Đánh giá một số vấn đề liên quan đến sức khỏe người cao tuổi tại 4 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2013

Đánh giá một số vấn đề liên quan đến sức khỏe người cao tuổi tại 4 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2013

Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011 và theo dự báo sẽ nhanh chóng tiến tới dân số già trong vòng 20 năm tới. Sau khi thực hiện thành công chương trình can thiệp già hoá chủ động tại 2 xã thí điểm của huyện Tiền Hải, Hội Y tế Công cộng Việt Nam đề xuất mở rộng chương trình tại 4 xã khác vào năm 2013. Bài báo này sẽ trình bày kết quả đánh giá ban đầu về tình hình sức khoẻ, sự tham gia và môi trường sống của người cao tuổi trước khi tiến hành chương trình can thiệp tại địa bàn nghiên cứu. Đánh giá sử dụng phương pháp đánh giá nhanh dựa vào cộng đồng; kết hợp nghiên cứu định tính, định lượng và quan sát. Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn được sử dụng. 7 phỏng vấn sâu lãnh đạo Uỷ ban nhân dân và trạm trưởng trạm y tế, 9 thảo luận nhóm cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản và người cao tuổi tại địa phương đã được tiến hành. Sau đó, thông tin định lượng được thu thập ngẫu nhiên từ 60 người cao tuổi tại 4 xã. Kết quả chỉ ra rằng tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu còn kém; mắc nhiều loại bệnh đặc biệt là các bệnh về xương khớp, bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Người cao tuổi vẫn có các hành vi không tốt với sức khoẻ bản thân như hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen ăn uống có hại. Người cao tuổi hiện vẫn đang tham gia lao động sản xuất và công việc gia đình nhưng chủ yếu ở nhóm dưới 75 tuổi. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội do địa phương tổ chức để cải thiện sức khoẻ tinh thần.

Tuy nhiên, môi trường sống và sinh hoạt của người cao tuổi nơi đây cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, các chương trình can thiệp nâng cao sức khoẻ, tăng cường sự tham gia và xây dựng cộng đồng an toàn dành cho người cao tuổi cần được xây dựng dưới sự phối hợ

pdf 10 trang Bích Huyền 01/04/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá một số vấn đề liên quan đến sức khỏe người cao tuổi tại 4 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_mot_so_van_de_lien_quan_den_suc_khoe_nguoi_cao_tuoi.pdf

Nội dung text: Đánh giá một số vấn đề liên quan đến sức khỏe người cao tuổi tại 4 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2013

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Đánh giá một số vấn đề liên quan đến sức khỏe người cao tuổi tại 4 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2013 Nguyễn Tiến Thắng1, Trần Thị Mỹ Hạnh2, Lê Vũ Anh1 Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011 và theo dự báo sẽ nhanh chóng tiến tới dân số già trong vòng 20 năm tới. Sau khi thực hiện thành công chương trình can thiệp già hoá chủ động tại 2 xã thí điểm của huyện Tiền Hải, Hội Y tế Công cộng Việt Nam đề xuất mở rộng chương trình tại 4 xã khác vào năm 2013. Bài báo này sẽ trình bày kết quả đánh giá ban đầu về tình hình sức khoẻ, sự tham gia và môi trường sống của người cao tuổi trước khi tiến hành chương trình can thiệp tại địa bàn nghiên cứu. Đánh giá sử dụng phương pháp đánh giá nhanh dựa vào cộng đồng; kết hợp nghiên cứu định tính, định lượng và quan sát. Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn được sử dụng. 7 phỏng vấn sâu lãnh đạo Uỷ ban nhân dân và trạm trưởng trạm y tế, 9 thảo luận nhóm cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản và người cao tuổi tại địa phương đã được tiến hành. Sau đó, thông tin định lượng được thu thập ngẫu nhiên từ 60 người cao tuổi tại 4 xã. Kết quả chỉ ra rằng tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu còn kém; mắc nhiều loại bệnh đặc biệt là các bệnh về xương khớp, bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Người cao tuổi vẫn có các hành vi không tốt với sức khoẻ bản thân như hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen ăn uống có hại. Người cao tuổi hiện vẫn đang tham gia lao động sản xuất và công việc gia đình nhưng chủ yếu ở nhóm dưới 75 tuổi. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội do địa phương tổ chức để cải thiện sức khoẻ tinh thần. Tuy nhiên, môi trường sống và sinh hoạt của người cao tuổi nơi đây cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, các chương trình can thiệp nâng cao sức khoẻ, tăng cường sự tham gia và xây dựng cộng đồng an toàn dành cho người cao tuổi cần được xây dựng dưới sự phối hợp của các bên liên quan. Từ khóa: sức khoẻ người cao tuổi, huyện Tiền Hải. Assessment on some problems related health status of the elderly in 4 communes of Tien Hai district, Thai Binh province in 2013 Nguyen Tien Thang1, Tran Thi My Hanh2, Le Vu Anh1 Vietnam has offficially entered the stage of population ageing since 2011. In estimation, it will quickly reach the aged population within the next 20 years. After the successful implementation of intervention 6 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 Ngày nhận bài: 01.07.2015 Ngày phản biện: 24.08.2015 Ngày chỉnh sửa: 25.01.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 30.01.2016
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | program on active aging in two pilot communes of Tien Hai District; the Vietnam Public Health Association proposed to expand this program in four other communes in 2013. This article will present the results of the preliminary assessment on health status, participation and living environment of the elderly before conducting intervention program in the study sites. This study employed the method of community-based participatory rapid assessment with a combination of qualitative and quantitative research and observations. The multi-stage sampling method was used while 7 in-depth interviews with leaders of the People's Committee and heads of the commune health stations, 9 group discussions with health staffs, village health workers and local elderly were conducted. Then, quantitative information was collected randomly from 60 older people in 4 communes. The findings indicated that health status of the elderly in the study sites was quite poor; with many types of diseases, especially osteoarthritis, hypertension and cardiovascular problems. Older people still have behaviors which are bad for their health such as smoking, alcohol drinking, harmful eating habits. At the time of the study, the elderly - mainly those in the group under 75 years old - were still participating in productive labor and housework. In addition, they were also actively involved in club and social activities organized by the local government to improve mental health. However, living environment of the elderly showed the potential risks for their safety. Therefore, intervention programs on promoting health, participation and development of age-friendly community for the elderly should be developed with the collaboration of stakeholders. Keywords: health of the elderly, Tien Hai district. Tác giả: 1. Hội Y tế Công cộng Việt Nam 2. Trường Đại học Y tế Công cộng 1. Đặt vấn đề hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Nước ta chỉ có thời gian gần 20 năm để trở thành một nước có Già hóa dân số gây ra gánh nặng rất lớn về kinh dân số già so với 26 năm của Nhật Bản, 45 năm tế, xã hội đối với mọi quốc gia. Theo dự báo của của Anh và 115 năm của Pháp [5]. “Già trước khi Tổng cục thống kê (2010), Việt Nam sẽ bước vào giàu” là cụm từ để khái quát tốc độ già hoá nhanh giai đoạn già hóa dân số năm 2017 [5]. Tuy nhiên, chóng đối với một nước đang phát triển như Việt số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày Nam. Điều này cũng cảnh báo về những thách thức 01/4/2011, cho thấy Việt Nam có 8,65 triệu người trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NCT. Tuy nhiên, cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9% dân năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra số; trong đó, số NCT từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% khái niệm “Già hóa chủ động”. Đây là quá trình tổng số dân. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước tăng cường các cơ hội về sức khỏe, sự tham gia và vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, sớm hơn an toàn cho con người trong quá trình già hóa [8]. so với dự kiến 6 năm [3]. Số liệu mới nhất của điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm Nhằm ứng phó với thực trạng già hoá dân số ở 2013 cho thấy tỷ lệ NCT là 10,5%; trong đó NCT từ Việt Nam, dựa trên khung già hoá chủ động, Hội Y 65 tuổi trở lên là 7,2% [4]. Dự báo số lượng NCT tế Công cộng (YTCC) Việt Nam khởi xướng một nước ta có thể đạt 16,8% vào năm 2029 [3]. Điều chương trình phát triển bền vững cho phép NCT này có nghĩa là tốc độ già hóa ở Việt Nam nhanh là trung tâm, tự hỗ trợ mình và tiếp tục cống hiến Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 7
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | kinh nghiệm, sự từng trải của mình cho sự phát triển đoạn: 4 xã được chọn chủ đích sau khi Hội YTCC cộng đồng một cách hoàn toàn tự nguyện. Mô hình Việt Nam thảo luận với lãnh đạo huyện Tiền Hải vì can thiệp “Nâng cao sức khỏe NCT thông qua việc có lãnh đạo xã nhiệt tình, tâm huyết và ủng hộ trong tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục sức việc triển khai chương trình can thiệp cho NCT của khoẻ giảm thiểu nguy cơ” thực hiện thí điểm tại 2 Hội YTCC Việt Nam sau đánh giá; có tổ chức chi xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình từ năm 2010 hội YTCC xã hoạt động tốt và có tổ chức Hội NCT đã cung cấp những kết quả tích cực, kinh nghiệm xã hoạt động tốt. Sau đó, tại mỗi xã, nhóm nghiên thực tế và cơ sở lý luận hệ thống cho can thiệp già cứu chọn 1 lãnh đạo xã, 1 trạm trưởng trạm y tế xã hóa chủ động. Những NCT tình nguyện được lựa để phỏng vấn sâu bằng hướng dẫn phỏng vấn sâu tự chọn là những người có đủ sức khoẻ, tâm huyết và xây dựng. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiến hành thảo thời gian để tham gia các khoá tập huấn nâng cao luận nhóm với các cán bộ y tế xã, thôn, NCT bằng kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe trước các nguy hướng dẫn thảo luận nhóm do nhóm tự xây dựng. cơ có hại cho sức khoẻ gồm hút thuốc lá, lạm dụng Tiếp theo, nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên NCT rượu bia. Sau đó, NCT tình nguyện thực hành các theo phương pháp nhà liền nhà, mỗi xã 15 người để kỹ năng được học bằng cách truyền thông lại kiến phỏng vấn định lượng bằng bộ câu hỏi ngắn tự thiết thức cho 30 hộ gia đình xung quanh nhà của mình kế (Short-simple questionnaire). Tổng số các cuộc và cho các hội viên hội NCT địa phương. Rất nhiều phỏng vấn định tính và định lượng gồm: đối tượng sau khi được truyền thông đã bỏ hút thuốc Phỏng vấn sâu (PVS) chủ tịch/phó chủ tịch Uỷ lá và giảm sử dụng rượu bia. Như vậy, những NCT ban Nhân dân (UBND) xã phụ trách vấn đề sức tình nguyện này có thể sử dụng kiến thức được học khoẻ (4 PVS), trạm trưởng trạm y tế (3 PVS). để chăm sóc sức khỏe cho bản thân tốt hơn và giúp Thảo luận nhóm (TLN) các cán bộ trạm y tế những NCT khác, các đối tượng nguy cơ khác trong (CBTYT) và y tế thôn bản (YTTB), mỗi thảo luận cộng đồng cùng nâng cao sức khỏe. Nhận thấy được nhóm 7 - 12 người (5 TLN) lợi ích từ mô hình, Hội YTCC Việt Nam đã đề xuất Thảo luận nhóm với NCT tại 4 xã, mỗi thảo mở rộng can thiệp tại 4 xã khác của huyện Tiền Hải, luận nhóm 10 – 12 người (4 TLN) tỉnh Thái Bình gồm Tây Giang, Tây Tiến, Đông Cơ, Phỏng vấn định lượng 60 NCT. Nam Hà vào năm 2013. Do đó, một đánh giá ban đầu nhằm xác định các vấn đề sức khoẻ của NCT Các biến số chính thu thập trong phỏng vấn định tại 4 xã này để xây dựng chương trình can thiệp tính là các vấn đề sức khỏe NCT thường gặp, các nâng cao sức khoẻ phù hợp cho NCT là cần thiết. hoạt động NCT tham gia, một số yếu tố môi trường liên quan đến sức khoẻ NCT. Mục tiêu đánh giá là mô tả tình hình sức khoẻ, Các biến số chính thu thập trong phỏng vấn định sự tham gia và môi trường sống của NCT tại 4 xã lượng là thông tin chung của NCT, tình hình sức Tây Giang, Tây Tiến, Đông Cơ, Nam Hà của huyện khoẻ và chăm sóc sức khoẻ NCT; các nguồn thông Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. tin về sức khoẻ NCT được tiếp cận và hành vi nguy cơ về lối sống liên quan tới sức khoẻ NCT. 2. Phương pháp nghiên cứu Các thông tin cơ bản về hoàn cảnh sống của NCT tại hộ gia đình và môi trường xung quanh được Nghiên cứu được thực hiện tháng 11 năm 2013 ghi nhận qua quan sát trực tiếp. tại 4 xã gồm Tây Giang, Tây Tiến, Đông Cơ, Nam Điều tra viên và giám sát viên là các cán bộ Hội Hà thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. YTCC Việt Nam. Số liệu định lượng được làm sạch Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá trong quá trình kiểm tra phiếu, nhập liệu bằng phần nhanh dựa vào cộng đồng (PRA - Participatory mềm Epidata và được chuyển sang phần mềm SPSS Rapid Assessment) [6] với nhiều cấu phần đánh 14.0 để phân tích. Số liệu định tính được mã hóa, giá, trong đó, cấu phần chính của nghiên cứu là thu dán nhãn cho mã và nhóm các mã thành các chủ thập số liệu định tính và định lượng; phương pháp đề. Sau khi phân tích các số liệu định lượng và định định tính được tiến hành trước, phương pháp định tính, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh 2 số liệu lượng tiến hành sau bổ sung các tỷ lệ ước lượng theo chiều hướng, thông tin; sắp xếp số liệu định cho phương pháp định tính. Ngoài ra, nhóm nghiên lượng, định tính và trình bày lồng ghép kết quả theo cứu cũng tiến hành thêm phương pháp quan sát trực phân nhóm chủ đề. Nghiên cứu được thực hiện với tiếp. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn qua nhiều giai sự đồng ý của UBND huyện Tiền Hải, người cung 8 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | cấp thông tin là hoàn toàn tự nguyện. Các thông tin Tỷ lệ mô tả tình hình sức khỏe NCT có được dựa danh tính của người cung cấp thông tin được giữ kín. trên thống kê từ phiếu phỏng vấn mẫu ngẫu nhiên 60 NCT tại cộng đồng. Biểu đồ dưới đây cho thấy 3. Kết quả và bàn luận không NCT nào tự nhận mình rất khoẻ, 10% NCT cho rằng mình khỏe, 20% cho rằng sức khoẻ của 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng mình ở mức trung bình và 70% cho rằng mình yếu. nghiên cứu định lượng NCT mắc nhiều các bệnh mãn tính dẫn đến gặp Trong tổng số 60 NCT được phỏng vấn; 28,3% là nhiều khó khăn trong cuộc sống. nam giới và 71,7% là nữ giới. Đa số NCT tham gia nghiên cứu tuổi từ 60-75, chiếm 66,7%; còn lại là NCT Kết quả PVS và TLN cho biết rằng các vấn đề từ 75 tuổi trở lên. Tất cả NCT đều là dân tộc Kinh và bệnh tật thường gặp nhất ở NCT là những bệnh lý không theo tôn giáo. Về tình trạng hôn nhân, 55% NCT thuộc nhóm bệnh không truyền nhiễm (NCDs) phổ đang sống với vợ chồng; tỷ lệ goá vợ chồng cũng khá biến ở NCT Việt Nam và trên thế giới. cao chiếm 38,3%, còn lại là NCT độc thân hoặc đã ly hôn. Chỉ có 13,3% NCT học hết THPT; còn lại 41,7% “ các cụ hay mắc các bệnh như là huyết áp cao, NCT học hết THCS; 33,1 học hết bậc tiểu học và đáng viêm phổi, rối loạn tuần hoàn não, viêm khớp, viêm lưu ý vẫn còn 10% NCT tham gia nghiên cứu không khớp là nhiều nhất, giảm trí nhớ, tiểu đường nữa, biết chữ. Trước độ tuổi nghỉ hưu, 61,7% NCT có nghề khám nhiều cụ cũng bị các bệnh về mắt này, tai này nghiệp chính là làm ruộng; ngoài ra, một số NCT làm ” (TLN CBTYT - YTTB xã Tây Giang) công nhân viên chức hoặc buôn bán. Thu nhập chính của NCT hiện nay cũng từ nghề nông (chiếm 48,3%) Kết quả này cũng phù hợp với số liệu định còn lại là từ lương hưu, trợ cấp xã hội và hoạt động lượng trong thực tế điều tra khi hỏi NCT về các kinh doanh nhỏ lẻ. bệnh thường gặp nhất. 3.2. Tình hình sức khoẻ của người cao tuổi 3.2.1. Một số đặc điểm về sức khoẻ Sức khoẻ NCT tự đánh giá còn kém Theo kết quả định tính, những NCT được phỏng vấn đều nhận định sức khoẻ bản thân và những NCT khác ở trong cùng thôn, xã đều không tốt. “...Sức khỏe xuống đi rõ ràng rồi. Năm ngoái nó khác, năm nay nó khác đi nhiều ” Biểu đồ 2. Mô hình bệnh tật của người cao tuổi (TLN NCT xã Tây Tiến) Biểu đồ trên chỉ ra rằng các bệnh tật thường gặp nhất ở NCT là xương khớp, tim mạch, tăng huyết áp và biến chứng, các bệnh về mắt, tiêu hóa. Cụ thể, bệnh xương khớp có tỷ lệ mắc cao nhất (33/60 người phỏng vấn). Sau đó là bệnh về tim mạch, huyết áp; trong đó có 8 trường hợp đã từng bị tai biến mạch máu não do nguyên nhân từ tăng huyết áp. Tiếp đến là các vấn đề về hệ tiêu hóa như sâu răng, mất răng, táo bón viêm đại tràng và những bệnh lý về mắt như mộng mắt, đục thủy tinh thể Các bệnh lý khác như bệnh hô hấp (ho kéo dài, viêm phế quản mạn tính), bệnh tiểu đường ít gặp hơn. Xét theo trung Biểu đồ 1. Tự đánh giá sức khỏe của người cao tuổi bình, mỗi NCT tại đây đang mắc gần 3 loại bệnh Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 9
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | khác nhau. Vì vậy, những phiền toái và khó khăn do Trong các kênh truyền thông về sức khỏe mà NCT bệnh tật mang lại cho người cao tuổi tại đây cũng thu nhận được, kênh thông tin từ cán bộ y tế chiếm rất nhiều. “...cái sức khỏe nó ngày càng yếu đi, cái đáng kể, bên cạnh đó kênh thông tin từ truyền hình sinh hoạt nó khó” (TLN NCT xã Đông Cơ) cũng đã cung cấp cho NCT nhiều thông tin về bệnh tật, sức khỏe. Phần lớn NCT đều mong muốn có thêm các hoạt động chung về khám định kì, tư vấn và chăm sóc sức khỏe từ cán bộ y tế vì hiện các chương trình dành cho NCT như vậy ở các xã còn rất ít. Ngoài ra, hệ thống loa truyền thanh cũng được bố trí ở vị trí dễ nghe trong xã để thông tin về sức khoẻ do TYT phát, tiếp cận được với mọi tầng lớp người dân. “ cái công tác tuyên truyền giáo dục trên đài truyền thanh xã với thôn thì rất thuận lợi, thôn nào bây giờ cũng có bộ loa đài rồi, còn xã thì là chung rồi” (PVS, Nam – 48 tuổi). Tuy nhiên, Biểu đồ 3. Những khó khăn do tình trạng mắc bệnh gây các thông tin sức khỏe chưa có nhiều nội dung ra cho người cao tuổi liên quan đến chăm sóc sức khoẻ NCT, chủ yếu mới chú trọng đến tiêm chủng, kế hoạch hóa gia Biểu đồ trên cho thấy việc NCT mắc bệnh đã đình; chỉ riêng tháng 10 thì trạm y tế xã mới viết bài và gây ra những khó khăn cho họ trong cuộc sống hàng truyển thông nhiều về chăm sóc sức khoẻ NCT hơn “... ngày như đau đớn, chán nản; gây khó chịu phiền tháng 10 tháng người cao tuổi thì sẽ truyền thông nhiều toái hoặc hạn chế vận động/sinh hoạt hàng ngày với hơn ” (TLN, CBTYT - YTTB xã Tây Giang). tỷ lệ khá cao. 3.2.2. Một số thói quen/lối sống liên quan tới Mức độ được chăm sóc/điều trị bệnh tật của sức khỏe NCT không tương xứng với mức độ mắc các bệnh tật. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao tuổi vẫn còn cao: Kết quả cho thấy có 6/60 NCT thường xuyên hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Họ đều là nam giới nên nếu tính trong 17 NCT nam được phỏng vấn thì tỷ lệ là khoảng 35%. NCT vẫn có thói quen sử dụng rượu bia đặc biệt là ở nam giới: Đối với thói quen uống rượu bia, có 7/60 NCT cho biết họ nghiện rượu và phải uống hàng ngày. Mặc dù đánh giá này chỉ cho phép ước lượng dựa trên mô tả về đơn vị rượu bia NCT tự đưa ra nhưng có thể bước đầu nhận định rằng những NCT này lạm dụng rượu bia (sử dụng quá 2 đơn vị rượu Biểu đồ 4. Tình trạng khám và điều trị khi có bệnh bia/ngày), đặc biệt 7 người này đều là nam giới. Như Biểu đồ trên cho thấy tuy tỷ lệ mắc bệnh tật phổ vậy, nếu tính trong 17 NCT nam được phỏng vấn thì biến như vậy nhưng có tới gần 50% NCT tự mua tỷ lệ nghiện rượu của nam NCT tại đây là khoảng thuốc điều trị đặc biệt là thuốc dân gian. “ cái phong 40%. Bên cạnh đó, tình trạng uống rượu bia được trào sử dụng cây thuốc nam đối với các cụ khi mà bị nhận định là phổ biến tại các xã (48/60 người phỏng cảm sốt các thứ thì sử dụng thuốc nam chứ không sử vấn) nhưng chỉ có 9/60 người cho rằng sử dụng rượu dụng ngay thuốc tây”. (PVS, Nam – 51 tuổi). bia phổ biến cả ở NCT, có nghĩa là NCT vẫn có thói quen sử dụng rượu bia nhưng số lượng đã giảm. Nguồn thông tin về chăm sóc sức khoẻ dành cho Điều này khá phù hợp với kết quả TLN tại các xã NCT đã được cán bộ y tế cung cấp nhưng vẫn còn “...đối tượng sử dụng chủ yếu là nam giới các cụ thiếu về nội dung và tần suất thì uống ít thôi, tầng lớp các cụ thì thường thường là sử dụng ít ” (TLN, CBTYT - YTTB xã Nam Hà). 10 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | NCT có ý thức dùng thực phẩm sạch nhưng lại nguồn thức ăn sạch hàng ngày cải thiện chất lượng có chế độ ăn thiếu hợp lý: Về vấn đề dinh dưỡng, sống. Theo kết quả quan sát, một số NCT vẫn đang kết quả TLN với đối tượng NCT cho thấy họ thường làm công việc độc hại và nặng nhọc như phun thuốc cố gắng tăng gia nuôi gia súc gia cầm và trồng rau bảo vệ thực vật, cày ruộng bằng cày thô sơ và cuốc củ quả để phục vụ cuộc sống do có đất trồng trong đất. Bên cạnh đó, tại xã Đông Cơ, NCT vẫn tham vườn và cũng vì lo ngại sự thiếu an toàn của các gia sản xuất là làm nghề nón lá truyền thống hay loại rau quả bán ngoài chợ. Tại huyện cũng sẵn có ở xã Tây Giang, NCT tham gia một số công đoạn các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại đơn giản của nghề đan cót. Khi PVS đối tượng NCT, hải sản, cá, tôm, cua, trứng gà và thịt lợn. Tuy nhiên phần lớn các ý kiến đều cho rằng, nhóm NCT tham NCT cho rằng vì tuổi già nên họ thường ăn uống gia lao động chủ yếu khi còn ở độ tuổi 60-70 và thấp đơn giản với một vài loại thực phẩm một ngày. hơn hẳn nếu trên 75 tuổi. “ Đa số người sáu bảy mươi tuổi hiện nay vẫn tham gia lao động, vẫn đi cấy NCT rất chú trọng đến tập thể dục thể thao: đi gặt, vẫn chăm nom đến đồng ruộng, nhiều người Liên quan đến hoạt động thể dục thể thao, chính vẫn đi xây” (TLN NCT xã Tây Tiến). quyền và Hội NCT đã tổ chức và duy trì các phong trào tập thể dục buổi sáng theo phương pháp tâm Rất nhiều NCT làm công việc gia đình chủ yếu năng dưỡng sinh, thức vũ kinh cho NCT. Nhưng là nội trợ, trông nhà, trông cháu của họ tại nhà. NCT cũng nhận xét là tập luyện chưa đều và cũng Theo kết quả định lượng, có tới khoảng 56,7% NCT chưa có được sự hướng dẫn đầy đủ của cơ quan y vẫn đang trông cháu. Đây là một công việc vất vả vì tế. “ các cụ cũng chưa hiểu nắm bắt được cái thời đòi hỏi phải chăm sóc tỷ mỉ và các cháu thường ở độ cơ nào là tập luyện, cái điểm tập luyện ở người già tuổi từ vài tháng đến 3 tuổi, lứa tuổi trước khi đi nhà ở cái thời điểm nào là nó phù hợp.” (TLN NCT trẻ. Một số NCT đã than phiền về công việc này xã Tây Tiến). Dù vậy, NCT rất có ý thức giữ gìn nhưng họ vẫn thực hiện vì coi đây là sự chia sẻ giúp và nâng cao sức khoẻ bản thân khi hàng ngày họ đỡ con cái của mình và mong muốn được chăm sóc, thường đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều tại sân đình nuôi dạy cháu của họ - một truyền thống gắn bó lâu “Hiện nay người trung tuổi người cao tuổi ở cái xã đời của người dân Việt Nam. “Con cái nó sinh cháu Nam Hà nói chung là sáng ngày ra là người ta đi ra đấy thì phải trông. Nó chưa đến cái tuổi đi mẫu bộ đông. Như bản thân chúng tôi cũng thế, sáng giáo nhà trẻ thì phải trông. Nói thật với các cụ trông ngày ra là phải đi bộ ba bốn mươi phút” (TLN NCT cháu là rất căng thẳng, thần kinh căng thẳng rồi thì xã Nam Hà). NCT coi đây là thời gian chia sẻ với không thoải mái được, thế nhưng phải coi, không coi nhau các thông tin sức khỏe và những vui buồn không được.” (TLN NCT xã Đông Cơ). trong cuộc sống “Các cụ có dịp gặp nhau trao đổi thăm hỏi nhau, đồng thời động viên nhau về mọi 3.3.2. Tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng mặt.” (TLN NCT xã Tây Tiến). NCT rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và duy trì được vai trò trong gia đình, cộng đồng. 3.3. Sự tham gia của người cao tuổi Ở nhiều xã của huyện Tiền Hải trong đó ở cả 4 xã đánh giá, NCT được tham dự những hoạt động 3.3.1. Tham gia lao động và công việc gia cộng đồng như ngày Quốc tế Người cao tuổi 1 tháng đình ở người cao tuổi 10 đặc biệt là lễ mừng thọ tập thể được lãnh đạo xã NCT tham gia lao động sản xuất và hỗ trợ công tổ chức hàng năm. Trong dịp mừng thọ, mỗi NCT việc gia đình chiếm tỷ lệ cao. khi ở các tuổi 70,75, 80...sẽ được xã tổ chức rước và Khoảng 40% số NCT tại 4 xã của huyện Tiền tặng quà tại Hội trường xã và được các ban ngành, Hải vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp. Thực tế con cháu, người dân đến chúc mừng tại gia đình. nhiều NCT vẫn thực sự được coi là lao động nông Đây cũng là một hoạt động mang tính chất truyền nghiệp chính trong gia đình hiện tại của mình do con thống của người dân huyện và được NCT đón nhận. cái họ sinh sống riêng và không có thời gian hỗ trợ cha mẹ công việc nặng nhọc này “Hai bác còn vài Thêm vào đó, NCT tại đây tham gia vào tổ chức sào ruộng thì cứ thủng thẳng làm thôi, con cái nó đi đoàn thể, chủ yếu là Hội Người cao tuổi với tỷ lệ làm hết cả, cũng chỉ giúp được chút ít lúc gặt hái” khá đông (65%). Các hoạt động của Hội NCT như (TLN NCT xã Đông Cơ). NCT tại đây còn tự tham xây dựng và duy trì một số câu lạc bộ cho NCT; gia trồng rau và nuôi gà vịt, nuôi cá để có thể tự chủ thăm hỏi các hội viên khi ốm đau, tham gia tuyên Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 11
  7. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | truyền vận động con cháu, hàng xóm làm công việc (TLN CBTYT-YTTB xã Tây Tiến). Duy nhất có xã cho cộng đồng.“ Người cao tuổi chúng tôi có kế Nam Hà không bị ảnh hưởng vì nằm cách xa các hoạch, xã cũng có kế hoạch thăm hỏi ốm đau. Đây xã trên nhưng cũng có nhiều hộ gia đình sản xuất là cái việc làm thường xuyên của người cao tuổi nghề sành sứ gây ô nhiễm. Thêm vào đó, nguồn chúng tôi là người cao tuổi đi quyên xin là đi đâu nước của người dân còn bị ô nhiễm do việc sử dụng là được đấy, đi xin cho đồng bào lũ lụt hay cho các các chất bảo vệ thực vật một cách bừa bãi “ thuốc cháu thiếu nhi rồi kêu gọi đi thu cỏ dại, vớt mương sâu cứ hàng năm là họ phun ra cánh đồng là hàng hoặc là đi sửa đường.” (TLN NCT xã Nam Hà) nhiều tấn nên là không đảm bảo, thuốc chuột, thuốc diệt cỏ nên là nguồn nước không đảm bảo ” (PVS, Như vậy, NCT có vai trò và uy tín với cộng Nam – 44 tuổi). đồng nơi họ sinh sống nên thái độ kính trọng NCT tại cộng đồng dân cư vẫn được duy trì như một nếp Các quan sát về môi trường sống của NCT cũng văn hóa tốt đẹp. cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, trong đó có việc NCT vẫn sử dụng phương tiện xe máy “ nhưng mà ngay kể cả bây giờ liên quan đến cái đi lại trong khu vực sinh sống là khá cao, hay con khuyến học thì vai trò người cao tuổi là rất tốt, người cháu đèo NCT tham gia giao thông nhưng tình trạng ta có tiếng nói uy tín rất là tốt đối với cộng đồng, đại đội mũ bảo hiểm rất ít. Lý do là vì ở các đường diện cho dòng họ rồi đại diện cho gia đình thì các cụ nội bộ không có kiểm soát của cảnh sát giao thông, có tiếng nói rất tốt trong việc xây dựng cái quỹ khuyến quãng đường ngắn “...trong cái việc mà tham gia học trong toàn xã.” (PVS, Nam – 54 tuổi) giao thông đường ngắn, ví dụ như là từ nhà đến chợ chẳng hạn thì người dân, có những người vẫn còn coi Việc NCT tham gia hoạt động xã hội cũng được thường, không chấp hành.” (PVS, Nam – 51 tuổi). chính quyền địa phương đánh giá cao và tạo một số điều kiện thuận lợi. Tại mỗi thôn đều có một nhà Hệ thống sông ngòi và bờ chắn đã được thực văn hóa để NCT sử dụng làm nơi hội họp; một số hiện khá tốt. Tuy vậy trên nhiều con đường trên xã có những đình làng rộng đủ không gian cho NCT đồng ruộng, người lao động trong đó có NCT vẫn đi có những hoạt động thể dục dưỡng sinh, đi bộ. Tuy xe máy trên những đường giáp ranh giữa các thửa nhiên, các hoạt động dành cho NCT chưa nhiều và ruộng bằng đất và lầy lội vào ngày mưa dẫn đến chưa được ủng hộ kinh phí cũng như động viên kịp nguy cơ chấn thương do ngã. Ngoài nguy cơ bị chấn thời từ chính quyền. thương do ngã khi tham gia giao thông, trong môi trường sinh hoạt tại nhà ở, các ý kiến cho rằng ít 3.4. Một số đặc điểm về môi trường liên quan NCT bị ngã nhưng cũng có một số trường hợp đã đến sức khoẻ của NCT xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của NCT do nền nhà trơn “Nền nhà bây giờ toàn gạch men nó Nhiều vấn đề nổi cộm về môi trường vẫn đang trơn, các cụ đi chân ướt trơn trượt nên dễ bị ngã gẫy tiếp diễn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an cổ xương đùi, rồi vỡ xương chậu.” (TLN CBTYT xã toàn cho NCT Tây Giang). Một số vấn đề được nhắc đến trong kết quả 4. Bàn luận định tính là tình trạng chất thải của các khu công nghiệp và rác thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi Tỷ lệ NCT tự đánh giá khỏe trong nghiên cứu trường sống. Lượng khói bụi thải ra rất lớn, đồng của chúng tôi cao gấp đôi so với kết quả trong điều thời nguồn nước sạch cũng bị ảnh hưởng khi một tra Quốc gia về NCT năm 2011 nhưng tỷ lệ NCT tại số nhà máy không xử lý triệt để nguồn nước thải địa bàn nghiên cứu cho rằng sức khỏe của họ yếu và thải trực tiếp ra môi trường dẫn đến ô nhiễm cũng cao hơn so với kết quả trong điều tra Quốc gia không khí và nguồn nước sinh hoạt của đại bộ phận (65.4%); trong khi tỷ lệ NCT tự đánh giá sức khoẻ dân cư. Nhiều nhất là xã Đông Cơ và xã Tây Giang ở mức trung bình trên toàn quốc cao hơn tại địa bàn với hơn 10 khu công nghiệp mỗi xã, Tây Tiến nằm nghiên cứu (29,8%) [1]. Kết quả trên cho thấy sức giáp Tây Giang cũng bị ảnh hưởng “...nguồn nước khỏe nhìn chung của NCT ở 4 xã của huyện Tiền sạch của xã Tây Tiến này lấy từ sông nên ảnh hưởng Hải, tỉnh Thái Bình không tốt so với đánh giá trên rất là nghiêm trọng đến sinh hoạt nước của dân...” toàn quốc. Điều này có thể lý giải do câu hỏi tự 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39
  8. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | đánh giá sức khoẻ mang tính chủ quan cá nhân, có và cho những NCT khác xung quanh nhà họ, đồng thể không chính xác. Bên cạnh đó, đánh giá này thời giúp họ nhận biết những dấu hiệu cần phải đến tiến hành trên địa bàn nhỏ với số lượng mẫu thống bệnh viện là hết sức cần thiết. kê rất nhỏ nên có sự khác biệt so với điều tra Quốc gia. Ngoài ra, kết quả về các loại bệnh tật mà NCT Về thói quen và lối sống liên quan đến sức hay gặp phải cũng chưa thể đại diện tốt để suy rộng khoẻ, tỷ lệ NCT hút thuốc trong đánh giá của chúng trên toàn bộ cộng đồng NCT ở 4 xã của huyện Tiền tôi khá tương đương so với tỷ lệ hút thuốc của NCT Hải cũng vì lý do này. Tuy nhiên, các kết quả định nam ở nghiên cứu trước được thực hiện tại Tiền Hải tính và định lượng trong đánh giá của chúng tôi đều [2]. Nhưng so với tỷ lệ hút thuốc chung của nam chỉ ra rằng mô hình và nguyên nhân bệnh tật của cao tuổi Việt Nam trong điều tra Quốc gia về NCT NCT tại đây đang chịu một gánh nặng kép với xu (47,1%) thì tỷ lệ này thấp hơn [1]. Tuy vậy, có thể hướng chuyển đổi từ bệnh truyền nhiễm sang bệnh nhận thấy rằng hút thuốc lá vẫn là một vấn đề mãn tính. Điều này phù hợp với kết quả báo cáo của sức khoẻ cần được can thiệp trên đối tượng NCT. UNFPA [5]. Những bệnh mà NCT tại đây gặp phải Bên cạnh thói quen hút thuốc lá, tỷ lệ uống rượu khá tương đồng so với một nghiên cứu đã từng thực bia của NCT trong đánh giá này cao hơn nhiều so hiện trên địa bàn huyện Tiền Hải trước đây của Hội với nghiên cứu trước được thực hiện tại Tiền Hải YTCC Việt Nam [2] và kết quả điều tra quốc gia về (19,8%) [2]. Mặc dù tác hại của việc uống rượu bia NCT [1]. Ngoài ra, thống kê về số lượng bệnh tật là rất rõ ràng, nhưng uống rượu bia đã là một thói 1 NCT đang mắc phải cao hơn so với kết quả điều quen phổ biến ở các vùng miền tại Việt Nam, trong tra về NCT trên toàn quốc (trung bình 2,7 bệnh) đó có địa bàn nghiên cứu. Do vậy, việc truyền thông [1] nhưng lại hoàn toàn tương đồng với kết quả của giảm thiểu sử dụng rượu bia trên mọi lứa tuổi là rất nghiên cứu trước đó của Hội YTCC Việt Nam thực cần thiết trong bối cảnh của địa phương. Kết quả hiện trên địa bàn huyện Tiền Hải [2]. Thêm vào đánh giá cũng có thể cho thấy rằng NCT tại địa bàn đó, nhóm nghiên cứu nhận định việc NCT tại đây nghiên cứu có chế độ ăn thiếu phong phú. Và như thường bị mắc các bệnh huyết áp dẫn đến các biến đã đề cập ở trên, nhiều NCT vẫn giữ thói quen ăn chứng khác có thể là do địa bàn nghiên cứu ở gần mặn dẫn đến sự gia tăng bệnh tăng huyết áp. Đây biển nên người dân gồm cả NCT có thói quen ăn cũng là một vấn đề cần lưu ý trong truyền thông mặn. Ngoài ra, bên cạnh các nguyên nhân thông giáo dục sức khỏe vì dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý thường, khá nhiều NCT bị các chứng bệnh về hô chính là một trong những chìa khóa để đảm bảo sức hấp và mắt cũng có thể vì nhiều khu công nghiệp khỏe cho NCT. Ngoài ra, trong đánh giá của chúng đang sản xuất ở địa bàn nghiên cứu gây ra ô nhiễm tôi, NCT đã chú trọng đến hoạt động thể lực để không khí và nguồn nước sinh hoạt. Vì vậy, các hoạt nâng cao sức khoẻ. Đây đã trở thành một thói quen động can thiệp nên chú trọng vào thay đổi thói quen tốt của NCT, tuy nhiên, các chương trình can thiệp sinh hoạt (dinh dưỡng ) và bảo vệ sức khoẻ bản được tiến hành cũng cần được lưu ý để có thể giúp thân để đối phó với ô nhiễm môi trường cũng như NCT vận động cơ thể đúng cách, không gây phản các bệnh mãn tính. tác dụng. Về tình trạng khám và điều trị khi có bệnh, Tỷ lệ NCT tham gia sản xuất nông nghiệp trong NCT trong đánh giá của chúng tôi thường tự điều đánh giá của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ NCT trị bằng cây thuốc nam. Kết quả này tương đồng với tự làm các nghề nông nghiệp ở điều tra Quốc gia kết quả của nghiên cứu trước đây tại Tiền Hải của NCT năm 2011 (56,8%) [1]. Nhưng nhận xét này chỉ Hội YTCC Việt Nam [2]. Lý giải cho kết quả này mang tính tương đối do số lượng mẫu thống kê của là do NCT hay mắc những bệnh lý mãn tính, dai đánh giá quá nhỏ. Ngoải ra, theo kết quả nghiên dẳng nên thường tự hỏi kinh nghiệm của nhau hoặc cứu, hoạt động lao động sản xuất của NCT tiềm ẩn dùng thuốc theo đơn cũ. Họ chỉ đến bệnh viện khi nhiều nguy cơ có hại cho sức khoẻ NCT. Vì vậy, có những dấu hiện nặng lên, lý do vì không có người chúng tôi gợi ý rằng những hoạt động liên quan đến đưa đi, coi đó là bệnh nhẹ thông thường hoặc không giáo dục sức khoẻ về an toàn lao động cho nhóm có tiền chi trả cho việc đi khám bệnh. Đây là một NCT này cần được chú trọng trong chương trình can bằng chứng quan trọng cho thấy việc tăng cường thiệp. Bên cạnh đó, việc NCT vẫn phải chăm sóc kiến thức về phòng bệnh cho NCT là vô cùng quan cháu có thể coi là một gánh nặng cho họ, tuy nhiên, trọng, giúp họ tự dự phòng đúng cho bản thân mình điều này cũng có thể thúc đẩy việc trao đổi kinh Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 13
  9. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | nghiệm giữa những NCT và nâng cao sức khoẻ tinh NCT khá tích cực tham gia các công việc gia thần của bản thân họ. đình và lao động nhưng chủ yếu là độ tuổi dưới 75. Sức khoẻ tinh thần của NCT khá tốt vì có sự tham Trong đánh giá của chúng tôi, NCT khá tích gia các hoạt động xã hội, cộng đồng và được địa cực tham gia các tổ chức đoàn thể. Tỷ lệ tham gia phương tạo điều kiện nhưng còn nhiều hạn chế về Hội NCT thấp hơn so với kết quả điều tra quốc gia số lượng hoạt động và tần suất hoạt động. về NCT (70%) và nghiên cứu của Hội YTCC Việt Nam (83,6%) [1, 2] nhưng phần nào cũng cho thấy Môi trường sống và sinh hoạt của NCT cho thấy NCT tại địa bàn nghiên cứu quan tâm đến đời sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn như tình trạng ô tinh thần của mình. Họ cũng đóng vai trò quan trọng nhiễm không khí và nước sinh hoạt từ chất thải của trong những hoạt động cộng đồng. Do đó, chương các khu công nghiệp, sử dụng các chất bảo vệ thực trình can thiệp triển khai cần phát huy hơn nữa vai vật một cách bừa bãi, tình trạng không đội mũ bảo trò của NCT. hiểm, chấn thương do ngã tại nhà.... Kết quả đánh giá của chúng tôi cho thấy nhiều Chúng tôi có một số khuyến nghị như sau: nguy cơ môi trường gây mất an toàn cho sức khoẻ NCT. Như đã đề cập ở trên, nhiều NCT vẫn còn lao Chính quyền địa phương cần chỉ đạo và cấp động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là có những kinh phí cho bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải và NCT trực tiếp thực hiện phun hóa chất. Việc phun các trạm y tế xã phối hợp với Hội người cao tuổi hoá chất không những gây ô nhiễm môi trường mà xã tổ chức các buổi tư vấn sức khỏe, khám định kì còn gây ô nhiễm chuỗi thức ăn tại địa phương. Tuy cho NCT. nhiên trong đánh giá này, các bằng chứng thu được mới chỉ dừng lại ở mức độ quan sát và phỏng vấn Trạm y tế xã tăng tần suất cung cấp thông tin định tính mà chưa có được chỉ số tin cậy về ô nhiễm giáo dục sức khoẻ cho NCT địa phương qua loa đài môi trường. Dù vậy, những ảnh hưởng về môi trường hoặc trực tiếp tại các buổi tư vấn sức khoẻ. này có thể là một phần nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da, hô hấp, tiêu hoá, mắt và ung Hội YTCC Việt Nam cần phối hợp các bên thư ở NCT. Bên cạnh đó, NCT còn có thể gặp phải liên quan như bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải, một số nguy cơ về tai nạn thương tích. Vì vậy, chúng các trạm y tế xã để xây dựng một chương trình can tôi nhận định rằng việc kiểm soát các nguy cơ thiếu thiệp nâng cao kiến thức phòng bệnh về NCDs cho an toàn trong môi trường sống của NCT là cần thiết NCT đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng hợp lý, giảm hút và nên được truyền thông đến NCT cũng như người thuốc lá, uống rượu bia và thể dục thể thao đều đặn dân trong cộng đồng. cho NCT; khuyến khích và tăng cường sự tham gia của NCT trong chính các chương trình can thiệp này 5. Kết luận và khuyến nghị nhằm truyền thông rộng rãi các bệnh NCDs hay gặp cho cộng đồng NCT. Sức khoẻ của NCT tại địa bàn nghiên cứu nhìn chung là không tốt; mắc nhiều loại bệnh, trong đó Chính quyền địa phương cần có hành động can nhóm bệnh NCDs gồm các bệnh về xương khớp, thiệp như xử phạt và yêu cầu chấn chỉnh với những bệnh tăng huyết áp và tim mạch vẫn là phổ biến nhất. doanh nghiệp, cá nhân hiện có hoạt động gây ô nhiễm môi trường đối với người dân nói chung và Các kênh truyền thông sức khoẻ mà NCT tin NCT nói riêng trên địa bàn. tưởng chính là từ cán bộ y tế, hoặc là sự chia sẻ giữa những NCT với nhau. Hội YTCC Việt Nam phối hợp với các bên liên quan xây dựng các chương trình truyền thông giáo NCT hiện vẫn hút thuốc và uống rượu nhưng đã dục với sự tham gia của NCT về các vấn đề bảo vệ có xu hướng giảm. Thói quen ăn uống của NCT tại môi trường, phòng chống tai nạn thương tích (đội địa bàn nghiên cứu vẫn còn chưa tốt, thiếu phong mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, phòng tránh phú. Tuy nhiên, họ lại rất có ý thức giữ gìn nâng ngã, phòng tránh tai nạn khi tham gia lao động sản cao sức khoẻ khi thường xuyên tham gia tập thể dục xuất...) tại cộng đồng nhằm xây dựng cộng đồng an dưỡng sinh và đi bộ hàng ngày. toàn đối với NCT. 14 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39
  10. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo 5. UNFPA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi Việt nam, thực trạng dự báo và một số khuyến nghị chính sách. Tiếng Việt 2011 1. Dự án VIE022 (2011). Báo cáo điều tra về Người cao tuổi 6. Ủy ban quốc gia về NCT (2008), Báo cáo 5 năm thực hiện Việt Nam, năm 2011: Các kết quả chủ yếu. chương trình hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi, 2. Lê Vũ Anh, Đặng Huy Hoàng, Trần Vũ, Nguyễn Ngọc Nhà xuất bản Lao động. Bích, Nguyễn Tiến Thắng (2014), Đánh giá sức khoẻ và sự Tiếng Anh tham gia của người cao tuổi trong phát triển cộng đồng tại 3 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2010. Tạp chí Y 7. FAO, Overview of Participatory Rural Appraisal (PRA) tế Công cộng số 34: 20-27. 8. WHO (2002). Active Ageing – a Policy framework, 3. Tổng cục thống kê, 2011. Điều tra biến động dân số và kế Geneva, Switzeland. hoạch hóa gia đình. Nhà xuất bản Thống kê. 4. Tổng cục thống kê, 2013. Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nhà xuất bản Thống kê. Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 15