Đóng góp của chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng vào sử dụng các năng lực và phát triển nghề nghiệp: Kết quả điều tra cựu học viên

Trường Đại học Y tế công cộng (YTCC) đã tiên phong đào tạo Thạc sỹ YTCC từ năm 1997. Nghiên cứu
này nhằm đánh giá đóng góp của chương trình đào tạo (CTĐT) vào việc sử dụng các năng lực YTCC
và phát triển nghề nghiệp của cựu học viên (CHV). Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết
hợp định lượng và định tính. Điều tra bằng bộ câu hỏi tự điền được thực hiện với toàn bộ 359 CHV của
9 khóa, từ 2002-2010 (tỷ lệ trả lời 52,4%). 28 người gồm CHV, đồng nghiệp và người quản lý trực tiếp
của CHV đã được phỏng vấn sâu.

Kết quả cho thấy tỷ lệ CHV sử dụng 7 nhóm năng lực YTCC khá cao, trên 90%. CTĐT đã góp phần
giúp CHV sử dụng các năng lực này (gần 80%). Tuy nhiên, mức độ đóng góp chút ít cao hơn so với
đóng góp nhiều. Vai trò đóng góp đáng kể của CTĐT đối với việc chuyển tới cơ quan công tác tốt hơn
và được đề bạt lên vị trí quản lý cũng được CHV nghi nhận, tương ứng 49,4% và 63,7%. CTĐT cần tiếp
tục cải thiện nhằm tăng tính ứng dụng và dựa trên năng lực, nhấn mạnh thêm vào một số nhóm năng
lực liên quan đến quá trình chính sách, vận động, phối hợp liên ngành và nhạy cảm về văn hóa.

pdf 9 trang Bích Huyền 01/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Đóng góp của chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng vào sử dụng các năng lực và phát triển nghề nghiệp: Kết quả điều tra cựu học viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdong_gop_cua_chuong_trinh_dao_tao_thac_sy_y_te_cong_cong_tru.pdf

Nội dung text: Đóng góp của chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng vào sử dụng các năng lực và phát triển nghề nghiệp: Kết quả điều tra cựu học viên

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Đóng góp của chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng vào sử dụng các năng lực và phát triển nghề nghiệp: Kết quả điều tra cựu học viên Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Nhật Linh, Hoàng Khánh Chi, Nguyễn Thanh Hà Trường Đại học Y tế công cộng (YTCC) đã tiên phong đào tạo Thạc sỹ YTCC từ năm 1997. Nghiên cứu này nhằm đánh giá đóng góp của chương trình đào tạo (CTĐT) vào việc sử dụng các năng lực YTCC và phát triển nghề nghiệp của cựu học viên (CHV). Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Điều tra bằng bộ câu hỏi tự điền được thực hiện với toàn bộ 359 CHV của 9 khóa, từ 2002-2010 (tỷ lệ trả lời 52,4%). 28 người gồm CHV, đồng nghiệp và người quản lý trực tiếp của CHV đã được phỏng vấn sâu. Kết quả cho thấy tỷ lệ CHV sử dụng 7 nhóm năng lực YTCC khá cao, trên 90%. CTĐT đã góp phần giúp CHV sử dụng các năng lực này (gần 80%). Tuy nhiên, mức độ đóng góp chút ít cao hơn so với đóng góp nhiều. Vai trò đóng góp đáng kể của CTĐT đối với việc chuyển tới cơ quan công tác tốt hơn và được đề bạt lên vị trí quản lý cũng được CHV nghi nhận, tương ứng 49,4% và 63,7%. CTĐT cần tiếp tục cải thiện nhằm tăng tính ứng dụng và dựa trên năng lực, nhấn mạnh thêm vào một số nhóm năng lực liên quan đến quá trình chính sách, vận động, phối hợp liên ngành và nhạy cảm về văn hóa. Từ khóa: Chương trình đào tạo, Thạc sỹ YTCC, năng lực YTCC, phát triển nghề nghiệp, cựu học viên. Contribution of Master of Public Health training program, Hanoi School of Public Health to its alumni competencies application and career development: Alumni survey Nguyen Thanh Huong, Nguyen Nhat Linh, Hoang Khanh Chi, Nguyen Thanh Ha Hanoi School of Public Health has pioneered the Master of Public Health (MPH) training program since 1997. This research aimed to evaluate impact of the MPH program on its alumni’s application of public health competencies and career development after graduation. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 189 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 118989 44/7/2016/7/2016 99:42:19:42:19 PPMM
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | This was a cross-sectional research, with a combination of quantitative and qualitative methods. A self-administered questionnaire was sent to all 359 alumni from 9 cohorts, between 2002-2010 (the response rate was 52.4%). In-depth interviews were carried out with 28 people including alumni, his/her manager and colleagues. Results revealed a high rate, more than 90%, of 7 public health competencies application among alumni. The training program contributed to alumni’s application of those competencies (almost 80%), to some extent. The program was evaluated to contribute most substantially to alumni’s change to a better working organization and promotion to managerial position, at 49.4% and 63.7% respectively. The MPH training program needs to be further improved to enhance alumni’s competencies applicability, with emphasis on those competencies related to policy development, advocacy, inter- sectoral collaboration, and cultural sensitivity. Key words: Master of Public Health, Training curriculum, public health competency, master alumni. Tác giả: Trường Đại học Y tế Công cộng 1. Đặt vấn đề và mục tiêu không nhiều, hiện chỉ có khoảng hơn 30 nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu được công bố chủ yếu ở các Đối với bất kỳ một ngành nghề nào, phát triển nước phát triển, trong đó riêng Mỹ đã chiếm hơn nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao một nửa số lượng các nghiên cứu [19]. Các nghiên được xem là động lực chính cho sự phát triển của cứu cơ bản đều ghi nhận những đánh giá tích cực về ngành nghề đó và y tế cũng không phải là ngoại lệ. CTĐT Thạc sỹ y tế công cộng (ThS YTCC) của cả Đào tạo trình độ thạc sĩ sẽ giúp học viên có năng lực CHV và nhà quản lý. Các CHV đã phản hồi một số để nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, kỹ năng được cải thiện sau CTĐT như: kỹ năng lãnh làm việc độc lập và sáng tạo [3]. Trong đó năng lực đạo [5], [14], [15], thực hiện công việc tốt hơn [19], được định nghĩa là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, [14], hoặc một số kỹ năng khác như kỹ năng quản thái độ và giá trị trong các hoàn cảnh phức tạp một lý, nghiên cứu [1], [11], [12]. CTĐT cũng có đóng cách hiệu quả [18]. Liệu các cựu học viên (CHV) - góp nhất định tới sự phát triển nghề nghiệp của “sản phẩm” của các chương trình đào tạo (CTĐT) CHV sau khi tốt nghiệp như thuyên chuyển lên vị Thạc sỹ có sử dụng các năng lực của chuyên ngành trí cao hơn, có công việc mới hoặc tăng thêm trách được đào tạo trong công việc và họ đánh giá như nhiệm [9], [14], [17]. thế nào về đóng góp của CTĐT vào việc áp dụng các năng lực đó và vào phát triển nghề nghiệp của Là một trong những trường đại học đầu tiên đào mình là trăn trở của nhiều trường đại học trên thế tạo Thạc sỹ YTCC (từ năm 1997), tuy chương trình giới. Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu đánh giá đào tạo không được xây dựng một cách bài bản dựa CTĐT sau đại học trong lĩnh vực y tế được công bố trên năng lực (có tham khảo năng lực YTCC nước 190 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119090 44/7/2016/7/2016 99:42:19:42:19 PPMM
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | ngoài), nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng tích, nhóm năng lực về quá trình chính sách, nhóm chương trình đào tạo để liên tục hoàn thiện chương năng lực giao tiếp, nhóm năng lực nhạy cảm với trình của mình, giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu bối cảnh/văn hóa, nhóm năng lực về cộng đồng công việc thực tế. Đã có hai nghiên cứu liên quan và liên ngành, nhóm năng lực về quản lý và lập đến CTĐT ThS YTCC của trường được thực hiện. kế hoạch, và nhóm năng lực lãnh đạo và suy nghĩ Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện từ năm 2002 một cách hệ thống [18]. Theo đó, các năng lực được của Nguyễn Đức Thành nhằm tìm hiểu quy trình xây dựng dựa trên tham khảo tài liệu quốc tế và học tập tại thực địa của học viên ThS YTCC và các thảo luận của 6 chuyên gia từ 6 trường đào tạo ThS yếu tố ảnh hưởng [2]. Nghiên cứu của Lê Cự Linh YTCC của 6 quốc gia (Trung Quốc, Nam Phi, Hà và cộng sự năm 2006 nhằm đánh giá CTĐT ThS Lan, Mexico, Sudan và Việt Nam), sau đó được YTCC sau 10 năm triển khai [1], [11]. Tuy nhiên, chỉnh sửa theo thông tin phản hồi của 30 chuyên gia cả hai nghiên cứu này đều tập trung chủ yếu vào trong lĩnh vực YTCC từ 6 quốc gia trên (mỗi quốc đánh giá nội dung đào tạo, chưa tìm hiểu sâu về kết gia chọn chủ đích 5 người nhằm đảm bảo tính đa quả của CTĐT đối với CHV. Bài báo này được trích dạng). Tiếp theo, bộ công cụ được thử nghiệm với từ nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động chương 30 CHV của 6 trường tại 6 quốc gia trên để có được trình đào tạo ThS YTCC nhằm: Mô tả mức độ đóng bộ công cụ phù hợp trước khi thu thập số liệu. Số góp của chương trình ThS YTCC của Trường ĐH liệu định lượng được làm sạch, nhập liệu và phân YTCC đối với việc áp dụng các năng lực YTCC và tích mô tả sử dụng phần mềm SPSS 16. Toàn bộ một số hoạt động phát triển nghề nghiệp của CHV. 28 cuộc PVS được ghi âm, gỡ băng. Số liệu định tính được phân tích theo chủ đề sử dụng phần mềm 2. Phương pháp nghiên cứu NVivo 7. Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Trường ĐH YTCC thông qua theo quyết Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, định số 29/2012/YTCC-HD3 (15/10/2012). kết hợp giữa định tính và định lượng. Nghiên cứu định lượng thu thập số liệu từ toàn bộ 359 CHV ThS 3. Kết quả YTCC của Trường ĐH YTCC tốt nghiệp từ năm 2002 (Khóa 4) đến 2010 (Khóa 12) bằng bộ câu hỏi 3.1. Thông tin chung tự điền. Thực tế có 188 người gửi lại phiếu trả lời qua email hoặc đường bưu điện. Nghiên cứu định Số CHV phản hồi sau khi nhận được các phiếu lượng nhằm mô tả đánh giá của CHV về mức độ điều tra là 188 trong 308 người có thể liên lạc đóng góp của CTĐT ThS YTCC tới việc sử dụng được (61,0%) và trên tổng số 359 CHV của 9 khoá những năng lực YTCC trong công việc và một số (52,4%). Nhìn chung, tỷ lệ CHV của các khoá gần hoạt động nghề nghiệp của họ. Thông tin định tính đây hơn có tỷ lệ tham gia cao hơn. CHV tham gia được thu thập qua phỏng vấn sâu (PVS) 10 CHV nghiên cứu đến từ các miền của đất nước. Xét về được lựa chọn chủ đích để đảm bảo tính đa dạng mặt chuyên môn trước khi tham gia chương trình về tuổi, giới, địa bàn, cơ quan và vị trí làm việc và thạc sỹ, CHV là bác sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất (68,0%). từ tất cả các khoá tham gia nghiên cứu. Tương ứng Các đối tượng còn lại chủ yếu là điều dưỡng, nha sỹ, với mỗi CHV, nghiên cứu thực hiện PVS với 1 đồng dược sỹ, cử nhân YTCC. So sánh nhóm CHV tham nghiệp và 1 lãnh đạo trực tiếp của họ nhằm cung gia nghiên cứu và không tham gia nghiên cứu cho cấp thêm thông tin sâu hơn bổ sung cho nghiên cứu thấy hai nhóm này không khác biệt về giới, chuyên định lượng. Thực tế có 28 người tham gia PVS (trực môn (p>0.05), nhưng có khác biệt có ý nghĩa thống tiếp hoặc qua điện thoại dựa trên bản hướng dẫn kê về nhóm tuổi (p<0.05). Nhóm CHV có độ tuổi PVS dành cho từng nhóm đối tượng) do có một CHV trẻ hơn có tỷ lệ tham gia nghiên cứu cao hơn. làm chủ doanh nghiệp dược tư nhân nên không có lãnh đạo trực tiếp và đồng nghiệp. Nghiên cứu này 3.2 Sử dụng các năng lực YTCC và đóng góp tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2013. của CTĐT Các năng lực YTCC được phát triển bởi Prisca 3.2.1 Kết quả sử dụng các năng lực YTCC và cộng sự gồm 7 nhóm với 23 nội dung chi tiết bao gồm: nhóm năng lực các kỹ năng về khoa học Nghiên cứu sử dụng 7 nhóm năng lực YTCC với y tế công cộng bao gồm năng lực đánh giá, phân 23 nội dung cụ thể như đã đề cập ở phần phương Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 191 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119191 44/7/2016/7/2016 99:42:19:42:19 PPMM
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | pháp [12]. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ CHV có sử Tỷ lệ CHV sử dụng 23 nội dung cụ thể của 7 nhóm dụng 7 nhóm năng lực YTCC đã được giảng dạy rất năng lực YTCC trong công việc dao động từ 89,4% cao, đều trên 90%. Trong đó, nhóm năng lực được đến 98,4%. Điều này cũng trùng với đánh giá của cả sử dụng thấp nhất là về quá trình chính sách (91,5%) CHV và lãnh đạo trực tiếp của họ là việc áp dụng các và cao nhất là lãnh đạo và tư duy hệ thống (96,9%) nội dung này sẽ khác nhau, phụ thuộc vào vị trí công (Biểu đồ 1). việc và môi trường công tác của CHV. Bảng 1 và 2 dưới đây trình bày 5 nội dung về các năng lực YTCC được CHV sử dụng nhiều nhất và ít nhất. Bảng 1. Tỷ lệ 5 nội dung năng lực YTCC được CHV sử dụng nhiều nhất trong công việc Tỷ lệ cựu Tỷ lệ cựu học viên học viên Các tiêu chí/ nội dung năng lực không sử sử dụng dụng Năng lực lãnh đạo và suy nghĩ một cách hệ thống Thể hiện quan điểm chuyên môn và chuẩn mực đạo đức trong xử lý dữ liệu, giải quyết các vấn 1,6% 98,4% Biểu đồ 1. Tỷ lệ CHV sử dụng 7 nhóm năng lực đề y tế công cộng, cũng như các ý kiến khác nhau. YTCC trong công việc (n=188) Tự học tập, phát triển chuyên môn cũng như tác động, khuyến khích đồng nghiệp học tập và 2,7% 97,3% phát triển chuyên môn suốt đời Nhóm năng lực về quá trình chính sách sở dĩ có mức độ sử dụng thấp hơn chút ít so với 6 nhóm còn lại, Năng lực giao tiếp theo các CHV, là do chỉ những người đã có vị trí lãnh Giao tiếp tốt khi nói và viết, bao gồm cả giao đạo, quản lý ít nhất ở cấp phòng tại các cơ sở y tế mới tiếp trực tiếp và thông qua phương tiện công 2,1% 97,9% có cơ hội tham gia vào các hoạt động xây dựng và vận nghệ thông tin một cách thành thạo và phù hợp với văn hoá. động chính sách, kế hoạch chiến lược các cấp. Còn các tiêu chí khác của nhóm năng lực này như đánh Năng lực về cộng đồng và liên ngành giá, xác định tính khả thi của các chính sách, chương Huy động cộng đồng phối hợp tham gia hoạt 3,7% 96,3% trình YTCC; hiểu, tham gia xây dựng và sử dụng các động liên quan đến y tế công cộng cơ chế quản lý, chính sách thì được CHV áp dụng đa Các kỹ năng về khoa học y tế công cộng bao gồm năng lực đánh dạng hơn trong công việc của họ. giá, phân tích Phản biện, truyền tải những phát hiện của “Bọn mình xây dựng các hướng dẫn hỗ trợ tư vấn nghiên cứu và/hoặc thu thập, phân tích, tổng hợp dữ liệu đáng tin cậy và có ý nghĩa bằng các 3,7% 96,3% cho các cán bộ tư vấn, như vậy bọn mình có thể đưa phương pháp định tính và định lượng. được cái cụ thể - cái vấn đề nhạy cảm giới như thế nào vào trong một số qui định/hướng dẫn” (Cựu học Bảng 2. Tỷ lệ 5 nội dung năng lực YTCC được CHV viên – INGO). sử dụng ít nhất trong công việc Đa số các CHV cho rằng ứng dụng năng lực Tỷ lệ cựu Tỷ lệ cựu học viên lãnh đạo, tư duy hệ thống và năng lực quản lý, lập Các tiêu chí/ nội dung năng lực học viên không sử sử dụng kế hoạch được thể hiện trong công việc hàng ngày dụng của họ từ lên kế hoạch đào tạo đến kế hoạch hoạt Năng lực nhạy cảm với bối cảnh/văn hóa động của các chương trình/can thiệp y tế. Như một Phân tích vai trò của giới, các yếu tố văn hoá, CHV đã chia sẻ “nhờ có tư duy hệ thống [tôi] xây kinh tế, xã hội, chính trị và hành vi đối với dựng được kế hoạch tốt, từ đó công việc mới vừa hiệu khả năng tiếp cận, tính sẵn có, khả năng chấp 6,9% 93,1% quả và vừa tham mưu được cho lãnh đạo. Điều này nhận và thực hiện của các chính sách, dịch vụ, chương trình YTCC. có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của đơn vị nói chung và bản thân nói riêng” (Cựu học viên – Các kỹ năng về khoa học y tế công cộng bao gồm năng lực Tỉnh, PC HIV/AIDS). đánh giá, phân tích 192 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119292 44/7/2016/7/2016 99:42:19:42:19 PPMM
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Đánh giá pham vi, chức năng và nhiệm vụ của còn bổ sung, cập nhật kiến thức cũ rất có giá trị đối YTCC trong mối quan hệ với hệ thống y tế và trong mối quan hệ với những bên liên quan tới 7,5% 92,5% với công việc. YTCC trong các khu vực xã hội khác. Năng lực về quá trình chính sách Ví dụ, với nội dung lập kế hoạch, đây không phải là một kiến thức mới với nhiều học viên trước Tham gia xây dựng chính sách và kế hoạch chiến lược (ở các cấp) phù hợp với bối cảnh 8,5% 91,5% khi họ tham gia CTĐT ThS YTCC. Không ít người và thực thi các ch ính sách và kế hoạch này. trong số các học viên đã được đào tạo về lập kế Phân tích và đánh giá các phương án chính hoạch và đã lập không ít kế hoạch, tuy nhiên dù sách và xác định tính khả thi của các chính công tác ở tuyến trung ương hay địa phương, y tế dự sách, chương trình YTCC trong các môi 8,6% 91,4% phòng hay bệnh viện, họ đều thừa nhận có sự biến trường cộng đồng khác nhau dựa trên việc đánh giá các bằng chứng. chuyển thật sự về chất lượng lập kế hoạch sau khi theo học chương trình đào tạo của trường. Tham gia vào việc vận động đối với lĩnh vực y tế và các ngành khác cho các chính sách y tế 10,6% 89,4% mới và đang triển khai . “Trước kia, mình phải xây dựng kế hoạch để triển khai hoạt động, nhưng khả năng xác định vấn 3.2.2. Mức độ đóng góp của CTĐT vào việc áp đề ưu tiên đối với mình cũng còn nhiều khó khăn. Sau dụng các năng lực YTCC của CHV khi học xong, những việc như xây dựng kế hoạch, lựa chọn ưu tiên đều nằm trong khả năng và mình thấy Kết quả đánh giá của các CHV có áp dụng các công việc triển khai hiệu quả hơn rất nhiều.” (Cựu nhóm năng lực YTCC cho thấy CTĐT có đóng góp học viên – Tỉnh, YTDP) cho việc áp dụng năng lực của họ khá cao, từ gần 80% đến gần 90%. Trong đó, tỷ lệ đánh giá mức độ Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho đóng góp chút ít cao hơn đóng góp rất nhiều. Nhóm thấy bên cạnh đào tạo, yếu tố điều kiện công tác, năng lực được đánh giá là chương trình không ảnh va chạm chuyên môn cũng ảnh hưởng đến sự hoàn hưởng tới việc sử dụng năng lực cao nhất là năng lực thiện năng lực và khả năng áp dụng của CHV. nhạy cảm với bối cảnh văn hoá (22,9%) và năng lực vận động và liên ngành (21,4%). Ngược lại, nhóm 3.3 Đóng góp của CTĐT vào phát triển nghề năng lực khoa học YTCC và năng lực về quản lý nghiệp của CHV và lập kế hoạch là hai nhóm có tỷ lệ CHV đánh giá CTĐT có đóng góp rất nhiều cao nhất, tương ứng 3.3.1. Đánh giá của CHV về mức độ đóng góp 41,2% và 41,1% (Biểu đồ 2). của CTĐT ThS đến sự thay đổi nơi công tác Kết quả phỏng vấn sâu các CHV cho thấy một số không nhỏ CHV tìm được những cơ hội công tác ở các đơn vị phù hợp và được cho là tốt hơn như ở tuyến trên, các viện nghiên cứu, trường cao đẳng, đại học hay các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Đó là những nơi có tính cạnh tranh cũng như điều kiện tốt hơn. “Nhiều bạn của mình sau khi tốt nghiệp đã có Biểu đồ 2. Đánh giá CHV về mức độ đóng góp của thay đổi nơi công tác, có người chuyển từ tỉnh lên chương trình cho sự áp dụng 7 nhóm năng Bộ Y tế, có người lại chuyển đến làm ở nơi có vị trí lực chuyên môn YTCC vào công việc tốt hơn và lương cao hơn” (Cựu học viên – Tỉnh - YHDP). Các CHV công tác ở nhiều ngành, đơn vị và tổ chức từ trung ương đến địa phương, cả những học Kết quả nghiên cứu định lượng cũng ghi nhận sự viên công tác tại các tổ chức phi chính phủ, qua chuyển đổi đơn vị công tác của 86 trong số 188 cựu nghiên cứu định tính, đều nhận định rằng chương học viên (45,7%) tham gia nghiên cứu. Trong số đó, trình với 7 nhóm năng lực, phần nào đã giúp họ tỷ lệ CHV nam thay đổi nơi công tác cao hơn CHV không chỉ cung cấp thêm những kiến thức mới mà nữ, tương ứng 58,1% và 41,9% (p<0.05). Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 193 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119393 44/7/2016/7/2016 99:42:19:42:19 PPMM
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Chương trình ThS YTCC đã có ảnh hưởng tích Khi được hỏi về ảnh hưởng của chương trình thạc cực đến sự thay đổi cơ quan công tác của người sỹ YTCC tới sự thay đổi vị trí lãnh đạo của bản thân học. Trong số những CHV có thay đổi nơi công tác, đối với những người có những thay đổi này, hầu hết 49,4% số người cho rằng chương trình có đóng góp các CHV đều đánh giá rằng CTĐT đã tạo ra những nhiều và rất nhiều đến sự thay đổi này. Chỉ có 6,0% ảnh hưởng nhất định đối với việc được bổ nhiệm của đối tượng nói rằng chương trình học không có đóng họ. Cụ thể là, 63,7% số CHV đã thay đổi vị trí lãnh góp gì đến sự thay đổi đơn vị công tác (Biểu đồ 3). đạo ghi nhận mức độ ảnh hưởng nhiều và rất nhiều của chương trình đến sự thay đổi kể trên và chỉ có 7,2% số đối tượng cho rằng chương trình hoàn toàn không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự thay đổi vị trí lãnh đạo của họ (Biểu đồ 4). Biểu đồ 3. Đánh giá của cựu học viên về mức độ đóng góp của chương trình thạc sỹ đến sự thay đổi nơi công tác (n=86) 3.3.2. Đánh giá của CHV về đóng góp của chương trình thạc sỹ tới sự thay đổi vị trí lãnh đạo Theo báo cáo của CHV có 117 trong tổng số Biểu đồ 4. Đánh giá của CHV về đóng góp của CTĐT 188 người tham gia nghiên cứu đã được đề bạt lên tới sự thay đổi vị trí lãnh đạo (n=117) vị trí lãnh đạo (62,2%). Trong số này có 67 CHV nam (57,3%). CHV có mức kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 76,9%. Sự phát triển nghề nghiệp mà cụ thể là thăng tiến của CHV cũng được lãnh đạo và đồng nghiệp Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho kết luận đánh giá có sự góp phần không nhỏ qua học tập tương tự đó là sau khi tốt nghiệp, một tỷ lệ không chương trình ThS YTCC. Chương trình đã góp phần nhỏ các CHV được đề bạt vào các vị trí quản lý khác vào những bước tiến của họ về kỹ năng ra quyết nhau. Các vị trí này đa số là vị trí lãnh đạo ngay tại định, các kỹ năng mềm, năng lực lãnh đạo. Điều này đơn vị đang công tác, trong đó cũng có những người khiến các CHV tự tin hơn, hiệu quả công việc tốt thuộc diện quy hoạch nên được cử đi học. hơn, tạo được ảnh hưởng nhất định tại nơi làm việc, vì vậy việc được đề bạt là xứng đáng. Dưới đây là ý “Sau khi học xong, tôi được bổ nhiệm làm trưởng kiến khá đồng nhất của đồng nghiệp và lãnh đạo của khoa Sức khỏe nghề nghiệp. Công việc chủ yếu là chỉ CHV đánh giá về đóng góp của CTĐT ThS YTCC đạo, tổ chức thực hiện quản lý sức khỏe và khám bệnh tới việc được bổ nhiệm của CHV. nghề nghiệp định kỳ cho người lao động trong phạm vi toàn tỉnh” (Cựu học viên-Tỉnh, YTDP). “Chị ấy [1 CHV] vẫn khen là đã biết nhiều thứ từ chương trình [ĐT ThS YTCC]. Sau khi học về chị “Chúng tôi cũng đã có qui hoạch, dự kiến thuyên ấy rất tự tin làm việc. Năng lực quản lý, vận động chuyển và đề bạt chị ấy [một CHV] làm lãnh đạo một chính sách hay viết đề cương nghiên cứu là học được trung tâm của tỉnh.” (Lãnh đạo của CHV-Tỉnh-YTDP) từ chương trình chứ ngày trước chị ấy học bác sĩ thì 194 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119494 44/7/2016/7/2016 99:42:20:42:20 PPMM
  7. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | trường Đại học Y không học mấy. Chị ấy làm lãnh đạo của CTĐT ThS YTCC vào việc áp dụng các năng là đúng rồi.” (Đồng nghiệp - TW, Viện nghiên cứu) lực và một số hoạt động phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của họ. Với điều kiện về thời gian tốt “Sau khi đi học về, đồng chí [CHV] đã lập kế nghiệp trong chọn CHV tham gia nghiên cứu khác hoạch, tham mưu cho lãnh đạo Sở rất tốt. Chính vì nhau như vậy phần nào lý giải cho tỷ lệ tham gia thế, đối với một đồng chí nữ ở tầm tuổi đó đã được trong nghiên cứu này thấp hơn. Tuy nhiên tỷ lệ tham giao nhiệm vụ làm trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở.” gia của CHV, Trường ĐH YTCC lại cao hơn đáng kể (Lãnh đạo – Tỉnh, SYT) so với 5 trường còn lại đã nêu ở trên (trung bình chỉ là 37,5%) [20] và là tỷ lệ chấp nhận được trong các Tuy nhiên, kết quả PVS cựu học viên cho thấy nghiên cứu CHV trên thế giới, trung bình giao động họ đánh giá vai trò của CTĐT trong sự thay đổi vị trí từ 40% - 60% [2], [20]. lãnh đạo hay sự nâng cao về vai trò của họ trong công việc chỉ là một phần bên cạnh các yếu tố khác như Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ CHV sử dụng “kinh nghiệm”, “khả năng sẵn có” cùng với những bối 7 nhóm năng lực YTCC đều khá cao, từ 91,5% đến cảnh cụ thể bên trong và bên ngoài cơ quan. 96,9%. Đặc biệt CHV có số năm kinh nghiệm càng cao thì tỷ lệ áp dụng tất cả các năng lực càng cao. 4.Bàn luận Trong các nhóm năng lực này việc sử dụng những tiêu chí liên quan đến quá trình chính sách, vận động Trong khuôn khổ các thông tin mà chúng tôi thu và nhạy cảm văn hóa có thấp hơn chút ít so với các thập được, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên nhóm khác và kết quả này khá thống nhất với kết đánh giá kết quả của CTĐT ThS trong lĩnh vực y tế quả công bố về 3 kỹ năng ít được thực hiện nhất nói chung và ThS YTCC nói riêng, thông qua mức độ của Lê Cự Linh và cộng sự [1], [11]. Bên cạnh lý đóng góp của chương trình vào việc áp dụng các năng do về chương trình đào tạo, việc sử dụng các nhóm lực YTCC trong công việc và một số hoạt động phát năng lực này phụ thuộc nhiều vào yếu tố bối cảnh triển nghề nghiệp của CHV tại Việt Nam. Nghiên cứu quản lý, qui trình chính sách và văn hóa có thể cũng của Trường ĐH YTCC đã áp dụng cách tiếp cận và là nguyên nhân giải thích cho việc sử dụng 3 nhóm phương pháp được thống nhất với nhóm nghiên cứu năng lực này thấp hơn của CHV. quốc tế gồm các thành viên đến từ 5 cơ sở đào tạo ThS YTCC trên thế giới bao gồm: Viện Nhiệt đới Hoàng Khác với các nghiên cứu thực hiện trước đây, gia (Hà Lan), Trường YTCC, Đại học Fudan (Trung nghiên cứu này tiếp tục đánh giá sâu hơn thông qua Quốc), Viện YTCC quốc gia (Mê-xi-cô); Trường Khoa phản hồi của CHV về mức độ đóng góp của chương học và công nghệ Y tế (Su-đăng); và Trường YTCC trình ThS YTCC cho việc sử dụng 7 nhóm năng lực Nam Phi (Nam Phi). Các nghiên cứu viên tại 6 quốc được nghiên cứu trong công việc của CHV, trong gia đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thảo luận về đó xấp xỉ 80% CHV đánh giá mức đóng góp từ chút phương pháp, xây dựng và chuẩn hóa năng lực YTCC ít đến rất nhiều ở cả 7 nhóm năng lực. Kết quả này [20] và thử nghiệm công cụ cũng như qui trình thu thập cao hơn kết quả trung bình của 6 quốc gia cùng và phân tích số liệu [20]. tham nghiên cứu, chỉ xấp xỉ 50% [20]. Điều này phần nào phản ánh tính phù hợp hơn của CTĐT Tỷ lệ tham gia của các CHV, Trường ĐH YTCC ThS YTCC của trường ĐH YTCC so với 5 trường trong nghiên cứu này đạt 52,4% (so với tổng số CHV cùng tiến hành nghiên cứu này. Kết quả định tính đã tốt nghiệp của 9 khóa từ 2002-2010) và 61,0% từ cả 3 nhóm đối tượng CHV, đồng nghiệp và người (so với tổng số CHV có thể liên lạc được). Tỷ lệ này quản lý trực tiếp cũng nhấn mạnh về vai trò của thấp hơn so nghiên cứu của Lê Cự Linh và cộng sự chương trình trong việc tăng cường sự tự tin, khả (79,0%) [1], [11]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Cự năng năng giao tiếp là lý do quan trọng giúp CHV Linh tiến hành với CHV của 7 khóa và bao gồm cả sử dụng các năng lực trong công việc. Mặc dù vậy các CHV vừa tốt nghiệp so với thời điểm tiến hành tỷ lệ đánh giá đóng góp của chương trình ở mức độ nghiên cứu. Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi chút ít nhiều hơn so với rất nhiều cho thấy rằng cần thực hiện với 9 khóa và CHV ít nhất phải tốt nghiệp phải tiếp tục cải thiện chương trình để mang tính 2 năm trước so với thời điểm nghiên cứu. Điều kiện thực tiễn hơn nữa nhằm nâng cao khả năng đóng đã tốt nghiệp ít nhất 2 năm nhằm đảm bảo đủ thời góp vào việc sử dụng các năng lực được đào tạo gian cho CHV có thể đánh giá được những đóng góp của CHV trong môi trường công việc khác nhau. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 195 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119595 44/7/2016/7/2016 99:42:20:42:20 PPMM
  8. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng chỉ ra hạn chế như tỷ lệ trả lời chưa cao có thể ảnh hưởng ảnh hưởng của CTĐT lên sự hoàn thiện kỹ năng đến kết quả. Tuy nhiên chúng tôi đã so sánh nhóm làm việc, lãnh đạo quản lý [7], [13]. Tuy nhiên, các trả lời và nhóm còn lại cho thấy chỉ khác nhau về nghiên cứu này không kết hợp phương pháp định độ tuổi, cụ thể nhóm trả lời có độ tuổi trẻ hơn so với lượng và định tính trong đánh giá và dựa trên kết nhóm không trả lời. Với thực tế là CHV càng có độ quả mong đợi của các CTĐT mà không phải theo tuổi cao hơn càng có cơ hội áp dụng các năng lực và chuẩn năng lực được chuẩn hóa. thăng tiến vì vậy sự khác biệt này không làm tăng kết quả đánh giá mức độ đóng góp của CTĐT. Năng Nghiên cứu này đã ghi nhận những thay đổi liên lực công việc sau khi ra trường không chỉ phụ thuộc quan đến phát triển nghề nghiệp của CHV sau khi vào chương trình đào tạo mà còn phụ thuộc vào môi tốt nghiệp ThS YTCC như thay đổi cơ quan, công trường công việc, các kỹ năng mềm, năng lực vốn việc, vị trí lãnh đạo. Sự chuyển đổi cơ quan của học có của người học và quá trình đào tạo liên tục mà viên sau khi hoàn thành chương trình có chiều hướng trong phạm vi của nghiên cứu này chưa thể đề cập sang các đơn vị có tính thách thức, lựa chọn cao, tầm đến. Nghiên cứu này cũng chưa đi sâu nghiên cứu quản lý vĩ mô hơn và qua nghiên cứu định tính được những yếu tố khác có thể góp phần vào việc thay cho là “chỗ làm tốt hơn” như Bộ Y tế, Bệnh viện, đổi đơn vị làm việc và vị trí lãnh đạo của CHV như Trường đại học/cao đẳng, Viện nghiên cứu, các tổ những người có tiềm năng làm quản lý, lãnh đạo đã chức phi chính phủ quốc tế. Xu hướng này cũng được chọn chương trình ThS YTCC để chuẩn bị cho vị trí ghi nhận ở nhiều nghiên cứu khác [7], [8], [15]. Điều công tác cao hơn. này có thể thể hiện nhu cầu về nguồn nhân lực này cũng như việc đánh giá tốt chất lượng của CTĐT 5. Kết luận và khuyến nghị ThS YTCC của các tổ chức sử dụng lao động. Từ góc độ đánh giá của CHV cũng cho thấy rất rõ điều Đây là nghiên cứu đầu tiên trực tiếp đánh này, 94% cho rằng chương trình đã góp phần vào sự giá đóng góp của CTĐT ThS YTCC của Trường thay đổi này của họ, trong đó gần 50% đánh giá mức ĐHYTCC vào việc áp dụng 7 nhóm năng lực YTCC độ đóng góp từ nhiều đến rất nhiều. Tuy nhiên tỷ lệ (đã bước đầu được chuẩn hóa) và phát triển nghề này có thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của 6 quốc gia nghiệp của CHV. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cùng thực hiện nghiên cứu là 65% Đồng thời, so với các CHV của 5 cơ sở đào tạo tại 5 quốc gia còn lại Nhìn chung, 7 nhóm năng lực với 23 nội dung của nghiên cứu, CHV của trường Đại học YTCC có cụ thể được các CHV sử dụng khá cao trong công tỷ lệ chuyển cơ quan công tác thấp hơn Mexico, Hà việc (trên 90%) và CTĐT có đóng góp đáng kể vào Lan, Nam Phi và Sudan, và ngang với Trung Quốc việc sử dụng các năng lực này. Tuy nhiên tỷ lệ CHV [20]. Điều này phần nào có thể do sự khác biệt về đánh giá CTĐT có đóng góp chút ít vẫn còn cao hơn môi trường chính sách, quản lý, văn hóa và tâm lý so với tỷ lệ đóng góp rất nhiều. của CHV Châu Á so với các nước còn lại. Nhiều nghiên cứu khác đánh giá về CTĐT ThS YTCC, Nhiều CHV đã có thay đổi cơ quan công tác điều dưỡng cũng ghi nhận các thay đổi tích cực về (gần 50%) tới các đơn vị được cho là có tầm cao phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu hơn và thách thức hơn như Bộ Y tế, Bệnh viện, này không chỉ ra mức độ đóng góp của CTĐT vào sự Trường đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phát triển nghề nghiệp của CHV [1], [6], [7]. [10], phủ quốc tế và được đề bạt vào vị trí quản lý, lãnh [11], [15], [16]. đạo. Đa số các CHV, đồng nghiệp và người quản lý trực tiếp CHV đều đánh giá CTĐT có đóng góp Nghiên cứu này đã cố gắng đánh giá đóng góp nhiều và rất nhiều vào sự phát triển nghề nghiệp của CTĐT ThS YTCC vào việc sử dụng các năng của CHV. lực YTCC và một số hoạt động phát triển nghề nghiệp của CHV bằng phương pháp kết hợp định CTĐT cần được rà soát nhằm nhấn mạnh thêm lượng và định tính. Trong đó nghiên cứu định tính vào một số nhóm năng lực liên quan đến quá trình bao gồm cả 3 đối tượng là CHV, đồng nghiệp và chính sách, vận động, phối hợp liên ngành, và nhạy người quản lý trực tiếp của CHV để đối chiếu thông cảm về văn hóa. Đồng thời Nhà trường cần tiếp tục tin nhằm đảm bảo giá trị của các kết quả thu thập cải tiến nội dung chương trình dựa trên năng lực và được. Mặc dù vậy nghiên cứu này cũng có một số phương pháp giảng dạy, nhằm tăng tính ứng dụng để 196 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119696 44/7/2016/7/2016 99:42:20:42:20 PPMM
  9. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | cải thiện mức độ đóng góp của chương trình vào việc nghiên cứu thông qua nguồn của Ford Foundation, sử dụng các năng lực YTCC trong thực tế và phát sự cộng tác về chuyên môn của các chuyên gia triển nghề nghiệp của CHV. trong nhóm nghiên cứu tại 5 quốc gia Hà Lan, Trung Quốc, Sudan, Mexico, Nam Phi và sự hợp tác thực hiện nghiên cứu của toàn bộ các cựu học Lời cảm ơn: viên chương trình thạc sỹ Y tế công cộng tại trường Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn trường Đại học Y tế công cộng từ khoá 4 đến khoá 12 để Đại học Y tế Công cộng đã hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu có thể thực hiện thành công. Tài liệu tham khảo Policy Syst. 10(11). Tiếng Việt 11. Le LC, Bui TQ, Nguyen HT, Rotem A (2007). Alumni survey of masters of public health (MPH) training at the 1. Lê LC, Nguyễn TH, Bùi TQ (2007). Nghiên cứu đánh giá Hanoi School of Public Health. Human Resource for Health. chương trình đào tạo Thạc sĩ Y tế công cộng: 10 năm đầu 5:24. tiên. Tạp chí Y Tế Công Cộng. Số 9(12). 12. Murray C (2001). Evaluation of a post-professional 2. Nguyen DT (2002). Đánh giá chương trình đào tạo thạc master’s program in allied health.” Journal Allied Health. sỹ YTCC. 30(4): 223-228. 3. Quốc hội. Luật Giáo dục đại học. Q. hội. 2002; 08/2012/ 13. Petersen D, Hovington M, Pass M (2005). Assuring QH13. public health professionals are prepared for the future: the Tiếng Anh UAB Public Health Integrated Core Curriculum.” Public 4. Cragg C, Andrusyszyn M (2004). Outcomes of Master’s Health Rep. 120: 496-503. education in nursing. Int J Nurs Educ Scholarsh. 1:1. 1(1). 14. Richardson P, MacRae A, Schwartz K, Bankston L, 5. Davis M, Sollecito WA, Shay S, Williamson W (2004). Kosten C (2008). Student outcomes in a postprofessional Examining the impact of a distance education MPH program: online master’s-degree program. American Journal of a one-year follow-up survey of graduates. Journal Public Occupational Therapy. 62(5): 600-610. Health Management Practice. 10(6): 556-563. 15. Schattner P, Klein B, Piterman L, Sturmberg J, McCall 6. Drennan J (2008). Professional and academic destination L (2007). Impact of master of family medicine degree by of masters in nursing graduates: a national survey. Nurse distance learning on general practitioners’career options. Education Today. 28: 751-759. Medical Teaching. 29(4): e85–e92. 7. Gerstel LZP, Hoffman A, Diederichs C, Borchert M, 16. Tsimtsiou Z, Sidhu K, Jones R (2010). The benefits and Peterhans B (2013). Fifteen years of the tropEd Masters costs of a master’s programme in primary health care: a in International Health programme: what has it delivered? cross-sectional postal survey. Br J Gen Pract. 60(580). Results of an alumni survey of masters students in 17. Wilson JP (2010). Influence of a nontraditional master’s international health. Tropical Med Int Health. 18(3): 377- degree on graduates’ career paths. Am J Health Syst Pharm. 384. 57(23): 2196-2201. 8. Green A, Perry J, Harrison K (2008). The influence of 18. Zwanikken PA, Huong NT, Qian X, et al (2014). a postgraduate clinical master’s qualification in manual Validation of public health competencies and impact therapy on the careers of physiotherapists in the United variables for low-and middle-income countries. BMC public Kingdom. Manual Therapy. 13(2): 139-147. health. 14(1): 55. 9. Gill KJTM, Bagherian P, Ali D (2005). Evaluation of a 19. Zwanikken PA, Dieleman M, Samaranayake D, Master’s Degree Program in Psychiatric Rehabilitation. Am Akwataghibe N, Scherpbier A (2013). A systematic review J Psychiat Rehab. 8(2): 165-174. of outcome and impact of Master’s in health and health care. 10. Kellerman R, Weiner R, Wayling S, Fonn S (2012). BMC Medical Education. 13(18). Investing in African research training institutions creates 20. Zwanikken PA, Huong NT, Qian X, et al (2014). Outcome sustainable capacity for Africa: the case of the University and impact of Master of Public Health programs across of the Witwatersrand School of Public Health Masters six countries: education for change. Human Resources for programme in epidemiology and biostatistics. Health Res Health.12(40). Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 197 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 119797 44/7/2016/7/2016 99:42:20:42:20 PPMM