Bài giảng Đo lường và điều khiển bằng máy tính - Chương 7: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của động cơ đốt trong (Phần 2)

7.3- Lọc hạt rắn

°Mức độ phát sinh bồ hóng của động cơ Diesel lắp trên ô tô du lịch ở Châu Âu đã giảm từ 0,50 g/km xuống 0,08g/km.

° Với tốc độ tiến bộ như hiện nay trong nghiên cứu quá trình cháy và nâng cao tính chất nhiên liệu, trong những năm tới đây, các thế hệ động cơ Diesel mới có thể thỏa mãn được tiêu chuẩn Euro 2000 (khoảng 0,05 g/km).

° Bồ hóng trong khí xả có kích thước rất bé. Đa số hạt bồ hóng (hơn 90% số hạt) có đường kính trung bình khoảng 1μm.

° Hạt bồ hóng xốp, có khối lượng riêng trung bình khoảng 0,07g/cm3 nên lọc bị tắt rất nhanh.

° Lọc hạt cỡ này rất khó vì nó sẽ gây tổn thất lớn trên đường thải.

ppt 15 trang thiennv 08/11/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đo lường và điều khiển bằng máy tính - Chương 7: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của động cơ đốt trong (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_o_to_chuong_7_cac_bien_phap_giam_thieu_o.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đo lường và điều khiển bằng máy tính - Chương 7: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của động cơ đốt trong (Phần 2)

  1. CHƯƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7.3- Lọc hạt rắn 7.3.1- Kĩ thuật lọc hạt rắn. 7.3.2- Tái sinh lọc  Đối với ô tô hạng nặng (xe tải, bus) thì khối lượng và thể tích bồ hóng phát sinh trên cùng quãng đường sẽ gấp 10 lần so với ô tô du lịch.  Các giải pháp thông thường là đốt, rung, rửa hay dùng dòng khí thổi ngược.  Đốt bồ hóng là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất.
  2. CHƯƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7.3- Lọc hạt rắn 7.3.1- Kĩ thuật lọc hạt rắn. 7.3.2- Tái sinh lọc  Nhiệt độ tái sinh càng cao, thời gian đốt hoàn toàn bồ hóng càng giảm. Nhiệt độ cao của khí xả có thể tạo ra nhờ thay đổi chế độ làm việc của động cơ, tiết lưu trên đường nạp hay thêm những thiết bị phụ như bộ sấy điện trở, vòi đốt, đuốc xúc tác  Phương pháp gia nhiệt khí thải bằng điện trở không mấy triển vọng vì đòi hỏi công suất điện lớn. Dùng vòi đốt bằng nhiên liệu Diesel trong đường xả hay đuốc xúc tác để gia nhiệt dường như có nhiều triển vọng nhất.
  3. CHƯƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7.3- Lọc hạt rắn 7.3.1- Kĩ thuật lọc hạt rắn. 7.3.2- Tái sinh lọc  Một kĩ thuật tái sinh khác là phun hóa chất ngay trước lọc khi tiến hành quá trình tái sinh. Phần lớn các hóa chất này đều có hoạt tính xúc tác riêng, chúng kích hoạt những chất xúc tác đã chứa trong lọc hay làm gia tăng nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ xúc tác hoạt động.
  4. CHƯƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7.3- Lọc hạt rắn 7.3.1- Kĩ thuật lọc hạt rắn. 7.3.2- Tái sinh lọc Hình 7.10: Sử dụng chất phụ gia và tái sinh lọc bồ hóng
  5. CHƯƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7.3- Lọc hạt rắn 7.3.1- Kĩ thuật lọc hạt rắn. 7.3.2- Tái sinh lọc Hình 7.11: Tái sinh lọc bằng cách phun ngược không khí.