Cơ cấu nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập: Từ văn bản tới thực tế triển khai
Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc Hội thông qua năm 2010 đã đánh dấu một bước đổi mới quan trọng trong công tác quản lý cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) trên toàn quốc. Ngành y tế với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân thuộc phạm vi áp dụng của chính sách này. Bên cạnh đó, cơ cấu nhân lực tại các cơ sở y tế (CSYT) còn được quy định bởi các văn bản pháp quy nào, có mâu thuẫn, bất cập gì giữa các văn bản này trong quá trình thực hiện không là những câu hỏi nhóm nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất chính sách phù hợp. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà soát, phân tích các văn bản pháp quy liên quan và tổ chức 8 cuộc họp với đại diện các lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (ĐVSNYTCL) tại 8 tỉnh để thu thập thông tin trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, bên cạnh Luật viên chức cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ nội vụ đang được triển khai tại các ĐVSNYTCL, cơ cấu và công tác tuyển dụng, sử dụng nhân lực y tế còn được quy định bởi các văn bản khác như thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV quy định định mức biên chế tại các CSYT, thông tư 41/2011/TT-BYT về chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (KCB), Quyết định 816/QĐ-BYT năm 2012 về quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020… Một số bất cập giữa các văn bản đã bộc lộ trong quá trình thực hiện trong đó nổi bật là hạn chế của thông tư 08 so với định hướng phát triển nhân lực và ĐVSNYTCL những năm gần đây, bất cập trong tuyển dụng nhân sự y tế theo quy định trong nghị định 41 và nghị định 29 của Chính phủ cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai thông tư 41 về cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh do thiếu các hướng dẫn đồng bộ để thực hiện. Việc điều chỉnh và ban hành một thông tư mới thay thế thông tư liên tịch 08 là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn thực hiện quy định về thực hành để đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề (thông tư 41/2011/TT-BYT) với sự phối hợp của các bên liên quan để chính sách này được thực thi hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế
File đính kèm:
co_cau_nhan_luc_tai_cac_don_vi_su_nghiep_y_te_cong_lap_tu_va.pdf
Nội dung text: Cơ cấu nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập: Từ văn bản tới thực tế triển khai
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Cơ cấu nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập: Từ văn bản tới thực tế triển khai Lê Bảo Châu1, Nguyễn Minh Hoàng1, Trần Viết Hùng2, Nguyễn Xuân Chiến2, Nguyễn Phương Thùy1, Đỗ Mai Hoa1, Bùi Thị Thu Hà1 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc Hội thông qua năm 2010 đã đánh dấu một bước đổi mới quan trọng trong công tác quản lý cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) trên toàn quốc. Ngành y tế với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân thuộc phạm vi áp dụng của chính sách này. Bên cạnh đó, cơ cấu nhân lực tại các cơ sở y tế (CSYT) còn được quy định bởi các văn bản pháp quy nào, có mâu thuẫn, bất cập gì giữa các văn bản này trong quá trình thực hiện không là những câu hỏi nhóm nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất chính sách phù hợp. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà soát, phân tích các văn bản pháp quy liên quan và tổ chức 8 cuộc họp với đại diện các lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (ĐVSNYTCL) tại 8 tỉnh để thu thập thông tin trả lời câu hỏi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, bên cạnh Luật viên chức cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ nội vụ đang được triển khai tại các ĐVSNYTCL, cơ cấu và công tác tuyển dụng, sử dụng nhân lực y tế còn được quy định bởi các văn bản khác như thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV quy định định mức biên chế tại các CSYT, thông tư 41/2011/TT-BYT về chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (KCB), Quyết định 816/QĐ-BYT năm 2012 về quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020 Một số bất cập giữa các văn bản đã bộc lộ trong quá trình thực hiện trong đó nổi bật là hạn chế của thông tư 08 so với định hướng phát triển nhân lực và ĐVSNYTCL những năm gần đây, bất cập trong tuyển dụng nhân sự y tế theo quy định trong nghị định 41 và nghị định 29 của Chính phủ cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai thông tư 41 về cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh do thiếu các hướng dẫn đồng bộ để thực hiện. Việc điều chỉnh và ban hành một thông tư mới thay thế thông tư liên tịch 08 là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn thực hiện quy định về thực hành để đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề (thông tư 41/2011/TT-BYT) với sự phối hợp của các bên liên quan để chính sách này được thực thi hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế. Từ khoá: đơn vị sự nghiệp y tế công lập, văn bản pháp quy, cơ cấu nhân lực, viên chức Personal structure at public health care settings: from policies to implementation Le Bao Chau1, Nguyen Minh Hoang1, Tran Viet Hung2, Nguyen Xuan Chien2, Nguyen Phuong Thuy1, Do Mai Hoa1, Bui Thi Thu Ha1 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 165 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 116565 44/7/2016/7/2016 99:42:16:42:16 PPMM
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Law No.58/2010/QH12 on Public Employees issued by Congress in 2010 has been a milestone in the renewal of the human resource management in the public service units (PSUs) nationwide. The health sector with the mission of caring for people’s health is under the applicable scope of this new policy. Besides, which legislation also governs the structure of human resources in the health facilities (HFs)? Are there contradictions and discrepancies between the written documents and in their implementation processes? There were questions of interested; and on the finding basis, the research suggested appropriate policy proposals. The research team conducted a review and analysis of relevant legal documents and held 8 meetings with representatives of the leaders of public health service units (PHSUs) in 8 provinces to gather information to answer the research questions. Research findings show that, at present, besides Law on Public Employees, the decrees and circulars of the Government and the Ministry of Internal Affairs which are being deployed in the PHSUs, structure and the recruitment and usage of health workforce are also regulated by other documents such as Joint Circular No.08/2007/TTLT-BYT-BNV stipulated staffing norms in the HFs, Circular 41/2011/TT-BYT on certificates of clinical practice, Decision 816/QD-BYT issued in 2012 on Health workforce development plan period of 2012-2020... Some gaps between documents disclosed in the course of implementation which highlighted the limitations of the Circular 08 compared with oriental development of health workforce and PHSUs recent years; gaps in the medical recruitment as stipulated in Decree 41 and Decree 29 of the Government as well as the difficulties in the process of implementing the Circular 41 on providing practicing certificates for in-service health workers and medical graduates due to lack of the synchronized guidance to implement. The adjustment and promulgation of a new Circular replaces Joint Circular 08 is essential. Besides, there should be the guidance on implementation of Circular 41/2011/ TT-BYT in a synchronized and specific way, especially for practicing certificate, so this policy can be implemented effectively, contributing to improving the quality of human resource for health care. Key words: public health care setting, legal documents/regulations, personnel structure Tác giả: 1. Trường Đại học Y tế Công cộng 2. Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế 1. Đặt vấn đề phân bổ nhân lực trong toàn hệ thống vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu nhân lực y tế nói chung và Nhân lực y tế là nguồn lực quan trọng nhất để nhân lực có trình độ bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở, cũng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. như bác sĩ chuyên khoa y tế dự phòng vẫn còn phổ Vì vậy công tác quản lý và phát triển nguồn nhân biến. Mặt khác, số lượng cán bộ y tế tập trung nhiều lực y tế luôn được xem là một ưu tiên hàng đầu, có ở tuyến trung ương, tỉnh và chủ yếu ở thành thị. ý nghĩa quyết định tới hoạt động và phát triển của cả hệ thống y tế. Ở Việt Nam, hiện nay số lượng Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ về nhân lực y tế trên 10.000 dân được xếp vào nhóm “Thực trạng và nhu cầu cơ cấu chức danh nghề những nước có tỷ lệ cao (>5) và liên tục được cải nghiệp trong các ĐVSNYTCL”, nhóm nghiên cứu thiện. Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong gồm các cán bộ của Trường Đại học Y tế Công cộng việc tăng cường nhân lực y tế nói chung và nguồn (YTCC) và Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y tế đã tiến hành nhân lực cho y tế cơ sở nói riêng, nhưng cơ cấu và thu thập, rà soát những văn bản quy phạm pháp luật 166 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 116666 44/7/2016/7/2016 99:42:16:42:16 PPMM
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | liên quan đến cơ cấu nhân lực và chức danh nghề 3. Kết quả nghiệp áp dụng tại các ĐVSNYTCL và phân tích những bất cập trong quá trình thực hiện những văn 3.1. Tổng quan các văn bản pháp quy về bản này trên thực tế nhằm trả lời 2 mục tiêu nghiên cơ cấu nhân lực hiện đang thực hiện tại các cứu sau: ĐVSNYTCL: 1. Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật Công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu nhân lực hiện đang được thực hiện tại các y tế được lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm. ĐVSNYTCL; Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ giải pháp chiến lược về nguồn 2. Phân tích những bất cập của những văn bản nhân lực y tế: “Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về này trong quá trình triển khai tại các ĐVSNYTCL. số lượng, chất lượng và cơ cấu, sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp Trên cơ sở đó, đề xuất những thay đổi về chính ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch sách phù hợp với đặc thù của ngành y tế cũng như phát triển ngành ”. chiến lược phát triển trong tương lai. Trong số các văn bản pháp quy liên quan đến 2. Phương pháp nghiên cứu nhân lực y tế, thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- BYT-BNV ban hành ngày 05/6/2007 hiện là văn Với mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, nhóm nghiên bản duy nhất đưa ra hướng dẫn cụ thể về số lượng cứu đã thực hiện thu thập và rà soát các văn bản biên chế và cơ cấu chuyên môn cơ bản cho các loại quy phạm pháp luật có liên quan tới các từ khoá như hình cơ sở y tế công lập. Theo thông tư này, các đơn “cơ cấu nhân lực”, “nhân lực y tế” và “đơn vị sự vị sự nghiệp y tế được chia thành 3 nhóm chuyên nghiệp công lập” chưa bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực. môn: khám chữa bệnh, y tế dự phòng và kiểm định, Tổng cộng có 19 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm nghiệm. Với các cơ sở KCB, định mức biên chủ đề liên quan được thu thập và rà soát. Các văn chế được xây dựng dựa vào số lượng giường bệnh bản này được ban hành bởi Bộ Chính trị, Quốc Hội, kế hoạch và công suất sử dụng giường bệnh trung Chính phủ, Bộ nội vụ và Bộ Y tế dưới dạng Nghị bình của 3 năm gần nhất; loại hình của cơ sở KCB; quyết Trung ương (TW), Luật, Nghị định, Quyết hạng của cơ sở KCB; tuyến kỹ thuật và khả năng định, Thông tư (hoặc thông tư liên tịch). Hai văn bản tài chính. Đối với các cơ sở YTDP, định mức biên dành cho đối tượng công chức được loại ra, còn lại chế được xây dựng dựa trên quy mô dân số, đặc 17 văn bản có liên quan được rà soát, tóm tắt và đưa điểm địa lý, tuyến chuyên môn kỹ thuật, hạng của vào ma trận để so sánh, phân tích các điểm phù hợp, đơn vị sự nghiệp, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, chưa phù hợp và bất cập giữa các văn bản. đặc điểm kinh tế xã hội, sinh thái từng vùng và khả năng tài chính để bảo đảm đủ số lượng nhân sự Thông tin cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai làm việc theo giờ hành chính và thường trực phòng, được thu thập qua 8 cuộc họp với đại diện các chống dịch bệnh. Thông tư cũng đưa ra hệ số điều ĐVSNYTCL được thực hiện tại 8 tỉnh gồm Lào chỉnh theo vùng địa lý, tình trạng quá tải bệnh nhân Cai, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Gia Lai, và theo một số đặc thù của cơ sở YTDP. thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Kiên Giang. Các tỉnh này được chọn đại diện cho các vùng sinh Về mặt chiến lược, ngành y tế có 2 văn bản thái và mức độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau quan trọng gồm Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ban trên toàn quốc. Tại mỗi tỉnh, đại diện các đơn vị hành ngày 30/6/2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể sự nghiệp tham gia thảo luận gồm Sở Y tế, Bệnh phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và viện tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh, tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số 816/QĐ- trung tâm phòng chống (TTPC) HIV/AIDS, Trung BYT ban hành ngày 16/3/2012 phê duyệt quy hoạch tâm Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm nghiệm, phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020. Các Bệnh viện huyện và Trung tâm y tế (TTYT) huyện. văn bản này đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản và ước Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức tính nhu cầu nhân lực CBYT trên phạm vi quốc gia của Trường Đại học Y tế Công cộng trước khi tiến để các cơ sở y tế tham khảo khi xây dựng kế hoạch hành thu thập số liệu. phát triển nhân lực của đơn vị mình. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 167 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 116767 44/7/2016/7/2016 99:42:16:42:16 PPMM
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Luật Viên chức được Quốc hội thông qua ngày Tiếp theo, nghị định số 41/2012/NĐ-CP ban 15/11/2010 gồm 6 chương, 62 điều quy định về viên hành ngày 8/5/2012 quy định nguyên tắc, căn cứ, chức, quyền, nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp làm và thẩm quyền quản lý vị trí việc làm trong công lập. Các ĐVSNYTCL thuộc phạm vi áp dụng ĐVSNYTCL. Để hướng dẫn thực hiện nghị định 41, của Luật. Luật đã làm rõ các khái niệm cơ bản: tháng 12/2012, thông tư 14/2012/TT-BNV ban hành đưa ra hướng dẫn cụ thể các bước xây dựng đề án vị - Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ trí việc làm tại các ĐVSNYTCL như sau: quan có thẩm quyền của Nhà nước; tổ chức chính - Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, trị; tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định quyền hạn của đơn vị; của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước; - Phân nhóm công việc; - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định - Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển vị trí việc làm trong đơn vị; dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, - Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị theo quy định - Xác định vị trí việc làm và tổng hợp thành danh của pháp luật; mục vị trí việc làm của đơn vị; - Chức danh nghề nghiệp (CDNN) là tên gọi thể - Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ việc làm; của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; - Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm; - Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với CDNN hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn - Xác định chức danh nghề nghiệp, hạng CDNN cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên tương ứng với vị trí việc làm và số lượng người chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản làm việc. lý viên chức trong đơn vị. Về chức danh nghề nghiệp, thông tư 12/2012/ Có thể thấy quy định về “chức danh nghề TT-BNV đã đưa ra những quy định hướng dẫn về nghiệp” thay cho quy định về “ngạch” đã thể hiện xây dựng CDNN và thay đổi CDNN đối với viên sự khác nhau giữa viên chức và công chức, giúp chức. Thực hiện thông tư này, mới đây, các CDNN phân định rõ đặc thù của viên chức là hoạt động y tế gồm bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sỹ và nghề nghiệp mang tính chuyên môn, nghiệp vụ chứ y tế công cộng đã được ban hành bởi thông tư số không mang tính quyền lực công. 10/2015/TTLT-BYT-BNV và thông tư số 11/2015/ TTLT-BYT-BNV. Theo đó, tiêu chuẩn nghiệp vụ Sau khi luật viên chức có hiệu lực thi hành (từ các ngạch bác sĩ, y sĩ quy định tại quyết định số 1/1/2012), một loạt các nghị định, thông tư đã được 415/TCCP-VC ngày 29/5/1993 và quy định về danh ban hành nhằm hướng dẫn các ĐVSNYTCL triển mục các ngạch bác sĩ, y sĩ ban hành kèm theo quyết khai thực hiện. Đầu tiên là nghị định 29/2012/NĐ- định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 bị bãi CP ngày 12/4/2012 quy định về tuyển dụng, bố trí, bỏ. Tương tự, quyết định số 28/2005/QĐ-BNV ngày phân công, thay đổi và thăng hạng chức danh nghề 25/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng; biệt phái, bổ nhiệm, hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y miễn nhiệm; đánh giá; thôi việc, nghỉ hưu và thẩm tế công cộng cũng bị thay thế bởi thông tư mới về quyền quản lý viên chức trong ĐVSNCL. Theo đó, CDNN y tế công cộng. viên chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, để tuyển dụng viên chức phải thành lập 3.2. Một số bất cập giữa văn bản và thực tế hội đồng tuyển dụng và tuân thủ quy trình tuyển triển khai tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập: dụng từ thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển tới tổ chức tuyển dụng và thông báo kết quả. Thông tư liên tịch 08/2007 sau 8 năm triển khai đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình mới 168 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 116868 44/7/2016/7/2016 99:42:16:42:16 PPMM
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | của ngành và những đổi mới trong công tác quản lý áp dụng cho các định mức biên chế, là cần tuyển viên viên chức tại các ĐVSNYTCL. Hạn chế lớn nhất chức thôi, chỉ dựa vào thông tư 08 so với nhu cầu về của thông tư này là chỉ đưa ra định mức biên chế, công việc, về chuyên môn là không đủ số lượng, do không bao gồm lao động hợp đồng trong khi cán bộ đó bệnh viện tuyển lao động ngoài rất nhiều” (Nhóm hợp đồng hiện đang tham gia công tác tại các CSYT 8, mã số 81112). chiếm số lượng không nhỏ, đặc biệt tại các bệnh viện. Thực tế cho thấy nhiều bệnh viện thực hiện cơ Đại diện một số bệnh viện cho rằng nghị định chế tự chủ không có đủ số lượng nhân lực (biên chế) 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm cũng như trong thông tư 08 quy định vì liên quan đến quỹ như nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định về quy trình lương và thu nhập tăng thêm hoặc “lách”, không tuyển dụng ban hành sau khi Luật Viên chức có tuyển đủ biên chế theo quy định mà tuyển cán bộ hiệu lực (năm 2012) đã phần nào hạn chế quyền hợp đồng nhằm giảm các chi phí về nhân lực. Lãnh và mức độ tự chủ về tuyển dụng cán bộ của các đạo bệnh viện tuyến cơ sở nêu thực tế tại bệnh viện ĐVSNYTCL theo tinh thần của Nghị định 43 của như sau: Chính Phủ năm 2006 (mới đây được thay thế bởi nghị định 16/2015/NĐ-CP). Ví dụ với bệnh viện “Ví dụ khung (thông tư) 08 đưa cho 1.1 là mức tối tuyến tỉnh, theo quy định của nghị định 41 thì việc thiểu, nhưng tôi chỉ cần tuyển 0,9 là tôi đã đủ đảm tuyển dụng nhân sự do Sở Y tế phụ trách trong khi bảo chất lượng phục vụ tốt bệnh nhân và đảm bảo bệnh viện lại là nơi sử dụng, nên có tình trạng nhân đời sống cho anh em rồi” (Nhóm 6, mã số 63112) sự do Sở tuyển không đáp ứng được yêu cầu công việc của bệnh viện trong khi nhân lực bệnh viện cần Trong khi đó, khối dự phòng và y tế cơ sở thì không không tuyển được. thường phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, khả năng tự chủ tài chính rất “Điên đầu với cái 43, nói là 43 là quyền tự chủ khó khăn do những ràng buộc, quy định liên quan tài chính nhân lực nhưng vẫn không quyết được, chưa đến chức năng nhiệm vụ, nên việc thuê cán bộ hợp có 41 ra đời thì 43 còn sống được, thì còn được quyền đồng ít phổ biến hơn, các cơ sở này thường phải “tận nhận nhân lực, khi có cái 41 lại không được nhận” dụng” tối đa số biên chế được phân bổ theo thông (Nhóm 3, mã số 3231). tư để có nhân lực hoàn thành nhiệm vụ. Một giám đốc cho rằng: Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định việc tuyển dụng viên chức phải theo đợt nhưng có những “Quá trình tự chủ về cơ bản là rất tốt, giúp cho trường hợp nghỉ hưu, hoặc thuyên chuyển công tác đơn vị chủ động trong việc cung cấp và nâng cao chất đột xuất thì các bệnh viện thiếu người nhưng lại lượng dịch vụ. Tuy nhiên, với bên dự phòng, đa số các không thể tuyển thêm do phải chờ đợt tuyển theo đơn vị đều hoạt động nhờ ngân sách nhà nước, hiếm đúng quy trình. đơn vị nào có nguồn thu nên tôi nghĩ rằng việc đẩy mạnh tự chủ, nhất là nguồn nhân lực thì càng khó, Cuối cùng là bất cập trong quy định về điều kiện vì không lấy đâu ra kinh phí để trả lương, phụ cấp đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo cho người ta trong khi nhu cầu tăng nhân lực là có”. Luật khám bệnh, chữa bệnh (40/2009/QH12) và sau (Nhóm 4, mã số 4271). đó là thông tư 41/2011/TT-BYT. Theo đó, sinh viên ngành y sau khi tốt nghiệp có các văn bằng chuyên Hạn chế thứ hai của thông tư 08 là việc tính môn liên quan đến y tế còn phải qua thời gian thực toán số lượng biên chế dựa trên số giường kế hoạch hành tại cơ sở KCB hoặc bệnh viện và có xác nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh. Thực tế, nhiều bệnh hoàn thành quá trình thực hành mới đủ điều kiện viện tuyến trung ương hoặc hạng đặc biệt nơi tình được cấp chứng chỉ hành nghề KCB. Thời gian thực trạng quá tải có thể lên tới 110-120% thì số lượng hành là 18 tháng với bác sỹ, 12 tháng đối với y sỹ, nhân lực theo thông tư 08 không thể đáp ứng được 09 tháng với hộ sinh viên, điều dưỡng viên, kỹ thuật nhu cầu và áp lực công việc, dẫn đến tình trạng quá viên. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn tải của nhân viên. về yêu cầu hay tiêu chuẩn của cơ sở thực hành, quy trình đăng ký và lựa chọn cơ sở thực hành cũng như “Hiện tại bệnh viện (hạng đặc biệt) cũng đang áp chế độ chi trả, hỗ trợ hoặc quyền lợi của người lao dụng một phần cái thông tư 08 thôi, thông tư 08 chỉ động trong thời gian thực hành. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 169 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 116969 44/7/2016/7/2016 99:42:16:42:16 PPMM
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 4. Bàn luận sỹ y học dự phòng, y sỹ và y tế công cộng đã được ban hành. Kết quả tổng quan các văn bản pháp quy về cơ cấu nhân lực trong lĩnh vực y tế cho thấy, hiện Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của ngành nay, thông tư liên tịch 08/2007 vẫn là cơ sở pháp lý y tế như Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 quan trọng nhất cho các ĐVSNYTCL tính toán số năm 2005 đã nêu “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần lượng nhân lực và xác định cơ cấu cần thiết giữa các được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc nhóm chuyên môn và bộ phận, từ đó có kế hoạch biệt” cùng với những thay đổi mang tính hệ thống xây dựng và phát triển nhân lực của đơn vị. Ở cấp về quy mô tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, số lượng, độ hệ thống, thông tư là một cơ sở quan trọng để tên gọi các đơn vị sự nghiệp y tế ở các tuyến nhằm so sánh định biên, cơ cấu và phân bổ nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức giữa các CSYT trong cùng nhóm chuyên môn, giữa khỏe nhân dân trong những năm qua, việc triển khai các nhóm chuyên môn, giữa các tuyến và các vùng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới cơ cấu miền để có điều chỉnh phù hợp. nhân lực tại các ĐVSNYTCL thời gian qua đã bộc lộ một số những bất cập. Bên cạnh đó, từ năm 2012, các ĐVSNYTCL bắt đầu triển khai thực hiện Luật Viên chức và các Kết quả thảo luận với đại diện các cơ sở y tế văn bản pháp quy về xây dựng vị trí việc làm, chức các tuyến cho thấy hiện nay nhiều bệnh viện không danh nghề nghiệp đối với viên chức và quy định đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu nhân lực biên chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (nghị định như quy định trong thông tư liên tịch 08-BNV-BYT. 29/2012/NĐ-CP, nghị định 41/2012/NĐ-CP, thông Có nhiều lý do cho việc không đảm bảo đủ định tư 14/2012 TT-BNV, thông tư 12/2012 TT-BNV). mức biên chế mặc dù tổng cán bộ (cả biên chế và Những chính sách này được nhận định là những cơ hợp đồng) tính trên giường bệnh tại một số bệnh sở pháp lý quan trọng để thực hiện đổi mới công viện trung ương và hạng đặc biệt thực tế cao hơn tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng đội định mức “sàn” trong thông tư. Bên cạnh thực tế ngũ viên chức tại các ĐVSNCL trong đó có đơn vị chi phí cho nhân viên hợp đồng thấp hơn chi phí sự nghiệp y tế. Nhìn chung, Luật và các thông tư, cho cán bộ biên chế và việc tuyển dụng viên chức nghị định liên quan đến cơ cấu nhân lực và công tác tại các bệnh viện khó khăn, còn có lý do bệnh viện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được ban không muốn tăng biên chế để giảm tối đa tổng kinh hành thống nhất và chặt chẽ, đưa ra các định nghĩa phí hay nguồn lực cho nhân sự. Số liệu thống kê sơ rõ ràng, cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho các đơn bộ của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho thấy các vị thực hiện. cán bộ hợp đồng tại các bệnh viện đa phần là điều dưỡng, y sĩ, kỹ thuật viên. Do đó, tỷ lệ cán bộ có Quá trình triển khai xây dựng đề án vị trí việc chức danh chuyên môn y tế khác (điều dưỡng, hộ làm và các chức danh nghề nghiệp của viên chức sinh, kỹ thuật viên) trên một bác sỹ nếu tính cả số theo chính sách mới được nhiều đại diện CSYT nhận cán bộ hợp đồng trong hệ thống KCB có thể còn cao định là cơ hội tốt giúp đơn vị rà soát lại tổ chức bộ hơn 1,39 như quy định trong thông tư 08, đặc biệt là máy, đội ngũ viên chức và xác định vị trí công việc tại tuyến TW. Có thể thấy, thông tư quan trọng này gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn cần được điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với thực vị. Việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh gắn với tế và những văn bản quy phạm ban hành sau này vị trí việc làm cũng giúp cho viên chức hiểu rõ các như Luật viên chức và các nghị định, thông tư về yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh, từ đó xác định rõ xây dựng vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp và kế hoạch đào tạo và phát triển để trang bị cho bản cơ cấu viên chức theo CDNN, tuyển dụng, sử dụng thân các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu vị trí việc và quản lý viên chức tại các ĐVSNCL nói chung và làm đang đảm nhiệm. Nhìn chung, nội dung các văn ĐVSNYTCL nói riêng. bản này đều nhấn mạnh tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân và đơn vị trong công tác lập Nghị định 41/2012/NĐ-CP có hiệu lực đã bãi bỏ kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, những quy định về biên chế tại nghị định 43/2006/ bồi dưỡng viên chức dựa trên chức năng, nhiệm vụ NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định và yêu cầu công việc của đơn vị hiện tại và trong quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với ĐVSNCL, tương lai. Đến nay, các CDNN y tế như bác sỹ, bác khiến cho các BV đã thực hiện tự chủ về nhân sự 170 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 117070 44/7/2016/7/2016 99:42:16:42:16 PPMM
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | theo nghị định 43 gặp khó khăn trong việc tuyển trí việc làm gắn với CDNN. Trong ngành y tế, thông dụng. Quy trình tuyển dụng qua nhiều công đoạn tư liên tịch 08 ban hành từ năm 2007 vẫn là cơ sở và mất nhiều thời gian dẫn đến việc cơ sở y tế gặp pháp lý quan trọng nhất để tính toán số lượng biên khó khăn do thiếu nhân lực làm việc hoặc không chế và xác định cơ cấu nhân lực tại các ĐVSNYTCL. tuyển được cán bộ theo nhu cầu do thời gian chờ đợi Ngoài ra, thông tư 41 /2011/TT-BYT quy định về thủ tục hành chính quá dài. Chắc chắn vướng mắc chứng chỉ hành nghề đối với CBYT cũng là một chính này không chỉ gặp trong ngành y tế mà còn gặp ở sách quan trọng có ảnh hưởng tới việc tuyển dụng, sử các ngành khác, tuy nhiên với đặc thù nhân lực của dụng và quản lý nhân sự tại các cơ sở y tế. ngành luôn trong tình trạng thiếu về số lượng và mất cân đối về cơ cấu, khó khăn có thể làm trầm Quá trình triển khai thực hiện văn bản pháp quy trọng thêm những vấn đề trên. này tại các ĐVSNYTCL đã cho thấy một số bất cập trong đó nổi bật là hạn chế của thông tư 08 quy định Thông tư 41/2011/TT-BYT về chứng chỉ hành về số lượng và cơ cấu biên chế so với thực tế tuyển nghề của CBYT được ban hành và có hiệu lực từ dụng và sử dụng cán bộ biên chế, hợp đồng khác 1/1/2012 là một chính sách rất quan trọng nhằm nhau của các cơ sở y tế. Thông tư này cũng chưa chuẩn hoá nhân lực làm công tác khám chữa bệnh, cập nhật với những văn bản quy phạm ban hành sau nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy hội nhập như Luật viên chức và các nghị định, thông tư về quốc tế. Điều kiện về thời gian thực hành tại cơ sở xây dựng vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp khám chữa bệnh theo chuyên môn phù hợp để được và cơ cấu viên chức theo CDNN. Mặt khác, việc cấp chứng chỉ là cần thiết, tuy nhiên việc thiếu các triển khai nghị định 41 và 29 của Chính phủ về vị hướng dẫn đồng bộ để thực thi có thể ảnh hưởng quan trí việc làm và tuyển dụng viên chức đang dẫn tới trọng tới “đầu vào” của nguồn nhân lực khám chữa một số khó khăn nhất định cho các ĐVSNYTCL bệnh, về tổng thể và dài hạn sẽ tác động tới số lượng trong quá trình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ cấu nhân lực y tế. Rõ ràng, việc phối hợp giữa theo định hướng của Chính phủ. Cuối cùng, việc ban cơ sở đào tạo, cơ sở hướng dẫn thực hành và đơn vị hành thông tư 41/TT-BYT về chứng chỉ hành nghề sử dụng lao động để đảm bảo sinh viên ngành y sau của CBYT nhưng chưa có các hướng dẫn đầy đủ khi tốt nghiệp có được chứng chỉ hành nghề và tham và đồng bộ đang là những khó khăn trong công tác gia công tác khám chữa bệnh phù hợp với chuyên tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ tại các cơ sở ngành được đào tạo, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của y tế, ảnh hưởng tới cơ cấu cán bộ và chiến lược phát cơ sở y tế cũng như quy hoạch phát triển nhân lực triển nhân lực ngành y tế. của ngành là hết sức quan trọng. Trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia trong việc thực thi quy định 6. Khuyến nghị này cũng cần được xác định rõ, nhất là đối với sinh viên ngành y, khi họ không còn là sinh viên do đã tốt Từ những kết quả trên đây, một số khuyến nghị nghiệp nhưng lại chưa phải là lao động chính thức do được đưa ra như sau: chưa có chứng chỉ hành nghề. - Cần điều chỉnh hoặc ban hành một thông tư Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là sử dụng mới thay thế thông tư liên tịch 08/2007 hướng dẫn phương pháp định tính để thu thập thông tin nên kết định mức và cơ cấu nhân lực tại các cơ sở y tế công quả có tính đại diện thấp. lập cập nhật với những quy định trong Luật viên chức, quy định về cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL 5. Kết luận theo nghị định 16/2015/NĐ-CP, đặc biệt là tự chủ về nhân sự cũng như những thay đổi trong hệ thống Công tác quản lý và phát triển viên chức nói tổ chức của ngành hiện tại và trong tương lai. chung và của ngành y tế nói riêng đang có những đổi mới quan trọng dựa trên sự ban hành Luật Viên chức - Cần ban hành hướng dẫn cụ thể để thực thi và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Luật và các quy hoạch về thực hành cho sinh viên tốt nghiệp văn bản quy phạm này đã đưa ra những khái niệm ngành y hoặc CBYT để đủ điều kiện xin cấp chứng rõ ràng, thống nhất về viên chức, chức danh nghề chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Đặc biệt cần xây nghiệp và vị trí việc làm, trong đó, số lượng người dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục, cơ sở làm việc, cơ cấu viên chức được xác định dựa trên vị thực hành và đơn vị tuyển dụng, sử dụng nhân lực Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 171 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 117171 44/7/2016/7/2016 99:42:17:42:17 PPMM
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | cũng như có phương án hỗ trợ cho những đối tượng Luật Khám chữa bệnh và thông tư 41/2011/TT- trên trong thực hành. Điều này sẽ góp phần quan BYT) được thực thi hiệu quả, nâng cao chất lượng trọng để quy định về chứng chỉ hành nghề (theo nguồn nhân lực y tế một cách bền vững. Tài liệu tham khảo nghiệp công lập 1. Trần Lan Anh (2013), “Thực trạng nguồn nhân lực trình 6. Quyết định 153/2006 QĐ TTg ban hành ngày 30/6/2006 độ cao ngành y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2010”, Tạp phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt chí y học thực hành (895), tr. 2. Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 2. Bộ Y tế - Vụ Tổ chức Cán bộ (2012), Báo cáo nhân lực y 7. Thông tư liên tịch số 08/2007 TTLT-BYT-BNV ban hành tế trong 9 tháng đầu năm 2012. ngày 5/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước 3. Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 - Tăng cường dự phòng và kiểm 8. Luật khám bệnh, chữa bệnh Số: 40/2009/QH12 được soát bệnh không lây nhiễm, Hà nội. thông qua ngày 23/11/2009 4. Bộ Y tế Việt Nam và Nhóm đối tác y tế (2010), Báo cáo 9. Luật số 58/2010/QH12 : Luật Viên chức thông qua ngày chung tổng quan ngành y tế năm 2009. 15/11/2010 5. Viện chiến lược và chính sách y tế (2015), Hội nghị tăng 10. Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 Hướng dẫn cường Y tế cơ sở cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hướng tới cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với Bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 6. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2012), Phân tích các 11. Quyết định số 816/QĐ – BYT ngày 16/3/2012 phê duyệt yếu tố ảnh hu#ởng tới khả năng thu hút và duy trì nhân lực y quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020 tế ở khu vực miền núi, Hà nội. 12. Nghị định số 29/2012/NĐ – CP ngày 12/4/2012 về tuyển Danh mục các văn bản pháp quy rà soát trong nghiên cứu: dụng, sử dụng và quản lý viên chức 1. Quyết định số 78/2004 QĐ – BNV ban hành ngày 13. Nghị định số 41/2012 NĐ – CP ngày 8/5/2012 Quy định 3/11/2004 về danh mục các ngạch công chức về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập 2. Nghị định chính phủ số 204/2004 NĐ-CP ban hành ngày 14. Thông tư số 14/2012 TT – BNV ngày 18/12/2012 Hướng 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức dẫn thực hiện nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí viên chức và lực lượng vũ trang việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập 3. Nghị quyết 46-NQ/TW ban hành ngày 23/2/2005 về công 15. Thông tư số 12/2012 TT – BNV ngày 18/12/2012 Quy tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề tình hình mới nghiệp đối với viên chức 4. Thông tư 23/2005 BYT ban hành ngày 25/8/2005 Hướng 16. Thông tư số 10/2015/TTLT – BYT – BNV ngày dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế 27/5/2015 ban hành chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng và y sỹ 5. Nghị định 43/2006 NĐ-CP ban hành ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm 17. Thông tư số 11/2015/TTLT – BYT – BNV ngày 27/5/2015 vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự ban hành chức danh nghề nghiệp y tế công cộng. 172 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 117272 44/7/2016/7/2016 99:42:17:42:17 PPMM