Bài giảng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Porcine reproductive and respiratory syndrome – PRRS)

nGiới thiệu chung

nPRRS được xác định do nguyên nhân virus gây ra

nĐã phân lập được căn bệnh là arterivirus năm 1991

nTriệu chứng bệnh được mô tả lần đầu tiên tại Mỹ những năm giữa 1980, với tên gọi là “bệnh bí hiểm ở lợn – mystery swine disease”

nMột số người căn cứ theo triệu chứng gọi là “bệnh tai xanh ở lợn”.

nBệnh lây lan rộng trên toàn thế giới và được gọi bằng nhiều tên:

–Hội chứng hô hấp và vô sinh của lợn (SIRS)

–Bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) như ở châu Mỹ

–Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (PEARS)

–Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS)

–Bệnh tai xanh như ở châu Âu.

nNăm 1992, Hội nghị quốc tế về bệnh này được tổ chức tại St. Paul, Minnesota đã nhất trí dùng tên PRRS và đã được Tổ chức Thú y thế giới công nhận. 

ppt 23 trang thiennv 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Porcine reproductive and respiratory syndrome – PRRS)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoi_chung_roi_loan_ho_hap_va_sinh_san_porcine_repr.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Porcine reproductive and respiratory syndrome – PRRS)

  1. Triệu chứng ◼ Lợn nái giai đoạn cạn sữa: – Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus, lợn biếng ăn từ 7-14 ngày (10-15% đàn) – Sốt 39 - 400C – Sảy thai thường vào giai đoạn cuối (1-6%); đây là dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh – Tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%)→ bệnh tai xanh – Đẻ non (10-15%) – Động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ – Ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
  2. Triệu chứng ◼ Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: – Biếng ăn, lười uống nước – Mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình) – đẻ sớm khoảng 2-3 ngày – Da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (10- 15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ) – Lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong vài giờ.
  3. Triệu chứng ◼ Pha cấp tính này kéo dài trong đàn tới 6 tuần – Điển hình là đẻ non – Tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu – Tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh ▪ ở một vài đàn con số này có thể tới 30% tổng số lợn con sinh ra ▪ Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng.
  4. Triệu chứng ◼ Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường – Ảnh hưởng dài lâu của PRRS tới việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với những đàn có tình trạng sức khoẻ kém. – Một vài đàn có biểu hiện tăng số lần phối giống lại, sảy thai.
  5. Triệu chứng ◼ Ảnh hưởng của PRRS tới sản xuất làm tỷ lệ sinh giảm 10-15% (90% đàn trở lại bình thường) – Giảm số lượng con sống sót sau sinh – Tăng lượng con chết khi sinh – Lợn hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm – Tăng tỷ lệ sảy thai (2-3%), bỏ ăn giai đoạn sinh con. ◼ Lợn đực giống: – Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê – Giảm hưng phấn hoặc mất tính dục – Lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.
  6. Triệu chứng ◼ Lợn con theo mẹ: – Thể trạng gầy yếu – Nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được – Mắt có dử màu nâu – Trên da có vết phồng rộp – Tiêu chảy nhiều – Giảm số lợn con sống sót – Tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp – Chân choãi ra, đi run rẩy, – Tỷ lệ chết có thể 12-15%
  7. Triệu chứng ◼ Lợn con cai sữa và lợn choai (4-12 tuần tuổi): – Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ – ở một số đàn có thể không có triệu chứng. – Trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan toả cấp tính – Hình thành nhiều ổ áp-xe – Thể trạng gầy yếu, da xanh – Tiêu chảy, – Ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh – Tỷ lệ chết có thể tới 15%.
  8. Bệnh tích ◼ Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thuỳ phổi. ◼ Thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc (nhục hoá) ◼ Trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô ◼ Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh.
  9. Bệnh tích ◼ Về tổ chức phôi thai học, thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm ◼ Trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào – một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. ◼ Thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (Pneumocyte) làm cho phế nang nhăn lại – Thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang.
  10. Chẩn đoán ◼ Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mô tả trên. ◼ Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng phản ứng immunoperoxidase một lớp (IPMA) để phát hiện kháng thể 1-2 tuần sau khi nhiễm – Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) kiểm tra kháng thể IgM trong 5 - 28 ngày sau khi nhiễm và kiểm tra kháng thể IgG trong 7-14 ngày sau khi nhiễm – Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi tiếp xúc – Ngoài ra, phương pháp PCR phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn đầu của pha cấp tính) để xác định sự có mặt của vi rút, đây là phản ứng tương đối nhạy và chính xác.
  11. Điều trị ◼ Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này ◼ Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng ◼ Điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát.
  12. Phòng bệnh ◼ Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học – Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông – Tăng cường chế độ dinh dưỡng – Mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo – Thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan – Sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác – Thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi,
  13. Phòng bệnh ◼ Một biện pháp hiệu quả là tiêm phòng vắc-xin ◼ Hiện có vắc-xin nhược độc dùng cho lợn con sau cai sữa, lợn nái không mang thai, lợn hậu bị. ◼ Vắc-xin chết dùng cho lợn giống cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh cao. ◼ Giá vắc-xin tiêm phòng bệnh "tai xanh" cho lợn là 30.000đ/ mũi.