Đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng ACT đối với bệnh nhân câu lạc bộ hen bệnh viện đại học y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ kiểm soát hen theo ACT (Asthma Control Test) của bệnh nhân ở câu lạc bộ hen phế quản. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành với 30 bệnh nhân của câu lạc bộ hen bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015. Các bệnh nhân tham gia được phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn và được tự đánh giá mức độ kiểm soát bệnh bằng ACT.
Đo chức năng hô hấp được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Điểm trung bình của nhóm kiểm soát bệnh tốt là 21,92 và nhóm không kiểm soát được bệnh là 13,46 (p < 0,01). 56,67% bệnh nhân của câu lạc bộ kiểm soát tốt bệnh hen của mình. Nhóm bệnh nhân không có viêm mũi dị ứng kiểm soát cơn hen tốt hơn so với nhóm có viêm mũi dị ứng, p < 0,05). ACT test có giá trị dự đoán tương đối chỉ số FEV1 của bệnh nhân hen (p < 0,05). ACT là test đơn giản có giá trị cao trong đánh giá kiểm soát hen phế quản
File đính kèm:
danh_gia_muc_do_kiem_soat_hen_bang_act_doi_voi_benh_nhan_cau.pdf
Nội dung text: Đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng ACT đối với bệnh nhân câu lạc bộ hen bệnh viện đại học y Hà Nội
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN BẰNG ACT ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN CÂU LẠC BỘ HEN BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Bùi Thị Hương 1, Bùi Văn Dân1, Hoàng Thị Lâm2 1Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 2Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ kiểm soát hen theo ACT (Asthma Control Test) của bệnh nhân ở câu lạc bộ hen phế quản. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành với 30 bệnh nhân của câu lạc bộ hen bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015. Các bệnh nhân tham gia được phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn và được tự đánh giá mức độ kiểm soát bệnh bằng ACT. Đo chức năng hô hấp được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Điểm trung bình của nhóm kiểm soát bệnh tốt là 21,92 và nhóm không kiểm soát được bệnh là 13,46 (p < 0,01). 56,67% bệnh nhân của câu lạc bộ kiểm soát tốt bệnh hen của mình. Nhóm bệnh nhân không có viêm mũi dị ứng kiểm soát cơn hen tốt hơn so với nhóm có viêm mũi dị ứng, p < 0,05). ACT test có giá trị dự đoán tương đối chỉ số FEV1 của bệnh nhân hen (p < 0,05). ACT là test đơn giản có giá trị cao trong đánh giá kiểm soát hen phế quản Từ khóa: ACT, hen phế quản, câu lạc bộ bệnh nhân hen I. ĐẶT VẤN ĐỀ cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân, hậu quả có thể dẫn đến tử vong. Hen trở thành một Hen phế quản là bệnh mạn tính thường gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân, gia đình gặp ở mọi lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới mà cho cả toàn xã hội. Do vậy, việc kiểm soát (WHO), ước tính có khoảng 300 triệu người hen phế quản là một yếu tố then chốt trong trên thế giới hiện nay đang mắc hen, dự đoán quản lý điều trị những người bệnh hen. Việc con số này sẽ tăng lên 400 triệu người vào điều trị hen không phải hướng tới điều trị khỏi năm 2025 [1]. Tỷ lệ hen phế quản ở nội thành mà là kiểm soát bệnh tốt. Mặc dù hen phế và ngoại thành Hà nội là 5,6% và 3,9%, hen quản hoàn toàn có thể kiểm soát được nhưng phế quản liên quan chặt chẽ với viêm mũi dị mới chỉ có 5% số bệnh nhân đạt được các ứng [2; 3]. Hiện nay, chi phí cho điều trị bệnh tiêu chí kiểm soát bệnh của GINA (2004) [4]. hen phế quản bằng cả 2 bệnh lao và HIV/ Nước ta chỉ có 39,7% người trưởng thành đạt AIDS cộng lại. Thiệt hại do hen phế quản được kiểm soát hen. Kiểm soát hen là một không chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp cho hoạt động quan trọng đối với bệnh nhân hen điều trị mà còn do giảm khả năng lao động, phế quản, có thể đánh giá việc kiểm soát hen giảm hoạt động thể lực, tăng số ngày nghỉ bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó học, nghỉ việc. Khi không được kiểm soát, hen ACT (Asthma Control Test) là một bảng câu phế quản có thể trở nên nặng hơn, ảnh hỏi đơn giản, dễ áp dụng và hiệu quả, không hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cần sử dụng thông số chức năng hô hấp, được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế Địa chỉ liên hệ: Hoàng Thị Lâm, Bộ môn Dị ứng - Miễn giới. Năm 2012, tiến hành nghiên cứu tại dịch Lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: hoangthilam@yahoo.com thành phố Hồ Chí Minh cho biết ACT test có ý Ngày nhận: 24/9/2015 nghĩa trong việc đánh giá mức độ kiểm soát Ngày được chấp thuận: 26/02/2016 hen phế quản của bệnh nhân điều trị ngoại trú TCNCYH 99 (1) - 2016 131
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC [5]. Một số nghiên cứu khác cho biết, ACT test bệnh nhân đang dùng. Cận lâm sàng: đo phù hợp với mức độ tăng đáp ứng phế quản CNHH. của bệnh nhân, đồng thời ACT test cũng phù 3. Phương pháp xử lý số liệu hợp với xét nghiệm đánh giá chức năng thông Nhập và quản lý số liệu bằng phần mềm khí phổi [6; 7; 8]. quản lý số liệu EPIDATA, xử lý, phân tích số Ở Việt Nam, theo chúng tôi nhận thấy các liệu bằng phần mềm thống kê STATA 11, với đề tài đánh giá về mức độ kiểm soát hen chưa các thuật toán: Tính các thống kê mô tả của được áp dụng rộng. Vì vậy, chúng tôi tiến biến định tính: tần số, tỷ lệ phần trăm. Tính hành nghiên cứu này với mục tiêu sau: Đánh các thống kê mô tả của biến định lượng: tính giá mức độ kiểm soát theo ACT của bệnh trị số trung bình, độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhân tham gia câu lạc bộ hen phế quản bệnh nhất p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. viện Đại học Y Hà Nội. 4. Đạo đức nghiên cứu II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu được sự đồng ý của Bộ môn 1. Đối tượng Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Trường Đại học Y Hà Nội, của Bệnh viện đại học Y Hà Nội, Gồm các bệnh nhân > 12 tuổi được chẩn của câu lạc bộ hen phế quản và các phòng đoán hen phế quản theo tiêu chuẩn GINA ban có liên quan. Nghiên cứu được tiến hành 2011, tham gia câu lạc bộ hen phế quản tại dựa trên sự hợp tác, tự nguyện của đối tượng bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ đầu tháng nghiên cứu. Các thông tin của đối tượng 11/2014 đến hết tháng 1/ 2015. nghiên cứu được bảo mật hoàn toàn. 2. Phương pháp III. KẾT QUẢ Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu thuận tiện gồm 30 bệnh nhân đang tham gia 1. Điểm trung bình kiểm soát hen theo câu lạc bộ hen bệnh viện Đại học Y Hà Nội. từng mức kiểm soát Công cụ nghiên cứu Theo bảng 1, khi so sánh với điểm kiểm Bộ câu hỏi phỏng vấn theo phiếu điều tra soát hoàn toàn là 25 điểm thì điểm trung bình có 5 câu hỏi trong bảng ACT (Asthma Control ACT của nhóm bệnh nhân đạt được kiểm soát Test). hen tốt và nhóm không được kiểm soát lần lượt là 21,92 và 13,46. Sự khác biệt này là có Cách tiến hành nghiên cứu ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (bảng 1). Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi thiết Biểu đồ 1 cho thấy: theo kết quả đánh giá kế sẵn. Người bệnh tự chấm điểm kiểm soát của test ACT thì có 13,34% (n = 4) số người hen theo các câu hỏi của test ACT có sẵn. trong câu lạc bộ đạt được kiểm soát hen hoàn Các biến số nghiên cứu toàn và có 43,33% (n = 13) số người có kiểm Một số đặc điểm dịch tễ, thông tin của đối soát hen tốt. Tổng cộng có 56,67% số người tượng: tuổi, giới, công việc hiện tại, mùa xuất bệnh đạt được kiểm soát hen, và còn 43,33% hiện cơn hen nhiều nhất. Về tiền sử dị ứng cá (n = 13) số người bệnh chưa đạt được kiểm nhân và tiền sử dị ứng gia đình. Các thuốc soát hen. 132 TCNCYH 99 (1) - 2016
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 1. Điểm trung bình ACT theo từng mức kiểm soát Mức kiểm soát Tần số Trung bình p Kiểm soát hoàn toàn 4 25 Kiểm soát tốt 13 21,92 ± 1,71 p < 0,05 Không kiểm soát 13 13,46 ± 3,91 Tổng cộng 30 18,67 ± 5,47 2. Kết quả kiểm soát hen theo ACT 13,34% 43,33% Kiểm soát hoàn toàn 43,33% Kiểm soát tốt Chưa kiểm soát được Biểu đồ 1. Mức độ kiểm soát hen theo ACT Bảng 2. Kết quả kiểm soát hen theo ACT và tự đánh giá của người bệnh Không kiểm soát Kiểm soát tốt Kiểm soát hoàn toàn n1 % n2 % n3 % ACT 13 43,33 13 43,33 4 13,33 Đánh giá bệnh nhân 13 43,33 9 30 8 26.67 Theo bảng 2 có 26,67% bệnh nhân cho rằng mình được kiểm soát hen hoàn toàn trong khi tỷ lệ này theo ACT chỉ có 13,33%. Tỷ lệ bệnh nhân không được kiểm soát hen ở nhóm tự đánh giá và nhóm theo ACT đều bằng nhau với tỷ lệ 43,33%. 3. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và mức độ kiểm soát hen phế quản Bảng 3. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và mức độ kiểm soát hen phế quản Nhóm có viêm mũi dị ứng Nhóm không viêm mũi dị ứng Mức kiểm soát (n = 22) (n = 8) Tần số % Tần số % Kiểm soát hoàn toàn 4 18,2 0 0 Kiểm soát tốt 7 31,8 6 75 Không kiểm soát 11 50 2 25 TCNCYH 99 (1) - 2016 133
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Kết quả bảng 3 cho thấy, có 50% người bệnh trong nhóm bị viêm mũi dị ứng không được kiểm soát hen, trong khi tỷ lệ này ở nhóm không viêm mũi dị ứng chỉ có 25%. 4. Mối liên quan giữa % FEV1 và ACT Bảng 4. Điểm số ACT ở các nhóm bệnh nhân có mức % FEV1 khác nhau % FEV1 ACT 40 - 60% (n = 1) 60 - 80% (n = 8) > 80% (n = 8) Tổng (n = 17) Điểm ACT trung bình 11 21,25 ± 3,15 20,63 ± 3,25 20,35 ± 3,86 F = 4,61; p = 0,0289 (ANOVA test) Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị của FEV1 ở thời điểm làm test ACT dao động từ 48,1% đến 101,5%; giá trị trung bình là 80,88 ± 13,80%. Theo kết quả ở bảng 4, nhóm bệnh nhân có giá trị của FEV1 > 80% có số điểm ACT trung bình là 20,63; nhóm bệnh nhân có giá trị FEV1 dao động từ 60% đến 80% có số điểm ACT trung bình cao nhất là 21,25; cả 2 nhóm này đều có tỷ lệ bệnh nhân bằng nhau. Nhóm còn lại có giá trị FEV1 thấp nhất thì cũng có số điểm ACT trung bình là thấp nhất bằng 11. Sự khác biệt về số điểm trung bình của ACT ở 3 nhóm giá trị của FEV1 là có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. IV. BÀN LUẬN được điều trị dự phòng tốt hơn các bệnh nhân Trong nghiên cứu này, khi sử dụng bộ câu ở cộng đồng (76,67%) bệnh nhân ở câu lạc hỏi ACT với điểm cắt 20 để đánh giá kiểm bộ Hen được điều trị dự phòng bởi các thuốc soát hen, chúng tôi phát hiện 56,67% bệnh phối hợp ICS/LABA). nhân đạt được kiểm soát hen. Trong đó có Theo bảng 2 chúng ta thấy tỷ lệ người 13,34% người bệnh đạt được kiểm soát hoàn bệnh tự đánh giá đạt được kiểm soát hen toàn (ACT = 25) và 43,33% người bệnh đạt hoàn toàn là 26,67%. Trong khi tỷ lệ này khi được kiểm soát tốt. Kết quả này khá phù hợp kiểm tra theo ACT chỉ có 13,33%. Có 43,33% với nghiên cứu ARIAP 2 được tiến hành năm bệnh nhân không được kiểm soát hen theo 2006 với tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát được hen ACT nhưng chỉ 10% bệnh nhân nghĩ rằng theo bộ câu hỏi ACT là 56,4% [9]. Nghiên cứu bệnh hen của mình không được kiểm soát điều tra 14.262 người dân ≥ 16 tuổi tại 7 vùng chút nào. Theo một nghiên cứu khác, tác giả miền sinh thái trong cả nước cho kết quả tỷ lệ cho thấy có 53% bệnh nhân trong số 893 bệnh nhân trưởng thành đạt được kiểm soát người tham gia nghiên cứu chưa được kiểm hen khi đánh giá bằng ACT là 39,7% [10]. Cho soát hen nhưng chỉ 3% người bệnh nghĩ rằng thấy tỷ lệ kiểm soát hen theo nghiên cứu của bệnh hen của mình chưa được kiểm soát [7]. chúng tôi là cao hơn với 56,67%, sự khác biệt Điều này cho thấy người bệnh thường có có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả kiểm soát hen khuynh hướng đánh giá cao mức kiểm soát ở nhóm người bệnh tham gia Câu lạc bộ hen, tình trạng hen của mình. Chứng tỏ ACT khách là những người được giáo dục sức khoẻ, có quan hơn trong việc đánh giá kiểm soát hen ở nhiều hiểu biết hơn về bệnh hen, cũng như người bệnh. Như vậy, nên tiến hành đánh giá 134 TCNCYH 99 (1) - 2016
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC mức độ kiểm soát bằng ACT thường xuyên giai đoạn ổn định của bệnh nên không có các cho bệnh nhân hen, đặc biệt là những nơi biểu hiện của viêm mũi, vì vậy không có ảnh không có điều kiện đo chức năng hô hấp. hưởng đến mức kiểm soát hen. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi, Có sự khác biệt về điểm trung bình ACT ở nếu xét tổng tỷ lệ đạt được kiểm soát hen các nhóm có % FEV1 khác nhau là có ý nghĩa (gồm kiểm soát hoàn toàn và kiểm soát tốt), thống kê với p < 0,05. Điểm ACT ở nhóm có thì kết quả người bệnh tự đánh giá hay đánh giá trị FEV1< 60% là thấp nhất với 11 điểm. giá theo ACT đều bằng nhau với 56,67% Khi xét ở 2 nhóm còn lại thì điểm ACT ở nhóm được kiểm soát. Điều này có thể do người có giá trị FEV1 dao động từ 60% đến 80% bệnh tham gia vào câu lạc bộ Hen đã được (ACT = 21,25) lại cao hơn nhóm có giá trị giáo dục về cách quản lý, kiểm soát hen nên FEV1 > 80% (ACT = 20,63). Tại Việt Nam, sự họ có mức đánh giá chính xác hơn về bệnh tương quan được xác định trong nghiên cứu của mình. của Nguyễn Như Vinh (r = 0,35; p < 0,001) [7]. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ không Như vậy, ACT có giá trị khá cao trong dự được kiểm soát hen ở nhóm bệnh nhân có đoán %FEV1. Do đó,theo chúng tôi, ở các kèm viêm mũi dị ứng (50%) cao hơn rất nhiều cơ sở y tế có phương tiện kỹ thuật nên so với nhóm không có viêm mũi dị ứng (25%). khuyến khích bệnh nhân đo chức năng hô Trong một nghiên cứu khác khi đánh giá mức hấp nếu có điều kiện song song với việc tiến kiểm soát ở những người bệnh hen theo các hành đánh giá kiểm soát bằng ACT để có thể tiêu chuẩn của GINA cho kết quả 29,7% đánh giá chính xác nhất mức kiểm soát của không được kiểm soát ở nhóm người bệnh có người bệnh. hen kèm viêm mũi dị ứng và 22,8% không V. KẾT LUẬN được kiểm soát ở nhóm không có viêm mũi dị ứng [8]. Kết quả này khá phù hợp với kết quả Có 56,67% người bệnh đạt kiểm soát hen của chúng tôi. Điều này cho thấy rằng sự có theo ACT (13,34% người bệnh đạt mức kiểm mặt của viêm mũi dị ứng làm giảm khả năng soát hen hoàn toàn, 43,33% người bệnh đạt kiểm soát hen của người bệnh. Với sự có kiểm soát hen tốt). Có 43,33% người bệnh mặt của viêm mũi dị ứng trong một tỷ lệ rất không được kiểm soát hen theo ACT. Không lớn (73,33%) người bệnh hen như đã trình có tương quan giữa ACT và %FEV1. bày ở phần trước, càng thấy rõ vai trò cần Lời cám ơn thiết phải chẩn đoán và điều trị sớm viêm mũi dị ứng ở bệnh nhân hen phế quản nhằm Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn giảm mức độ nặng của hen, nâng cao mức sự tham gia của các bệnh nhân câu lạc bộ kiểm soát cũng như chất lượng cuộc sống hen phế quản bệnh viện Đại học Y Hà nội. của bệnh nhân hen. Tuy nhiên, theo nghiên TÀI LIỆU THAM KHẢO cứu của chúng tôi, ở nhóm kèm viêm mũi dị ứng tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn (18,2%) cao 1. Loftus P.A., Wise S.K (2015). hơn nhóm không có viêm mũi dị ứng (0%). Lý Epidemiology and economic burden of do có thể vì chúng tôi khai thác viêm mũi dị asthma. Int Forum Allergy Rhinol. 5 (1), 7-10. ứng trong tiền sử, bệnh sử của người bệnh 2. Lâm H.T., Ronmark E., Tuong N.V et nên có thể hiện tại các bệnh nhân này đang ở al (2011). Increase in asthma and a high TCNCYH 99 (1) - 2016 135
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC prevalence of bronchitis: results from a level of asthma control. Pneumonol Alergol population study among adults in urban and Pol, 83(4), 266 - 274. rural Vietnam. Respir Med, 105 (2), 177 - 185. 7. Waibel V., Ulmer H., Horak E (2012). 3. Lâm H.T., Tuong N.V., Ekerljung L et Assessing asthma control: symptom scores, al (2011). Allergic rhinitis in northern vietnam: GINA levels of asthma control, lung function, increased risk of urban living according to a and exhaled nitric oxide. Pediatr Pulmonol, 47 large population survey. Clinical and (2), 113 - 118. Translational Allergy, 1, 7 8. Thomas M., Kay S., Pike J et al (2009). 4. Reddel H.K., Bateman E.D., Becker A The Asthma Control Test (ACT) as a predictor (2015). A summary of the new GINA strategy: of GINA guideline-defined asthma control: a roadmap to asthmacontrol. Eur Respir J, 46 analysis of a multinational cross-sectional (3), 622 - 639. survey. Primary Care Respiratory Journal, 18 5. Nguyen V.N., Chavannes N., Le L.T et (1), 41 – 49. al (2014). The Asthma Control Test (ACT) as an alternative tool to Global Initiative 9. Xin X., Feng-ming D., Jiang-tao L et al for Asthma (GINA) guideline criteria for (2009). Validity of asthma control test for assessing asthma control in Vietnamese asthma control assessment in Chinese primary care settings. CHEST, 135(4), 904 - 910. outpatients. Prim Care Respir J, 21(1), 85 - 89. 6. Grzelewska - Rzymowska., I.F., Mikolajczyk 10. Trần Thị Thuý Hạnh, Nguyễn Văn J., Kroczyńska - Bednarek J et al (2015). Đoàn (2012). Một số đặc điểm dịch tễ học của Association between asthma control test, pul- hen phế quản ở người trưởng thành Việt monary function tests and non-specific bron- Nam. Tạp chí Y học Lâm sàng, 65, 46 - 50. chial hyperresponsiveness in assessing the Summary ACT (ASTHMA CONTROL TEST) FOR ASSESSING ASTHMA CONTROL FOR PATIENTS AT HANOI MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL ASTHMA CLUB The purpose of our study was to assess the asthma control by ACT for patients at Hanoi Medi- cal University Hospital Asthma Group. The cross sectional study was conducted with 30 patients at the asthma group. The study was carried out from 11/2014 to 1/2015. Questionnaire survey and ACT was undergone by patient themselfves. Spirometry was done as needed. The medium point of ACT for control group was 21.92 vesus 13.46 among uncontrol group, p < 0.001. Among patients of the asthma group, 56.67% had asthma control. The asthma patients without allergic rhinitis had asthma control more common than asthma patients with allergic rhinitis, p < 0.05. ACT had a predicted value for FEV1 (p < 0.05). In conclusion, ACT was a simple test that had a predicted value for assessing asthma control. Key words: Asthma, ACT, Asthma group 136 TCNCYH 99 (1) - 2016