Bài giảng mô đun Tiện ren tam giác

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ REN

Ren và các mối ghép ren được dùng rộng rãi trong chế tạo máy. Vì vậy cắt ren là một trong những nguyên công được được thực hiện nhiều trên máy tiện.

Ren dùng để kẹp chặt như vít và đai ốc hay để truyền chuyển động tịnh tiến như như kích, trục vít  và đai ốc trong máy tiện hoặc các loại dụng cụ đo... 

1.   Sự hình thành ren:

    Ren được hình thành do sự phối hợp hai chuyển động: Chuyển động quay của vật gia công và chuyển động tịnh tiến của dao ( hình 22.1 a). Khi vật gia công quay một vòng thì dao dịch chuyển được một khoảng. Khoảng dịch chuyển của dao là bước xoắn Px của ren.

2.   Phân loại ren:

Căn cứ để phân loại ren: 

-     Ren được hình thành trên mặt trụ gọi là ren trụ 

-     Ren được hình thành trên mặt côn gọi là ren côn.

-    Ren hình thành trên mặt ngoài gọi là ren ngoài

-    Ren hình thành trên mặt trong gọi là ren trong. Ren vít - ren ngoài ( h 22.1.1a), còn ren đai ốc - ren trong (h 22.1.1b).

-    Dựa vào hình dạng prôfin của ren chia ra: 

-    Ren tam giác gọi là ren vít xiết để nối hãm các chi tiết với nhau. Ren tam giác có: 

+    Ren tam giác hệ mét (h22.1.2a) 

+    Ren tam giác hệ Anh (h22.1.2b) 

-    Ren truyền chuyển động:

+   Ren thang cân (h22.1.2c) 

+   Ren thang vuông (ren tựa) (h22.1.2d ) 

+   Ren vuông (h22-2đ) 

+   Ren tròn dùng để truyền chuyển động giữa các bộ phận, chi tiết nặng của máy (h 22-2e)

doc 37 trang thiennv 08/11/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng mô đun Tiện ren tam giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_mo_dun_tien_ren_tam_giac.doc

Nội dung text: Bài giảng mô đun Tiện ren tam giác

  1. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí 2. Ren tam giác hệ Anh Ren tam giác hệ anh có trắc diện hình tam giác cân (hình 22.1.7), đỉnh và đáy ren bằng đầu, kích thước ren đo bằng inhsơ, 1 inhsơ = 25,4 mm. Giữa đỉnh và đáy ren có khe hở. • Góc ở đỉnh bằng 550 • Bước ren là số đầu ren nằm trong 1 inh sơ: • Chiều cao lý thuyết: H= 0,9605.P • Chiều cao thực hành: h=0,64.P • Đường kính trung bình: d2= d-0,32P • Đường kính đỉnh ren mũ ốc: d1= d-1,0825.P • Đường kính chân ren mũ ốc: d3= d+0,144.P • Đường kính chân ren vít: d4= d-1,28.P Hình 22.1.7 Trắc diện của ren tam giác hệ anh Bảng 22.1. Ren hệ Anh với góc trắc diện 550 Kích thước, mm Đường kính ren Khe hở Số Kích vòng thước Bước ren Chiều danh ngoài trung trong ren trong cao nghĩa Z Z d bình d d P 1 ren của ren 2 1 inhsơ (inh sơ) n 3/16 4,762 4.0850 3.408 0.132 0.152 1.058 24 0.677 1/4 6,350 5.537 4.724 0.150 0.186 1.270 20 0.814 5/16 7,938 7.034 6.131 0.158 0.209 1.411 18 0.903 3/8 9,525 8.509 7.492 0.165 0.238 1.588 16 1.017 (7/16) 11,112 9.951 7.789 0.182 0.271 1.814 14 1.162 1/2 12,700 11.345 9.989 0.200 0.311 2.117 12 1.355 (9/16) 14,288 12.932 11.577 0.208 0.313 2.117 12 1.355 5/8 15,875 14.397 12.918 0.225 0.342 2.309 11 1.479 Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang11
  2. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí 3/4 19,050 17.424 15.798 0.240 0.372 2.540 10 1.626 7/8 22,225 20.418 18.611 0.265 0.419 8.822 9 1.807 1 25,400 23.367 21.334 0.290 0.446 3.175 8 2 033 1 1/8 28,575 26.252 23.929 0.325 0.531 3.629 7 2.323 1 1/4 31,750 29.427 27.104 0.330 0.536 3.629 7 2.323 (1 3/8) 34,925 32.215 29.504 0.365 0.626 4.233 6 2.711 3. Ren ống Dùng trong mối ghép ống để lắp ghép các chi tiết ống có yêu cầu khít kín, prôfin ren ống là một hình tam giác cân, góc trắc diện 550, các kích thước đo theo đơn vị inhsơ. Ren ống có hai loại: Ren ống trụ và ren ống côn. a) Ren ống hình trụ: Hình 22.1.7. Trắc diện của ren ống trụ Góc trắc diện của ren ống là 55 0, đỉnh ren và chân ren lượn tròn ( Hình 22.1.7). Bước ren đo theo số vòng ren trong 1 inhsơ. Ký hiệu là G. Hình dạng và kích thước của ren ống trụ quy định trong TCVN 468189- 89. (bảng phụ lục 22.1.3) Bảng: Ren ống hình trụ Ký Đường kính ren Bước Số Chiều Số vòng ren hiệu ngoài trong trung ren P vòng cao Trong Trong ren(inh d d1 bình ren ren 1 inh 127 sơ) d2 trong h1 sơ mm 1 n1 inhsơ n (1/8) 9.729 8.567 9148 0.907 0.581 0.125 28 140 1/4 13.158 11.446 12.302 1.337 0.856 0.184 19 95 3/8 16.663 14.951 15.807 1/2 20.956 18.632 19.794 (5/8) 22.912 20.588 21.750 1.814 1.814 0.249 14 70 3/4 26.442 24.119 25.281 (7/8) 30.202 27.878 29.040 1 33.250 30.293 31.771 2.309 1.479 0.317 11 56 (11/8) 37.898 34.911 36.420 Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang12
  3. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí 11/4 41.912 38.954 40.423 Ghi chú: Cố gắng không dùng đường kính ren trong dấu ngoặc. b) Hình dáng và kích thước của ren ống hình côn Mặt côn cần cắt ren ống côn có góc dốc là    ( Hình 22.1.8.8). Ren côn ký hiệu là R, Hình dạng và kích thước của ren ống côn quy định trong TCVN 46831-81. (bảng phụ lục 22.1.4) Hình 22.1.8. Trắc diện ren ống côn Bảng 22.1. Bảng ren ống côn Kích thước, mm Ký Đường kính ren Bước Chiều Bán Số vòng ren hiệu ngoài trong trung ren cao kính trên 1 trên kích d d1 bình P ren h đỉnh inhsơ 127 thước d2 ren và n mm ren, chân n1 inhsơ ren 1/8 9.729 8.567 9.148 0.907 0.581 0.125 28 140 1/4 13.158 11.446 12.302 1.337 0.856 0.184 19 95 3/8 16.663 14.951 15.807 1/2 20.956 18.632 19.794 5/8 22.912 20.588 21.750 3/4 26.442 24.119 25.281 2.309 1.479 0.317 11 56 1 33.250 30.293 31.771 11/4 41.912 38.954 40.433 4. Ký hiệu các loại ren Ví dụ: M20x2,5. Ren hệ mét một đầu mối, đưòng kính danh nghĩa của ren 20 mm, bước xoắn 2,5 mm, có hướng xoắn phải- Ren hướng xoắn trái thì ghi chữ  ở cuối ký hiệu ren. Nếu ren có nhiều đầu mối thì ghi bước ren P, sau đó là số đầu mối. Ví dụ: Ren vuông V24x2x2; ren thang phải Tr20x4; ren thang trái Tr20x2x2-LH. 5. Cách đo bước ren, bước xoắn, đường kính đỉnh ren và chiều cao ren. 1. Đo bước ren: - Cách thứ nhất: Dùng thước lá đo 11 đầu ren, nếu ren tam giác, còn các loại ren khác đo 10 khoảng lồi và 10 khoảng lõm, bước ren đo được bằng 1/10 chiều dài đoạn vừa đo. Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang13
  4. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí Hình 22.1.9. Đo bước ren bằng thước lá Ví dụ: Trên hình 22.1.9 dùng thước lá đo khoảng cách trên 11 đỉnh ren được 40 mm, như vậy: bước ren - Cách thứ hai: Dùng dưỡng đo ren (hình 22.1.10) - Kiểm tra bước ren và góc trắc diện của ren: Chọn dưỡng có ghi bước ren phù hợp, áp lên mặt ren nếu vừa sít là được. Hình 22.1.10. Đo bước ren và đường kính trung bình bằng bạc cữ đo ren - Cách thứ ba: Dùng giấy in trực tiếp hình ren rồi dùng thước lá hoặc thước cặp đo như khi cách thứ nhất. Có thể dùng cách này khi cần xác định bước ren ở những chỗ mà khó dùng thước để đo được. - Cách thứ tư : Dùng trục cữ và bạc cữ đo ren: Nếu kiểm tra ren ngoài - dùng bạc cữ đo ren, nếu kiểm tra ren trong – dùng trục cữ đo ren. Hình 22.1.11. Đo bước ren và đường kính trung bình bằng bạc cữ đo ren 1. Chi tiết. 2. bạc cữ đo ren Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang14
  5. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí BÀI 2: NGUYÊN TẮC TẠO REN VÀ CÁCH TÍNH BÁNH RĂNG THAY THẾ GIỚI THIỆU Muốn thực hiện việc tiện ren bằng dao tiện trên máy tiện người thợ tiện cần phải biết nguyên lý tạo ren nhằm linh hoạt hơn trong việc xử lý các bước ren cần cắt mà không có trong bảng bước ren của máy. Lúc này người thợ cần phải tính toán và thay lắp được bánh răng thay thế để cắt được bước ren theo yêu cầu. I. NGUYÊN TẮC TẠO REN Khi tiện các loại ren trên máy tiện thường đạt độ chính xác cao. Quá trình tiện ren là quá trình dùng dao tiện ren chuyển động tịnh tiến còn phôi thực hiện chuyển động quay. Bước ren đạt đượclớn hay nhỏ phụ thuộc khoa dịch chuyển của dao khi phôi quay được 1 vòng. Khi tiện ren dao dịch chuyển được là nhờ có trục vít me và đai ốc hai nữa. Để cắt ren trên máy tiện cần nắm được xích truyền động giữa trục chính và trục vít me của máy. Hình 22.2.1. Sơ đồ nguyên lý cắt ren bằng dao tiện Sau một vòng quay của trục vít me thì dao chuyển động tiến một khoảng bằng bước xoắn của vít me Pm. .Trên bề mặt vật gia công sẽ vạch được đường ren có bước xoắn là: PX= Pm . n vít me PX : Bước ren cần cắt Pm : Bước ren trục vít me n vít me : Tốc độ quay của trục vít me Tốc độ quay của trục vít me phụ thuộc vào tốc độ quay của trục chính và tỷ số truyền động gữa trục chính và trục vít me. n vít me= n trục chính . i hoặc Px = n . i . Pm Trong đó : n - Số vòng quay của trục chính. I - Tỉ số truyền chung giữa trục chính và trục vít me. Xích truyền động qua bộ bánh răng đảo chiều, bộ bánh răng thay thế và hộp bước tiến. Tỉ số truyền chung là: i = ip. itt . ib.tiến Trong đó: ip : Bộ bánh răng đảo chiều itt : Bộ bánh răng thay thế ib.tiến : Hộp bước tiến Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang15
  6. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí 1. Công thức tính bước ren cần cắt sau một vòng quay của trục chính: Px = 1. ip . itt . Pm ; Trong đó : ip - là tỉ số truyền động của cơ cấu đảo chiều Px - Bước ren cần cắt. Pm - Bước ren của trục vít me. . itt - Tỉ số truyền động của bộ bánh răng thay thế cần tính toán và thay lắp. ZC1; ZC2 là các bánh răng chủ động. ZB1. ZB2 là các bánh răng bị động. Kèm theo máy thường có một bộ bánh răng thay thế với số răng (bội số của 5) 20 đến 120 răng và phụ thêm các bánh 127 dùng để tiện ren hệ Anh. 2. Thử lại sau khi tính bánh răng thay thế: Px = 1. ip . itt . Pm 3. Kiểm tra điều kiện ăn khớp: - Nếu lắp hai bánh răng thì phải lắp thêm bánh răng trung gian Để các bánh răng sau khi tính toán lắp vào cầu bánh răng thay thế không bị chạm trục phải kiểm tra lại theo công thức kinh nghiệm: - Nếu lắp hai cặp bánh răng thì: ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15 20 răng) ZC2 + ZB2 > ZB1 + (15 20 răng) - Nếu lắp ba cặp bánh răng thì: ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15  20 răng) ZC3+(15  20 răng) ZB1 + (15  20 răng) ZC3 + ZB3 > ZB2 + (15  20 răng) II. TÍNH BÁNH RĂNG THAY THẾ Đối với các máy tiện hiện đại, khi muốn tiện các bước ren khác nhau, ta chỉ thay đổi các tay vị trí tay gạt theo bảng hướng dẫn của máy. Khi tiện các bước xoắn không có trong bảng ta phải tính bánh răng thay thế để lắp. 1. Tiện ren bằng cách lắp hai bánh răng Ví dụ 1. Cần tiện ren có Px = 4 mm, Pm = 6 mm, ip= 1. Tính bánh răng và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. Giải 1.1.Tính bánh răng thay thế: PX = 1. ip . itt . Pm Giản ước hoặc nâng cả tử và mẫu số lên một số lần cho phù hợp với bánh răng. Vậy ta chọn một cặp bánh răng bất kỳ trong dãy đã tính Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang16
  7. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí 1.2.Thử lại cách tính toán PX = 1. ip . itt . Pm 1.3. Kiểm tra sự ăn khớp. Tính bánh răng trung gian: 1.4. Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. 2. Tính và lắp bốn bánh răng: Ví dụ 2. Cần tiện ren có PX = 3.25 mm , Pm = 12 mm, ip= 1. Tính bánh răng và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. Giải 2.1. Tính bánh răng thay thế: PX = 1. ip . itt . Pm 2.2. Thử lại cách tính toán PX = 1. ip . itt . Pm 2.3. Kiểm tra điều kiện căn khớp ZC1 + ZB1 ZC2 +(15  20 răng) 30 + 90 > 65 + 20 ZC2 + ZB2 ZB1 +(15  20 răng) 65 + 80 > 90 + 20 Vậy ta chọn các bánh răng ZC1 = 30; ZB1 = 90; ZC2 = 65; ZB2 = 80 2.4. Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế: Ví dụ 3. Tính và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế để tiện ren có P X = 0.35 mm , Pm = 6 mm, ip= 1, máy không có Z35 răng. Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang17
  8. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí Giải a). Tính bánh răng thay thế: PX = 1. ip . itt . Pm Vì máy không có Z35 nên phải phân tích ra 3 phân số: Do đó: b. Thử lại cách tính toán Px = 1. ip . itt . Pm c. Kiểm tra sự ăn khớp + ZC1 + ZB1 ZC2 +(15  20 răng); 20 + 100 > 70 + 15 + C3 +(15  20 răng) ZC2 + ZB2 ZB1 +(15  20 răng) 100 +15 25 +15 + ZC3 + ZB3 ZB2 +(15  20 răng); 25 + 75 > 80 + 15 Vậy ta chọn các bánh răng: ZC1 = 20; ZC2 = 70; ZC3 = 25 ZB1 = 100; ZB2 = 80; ZB3 = 75 d. Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. Ví dụ 4: Tính và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế để tiện ren có 8 ren trong 1 inhsơ, trục vít me của máy có bước ren 6 mm, ip= 1. Khi tiện ren hệ Anh tiện ren trên máy có trục vít me hệ Anh thì khi đổi ra đơn vị đo hệ Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang18
  9. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí Mét không phải con số chính xác mà dùng phân số tương đương theo bảng dưới đây: Đổi 1 inh sơ ra mm Giải 1. Máy có bánh răng Z127 1.1. Tính bánh răng thay thế: Biết: Pm = 6 mm; ip=1 Px = 1. ip . itt . Pm 1.2. Thử lại cách tính toán Px = 1. ip . itt . Pm Đã tính đúng 1. 3. Kiểm tra điều kiện ăn khớp - ZC1 + ZB1 ZC2 +(15  20 răng); 127 + 120 > 40 + 15 - ZC2 + ZB2 ZB1 +(15  20 răng) 40 + 80 80 +15 Vậy ta chọn các bánh răng: ZC1 = 127; ZC2 = 40 ZB1 = 80; ZB2 =120 Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang19
  10. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí 1.4. Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. 2. Máy không có bánh răng Z127 2.1. Tính bánh răng thay thế: Biết: ip=1 Px = 1. ip . itt . Pm 2. 2. Thử lại cách tính toán Px = 1. ip . itt . Pm Đã tính đúng 2.3. Kiểm tra điều kiện ăn khớp + ZC1 + ZB1 ZC2 +(15  20 răng) 55 + 65 > 50 + 15 + ZC2 + ZB2 ZB1 +(15  20 răng) 50 + 80 > 65 +15 Vậy ta chọn các bánh răng: ZC1 = 55; ZC2 = 50 ZB1 = 65; ZB2 = 80 2. 4. Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang20
  11. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí BÀI 3: TIỆN REN TAM GIÁC NGOÀI CÓ BƯỚC REN < 2 mm I. DAO TIỆN REN TAM GIÁC NGOÀI Trong sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ người ta cần đảm bảo độ đồng tâm giữa mặt ren với các bề mặt khác của chi tiết người ta thường tiện ren tam giác bằng dao thép gió hoặc dao hợp kim cứng trên máy tiện. Hình 22.3.1. Dao tiện ren a- Sơ đồ tiện ren ngoài. b. Dao tiện ren ngoài có hàn hợp kim cứng Tùy theo hình dáng và góc trắc diện của ren mà đầu dao có trắc diện tương ứng. Góc mũi dao  = 600 khi tiện ren tam giác hệ mét, khi tiện ren tam giác hệ Anh góc  55 0. Trong thực tế để tránh rãnh ren bị biến dạng người ta mài dao có góc mũi dao nhỏ hơn so với lý thuyết 20 - 30  Khi tiện thô góc thoát  thường mài khoảng 5 0100, khi tiện tinh góc  00. Muốn prôfin của ren đúng, ngoài việc mài góc mũi dao bằng prôfin của ren thì mũi dao phải gá đúng tâm máy. Để tránh làm thay đổi trắc diện của ren, góc thoát của dao tiện ren khi tiện tinh mài  0, khi tiện thô  5-100, góc sát 12150, còn khi cắt ren trong 180. 0 Góc sát phụ hai bên  = 2= 35 . Dao tiện ren là một dạng của dao tiện định hình. Thường dùng dao tiện ren là dao thanh, đầu dao và thân dao làm một loại vật liệu làm dao - thép gió, dao có hàn gắn hợp kim cứng (hình 22.3.1), dao có gắn hợp kim cứng bằng bích - bu lông (hình 22.3.2), thỉnh thoảng khi gia công ren cần độ chính xác cao hoặc tiện tinh sử dụng dao thanh đàn hồi (hình 22.3.3). Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang21
  12. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí Hình 22.3.2. Dao tiện ren có cơ cấu kẹp mẫu hợp kim 1- Thân dao. 2- Miếng đệm. 3- Mẫu hợp kim cứng. 4. Miếng kẹp. 5. Vít kẹp Hình 22.3.3. Dao tiện ren đàn hồi Khi cắt ren hàng loạt có thể sử dụng dao lăng trụ (hình 22.3.4a) hoặc dao đĩa tròn (hình 22.3.4b), các loại dao này có thể mài lại nhiều lần không làm thay đổi trắc diện của dao. Hình 22.3.4. Dao tiện ren A. DAO LĂNG TRỤ. B. DAO ĐĨA TRÒN II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆN REN BẰNG DAO 1. Phương pháp tiện ren chẳn và ren lẻ 1.1. Khái niệm a) Ren chẳn (ren hợp) Ren thực hiện là ren chẳn khi bước ren của vít me chia hết cho bước ren thực hiện là một số nguyên lần Ví dụ 1: Bước ren trục vít me Pm = 12 mm có các bước xoắn cần tiện là ren chẳn: Pn = 1; Pn = 1,5 mm; Pn = 2 mm; Pn = 3 mm; Pn = 4 mm; Pn = 6 mm. Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang22
  13. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí Ví dụ 2: Pm = 6 mm có các bước xoắn chẳn Pn = 1 mm; Pn = 1,5 mm; Pn = 2mm; Pn = 3 mm; Pn = 6 mm. Ví dụ 3: có các bước xoắn chẳn: b) Ren lẻ (ren không hợp): Ren thực hiện là ren lẻ khi bước ren của vít me chia cho bước ren thực hiện không phải là một số nguyên lần chẳn. Ví dụ : Pm = 12 mm có bước xoắn lẻ Pn = 1,25 mm Pm = 6 mm có bước xoắn lẻ Pn = 1,75 mm; Pn = 4 mm; Pn = 8 mm v.v 2. Phương pháp tiện a) Phương pháp tiện ren chẳn: Trước khi tiện đưa dao về cách mặt đầu của phôi một khoảng 23 bước ren, khởi động trục chính quay, tiến dao ngang một khoảng bằng chiều sâu cắt (lát cắt) đã được xác định rồi đóng đai ốc hai nữa để tiện ren. Khi dao cắt đúng chiều dài ren quay nhanh tay quay bàn trượt ngang ngược chiều kim đồng hồ để đưa dao ra khỏi mặt ren, gạt tay gạt mở đai ốc của trục vít me và đưa xe dao về vị trí ban đầu bằng tay quay xe dao hoặc dùng nút bấm điều khiển chạy bàn nhanh. Điều chỉnh chiều sâu cắt, đóng đai ốc vít me và cứ như thế tiện ren cho đến khi đúng kích thước. Trong cả quá trình tiện ren không cần dừng trục chính. Tiện ren bằng phương pháp này có thể đóng, mở đai ốc hai nữa ở bất kỳ vị trí nào trên băng máy nhưng dao vẫn cắt đúng đường xoắn cũ. Khi tiện ren có chiều dài ren ngắn có thể dùng phương áp phản hồi mau. b) Phương pháp tiện ren lẻ: - Cách tiện ren lẻ bằng phương pháp phản hồi mau: Phương pháp này dể thực hiện nhưng khi tiện những đoạn ren dài thời gian chờ đợi để chạy dao không tải về vị trí khởi đầu mất nhiều thời gian dẩn đến năng suất thấp. Thứ tự thực hiện: Đưa dao về vị trí giữa khoảng chiều dài ren cần cắt. Đặt dao cách xa mặt ngoài một khoảng, điều chỉnh tốc độ quay của trục chính và bước ren cần cắt. Chạy thử trục chính để kiểm tra tốc độ trục chính và đóng đai ốc trục vít me cho dao cắt một đường mờ để kiểm tra bước ren. Đưa dao về phía cuối cách mặt đầu và mặt ngoài phôi một khoảng ít nhất bằng bước ren cần cắt, điều chỉnh chiều sâu cắt, một tay giữ tay quay bàn trượt ngang, một tay giữ tay gạt khởi động, hãm và đảo chiều trục chính. - Cách tiện ren lẻ bằng đồng hồ chỉ đầu ren Hầu hết các máy tiện đều có đồng hồ chỉ đầu ren lắp bên hông xe dao để chỉ thời điểm đai ốc hai nữa ăn khớp với trục vít me để . Bánh răng Z của đồng hồ ăn khớp với ren của trục vít me F. Khi trục vít me F quay thì bánh răng Z quay, làm cho trục C có lắp mặt đồng hồ Vquay. Trên mặt đồng hồ V có khắc vạch nhằm nêu ra thời điểm cần đóng đai ốc hai nữa ăn khớp với trục vít me để dao cắt chạy đúng rãnh cắt trước đó. Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang23
  14. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí Hình 22.3.5. Đồng hồ chỉ đầu ren A- Bản lề. O- Chốt bản lề. B- Thân trục đồng hồ. C- Trục đồng hồ. Z- Bánh răng. F- Trục vít me. V- Mặt đồng hồ. - Khi tiện ren chẳn sử dụng vạch bất kỳ - Khi tiện ren lẻ phải sử dụng cách vạch: 1,3,5,7,9,11 hoặc 2,4,6,8,10,12. 3. Phương pháp tiện ren trái Quy trình tiện ren trái giống như khi tiện ren phải chỉ khác là đảo chiều quay của trục vít me ngược chiều với chiều tiện ren phải, tiện rãnh vào dao đầu bên trái của ren cần tiện. Trục chính quay thuận chiều (ngược chiều kim đồng hồ), dao tiện ren gá ngữa bình thường, dao di chuyển ụ trước về phía ụ sau. III. CÁC DẠNG SAI HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Các dạng sai Nguyên nhân Cách khắc phục hỏng Bước ren sai - Điều chỉnh vị trí các tay - Điều chỉnh lạivị trí tay gạt gạt hộp bước tiến sai của máy - Lắp bộ bánh răng thay - Tính toán và thay lại bánh thế sai. răng thay thế - Trục vít me mòn nhiều Ren không đúng - Dao mài không đúng - Kiểm tra dao khi mài góc độ - Dao gá không đúng tâm - Gá dao theo dưỡng Chiều cao ren sai - Lấy chiều sâu cắt sai - Điều chỉnh chiều sâu - Sử dụng du xích sai chính xác - Dao mòn - Tiện thử Ren bị đổ - Đường phân giác của - Gá dao theo dưỡng góc đầu dao không vuông góc với đường tâm vật gia công Độ nhám không - Chiều sâu cắt lớn - Giảm lượng chiều sâu cắt. đạt - Dao mòn - Mài sửa lại dao - Cả hai lưỡi cắt cùng làm - Giảm tốc độ cắt, việc - Dùng dung dịch trơn - Mũi dao nhọn nguội - Phoi bám Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang24
  15. Trường Cao đẳng nghề Quy nhơn Khoa Cơ khí IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TIỆN REN TAM GIÁC BƯỚC < 2 M 1) Chuẩn bị máy, vật tư, dụng cụ, thiết bị Thử máy và kiểm tra phần cơ, điện - Kiểm tra hệ thống bôi trơn và điều chỉnh các bộ phận di trượt của máy • Chọn và thay đồ gá phôi • Sắp xếp nơi làm việc 2) Gá phôi trên 2 mũi tâm - Tháo, lắp mũi tâm, mâm cặp tốc - Nới lỏng, di chuyển, xiết chặt ụ động - Kiểm tra và điều chỉnh độ đồng trục giữa hai mũi tâm - Lắp và xiết chặt tốc vào phôi - Gá đặt và xiết chặt phôi 3) Gá dao tiện ren thô và tinh Hình 22.3.6. Gá dao tiện ren - Lắp sơ bộ dao tiện ren • Đíều chỉnh đầu dao khít dưỡng, mũi dao đúng tâm phôi, đường phân giác của góc mũi dao vuông góc với đường tâm phôi. • Kẹp chặt dao 4) Chọn chế độ cắt (v, t s) để tiện thô ren Chọn vận tốc cắt v (m/ph) Khi tiện thép bằng dao thép gió chọn V= 20 30 m/phút, khi tiện gang V=1015m/phút. Khi tiện thép bằng dao hợp kim cứng chọn V= 100  150 m/phút. Khi tiện ren trong vận tốc cắt giảm 2030% so với khi tiện ngoài. Chọn lượng chạy dao S Khi tiện ren bước tiến chính bằng bước xoắn của ren cần cắt, dựa vào bảng ren gắn trên hộp chạy dao mà đặt các tay gạt đúng các vị trí thích hợp. Chọn chiều sâu cắt t cho mỗi lát cắt phụ thuộc vào phương pháp tiến dao, bước ren, vật liệu gai công, độ cứng vững của hệ thống công nghệ. Thường chọn từ 0,050,4 mm. Khi tiện tinh thì dùng khỏang 0,05 hoặc chạy dao với t=0 Chọn phương pháp tiến dao Khi tiện ren có bước ren < 2 mm thường dùng phương pháp tiến dao ngang sau mỗi hành trình chạy dao (hình 22.3.7) • Điều chỉnh số vòng quay trục chính • Điều chỉnh bước xoắn Mô đun tiện ren tam giác - MĐ 23 Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề Trang25