Bài giảng Kỹ thuật lạnh ô tô

Chương 1:

KỸ THUẬT AN TOÀN

An toàn kỹ thuật trong bảo trì và sửa chữa hê thống lạnh Ôtô: Trong quá trình công tác thực hiện bảo trì sửa chữa một hệ thống lạnh ôtô, người thợ phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ dẫn của nhà chế tạo. 

Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý.

1. Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập tức rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị .

2. Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.

3. Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ.

4. Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải cẩn thận tối đa.

5. Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.

6. Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối.

7. Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.

8. Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín. Có thể gây chết người do ngột thở. Khi R-12 xả ra không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí phosgene là một loại khí độc, không màu.

doc 43 trang thiennv 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật lạnh ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_ky_thuat_lanh_o_to.doc

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật lạnh ô tô

  1. + Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc hay bộ hút ẩm (C), tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất. + Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy vào bộ bốc hơi (Giàn lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh. Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi. + Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa là làm mát khối không khí trong cabin. Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (Bộ bốc hơi). Tại đây không khí bị dàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất ở thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp. Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác). Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh. Môi chất lạnh ở thể hơi, dưới nhiệt độ cao và áp suất thấp được hồi về máy nén. c) Vị trí lắp đặt của hệ thống điện lạnh trên ô tô. Hình 2-3: Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe du lịch - Đối với xe du lịch diện tích trong xe nhỏ vì vậy hệ thống điều hòa được lắp ở phía trước (táp lô) hoặc phía sau (cốp xe) là đảm bảo được việc cung cấp khí mát vào trong xe khi cần thiết. - Đối với xe khách diện tích trong xe lớn nếu lắp hệ thống điều hòa giống xe con thì sẽ không đảm bảo làm mát toàn bộ xe hay quá trình làm mát sẽ kém đi KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -11 -
  2. nhiều. Vì vậy xe khách được lắp hệ thống điều hòa trên trần xe để đảm bảo làm mát toàn bộ xe tạo ra cảm giác thoải mái cho hành khách trên xe. Hình 2-4: Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe khách 2.4 Điều khiển tuần hoàn không khí a) Thông gió tự nhiên Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bổ áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp suất dương, còn một số nơi khác có áp suất âm. Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-) b) Thông gió cưỡng bức Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đưa vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như trong hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường, hệ thống thông gió này được dùng chung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hoà không khí, bộ sưởi ấm). KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -12 -
  3. Hình 2-5: Điều khiển tuần hoàn không khí CHƯƠNG 3 PHÂN LOẠI ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ Hệ thống điều hòa không khí được phân loại theo vị trí lắp đặt và theo phương thức điều khiển. 3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt. a. Kiểu phía trước. Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giàn sưởi. Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt. Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đưa vào bên trong. KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -13 -
  4. Hình 3-1: Kiểu phía trước b. Kiểu kép. Kiểu kép là kiểu kết hợp giữa kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau được đặt trong khoang hành lý. Cấu trúc này không cho không khí thổi ra từ phía trước hoặc từ phía sau. Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ đồng đều ở mọi nơi trong xe. Hình 3-2: Kiểu kép c. Kiểu kép treo trần. Kiểu này được sử dụng trong xe khách. Phía trước bên trong xe được bố trí hệ thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần phía sau. Kiểu kép treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều. KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -14 -
  5. Hình 5-3: Kiểu kép treo trần. 5.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển. a. Kiểu bằng tay. Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay các công tắc và nhiệt độ đầu ra bằng cần gạt. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió, hướng gió. Hình 3-4: Kiểu bằng tay (Khi trời nóng) Hình 3-5: Kiểu bằng tay (Khi trời lạnh) b. Kiểu tự động. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn, bằng cách trang bị bộ điều khiển điều hòa và ECU động cơ. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -15 -
  6. ra và tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên trong xe, bên ngoài xe, và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển thông qua các cảm biến tương ứng, nhằm điều khiển nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ mong muốn. Hình 3-6: Kiểu tự động (Khi trời nóng) Hình 3-7: Kiểu tự động (Khi trời lạnh) KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -16 -
  7. CHƯƠNG 4 ĐIỀU KHIỂN A/C TRONG HỆ THỐNG LẠNH Để vận hành điều hoà một cách bình thường hoặc để giảm hư hỏng đối với các bộ phận khi có hư hỏng xảy ra. Hình 4-1: Vị trí thiết bị trong hệ thống lạnh Ô Tô 4.1. Mô tả Để vận hành điều hoà một cách bình thường hoặc để giảm hư hỏng đối với các bộ phận khi có hư hỏng xảy ra, các tín hiệu từ mỗi cảm biến hay công tắc được gửi tới bộ khuyếch đai điều hoà để điều khiển điều hoà. - Điều khiển công tắc áp suất Công tắc áp suất dùng để phát hiện sự tăng lên không bình thường của áp suất môi chất và ngắt ly hợp từ để bảo vệ các bộ phận trong chu trình làm lạnh và dừng máy nén. - Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh: Bộ điều khiển nhiệt độ bay hơi để phát hiện nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh và đóng hay ngắt ly hợp từ để điều khiển sự hoạt động của máy nén sao cho giàn lạnh không bị phủ băng. - Hệ thống bảo vệ đai dẫn động: KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -17 -
  8. Hệ thống này dùng để xác định việc khoá máy nén, bảo vệ đai dẫn động khỏi bị lỏng bằng cách lắp ly hợp từ và làm cho đèn chỉ báo công tắc điều hoà (công tắc A/C) nhấp nháy. - Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn: Hệ thống này dùng để điều chỉnh hệ số sử dụng của máy nén và cải thiện tính kinh tế nhiên liệu cũng như khả năng dẫn động. - Bộ điều khiển điều hoà kép (máy lạnh ở sau): Bộ phận này dùng để đóng ngắt van điện từ để điều khiển mạch môi chất kép. - Điều khiển bù không tải: Bộ phận này dùng để ổn định chế độ không tải của động cơ khi bật điều hoà. - Điều khiển quạt điện: Bộ phận này dùng để điều khiển quạt điện và cải thiện khả năng làm lạnh, tính kinh tế nhiên liệu và giảm ồn. 4.2 Một số mạch điều khiển thiết bị a. Điều khiển công tắc áp suất Hình 4-2: Bộ điều khiển công tắc áp suất 1. Chức năng Công tắc áp suất được lắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -18 -
  9. máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh. Phát hiện áp suất thấp không bình thường Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ hơn 0,2 MPa (2 kgf/cm 2), thì phải ngắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ. Phát hiện áp suất cao không bình thường Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thường khi giàn nóng không được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều. Điều này có thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh. Khi áp suất môi chất cao không bình thường (cao hơn 3,1 MPa (31,7kgf/cm2)), thì phải tắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ. b. Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh Hình 4-3: Điều khiển nhiệt độ dàn lạnh Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén Nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi nhiệt độ này thấp hơn một mức độ nhất định, thì ly hợp từ bị ngắt để ngăn không cho nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 00C (320F). Hệ thống điều hoà có bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh không cần thiết điều khiển này. c. Hệ thống bảo vệ đai dẫn động 1. Chức năng Khi bơm trợ lực lái, máy phát điện và các thiết bị khác được dẫn động cùng với máy nén bằng đai dẫn động, nếu máy nén bị khoá và đai bị đứt, thì các thiết bị khác cũng không làm việc. Đây là một hệ thống bảo vệ đai dẫn động khỏi bị đứt KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -19 -
  10. bằng cách ngắt ly hợp từ khi máy nén bị khoá đồng thời hệ thống cũng làm cho đèn chỉ báo công tắc điều hoà nhấp nháy để thông báo cho người lái biết sự cố. 2. Cấu tạo Bất kỳ khi nào khi máy nén làm việc tín hiệu được tạo ra trong cuộn dây của cảm biến tốc độ. ECU phát hiện sự quay của máy nén bằng cách tính toán tốc độ của tín hiệu . Hình 4-4: Hệ thống bảo vệ đai dẫn động 3. Nguyên lý hoạt động Hệ thống này sẽ so sánh tốc độ của động cơ với tốc độ của máy nén. Nếu sự chệnh lệch tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, ECU sẽ tính toán và điều chỉnh để khoá máy nén để ngắt ly hợp từ. Đồng thời ECU cũng làm cho đèn công tắc điều hoà nhấp nháy để báo cho người lái biết về hư hỏng này d. Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn Hình 4-5: Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -20 -
  11. 1. Chức năng Hệ thống này thay đổi thời điểm tắt máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh và điều khiển hệ số hoạt động của máy nén. Nếu hệ số hoạt động của máy nén thấp hơn, thì tính kinh tế nhiên liệu và cảm giác lái được cải thiện. 2. Nguyên lý hoạt động Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ được phát hiện bởi điện trở nhiệt thấp hơn khoảng 3 0C, thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ cao hơn 40C, thì máy nén được bật. Đây là quá trình làm lạnh được thực hiện trong một dải mà ở đó giàn lạnh không bị phủ băng. Khi bật công tắc ECON, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho khi nhiệt độ được xác định bởi điện trở nhiệt thấp hơn 10 0C, thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ này cao hơn 110C, thì máy nén được bật lên. Vì lý do này việc làm lạnh trở nên yếu đi nhưng hệ số hoạt động của máy nén giảm xuống. GỢI Ý: Để thay đổi hệ số hoạt động của máy nén, một số hệ thống sử dụng máy nén loại đĩa lắc để thay đổi một cách liên tục. e. Điều khiển điều hoà kép (Máy lạnh phía sau) Hình 4-6: Điều khiển điều hoà kép 1. Chức năng KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -21 -
  12. Điều hoà kép và chu trình làm lạnh với máy lạnh phía sau có các giàn lạnh và các van giãn nở ở phía trước và phía sau. Điều này giúp cho việc tuần hoàn môi chất có thể được thực hiện bằng một máy nén. Để điều khiển hai mạch môi chất cần phải bố trí thêm các van điện từ. 2. Nguyên lý hoạt động Khi bật công tắc điều hoà trước, dòng điện đi qua van điện từ trước và van này mở trong khi đó dòng điện không đi qua van điện từ phía sau nên nó vẫn đóng do đó môi chất chỉ tuần hoàn trong mạch phía trước. Khi công tắc điều hoà phía sau được bật, dòng điện đi qua cả van điện từ phía trước, phía sau và cả hai van điện từ này cùng mở. Do vậy môi chất tuần hoàn trong cả hai mạch trước và sau. GỢI Ý: Ở một số mẫu xe dòng điện chỉ qua van điện từ phía sau khi công tắc điều hoà phía sau được bật. f. Điều khiển bù không tải Hình 4-7: Điều khiển bù không tải 1. Chức năng Ở trạng thái không tải như khi xe đi chậm hoặc dừng hẳn, công suất ra của động cơ rất nhỏ. Ở trạng thái này, việc dẫn động máy nén sẽ làm quá tải động cơ làm nóng động cơ hoặc chết máy. Do đó một thiết bị bù không tải được lắp đặt để làm cho chế độ không tải hơi cao hơn một chút khi chạy điều hoà. 2. Nguyên lý hoạt động ECU động cơ nhận tín hiệu bật công tắc A/C sẽ mở van điều khiển tốc độ không tải một ít để tăng lượng không khí nạp. Để làm cho tốc độ quay của động cơ phù hợp với chế độ không tải có điều hoà. KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -22 -
  13. g. Điều khiển quạt điện 1. Chức năng Quạt điện làm mát giàn nóng khi điều hoà hoạt động để tăng khả năng làm lạnh. 2. Nguyên lý hoạt động Ở các xe làm mát két nước bằng quạt điện, sự kết hợp hai quạt cho két nước và giàn nóng điều khiển khả năng làm lạnh ở ba cấp (dừng xe, tốc độ thấp, tốc độ cao). Khi điều hoà không khí hoạt động, việc kết nối các công tắc của hai quạt nối tiếp (tốc độ thấp) hoặc song song (tốc độ cao) tuỳ thuộc vào áp suất của môi chất và nhiệt độ nước làm mát. Khi áp suất môi chất cao hoặc nhiệt độ nước làm mát cao, thì hai quạt điện được kết nối song song và quay ở tốc độ cao. Khi áp suất môi chất thấp hoặc nhiệt độ nước làm mát thấp, thì hai quạt được mắc nối tiếp. Hình 4-8: Điều khiển quạt điện GỢI Ý: Các mẫu xe gần đây không chỉ có công tắc quạt được kết nối bằng rơ le (nối tiếp, hoặc song song) mà còn điều chỉnh được dòng điện vào quạt điện bằng ECU động cơ và ECU của quạt làm mát. KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -23 -
  14. Phương pháp kết nối giữa rơle và quạt và thao tác đóng mở Rơle khác nhau theo từng loại xe. 6.3. Các thiết bị điện trong hệ thống lạnh ôtô a. Rơle chính của động cơ 1. Vai trò: Là khí cụ địên tác động ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi động cơ bị quá tải do dòng tăng quá mức hoặc do dòng ngắn mạch trong trường hợp rôto bị kẹt động cơ không khởi động được. 2. Nhiệm vụ: Rơle nhiệt có nhiệm vụ ngắt tự động các tiếp điểm điện bảo vệ động cơ nhờ sự giãn nở không đồng điều của các thanh lưỡng kim khi bị quá nhiệt do dòng quá tải hoặc dòng ngắn mạch gây ra. b. Công tắc nhiệt độ môi trường - Công tắc cảm biến nhiệt độ môi trường bên ngoài xe, được trang bị nhằn ngắt điện không cho bộ ly hợp buli máy nén nối khớp. - Khi nhiệt độ mội trường xuống thấp hơn 4.4 0 C thì việc làm lạnh là không cần thiết. lúc này công tắc bộ ly hợp sẽ tác động không cấp điện cho bộ ly hợp từ trường. - Công tắc nhiệt độ môi trường được lắp đặt trong đường hút không khí từ bên ngoài đưa vào cabin ôtô. Có thể lắp đặt phía trước két nước làm mát động cơ c. Công Tắc Quá Nhiệt. 1. Nhiệm vụ. Công tắc quá nhiệt có nhiệm vụ ngắt nối điện nhờ hoạt động của cảm biến áp suất hoặc nhiệt độ. 2. Nguyên lý hoạt động. - Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trong hệ thống cao cũng như ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, công tắc quá nhiệt sẽ duy trì chế độ mở không nối điện. - Khi xảy ra sự cố như bị xì gas thất thoát hết môi chất lạnh, áp suất trong hệ thống sẽ thấp và nhiệt độ lúc này cao, công tắc quá nhiệt sẽ đóng nối tiếp điểm . Lúc này công tắc quá nhiệt sẽ đóng nối cấp điện cho cầu chì nhiệt, cầu chì nhiệt được cấp điện sẽ bị nóng chảy làm ngắt điện của bộ ly hợp từ , máy nén ngưng hoạt động. d. Cầu Chì Nhiệt. 1. Nhiệm vụ: KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -24 -
  15. Cầu chì nhiệt bảo vệ máy nén tránh tình huống khi hệ thống bị mất môi chất lạnh. 2.Cấu tạo: Cầu chì nhiệt liên kết hoạt động chung với công tắc quá nhiệt bên trong máy nén. Cầu chì nhiệt gồm một cầu chì cảm biến nhiệt độ liên kết với điện trở nung nóng đấu song song. 3. Nguyên lý hoạt dộng: Khi công tắc quá nhiệt bên trong máy nén đóng nối mạch điện về mát, một phần của dòng điện cung cấp cho bộ ly hợp từ của máy nén sẽ chạy qua điện trở nung nóng. Cầu chì sẽ bị nung chảy ngắt dòng điện cho bộ ly hợp, máy nén ngưng quay. e. Cảm Biến Nhiệt (thermostat) 1. Chức năng của bộ điều nhiệt (thermostat) Bộ ổn nhiệt (thermostat) có chức năng ngắt dòng điện cấp cho bộ ly hợp điện từ của máy nén cho máy nén ngưng bơm khi đã đạt đủ độ lạnh cần thiết. đến lúc cần làm lạnh trở lại thì bộ điều nhiệt cung cấp điện cho máy nén hoạt động lại. 2. Cấu tạo và vị trí lắp đặt của bộ điều nhiệt. Bộ điều nhiệt cảm biến nhiệt độ của luồng không khí mát để điều khiển ngắt nối điện bộ ly hợp máy nén. Bộ ổn nhiệt được điều chỉnh trước ở một mức độ thích hợp và có thể thay đổi độ lạnh theo ý muốn. 3. Nguyên lý hoạt động: Khi áp suất bên trong bầu cảm biến giảm do đủ lạnh, lồng xếp co lại làm cho khung xoay tách rời tiếp điểm ngắt dòng điện của bộ ly hợp từ, máy nén ngưng hoạt động. f. Công Tắc Áp Suất Kép Công tắc áp suất được lắp đặt giữa bình chứa và van tiết lưu, nó phát hiện áp suất phía cao áp của mạch làm lạnh và ngắt li hợp từ khi áp suất không bình thường,tắt máy nén để tránh các hư hỏng xảy ra đối với chi tiết của hệ thống làm lạnh. 1. Áp suất cao khác thường: Khi áp suất trong hệ thống lạnh cao khác thường nó có thể ảnh hưởng hay làm hỏng nhiều chi tiết. Khi công tắc phát hiện ra áp suất cao khác thường nó sẽ tắt làm ngắt li hợp từ và dừng máy. 2. Áp suất thấp khác thường: KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -25 -
  16. Nếu lượng gas trong mạch làm lạnh giảm rất nhiều hay không còn gas do rò rỉ, sự bôi trơn bằng dầu máy nén trở nên kém khi máy nén làm việc và nó có thể làm kẹt máy nén Vì vậy khi không đủ gas và áp suất giảm công tắt áp suất sẽ tắc và làm ngắt li hợp từ làm dừng máy nén g. Công tắc áp suất Hình 4-9: Công tắc áp suất Máy nén khí loại cánh gạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh của máy nén để phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ môi chất cao quá mức, thanh lưỡng kim ở công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc. Kết của là dòng điện không đi qua ly hợp từ và làm cho máy nén dừng lại. Do đó ngăn chặn được máy nén bị kẹt 6.4. Sơ đồ và cách vận hành hệ thống điện của hệ thống điện lạnh ô tô  Bật công tắc máy (2) nối điện “ON”.  Công tắc quạt gió (6)”ON” rờle (5) “ON” (môtơ quạt gió (8) quay).  Công tắc máy lạnh (12) “ON” Nguồn cung cấp điện chính amplifier(13) “ON”.  Công tắc áp suất kép (11) “ON” (điều kiện áp suất trong hệ thống trên 2,1 kg/cm2 và dưới 27 kg/cm2).  Nhiệt điện trở (10) cung cấp tín hiệu nhiệt độ của dàn lạnh cho nguồn cung cấp điện chính amplifier.  Van VSV “ON” Tăng tốc độ cằm chừng. KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -26 -
  17.  Rơle bộ ly hợp từ trường (14) nối mạch “ON”.  Bộ cảm biến nhiệt độ (15) “ON” (dưới 1700C)  Ly hợp từ trường (16) nối khớp quay máy nén  Bộ cảm biến vận tốc (9) cung cấp tín hiệu về vận tốc máy nén cho amplifier. Nếu máy nén bị kẹt cứng, amplifier sẽ ngắt mạch diện bộ ly hợp từ trường. Hình : Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống điều hoà không khí trên ôtô Toyota 1. Bình ắc quy; 2. Công tắc máy; 3. Bộ ngắt mạch; 4. Cầu chì; 5. Rờ le nhiệt; 6. Công tắc quạt gió; 7. Cầu chì máy lạnh; 8. Mô tơ quạt gió; 9. Bộ cảm biến vận tốc máy nén; 10. Nhiệt điện trở; 11. Công tắc áp suất kép; 12. Công tắc máy lạnh; 13. Nguồn cung cấp điện Amplifier; 14. Rờ le bộ ly hợp; 15. Bộ cảm biến nhiệt; 16. Bộ ly hợp từ trường. CHƯƠNG 5 MÔI CHẤT LẠNH DÙNG TRONG ÔTÔ Môi chất lạnh còn gọi là tác nhân lạnh hay ga lạnh dùng trong hệ thống điều hoà không khí ôtô KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -27 -
  18. Hình 5-1: Bảo dưỡng xe ô tô Môi chất lạnh dùng trong hệ thống điều hoà không khí ôtô phải đạt được các yêu cầu sau đây: - Dễ bốc hơi có điểm sôi thấp. - Phải trộn lẫn được với dầu bôi trơn. - Có hoá tính trơ, nghĩa là không làm hỏng các ống cao su, nhựa dẻo, không gây sét gỉ cho kim loại. - Không gây cháy nổ và độc hại. Hệ thông điện lạnh ôtô sử dụng hai loại môi chất lạnh phổ biến là R-12 và R- 134a. 5.1 Môi chất lạnh R-12 Tích chất vật lý của môi chất lạnh R-12 là không độc, không bắt lửa, không bùng nổ. Tuy nhiên nếu hít phải lượng lớn môi chất lạnh R-12 sẽ gây ra thương tích cho cơ thể Môi chất lạnh R-12 là một hợp chất gồm clo, flo và cacbon. Điểm sôi của R- 12 là -220F (-300C), nhờ vậy Do đó phải đựng môi chất lạnh R-12 trong những bình chứa dưới áp suất cao hơn áp suất khí quyển, phải cẩn thận trong việc bốc xếp di chuyển các bình này. Cùng với đặc tính có khả năng lưu thông xuyên suốt hệ thống ống dẫn nhưng không bị giảm hiệu suất, làm cho môi chất lạnh R-12 trở thành môi chất lạnh lý tưởng của hệ thống điện lạnh - Ưu điểm: Nó bốc hơi nhanh chóng trong giàn lạnh và hấp thu nhiều nhiệt. R-12 hoà tan được trong dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cho máy lạnh (loại dầu KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -28 -
  19. khoáng chất), không phản ứng làm hỏng kim loại, các ống mềm và gioăng đệm. Nó có khả năng lưu thông xuyên suốt qua hệ thống lạnh nhưng không bị giảm hiệu suất lạnh. - Nhược điểm: Chất này thải vào không khí, nguyên tử clo tham gia phản ứng làm thủng tầng ôzôn bao bọc bảo vệ Trái Đất. Trên tầng cao từ 16-> 48 km, tầng ôzôn bảo vệ Trái Đất bằng cách ngăn chặn tia cực tím của mặt trời phóng vào Trái Đất. Sự cạn kiệt và phá huỷ tầng khí ôzôn là do chúng ta thải vào khí quyển nhiều chlorofluorocarbons (CFCs). Môi chất lạnh dùng trong hệ thống điện lạnh bấy lâu nay lại cùng họ hoá chất với loại khí carbon CFCs. Hiện nay nghành công nghiệp hoá chất đang tìm kiếm các môi chất lạnh khác thay thế cho môi chất lạnh R-12. Do đó, ngày nay hệ thống điện lạnh ôtô dùng loại môi chất mới R-134a thay thế cho R-12. 5.2 Môi chất lạnh R-134a Để giải quyết vấn đề môi chất lạnh R-12 phá thủng tầng ôzôn của khí quyển, một loại môi chất lạnh mới vừa được dùng, gọi là môi chất lạnh R-134a. Môi chất lạnh R-134a là hợp chất gồm flo và cacbon. Điểm sôi của môi chất R-134a là -15 0F (-260C). Môi chất này không có clo nên không tham gia phá hỏng trầm trọng từng ôzôn. Các đặc tính của R-134a gần giống như của R-12 - Ưu điểm: Hợp chất này không tham gia phá hỏng tầng ôzôn. Vì trong phân tử này không chứa clo. - Nhược điểm: R-134a không hoà tan được với dầu nhờn bôi trơn khoáng chất. + Một số khác biệt quan trọng của môi chất lạnh R-134a so với R-12 là: + Dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn tổng hợp polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE). Hai chất bôi trơn này không thể hoà lẫn với môi chất lạnh R-12. + Chất khử ẩm (desiccant) dùng cho R-134a khác với chất khử ẩm dùng cho R-12. + Hệ thống điện lạnh ôtô dùng môi chất lạnh R-134a cần áp suất bơm của máy nén và lưu lượng không khí giải nhiệt giàn nóng (bộ ngưng tụ) phải tăng cao hơn so với hệ thống điện lạnh dùng R-12. Chú ý: Trong quá trình bảo trì sửa chữa cần tuân thủ các yếu tố kỹ thuật sau đây: + Không được nạp lẫn môi chất lạnh R-12 vào trong hệ thống đang dùng môi chất lạnh R-134a và ngược lại. Nếu không tuân thủ điều này sẽ gây ra sai hỏng cho hệ thống điện lạnh. KỸ THUẬT LẠNH ÔTÔ Trang -29 -