Giáo trình Bóng chuyền - Phần 1

Bóng chuyền là một môn thể thao tập thể được ngăn cách giữa sân, cột và lưới. Chính vì có cột và lưới ngăn cách giữa hai đội cho nên nó là môn thể thao đối kháng không trực tiếp. Bóng chuyền khác với các môn thể thao khác là bóng không dừng lâu trên cơ thể. Sự tiếp xúc với bóng khác với các môn bóng đá, bóng rỗ, bóng ném là khi bóng chạm vào tay phải nhanh chóng bật bóng đi (ngoại trừ khi phát bóng) 
Phần lớn sự tiếp xúc với Bóng trong Bóng chuyền là sự tiếp xúc trong không gian. 
Việc tiếp xúc bóng là điều cơ bản, sự phối hợp với đồng đội là điều sống còn, phối hợp tốt sẽ dẫn đến thắng lợi. 
Bóng chuyền cần sự tập trung cao độ của người chơi, sự sắp xếp cầu thủ, khả năng di chuyển hợp lý trên sân là nền tảng cho sự thắng lợi. Thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của từng cầu thủ là mấu chốt chiến thuật .
pdf 32 trang Yến Nhi 06/04/2024 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bóng chuyền - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bong_chuyen_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bóng chuyền - Phần 1

  1. Giáo trình bóng chuyền 1.1. Chuyền bóng cao tay bằng hai tay (hình 3) • Khi chuyền bóng, điều quan trọng là phải xác định hướng bóng bay tới để nhanh chóng di chuyển đến đón bóng. • Sau khi ổn định vị trí, tư thế, hai tay đưa từ phía trước lên chuyền bóng, thân người hơi ngã về phía sau, các ngón tay tiếp xúc với bóng ở tầm trước, hai ngón tay cái cách mặt chừng 15cm, khi tay chạm bóng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và toàn thân dướn để chuyền bóng đi • Khi đỡ bóng (ghìm bóng lại), phải dùng sức cả mười đầu ngón tay, chủ yếu và ngón tay cái là ngón tay đeo nhẫn, các ngón khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Khi chuyền bóng chủ là ngón tay trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn. Ngón tay cái lúc này chỉ có tác dụng điều khiển đường bóng. Cổ tay thả lỏng tự nhiên. Chú ý: Khi bắt đầu chạm bóng thì các ngón tay hơi lên gân, nhưng khi chuyền bóng đi rồi tay phải thả lỏng tự nhiên. Khi chuyền bóng không được duỗi thẳng cánh tay hết sức mà phải giữ khuỷu tay hơi cong để có thể điều khiển bóng được dễ dàng, chỉ khi cần chuyền bóng đi thật xa mới duỗi thẳng hoàn toàn. · Hình tay khi chạm bóng (hình 4) Các ngón tay bao quanh 2 phần 3 quả bóng về phía sau. • Hai ngón tay cái thành hình chữ “Bát” người có ngón tay khoẻ thì hai ngón tay cái gần như thành đường thẳng ngang. • Khoảng cách giữa hai đầu ngón tay cái tuỳ theo cỡ tay từng người, nhưng không được rộng quá một nửa quả bóng để khỏi bị trượt ra phía sau. • Đỡ bóng từ phía trước mặt tới và chuyền về phía trước. • Đỡ bóng từ trên cao xuống như đỡ phát bóng thấp tay, phát bóng cao tay hoặc chuyền bóng ra phía sau đầu. Hai tay gần như song song với mặt đất, mặt ngửa lên theo hướng bóng. - 11 -
  2. Giáo trình bóng chuyền Sai lầm dễ mắc và cách sửa chữa • Đón bóng đến không đúng hướng, không đứng ở vị trí thích hợp để chuyền bóng. Nguyên nhân chủ yếu là không phán đoán được đường bóng đến và di chuyển chậm. Để khắc phục sai lầm trên nên tập nhiều lần động tác di động theo hướng chuyền bóng từ các hướng khác nhau tới. • Tay đưa ra quá sớm, tay duỗi thẳng ra rồi mới tiếp xúc vào bóng. Kết quả chỉ được sức cổ tay để đẩy bóng đi, như vậy dễ dính bóng (bóng hai tiếng). • Hình tay không đúng, bàn tay không xoè ra được, các ngón tay giơ xa phía trước, dễ bị hiện tượng sai khớp tay. Để sửa chữa hình tay, nên tập bắt bóng nhồi, tập tung bóng và chuyền bóng tại chỗ 2.1. Ngã, chuyền bóng cao tay bằng hai tay: Với tầm bóng thấp, không thể chuyền bóng ở trên cao hoặc không kịp chuyển sang đệm bóng thì mới dùng động tác ngã, chuyền bóng. Căn cứ vào đường bóng tới trước mặt hoặc bên phải, bên trái mà ngã ngửa hoặc ngã nghiêng chuyền bóng. a) Ngã ngửa chuyền bóng: (hình 5) · Động tác: Với đường bóng thấp, cần phải di chuyển sâu vào tầm bóng, trọng tâm rơi vào mũi bàn chân trụ (chân sau). Tay bắt đầu chạm bóng thì trọng tâm mới rời khỏi chân trụ, người ngã ngửa ra phía sau theo thứ tự từ gót chân đến mông và lưng. Hai chân tung lên cao (chân co, chân duỗi), thân người cong như con tôm lấy đà đứng dậy. b) Ngã nghiêng chuyền bóng: - 12 -
  3. Giáo trình bóng chuyền · Động tác: Bóng ở cách xa người về phía bên nào, thì phải lướt dài chân về phía bên đó. Thân người xoay về hướng bóng tới và ngồi hẳn trên gót chân trụ, chân kia duỗi, mũi bàn chân chạm đất (không đặt cả gót chân), sau đó mới dùng hai tay chuyền bóng đi. Tay bắt đầu chạm bóng, thì trọng tâm thân người rời khỏi chân trụ, người hạ thấp dần dần và ngã nghiêng theo thứ tự đùi, mông, lườn rồi đến lưng. Hai chân và thân người cong như khi ngã ngửa, lấy đà đứng dậy ngay. Chú ý: Động tác ngã chuyền bóng chủ yếu dùng sức của hai cánh tay nên hai cánh tay phải thu về phía trước ngực và hơi khép lại để khi chuyền xong khuỷu tay không đập xuống đất. Cằm gặp sát vào ngực để khi ngã đầu khỏi đập xuống đất. * Sai lầm dễ mắc và cách sửa chữa: • Đưa tay ra chuyền bóng quá sớm, hầu như phải duỗi thẳng tay mới tới bóng, như vậy đường bóng đi yếu và thấp, dễ bị mắc lỗi giữ bóng lâu, bóng hai tiếng • Ngã lăn người không đúng, mông ngồi sát xuống đất, khiến cho cơ thể bị chấn động quá lớn. • Khi lăn, không hóp bụng, cúi gập đầu, chống khuỷu tay xuống nên dễ làm cho đầu và khuỷu tay bị thương. Để tránh sai lầm trên, phải tập động tác ngã lăn ở trên đệm, cát, cỏ dày rồi mới luyện tập có bóng. 2. Chuyền bóng thấp tay: (đệm và đỡ bóng bằng một tay) Kỹ thuật đệm bóng thường được áp dụng khi phòng thủ hàng dưới và cứu những quả bóng từ lưới bật ra. Hoặc đỡ bóng tầm thấp ở cách xa. 1.2. Đệm bóng: · Động tác: Đấu thủ di chuyển thật nhanh và sâu vào tầm bóng, chân bước dài, khuỵu thấp, vai hạ thấp, hai cánh tay thẳng tự nhiên, bàn tay chấp lại và khi chạm bóng thì gần như song song với mặt sân (như vậy khi đỡ bóng thì đường bóng sẽ bổng lên). Dùng cổ tay để đệm bóng và chủ yếu là dùng sức bả vai nâng cánh tay lên chuyền bóng theo ý định (sức gập cổ tay và khuỷu tay phối hợp rất ít). Bóng rơi càng mạnh thì dùng sức càng ít, có khi gần như để bóng chạm tay nảy lên. Bóng rơi nhẹ thì dùng sức nhiều hơn, phối hợp sức cổ tay và khuỷu tay cũng - 13 -
  4. Giáo trình bóng chuyền nhiều hơn. • Đệm và chuyền bóng về hướng trước mặt (hình 6 - 1) • Điểm chạm bóng tốt nhất là khoảng giữa cổ tay và cánh tay, hai ngón tay cái cong lên có tác dụng hỗ trợ (hình 6 - 2) • Khi đệm bóng chỉ dùng lực của cẳng tay, vì vậy khuỷu tay bị gập nên khi đệm bóng đi không chính xác, dễ phạm lỗi hai tiếng. • Điểm chạm bóng không thấp quá hoặc cao quá. 2.2. Đỡ bóng bằng một tay Áp dụng trong trường hợp bóng đi nhanh, bất ngờ, hoặc quá xa khi không kịp đệm bóng bằng hai tay. · Động tác: Đỡ bóng một tay chủ yếu là dùng sức cổ tay và cánh tay mở hoặc nắm tự nhiên (mở tay dễ bị dính khi bóng chạm lòng bàn tay). 3. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng Muốn nắm được kỹ thuật chuyền bóng cần phải biết rõ phương pháp chuyền bóng cao tay. Trước hết phải tập hình tay chạm bóng. • Từng người hai tay cầm bóng tập đưa từ dưới đất lên trước mặt như khi chuyền bóng để kiểm tra hình tay. • Sau đó một người tung bóng, một người đỡ nhưng không chuyền bóng, dần dần tập trung vào bắt bóng (không chuyền) tập giữ bóng trên đỉnh đầu - 14 -
  5. Giáo trình bóng chuyền Yêu cầu: • Không để bóng rơi xuống đất. • Điểm tiếp xúc bóng chính xác (hình tay chính xác). • Đội hình vòng tròn: Giáo viên đứng giữa chuyền bóng cho từng người, người đó chuyền trả lại đúng cho giáo viên. • Đội hình hai hàng ngang: người tập xếp thành hàng ngang quay mặt vào nhau cách chừng 3m, đứng chếch nhau. Người đầu hàng chuyền bóng, khi bóng tới cuối hàng thì chuyền ngược lại. Đội hình vòng tròn không có người đứng giữa: Toàn đội đứng vòng tròn, chuyền bóng cho nhau, vòng theo tay phải và ngược lại. Chú ý: Khi tập trung theo đội hình này phải xoay người đón bóng trước khi chuyền bóng cho người khác. Sau khi đã chuyền bóng đi tương đối tốt, chuyển sang di chuyển chuyền bóng, lúc đầu không tập di chuyển lung tung vì như vậy sẽ không chú ý tới yếu lĩnh chuyền bóng mà tiến hành bằng cách giáo viên ném bóng hoặc chuyền bóng sang hai bên, ra phía trước, phía sau để sinh viên chuyền trả lại đúng chỗ cho giáo viên (làm chậm). Sau đó tập theo các đội hình như sau: Đội hình một hàng dọc: cho Sinh viên đứng thành một hàng dọc lần lượt nhận bóng của giáo viên đứng trước hàng cách chừng 4 - 5m chuyền tới (khi đã chuyền khá thì tăng khoảng cách xa hơn) rồi chuyền trả lại cho giáo viên, sau đó chạy xuống cuối hàng. Sau khi đã chuyền bóng chính xác thì lần lượt thay thế cho giáo viên và tập như trên. Cùng với đội hình này, khi chuyền qua lưới cần phải di chuyển nhanh hơn. Khi trình độ chuyền bóng đã khá, chuyển sang tập di động theo những đội hình phức tạp hơn như: • Đứng thành vòng tròn, học sinh phải di chuyển đỡ bóng (với các tư thế chạy, di động ngang, khuỵu chân vừa và thấp) chuyền lại cho giáo viên đứng giữa vòng. • Cũng theo phương pháp trên nhưng bố trí hai em đứng giữa vòng giáp lưng vào nhau, một em chuyền bóng thấp cho em khác tập di động tới để chuyền bóng ở tư thế trung bình, một em chuyền bóng cao để em khác tập nhảy lên chuyền bóng đi. Cho Sinh viên tập di động theo vòng tròn nhưng bố trí hai em đứng ngoài vòng tròn chuyền bóng. Cho Sinh viên tập xếp thành một hàng dọc, phía trước bố trí một vài em đứng cách xa nhau để chuyền bóng, em tập tiến lên đỡ bóng và xoay người chuyền bóng trả - 15 -
  6. Giáo trình bóng chuyền lại cho từng em một (có thể bố trí ít hoặc nhiều khoảng cách khác nhau để khi tập phải xoay người liên tục). • Cho Sinh viên tập đứng theo đội hình vòng tròn chuyền bóng cho nhau, nhưng khi chuyền bóng tới em nào thì em đó phải di động ngay tới chỗ người vừa chuyền bóng cho mình. • Di động theo vòng tròn tập dựng bóng trên đỉnh đầu (hình 7) Chú ý: Khi di động chuyền bóng phải hết sức chú ý ổn định tư thế trước khi chuyền bóng đi và hướng bóng phải chuẩn xác theo yêu cầu của giáo viên. • Trong khi tập chuyền bóng phải bố trí xen kẽ những trò chơi chuyền bóng hỗ trợ và tổ chức nhiều hình thức thi đua với nhau (dựa theo các trò chơi giới thiệu trong cuốn “Trò chơi hỗ trợ bóng chuyền”). Đi đôi với phương pháp luyện tập di động, phải luôn luôn chú ý tới mức độ chuyền bóng chuẩn xác. Có thể tập chuyền bóng vào tường, chuyền bóng vào vòng bóng rổ (nếu không có sân bóng rổ thì làm một vòng tre đường kính 0,6m buộc vào cành cây cao chừng 3m mà tập). Khi đã đạt được trình độ kỹ thuật nhất định có thể vào thi đấu, thi tập chuyền bóng vào lưới với các đội hình có tính cách chiến thuật (nghiên cứu các bài tập trong cuốn: những bài tập mẫu bóng chuyền”). Trong khi chuyền bóng phải hết sức tranh thủ chuyền bóng cao nhưng khi gặp những đường bóng thấp không đỡ được, cần phải tập ngã chuyền bóng và tập đệm bóng. · Đệm bóng: Sau khi phổ biến yếu lĩnh động tác, giáo viên hướng dẫn tập theo đội hình một hàng dọc. Khi đã nắm được kỹ thuật chính xác, phải tập di động đỡ bóng ở phía trước, phía sau, bên phải, bên trái. Sau đó tập từng đôi, một người ném bóng bổng và ra xa, trước hoặc sau để người thứ hai phải lao nhanh tới đệm bóng hoặc đánh bóng qua lưới. Tập đỡ hai tay tốt rồi mới tập đỡ một tay, thông thường tập đỡ một tay sau giai đoạn tập ngã chuyền bóng. - 16 -
  7. Giáo trình bóng chuyền Chú ý: Đệm bóng không nên xếp thành một mục riêng, tập thường xuyên, mà chỉ nên phân phối thời gian, rất ít, tránh gây cho người tập thói quen ngại đỡ bóng cao tay. · Ngã chuyền bóng: Trước hết phải tập cho có phản ứng nhanh, tập hỗ trợ nhào lộn cho quen rồi mới tập ngã chuyền bóng. Khi tập ngã chuyền bóng, thì tập ngã ngửa chuyền bóng trước, sau đó mới tập ngả nghiêng. Còn động tác nhảy chỉ khi nào có trình độ chuyền bóng giỏi mới tập. Khi đã biết ngã chuyền và đệm bóng thì tập kỹ thuật phòng thủ, như vậy sẽ tạo cho người tập những điều kiện thực tế giống như trong khi thi đấu. • Cho các em đứng thành vòng tròn, giáo viên đứng giữa ném bóng bất ngờ, có thể đập mạnh, nhẹ hoặc giả đập mạnh rồi chuyền nhẹ, chuyền ra phía trước, phía sau, sang hai bên để cho các em tập phải đối phó với mọi tình huống và vận dụng các phương pháp chuyền bóng khác nhau (chuyền cao, ngã chuyền, đệm bóng ) • Cũng phương pháp trên nhưng một em ném bóng cho một hoặc ba, bốn em tập. • Cũng phương pháp trên nhưng hai em ném bóng cho một em để tập đối phó liên tục. • Cho các em tập đứng vào các vị trí trên sàn như khi thi đấu, giáo viên đứng trên ghế cao bên kia lưới, ném bóng hoặc đập bóng cho các em đỡ theo đúng yêu cầu. · Tập cứu những quả bóng ở lưới bật ra: Cứu những quả bóng ở lưới bật ra là những trường hợp thường gặp trong khi thi đấu. Trước hết cần phải nhớ xem quả bóng đó đã chuyền lần thứ mấy. - Nếu là lần thứ nhất thì bắt buộc phải cứu bóng lên cao cho đồng đội tấn công. - Nếu là lần thứ hai, phải đưa bóng sang đối phương ngay. Phải quan sát nhanh chóng và xác định một cách chính xác vị trí bóng rơi vào lưới: • Bóng rơi vào mép trên lưới thì thường tụt xuống ngay sát vạch giữa. • Bóng rơi vào khoảng giữa lưới thì nảy ra một chút. • Bóng rơi vào mép dưới thì nảy ra xa hơn. Nhưng bất cứ trong tình huống nào, người tập cũng không được lao thẳng người, úp mặt vào lưới, như vậy sẽ không quan sát được tầm bóng và các bộ phận của cơ thể, dễ vượt qua vạch giữa. Cho nên thông thường phải di động dọc theo lưới và nếu bóng bật ra xa phải quay hẳn lưng vào lưới nhưng tránh hấp tấp vội vàng. Tuỳ theo tốc độ bóng nảy ra nhanh hay chậm, lưới căng hay chùng mà phán đoán đường bóng rơi, chờ cho bóng rơi xuống thật thấp mới đỡ bóng. nếu bóng vừa nảy ra đã vội vàng đỡ thì rất dễ phạm sai lầm, đường bóng đi sẽ mất chính xác. - 17 -
  8. Giáo trình bóng chuyền Tầm bóng từ lưới nảy ra hầu hết là thấp nên tốt nhất là dùng phương pháp đệm bóng hay đỡ bóng bằng một tay. Trong trường hợp bóng nảy ra thật xa và cao thì vẫn cố gắng chuyền bóng cao tay. III. PHÁT BÓNG * Mục tiêu: Trang bị cho người học về mục đích sử dụng kỹ thuật phát bóng, phương pháp giảng dạy và các sai lầm thường mắc phải và hệ thống các bài tập. 1. Phát bóng thấp tay 2. Phát bóng cao tay 3. Nhảy phát bóng 4. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật phát bóng Phát bóng mở đầu cho cuộc tấn công vào trận tuyến đối phương, có thể trực tiếp dành được điểm, làm tan vỡ ý đồ chiến thuật của đối phương, cho nên mỗi người khi tập chuyền bóng cần phải biết phát bóng nhanh và chính xác. Muốn vậy mỗi đấu thủ phải tập luyện nhiều cách phát bóng thích hợp với sở trường của mình. 1. Phát bóng thấp tay 1. 1 Phát bóng thấp tay trước mặt (chính diện) * Tư thế chuẩn bị Đứng quay mặt về phía lưới, hai chân mở rộng bằng vai (chân trước cách chân sau nửa bước), trọng tâm dồn vào chân sau, tay trái cầm bóng đưa ra phía trước một ít (nếu đánh bóng tay phải), vai và tay phải đưa về phía sau. * Tung bóng Dùng một tay (tay trái) tung bóng lên cao phía trước mặt từ 0,2m đến 0,3m. - 18 -
  9. Giáo trình bóng chuyền * Vung tay đánh bóng Cùng lúc với tung bóng, tay đánh bóng duỗi thẳng tự nhiên, vung từ sau ra trước, dùng cùi tay đánh vào phía dưới quả bóng (ở tầm dưới thắt lưng). Khi đánh bóng trọng tâm chuyển về chân trước; bóng rời khỏi tay, cầu thủ phải bước vào sân ngay. 2. 1 Phát bóng thấp tay nghiêng mình * Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng hông hướng về phía lưới, hai chân mở rộng bằng hai vai, hai bàn chân gần như song song. Trọng tâm dồn trên hai chân. * Tung bóng: Dùng một tay (tay trái hoặc tay phải) tung bóng lên cao phía trước mặt từ 0,4m đến 0,5m. * Vung tay đánh bóng: Khi tung bóng thân người hơi xoay về phía tay đánh bóng, hai chân hơi khuỵu và trọng tâm chuyển về chân sau (chân xa lưới). Cánh tay đánh bóng thẳng tự nhiên, vung ngang từ sau ra trước, dùng cùi tay đánh vào dưới quả bóng nhưng chếch về phía sau. Khi đánh bóng, trọng lượng thân người chuyển về chân trước, đồng thời xoay thân người hướng về phía lưới. Bóng rời khỏi tay, bước vào sân ngay. 2. Phát bóng cao tay Phát bóng cao tay là khi bóng phát ra ở tầm cao trên đầu. Có hai cách: 1. 2 Phát bóng cao tay trước mặt (chính diện) (hình 9) - 19 -
  10. Giáo trình bóng chuyền * Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng như khi phát bóng thấp tay trước mặt, nhưng trọng tâm dồn cả trên hai chân. * Tung bóng: Tay phải hoặc tay trái (tay kia gập khuỷu giơ trên vai) cầm bóng đưa lên tới ngang mặt mới tung bóng lên cao từ 0,8m đến 1m và hơi chếch về trước mặt, phía tay đánh bóng (nếu bóng rơi khỏi tay ở tầm thấp thì đường bóng tung lên sẽ khó chính xác). * Vung tay đánh bóng: Cùng với lúc tung bóng lên, cánh tay đánh bóng co lại và nhịp nhàng chuyển động từ phía trước lên cao, ra sau. Bàn tay mở tự nhiên đưa sát mang tai (khuỷu tay hướng ra phía trước rồi kéo ra sau), đồng thời chân sau hơi khuỵu, thân người ngã về sau và hơi xoay về phía tay đánh bóng, trọng tâm chuyển về chân sau. Khi bóng rơi xuống tới tầm, tay giơ thẳng hoàn toàn, cánh tay vung thẳng từ phía sau lên cao ra phía trước đánh mạnh vào nửa sau của quả bóng, có sự phối hợp toàn lực của thân, cổ tay gập kịp thời để điều khiển bóng vào hướng đã định trước. Lúc này chân sau dướn lên theo đà tay đánh bóng, trọng lượng thân người dồn vào chân trước. Sau khi đánh bóng đi phải bước vào sân ngay. Chú ý: Sau khi đánh bóng đi, thân người và tay cần tiếp tục chuyển động theo hướng bóng đi, sau đó mới hạ tay xuống theo đường vòng cung. - 20 -
  11. Giáo trình bóng chuyền • Nếu gập người, hoặc hạ tay quá sớm, bóng sẽ dễ chạm lưới; ngược lại không gập người, bóng dễ bay ra ngoài sân. • Mức độ ngữa bàn tay về sau và gập về phía trước trong lúc đánh bóng đi phụ thuộc vào tầm vóc của đấu thủ và vị trí của bóng. • Bóng ở cách xa người chừng nào thì gập cổ tay về phía trước ít chừng ấy. • Tầm vóc đấu thủ càng cao thì có thể gập cổ tay về phía trước càng nhiều 2. 2 Phát bóng cao tay nghiêng mình (hình 10) * Tư thế chuẩn bị: Đứng hông hướng về phía lưới hai chân rộng bằng vai hoặc hơn một chút, hai bàn chân đặt gần như song song, trọng tâm thân người dồn trên hai chân. * Tung bóng: Tay cầm bóng đưa lên tới ngang mặt mới tung bóng lên với độ cao từ 0,8m đến 1m và hơi chếch về phía trước mặt khoảng 0,2m. Trọng tâm thân người lúc này vẫn dồn trên hai chân. * Vung tay đánh bóng: Cùng với lúc tung bóng, thân người và hai chân vươn lên nhịp nhàng đồng thời tay đánh bóng vung theo đường vòng cung từ dưới lên trên ra sau và hạ xuống theo nhịp chuyển động của thân người. Thân người hơi xoay về phía tay đánh bóng, mắt nhìn theo bóng. Hai chân hơi khuỵu xuống và trọng tâm thân người chuyển về chân sau. Khi bóng rơi xuống tới tầm, tay giơ thẳng hoàn toàn cánh tay đánh bóng, vung theo đường vòng cung từ dưới lên và thẳng góc với mặt sân, cánh tay sát mang tai. Dùng bàn tay đánh mạnh vào bóng có phối hợp sức gập cổ tay và sức toàn thân. Trọng tâm thân người chuyển về chân trước, chân sau theo đà bước lên. Sau đó nhanh chóng trở về vị trí của mình trong sân. - 21 -
  12. Giáo trình bóng chuyền Khi chạm bóng bàn tay mở, ngón tay chụm tự nhiên điểm chạm bóng đối diện với hướng bóng đi tới. 3. Nhảy phát bóng: Cấu trúc động tác giống như phát bóng cao tay, nhưng khác biệt là tung bóng cao hơn và xa thân người hơn. Tùy theo bước đà của người nhảy phát bóng mà tung cho hợp lý. - Sử dụng động tác tạo đà bật nhảy - Giai đoạn tiếp xúc bóng ở trên không - Điểm bật nhảy ở phía sau đường biên ngang, có thể chạy đà hoặc không chạy đà * Ưu điểm: Do đánh bóng ở trên không, có bước đà bật nhảy nên sử dụng toàn thân do đó tốc độ bay nhanh, uy lực lớn, khiến cho đối phương khó có thể thực hiện đở bước 1 thành công và có thể ăn điểm trực tiếp. * Nhược điểm: Tiếp xúc bóng ở trên không nên độ chuẩn xác không cao, tiêu hao thể lực lớn. 4. Phương pháp tập luyện phát bóng và những sai lầm thường mắc trong khi tập luyện 1.4. Phương pháp tập luyện: Đối với người mới tập, cần phải cho tập phát bóng thấp tay trước. Bố trí thành hai hàng đối diện nhau, lúc đầu đứng cách nhau từ 5 - 6m sau tăng dần khoảng cách, mỗi người tập tung bóng vài lần rồi tập phát bóng cho nhau. Giáo viên sửa chữa cho từng người một. Khi mọi người đã nắm được yếu lĩnh và phát bóng đi được xa thì cho tập phát bóng chính xác: đúng chỗ, đúng vị trí, đúng người Khi mọi người đã nắm vững kỹ thuật phát bóng thấp tay có thể ứng dụng được trong khi thi đấu, mới cho luyện tập phát bóng cao tay. 2.4. Phát bóng cao tay nghiêng mình: Nếu phát bóng thấp tay nghiêng mình tốt, sau tập phát bóng cao tay nghiêng mình sẽ không khó khăn lắm. Có thể cho tập phát bóng vào tường (khoảng cách gần) để nắm yếu lĩnh, trường hợp không có tường thì tập phát bóng vào lưới. - 22 -
  13. Giáo trình bóng chuyền Bước đầu nên cho tập phát bóng ở tầm ngang vai (cao hơn tầm phát bóng thấp tay nghiêng mình một ít), rồi nâng cao dần tầm bóng theo đúng yêu cầu của kỹ thuật. Trong khi tập luyện kiểu phát bóng này phải chú trọng đến cách tung bóng cho thật chính xác. Muốn kiểm tra điều đó cần cho người tập tung bóng lên cao, và hơi chếch về phía trước mặt như vậy là tung bóng đúng. 3.4. Phát bóng cao tay trước mặt: Tập phát bóng cao tay trước mặt có tác dụng hỗ trợ cho đập bóng vì hai động tác tương tự như nhau chỉ khác ở chỗ là khi phát bóng người không phải nhảy. Người tập đứng thành hai hàng ngang hai bên lưới, cách nhau chừng 9m, mỗi người tự tung bóng lên rồi phát bóng nhẹ qua hàng bên kia. Khi tập phát bóng vào lưới: người tập đứng cách lưới chừng 1,5m phát bóng vào lưới cho bóng nảy ra và cứ như thế tiếp tục tập. Chủ yếu là tập cách tung bóng, vung tay đánh vào bóng ở tầm tay vươn thẳng và gập cổ tay. Sau khi mọi người đã nắm vững yếu lĩnh tung bóng, vung tay đánh bóng mới cho phát bóng qua lưới, đầu tiên ở khoảng cách gần, rồi sau với đứng ở khu phát bóng. 4.4. Những điều cần chú ý: • Trước hết phải chú ý làm động tác thật đúng, sau đó đến mức chính xác của đường bóng (đúng chỗ quy định), rồi mới đến sức phát bóng mạnh hay nhẹ. • Bước đầu không cho tập phát bóng xoáy mà bắt buộc phải phát bóng thẳng vào hướng đã định. • Sau khi đã phát bóng được tốt thì tập phát ở khu phát bóng. • Phải tập đi tập lại nhiều lần và ngày nào cũng tập (có khi tập tới vài trăm lần). * Những sai lầm thường mắc: + Khi tung bóng: - Tung bóng gần người hoặc ra phía sau: Nếu là trường hợp phát bóng thấp tay sẽ không đi hoặc bóng bay bổng lên mà không qua lưới; vì tay đánh bóng co quá mức. Nếu là trường hợp phát bóng cao tay thì bóng sẽ đi bổng hoặc ra ngoài sân. - Tung bóng ra xa người hoặc quá về phía trước: Nếu bóng phát thấp tay thì phải với theo tay bóng nên dễ bị hụt hoặc không điều khiển được đường bóng đi. Nếu phát bóng cao tay thì bóng dễ bị chạm vào lưới. - Tung bóng quá cao: Bóng càng cao thì rơi xuống càng nhanh, khó tính toán được thời gian đánh vào bóng. - Tung bóng quá thấp: Nếu bóng tung quá thấp thì tay đánh bóng sẽ bị vội vàng dễ hỏng. + Khi phát bóng cao tay nghiêng mình: Đánh vào bóng khi cánh tay đang đưa lên theo đường vòng cung còn ở vị trí quá thấp, tay sẽ thúc vào phía dưới quả bóng đi bổng, nhẹ và dễ ra ngoài sân. Ngược lại nếu đánh vào bóng khi tay đã hạ từ trên cao xuống theo đường vòng cung thì bóng dễ chạm vào lưới. - 23 -