Cập nhật mụn trứng cá theo y học chứng cứ
I: chứng cứ mạnh từ nghiên cứu có chứng, ngẫu nhiên, đa thiết kế tốt
II: chứng cứ mạnh từ ít nhất một nghiên cứu có chứng, ngẫu nhiên, thiết kế thích hợp với cỡ tương ứng
III: chứng cứ từ nghiên cứu không ngẫu nhiên, đơn nhóm trước/sau, loạt thời gian, nghiên cứu chứng từng trường hợp
IV: chứng cứ từ những nghiên cứu thiết kế tốt không thực nghiệm từ hơn một trung tâm hoặc nhóm nghiên cứu
V: Ý kiến của các tác giả uy tín, dựa trên chứng cứ lâm sàng, nghiên cứu mô tả, hoặc báo cáo của các hội đồng chuyên môn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cập nhật mụn trứng cá theo y học chứng cứ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
cap_nhat_mun_trung_ca_theo_y_hoc_chung_cu.ppt
Nội dung text: Cập nhật mụn trứng cá theo y học chứng cứ
- CẬP NHẬT MỤN TRỨNG CÁ THEO Y HỌC CHỨNG CỨ Bs Trương Lê Anh Tuấn 1
- Journal of the American Academy of Dermatology Volume 60, Issue 5, Supplement 1, May 2009, Pages S1-S50 2
- NỘI DUNG CẬP NHẬT ◼ Là bệnh mãn tính ◼ Sinh lý bệnh ◼ Điều trị, laser và quang trị liệu ◼ Điều trị duy trì ◼ Sẹo mụn trứng cá ◼ Gắn bó điều trị 3
- ĐỊNH NGHĨA VỀ MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ ◼ I: chứng cứ mạnh từ nghiên cứu có chứng, ngẫu nhiên, đa thiết kế tốt ◼ II: chứng cứ mạnh từ ít nhất một nghiên cứu có chứng, ngẫu nhiên, thiết kế thích hợp với cỡ tương ứng ◼ III: chứng cứ từ nghiên cứu không ngẫu nhiên, đơn nhóm trước/sau, loạt thời gian, nghiên cứu chứng từng trường hợp ◼ IV: chứng cứ từ những nghiên cứu thiết kế tốt không thực nghiệm từ hơn một trung tâm hoặc nhóm nghiên cứu ◼ V: Ý kiến của các tác giả uy tín, dựa trên chứng cứ lâm sàng, nghiên cứu mô tả, hoặc báo cáo của các hội đồng chuyên môn. 4
- Mụn trứng cá được xem là một bệnh mãn tính ◼ Mức độ chứng cứ: V ◼ Đặc tính: ◼ Tái phát ◼ Bệnh tiến triển kéo dài ◼ Biểu hiện thành các bộc phát cấp hoặc khởi phát chậm ◼ Ảnh hưởng về mặt tâm lý và xã hội ◼ Cần điều trị sớm và tích cực ◼ Để có hiệu quả tối ưu thường cần điều trị duy trì 5
- Có gì mới trong bệnh sinh của mụn trứng cá? ◼ Hiện tượng viêm xuất hiện trước tăng sừng hóa ◼ P acnes gây viêm qua việc hoạt hóa receptor toll-like (TLR) ở màng tế bào viêm ◼ Receptor hoạt hóa tăng sinh peroxisome điều hòa một phần việc sản xuất chất bả ◼ Tuyến bả là một cơ quan thần kinh nội tiết-viêm phối hợp và thể hiện đáp ứng tại chỗ với stress và những chức năng bình thường. ◼ Androgen ảnh hưởng lên tế bào sừng ở nang lông ◼ Lipid bị oxy hóa ở chất bả có thể kích thích sản xuất chất trung gian viêm ◼ MMP (matrix metalloproteinase) có ở chất bả và giảm khi những thương tổn mụn được điều trị 7
- Chiến lược để hạn chế đề kháng kháng sinh là điều quan trọng trong điều trị mụn trứng cá Mức độ của chứng cứ: V ◼ Chế độ điều trị nhằm giới hạn hoặc chỉ nhằm giảm tỉ lệ đề kháng với kháng sinh được đề cập ◼ Ngoài P Acnes có thể có nhiều vi khuẩn sinh bệnh khác đi kèm bị đề kháng kháng sinh ◼ Tỷ lệ đề kháng cao liên quan với việc dùng kháng sinh ngoại trú nhiều 8
- ◼ Dùng kháng sinh uống có thể gây nên khuẩn chí đề kháng ở tất cả vị trí cơ thể; kháng sinh bôi gây nên đề kháng ở vị trí da điều trị ◼ Kháng sinh uống dùng trong mụn trung bình đến trung bình nặng ◼ Kháng sinh bôi dùng trong mụn nhẹ đến trung bình chỉ khi kết hợp với benzoyl peroxide (BPO) và retinoid tại chỗ ◼ Giới hạn thời gian dùng kháng sinh và đánh giá đáp ứng với kháng sinh, dùng liên tục 6- 12 tuần 9
- ◼ Dùng benzoyl peroxide đồng thời dưới dạng bôi hoặc rửa ◼ Dùng BPO 5-7 ngày giữa các đợt kháng sinh có thể giảm vi khuẩn đề kháng ở da; tuy nhiên BPO không có khả năng trừ căn hoàn toàn vi khuẩn đề kháng ◼ Tránh dùng kháng sinh bôi hoặc uống đơn trị liệu trong điều trị cấp hoặc duy trì ◼ Tránh dùng đồng thời KS uống và bôi mà không có BPO, đặc biệt nếu thuốc khác nhau: ◼ Tăng nguy cơ vi khuẩn đề kháng ◼ Không có tác dụng hiệp đồng 10