần chủ yếu là chỉ khi sắp xếp nội dung, độ khó, thời gian và lượng vận động cần căn cứ vào quy luật phát triển của cơ thể và nguyên lý của lượng vận động hợp mức, có kế hoạch, có tiến trình để từng bước nâng cao yêu cầu làm cho cơ thể không ngừng thích nghi, thể chất từng bước được nâng cao. Đầu tiên tăng dần lượng vận động. Tiến hành quá trình rèn luyện TDTT tuần tự là quá trình có thể thích ứng đối với sự biến đổi của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài, là một quá trình biến đổi từ từ, từ lượng sang chất. Khi tăng lượng vận động cần tăng từ nhỏ đến
  8. lớn, tăng dần từng bước. Khi ở giai đoạn bắt đầu tập luyện TDTT hoặc ở giai đoạn hồi phục sau khi tập luyện, cường độ vận động nhỏ, thời gian ngắn, độ mệt mỏi không quá cao. Khi cơ thể sản sinh sự thích ứng đối với thời gian một lượng vận động nhất định, thì sau đó kích thích của lượng vận động nhất định, thì sau đó kích thích của lượng vận động này đối với cơ thể sẽ trở thành nhỏ, do vậy cần gia tăng thời gian tập luyện và tần số tập luyện thích hợp làm cho cơ thể sản sinh ra được những thích ứng, từ đó giúp cho trình độ vận động của bản thân được tăng lên. Nội dung tập luyện càng nên tuần tự tăng dần. Nội dung tập luyện càng cần tăng dần độ khó (từ đơn giản đến phức tạp), yêu cầu và các động tác từ đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện, dễ có thể thu được hiệu quả tập luyện. Ở mỗi lần tập luyện cũng nên bắt đầu tập luyện từ những động tác đơn giản, cường độ không lớn, sau đó tăng dần độ khó động tác và lượng vận động. Trong tập luyện TDTT chỉ có thể tuân theo những quy luật phát triển cơ bản về tâm sinh lý của con người, căn cứ vào trạng thái sức khỏe của bản thân, sắp xếp thích nghi một cách khoa học đối với lượng vận động và nội dung tập luyện mới có thể thu được hiệu quả cao trong tập luyện. h. Tuân theo quy luậ ự bả v sứ k ỏe. Muốn đạt được hiệu quả tập luyện thật tốt bắt buộc phải tuân theo những quy luật khoa học trong tập luyện, đồng thời tăng cường sự giám sát của bản thân, bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi tập luyện cần thực hiện tốt những hoạt động chỉnh lý hoạt chuẩn bị cho hoạt động, phải chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ, an toàn vận động, đảm bảo vệ sinh tập luyện và những thói quen tốt về tập luyện khoa học, đặc biệt là đối với thời kỳ kinh nguyệt ở các nữ sinh viên, cần tăng cường chú ý và sự linh hoạt trong sắp xếp lượng vận động và nội dung tập luyện. Tự bảo vệ sức khỏe, tự giám sát bản thân trong tập luyện TDTT là vấn đề hết sức quan trọng. Tăng cường tự bảo vệ sức khỏe cơ thể làm giảm bớt những chấn thương vận động không cần thiết. Tự theo dõi bản thân, có thể kịp thời nắm vững được những thông tin về tình trạng biến đổi cơ thể, mức độ mệt mỏi, tình trạng sức khỏe, tình hình hoàn thành tốt kế hoạch và hiệu quả tập luyện, từ đó làm cho việc tập luyện càng có thêm tính xác thực.
  9. 5. C T ươ Và P ươ P p Sơ Cứu C T ươ r ập luy TDTT. a. : Chấn thương trong TDTT là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng do tập luyện và thi đấu thể thao gây nên. b. N uyê â í ây ra ươ . Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước, các nhà khoa học đã tổng kết một số nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao như sau: - Sai lầm trong phương pháp giảng dạy và huấn luyện. Là nguyên nhân dẫn đến từ 30-60% trường hợp chấn thương ở các môn thể thao khác nhau. Các chấn thương này liên quan đến việc chưa tuân thủ các nguyên tắc huấn luyện cơ bản như: Tập luyện chưa hợp lý, chưa thường xuyên và liên tục, tǎng lượng vận động, độ khó của động tác đột ngột, cũng như chưa tuân thủ nguyên tắc đối xử cá biệt trong tập luyện TDTT. Nguyên nhân này trong hoạt động TDTT cho mọi người còn cao hơn, bởi không phải ở đâu người tập cũng có sự hướng dẫn của huấn luyệnviên (HLV) hay hướng dẫn viên. Thí dụ: Nhiều khi chỉ do không khởi động hoặc khởi động không tốt cũng có thể dẫn đến những chấn thương đáng tiếc. - Thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu Là nguyên nhân dẫn đến từ 4-8% các trường hợp chấn thương. Những chấn thương này xảy ra là do việc bố trí người tập bất hợp lý, không đảm bảo kỷ luật trật tự, duy trì tổ chức tập luyện lộn xộn, mật độ người tập quá đông, sự phối hợp tập luyện giữa các nhóm vận động viên có trình độ, đẳng cấp, hạng cân thi đấu không đều, tổ chức bảo hiểm không tốt, hoặc tổ chức tập luyện và thi đấu không có mặt của HLV và giáo viên TDTT. - Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện của buổi tập. Nguyên nhân này dẫn đến 25% các ca chấn thương. Cụ thể là chất lượng trang thiết bị dụng cụ, sân bãi thi đấu và trang phục cá nhân kém, các phương tiện bảo vệ, bảo hiểm không có, thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân này rất dễ nhận thấy khi ta quan sát bất kỳ một sân chơi nào, bởi chúng ta còn thiếu hiểu biết hoặc do tâm lý coi thường hay tùy tiện trong việc chọn địa điểm và các phương tiện và trang bị tập luyện.
  10. - Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh không phù hợp. Là nguyên nhân gây ra từ 2-6% các trường hợp chấn thương. Thí dụ như: Sân bãi, dụng cụ thi đấu tập luyện không được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không đảm bảo (tối hoặc chói sáng), thông gió kém, nhiệt độ của phòng tập, môi trường tập không đúng yêu cầu vệ sinh, độ ẩm môi trường tập quá cao - Hành vi không đúng đắn của người tập. Là nguyên nhân gây ra từ 5-15% các trường hợp chấn thương. Đó là sự vội vàng, thiếu tập trung chú ý, ý thức tổ chức kỷ luật kém hoặc phạm luật bằng các động tác bị nghiêm cấm, đặc biệt trong các môn đối kháng trực tiếp. - Vi phạm các nguyên tắc kiểm tra y học. Dẫn đến từ 2 - 10% các trường hợp chấn thương. Đó là các trường hợp cho phép tập luyện và thi đấu thể thao không qua kiểm tra y học, kiểm tra sức khỏe, không thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là một trong những khâu rất yếu của y học thể thao nước ta hiện nay. Hiện nay, nước ta chưa có hệ thống y học thể thao rộng khắp để có thể tư vấn và hướng dẫn cho mọi người là mình có được phép tập luyện hay không hoặc tập luyện ở mức độ nào thì có lợi cho sức khỏe của mỗi người. Tham gia tập luyện và thi đấu thể thao trong tình trạng chuẩn bị thể lực chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các động tác khó, hoặc có biểu hiện rối loạn về khả nǎng định hình động lực trong không gian, giảm sút các phản ứng bảo vệ và độ tập trung chú ý, có thể do quá cǎng thẳng hoặc tập luyện quá sức cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến nguy cơ chấn thương cao. c. C l ạ ươ ườ ặp r TDTT. - Trầy, xây sát da. - Vết thương: Rách da và tổ chức dưới da (cơ, mạch máu), chảy máu. - Vết đụng dập: Do va chạm gây nên, tuy không rách da nhưng bị chảy máu trong do đứt các mao mạch, nhanh chóng bị sưng tấy và bầm tím, tuy có đau, nhưng vẫn cử động được cơ, khớp. - Bong gân: Là tổn thương thường gặp nhất đặc biệt là khớp cổ chân, khớp gối, cổ tay và ngón tay. Khi có tác động mạnh, khớp sẽ bị vặn mạnh, khe khớp bị mở rộng, các