Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Nguyễn Thị Ngân

Bài mở đầu

1. Khái niệm và phạm vi nghiên cứu của môn học

Chẩn đoán bệnh thú y - là môn học về khám bệnh. Môn học này nghiên cứu chủ yếu về các phương pháp phát hiện và thu thập triệu chứng bệnh ở động vật nuôi, cách phân tích và đánh giá về các triệu chứng của bệnh để từ đó đi tới kết luận chẩn đoán là gia súc mắc bệnh gì.

 Các phương pháp khám bệnh:
+ Các phương pháp khám cơ bản (còn gọi là khám thông thường, khám chung hay khám lâm sàng).
+ Các phương pháp khám chuyên biệt (còn gọi là khám đặc biệt).
Cách thu thập và đánh giá triệu chứng.
 Những lý luận tiên tiến và kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh ở gia súc, gia cầm.


 

ppt 114 trang thiennv 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Nguyễn Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chan_doan_benh_thu_y_nguyen_thi_ngan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Nguyễn Thị Ngân

  1. LỢN BỊ BỆNH ĐÓNG DẤU 11
  2. LỢN BỊ BỆNH COLI DUNG HUYẾT 12
  3. LỢN BỊ BỆNH CÚM 13
  4. Gà bệnh thở bằng miệng do khó thở Sưng phù mặt và chảy nước mắt Ứ THẨM DỊCH BÃ ĐẬU TRONG BỆNH PHÙ ĐẦU Ở GÀ 14 XOANG MẮT
  5. + Triệu chứng điển hình: Là triệu chứng phản ánh rõ rệt quá trình tiến triển của bệnh. Nếu triệu chứng lâm sàng thể hiện không hoàn toàn theo quy luật thường thấy của bệnh, gọi là triệu chứng không điển hình. + Triệu chứng cố định: Là triệu chứng thường có trong một số bệnh. Triệu chứng trong một bệnh lúc có, lúc không có gọi là triệu chứng ngẫu nhiên. + Triệu chứng thường diễn: Là triệu chứng diễn ra trong suốt quá trình bệnh. 15
  6. * Hội chứng : Là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. • Tóm lại: Bệnh nặng hay nhẹ đều có nhiều triệu chứng, trong đó có triệu chứng chủ yếu, triệu chứng thứ yếu, có lúc triệu chứng điển hình, có lúc triệu chứng không điển hình. Phải nắm vững phương pháp chẩn đoán để phát hiện triệu chứng, có tri thức sâu xa về bệnh lý và triệu chứng trong từng bệnh cụ thể mới chẩn đoán bệnh được nhanh và chính xác. 16
  7. 1.2. Chẩn đoán • Chẩn đoán nghĩa là phán đoán qua các triệu chứng để dẫn đến kết luận chẩn đoán là bệnh gì. • Một chẩn đoán đầy đủ cần phải làm rõ các nội dung sau đây: - Vị trí có bệnh trong cơ thể. - Tính chất của bệnh. - Hình thức và mức độ rối loạn của cơ thể bệnh. - Nguyên nhân gây bệnh 17
  8. * Phân loại chẩn đoán: • Căn cứ vào phương pháp chẩn đoán, người ta chia chẩn đoán thành ba loại : – Chẩn đoán trực tiếp: Dùa vµo nh÷ng triÖu chøng chñ yÕu ®Ó ®i ®Õn kÕt luËn chÈn ®o¸n. H×nh thøc chÈn ®o¸n nµy chØ cã kÕt qu¶ khi bÖnh cã nh÷ng triÖu chøng chñ yÕu, ®iÓn h×nh. – Chẩn đoán phân biệt: Sau khi thu thËp ®îc nh÷ng triÖu chøng cã trªn con vËt bÖnh, cÇn liªn hÖ ®Õn nh÷ng bÖnh cã cïng c¸c triÖu chøng ®ã, råi lo¹i dÇn nh÷ng bÖnh kh«ng phï hîp, cuèi cïng chØ cßn mét bÖnh cã nhiÒu kh¶ n¨ng nhÊt, ®ã chÝnh lµ bÖnh mµ con vËt ®ang m¾c. 18
  9. – Chẩn đoán bệnh qua kết quả điều trị: Khi chÈn ®o¸n kh«ng cã ®ñ c¨n cø ®Ó kÕt luËn chÝnh x¸c mét bÖnh th× cÇn ph¶i cã híng nghi ngê ®ã lµ bÖnh g×, tõ ®ã tiÕn hµnh ®iÒu trÞ. NÕu ®iÒu trÞ khái th× kÕt luËn ®óng lµ bÖnh ®· nghi ngê. • Căn cứ vào thời gian chẩn đoán, người ta chia chẩn đoán thành hai loại : – Chẩn đoán sớm: Lµ chÈn ®o¸n cã thÓ kÕt luËn ®îc ngay tõ thêi kú ®Çu cña qu¸ tr×nh bÖnh. ChÈn ®o¸n sím rÊt cã lîi cho ®iÒu trÞ vµ phßng bÖnh. – Chẩn đoán muộn: Lµ chÈn ®o¸n chØ kÕt luËn ®îc vµo thêi kú cuèi cña bÖnh, thËm chÝ gia sóc chÕt, mæ kh¸m míi cã kÕt luËn chÈn ®o¸n. 19
  10. • Căn cứ vào mức độ chính xác, người ta chia chẩn đoán thành ba loại : – Chẩn đoán sơ bộ: Chẩn đoán sơ bộ là chẩn đoán chưa thật chính xác. Sau khi khám phải có kết luận chẩn đoán ngay để làm cơ sở cho điều trị bệnh. Sau đó cần phải tiếp tục theo dõi để bổ sung cho kết luận của chẩn đoán. – Chẩn đoán cuối cùng: Là kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kỹ và phát hiện thấy những triệu chứng rất đặc trưng của bệnh, hoặc sau khi dùng thuốc điều trị khỏi. – Chẩn đoán nghi vấn: Đó là những trường hợp thường thấy trong chẩn đoán lâm sàng thú y khi có một ca bệnh mà triệu chứng không đặc trưng cho bệnh nào. Trường hợp này cần phải tiếp tục theo dõi và thông qua kết quả điều trị để có kết luận chính xác hơn. 20
  11. 1.3. Tiên lượng • Sau khi khám bệnh kỹ lưỡng, nắm chắc bệnh tình, người khám dự kiến thời gian bệnh có thể kéo dài, những bệnh khác có thể kế phát, khả năng cuối cùng của bệnh. Công việc đó gọi là tiên lượng. Tiên lượng chính xác đòi hỏi suy xét nhiều mặt. Tiên lượng một bệnh súc không chỉ phán đoán bệnh súc chết hay sống, mà phải dự kiến điều trị tốn kém bao nhiêu, có kinh tế không • Chẩn đoán là kết luận của hiện tại, còn tiên lượng là kết luận cho tương lai bệnh súc. 21
  12. * Có 3 hình thức đánh giá tiên lượng: – Tiên lượng tốt: Bệnh súc không chỉ có khả năng chữa lành mà nó còn giá trị kinh tế. Tiên lượng tốt thường gặp trong các bệnh nhẹ. – Tiên lượng xấu: Bệnh súc có thể chết hoặc không thể lành hoàn toàn, mất giá trị kinh tế, chữa chạy rất tốn kém. – Tiên lượng nghi ngờ: Do bệnh phức tạp, bệnh cũng không rõ, khó kết luận dứt khoát kết cục của bệnh. Có nhiều ca bệnh cần có kết luận tiên lượng để xử lý tiếp, những kết luận đó không chắc chắn. 22
  13. 2. Phương pháp tiếp cận và cố định gia súc để khám bệnh 2.1. Phương pháp tiếp cận gia súc Khi tiếp cận gia súc phải có thái độ ôn hoà, bình tĩnh, tự tin. Phải nắm rõ các đặc điểm giải phẫu và sinh lý của giống loài gia súc. 2.1. Phương pháp cố định gia súc * Trâu, bò: + Cố định mũi và sừng. + Cố định đầu. + Cố định hai chân sau. 23
  14. * Ngựa, lừa: + Dùng dụng cụ xoắn mũi hoặc xoắn tai. + Giữ một chân trước. + Kéo cao một chân sau. + Kéo giữ hai chân sau. * Dê, cừu: Người giữ đứng theo chiều gia súc, hai chân hai bên kẹp vào cổ con vật, hai tay nắm chặt sừng. * Lợn: Để lợn nằm nghiêng, người giữ ghì nắm chặt chân phía dưới kéo lên, dùng chân ấn cố định vùng lưng để giữ chặt lợn. * Chó: Nhất thiết phải có rọ mõm hoặc buộc mõm. 24
  15. Phương pháp cố định gia súc: 25
  16. 3. Các phương pháp khám bệnh cơ bản Các phương pháp khám bệnh cơ bản gồm: Quan sát, sờ nắn, gõ và nghe. 3.1. Phương pháp quan sát • Quan sát bên ngoài là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng rất có hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong thú y. Quan sát trạng thái gia súc, cách đi lại, tình trạng niêm mạc, da, lông và các triệu chứng bệnh. Quan sát để đánh giá chất lượng đàn gia súc, chọn lọc những con bệnh ở trong đàn. • Quan sát để phát hiện những bộ phận nghi có bệnh trên cơ thể gia súc, phạm vi tổ chức bệnh 27
  17. Khi cần thiết phải dùng dụng cụ để quan sát như: kính lúp, đèn soi. Tuỳ theo mục đích và vị trí cần quan sát mà đứng xa hay gần gia súc. Nên rèn luyện thành thói quen quan sát từ xa đến gần, từ tổng quan đến từng bộ phận. Người khám bắt đầu từ vị trí phía trước bên trái, cách gia súc khoảng 2-3m, rồi lùi dần về phía sau gia súc. Quan sát trạng thái tinh thần gia súc, thể cốt, tình trạng dinh dưỡng sau đó đến lần lượt các bộ phận: đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng và 4 chân. Quan sát so sánh sự cân đối 2 bên mông, 2 thành bụng, ngực, các khớp 2 bên chân, các bắp cơ hai bên thân Lúc cần thiết cho gia súc đi vài bước để quan sát. 28
  18. 3.2. Phương pháp sờ nắn • Sờ nắn để biết nhiệt độ, độ ẩm, độ cứng và độ nhậy cảm của tổ chức cơ thể gia súc. Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng là những phương pháp thường dùng trong thú y. • Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tuỳ theo cảm giác ở tay có thể có những trạng thái sau: - Dạng nhão bột: ấn vào mềm như ấn vào bao bột, để lại vết ấn. Ví dụ: Sờ vào vùng thủy thũng, dạ cỏ bội thực. - Dạng cứng: ấn vào thấy hơi cứng. Ví dụ như sờ nắn vào vùng gan. - Dạng rất cứng: ví dụ như sờ nắn vào xương. 29
  19. - Dạng ba động: Lúc sờ có cảm giác lùng nhùng, ấn vào giữa thấy lõm xuống, có cảm giác dịch ở trong di động, đàn tính của tổ chức mất. Ví dụ: sờ nắn vùng có ổ mủ lớn, vùng lâm ba ngoại thấm - Dạng khí thũng: Sờ nắn thấy mềm và chứa đầy không khí, dùng tay ấn mạnh vào tổ chức có tiếng lép bép do khí lấn vào các tổ chức bên cạnh. Dạng khí thũng có thể do tổ chức có những túi khí tích lại. Sờ nắn là phương pháp đơn giản. Nếu nắm chắc vị trí giải phẫu, có kinh nghiệm và kỹ thuật thì kết quả thu được qua sờ nắn giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán bệnh. 30
  20. Phương pháp sờ nắn: 31
  21. 3.3. Phương pháp gõ • Các khí quan, tổ chức trong cơ thể động vật khác nhau về cấu tạo và tính chất nên lúc gõ chúng phát ra những âm thanh khác nhau. • Lúc có bệnh tính chất của tổ chức thay đổi thì âm thanh lúc gõ phát ra cũng thay đổi theo. • Tuỳ thể vóc của gia súc to hay nhỏ, có thể gõ theo các cách sau: - Gõ trực tiếp: Các ngón của tay phải co lại và gõ theo hướng thẳng góc với bề mặt của tổ chức hay khí quan cần khám. Cách này lực gõ không lớn, âm phát ra yếu, trong thú y ít dùng. 33
  22. - Gõ gián tiếp: + Gõ qua các ngón tay: ngón giữa và ngón trỏ của tay trái đặt sát vào bề mặt cơ thể, ngón giữa của tay phải gõ lên theo một góc vuông. • Chú ý: Tập gõ từ cổ tay, không gõ cả cánh tay. Cách này áp dụng đối với các gia súc nhỏ như: chó, mèo + Gõ có búa và bản gõ: tức là thay ngón tay bằng búa và đệm bằng bản gõ. Phiến gõ bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại, theo hình vuông, hình tròn, dài; có loại cong hai đầu, thẳng ở giữa, có loại bẻ gấp khúc ở giữa Yêu cầu sao cho cầm dễ dàng, gõ thuận lợi. Búa gõ nhẹ khoảng 60-75 g dùng để gõ gia súc bé, loại nặng 120-160 g gõ gia súc lớn. 34
  23. Tuỳ theo tổ chức cần gõ to hay nhỏ, ở nông hay sâu mà gõ mạnh hay yếu. Gõ mạnh có thể gây chấn động lan trên bề mặt cơ thể từ 4-6 cm, sâu đến 7 cm, gõ nhẹ chỉ gây chấn động lan 2-3 cm, sâu 4 cm. Gõ để chẩn đoán bệnh ở trong phòng rộng vừa phải, cửa đóng là thích hợp nhất. Gia súc to để đứng, loại nhỏ để nằm. Phiến gõ phải đặt sát bề mặt cơ thể, không để khí lọt vào giữa làm âm thay đổi. Phiến gõ và búa gõ phải thẳng góc với nhau để âm phát ra gọn và rõ. • Những âm gõ: - Âm trong: Là âm vang mạnh, âm hưởng dài. - Âm đục: Là âm yếu và ngắn. - Âm bùng hơi: Khi gõ vào vùng chứa nhiều khí thì có âm bùng hơi. - Âm trống: Là âm nghe to nhưng không vang, như lúc gõ vào một túi không khí nằm trong tổ chức cơ thể. 35
  24. - Âm cao hay âm thấp phụ thuộc vào mức độ chấn động của tổ chức được gõ. Chấn động càng nhiều, âm gõ càng cao; chấn động ít, âm gõ thấp. - Âm dài hay ngắn lại do chấn động kéo dài hay tắt ngay. Tính chất của âm dài hay ngắn trong chẩn đoán có ý nghĩa không lớn, vì khó phân biệt. Do kết cấu và đàn tính của tổ chức khác nhau, nên khi gõ vào bề mặt cơ thể âm phát ra cũng khác nhau. Trên cơ thể gia súc, thường chỉ gõ để chẩn đoán bệnh ở vùng tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, lách, xoang trán. 36
  25. Phương pháp gõ: 37
  26. 3.4. Phương pháp nghe • Nghe các tiếng phát ra do hoạt động của các khí quan trong cơ thể như: tim, phổi, dạ dày, ruột • Có 2 cách nghe: - Nghe trực tiếp: Tai áp sát vào cơ thể gia súc để nghe. Có thể phủ trước một miếng vải để tránh bẩn. Nghe phần trước thì mặt người khám quay đầu về phía đầu gia súc, tay để lên sống lưng làm điểm tựa; nghe phần sau thì mặt người khám quay lại sau gia súc. - Nghe gián tiếp: Dùng các loại ống nghe. 38
  27. + Loại ống nghe gọng cứng, một loa nghe: Có ưu điểm là không làm thay đổi âm hưởng, không có tạp âm. Nhưng nhược điểm là dùng không thuận tiện, độ phóng âm bé, hiện nay ít dùng. + Loại ống nghe có hai loa nghe: Có ưu điểm là độ phóng âm lớn, hiện được sử dụng rộng rãi trong thú y. Nhược điểm là làm thay đổi tính chất âm hưởng, dễ lẫn tạp âm. + Loại ống nghe có nhiều loa nghe: Có độ phóng đại âm thanh khá lớn để nhiều người cùng nghe trên một điểm và có thể trao đổi ý kiến hội chẩn. * Chú ý: Chỗ nghe trong nhà hoặc ngoài bãi chăn phải tĩnh, gia súc phải đứng im, loa nghe đặt sát bề mặt thân gia súc để tránh tạp âm. 39
  28. Phương pháp nghe: 40
  29. 4. Điều tra bệnh sử và lập bệnh án gia súc 4.1. Điều tra bệnh sử • Cần điều tra những mặt sau: - Gia súc nuôi được bao lâu ? Làm sáng tỏ điểm này rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh. Gia súc vừa mua về có thể do lạ chuồng mà bỏ ăn. Có trường hợp, gia súc đến vùng khác, gặp điều kiện sống mới thì phát bệnh. - Tình hình thức ăn, nước uống, chuồng trại, quản lý ? Nội dung này liên quan mật thiết đến nguyên nhân gây bệnh. VD: Chuồng trại ẩm ướt, gió lạnh đột ngột, thường là do nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp. Ăn toàn rơm khô, thiếu nước, thiếu vận động, trâu bò hay bị nghẽn dạ lá sách, ngựa hay bị tắc ruột già. 41
  30. - Tình hình dịch bệnh mấy năm trước đây ? Đặc biệt phải hỏi rõ trước đây đã có lần nào mắc bệnh này chưa ? Làm sáng tỏ điểm này giúp ích nhiều trong việc chẩn đoán bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh cấp tính nếu điều trị không triệt để dễ chuyển sang mãn tính. - Thời gian mắc bệnh ? Điều này không chỉ giúp ích cho chẩn đoán, định tính chất bệnh cấp tính hay mãn tính mà còn cả trong việc định tiên lượng gia súc. - Số gia súc bị bệnh, số đã chết và những triệu chứng đã thấy ? Nếu gia súc bị bệnh hàng loạt, chết nhiều thường là do bệnh truyền nhiễm hay trúng độc. 42
  31. - Đã điều trị thuốc gì, liều lượng bao nhiêu, kết quả ra sao ? Nếu gia súc bị bệnh hàng loạt, chết nhiều thường là do bệnh truyền nhiễm hay trúng độc. • Sau khi điều tra bệnh sử cần phải hệ thống tài liệu thu thập được để phân tích, đối chiếu những chỗ phù hợp và không phù hợp, tìm ra mối liên hệ giữa chúng, từ đó đưa đến ý kiến chẩn đoán bệnh. 43
  32. 4.2. Lập bệnh án gia súc • Lập bệnh án gia súc có ý nghĩa về mặt kiểm dịch, cách ly, sát sinh và pháp y. • Những nội dung cơ bản của bệnh án gia súc: - Tên hay số gia súc. - Loại gia súc. - Tính biệt của gia súc. - Giống gia súc. - Tuổi gia súc. - Giá trị sử dụng của gia súc. - Thể trạng gia súc. 44
  33. 5. Phương pháp khám chung 5.1. Khám dung thái gia súc 5.1.1. Thể cốt gia súc : - Gia súc có thể cốt tốt: Thân hình gia súc cứng rắn, cân đối, bốn chân to đều, các khớp chắc tròn, bắp thịt đầy, xương sườn to và cong đều, khe sườn hẹp, lồng ngực rộng, dung tích bụng lớn. - Gia súc có thể cốt kém: Cơ nhão và mỏng, lồng ngực hẹp, thân dài và bé, hay bị bệnh, điều trị khó lành và thường tiên lượng xấu. 45
  34. 5.1.2. Dinh dưỡng gia súc : Trạng thái dinh dưỡng của gia súc phản ánh tình trạng cơ thể. - Gia súc dinh dưỡng tốt: Thân tròn, da bóng, lông dài và mượt, cơ tròn và lẳn. - Gia súc dinh dưỡng kém: Da khô, lông xù, xương nhỏ, ngực lép. Dinh dưỡng kém lâu ngày thường do ăn thiếu, rối loạn tiêu hoá, bệnh mãn tính, thường thấy ở gia súc bị ký sinh trùng. * Giữa dinh dưỡng tốt và dinh dưỡng kém là loại gia súc dinh dưỡng trung bình. 46
  35. 5.1.3. Tư thế gia súc : Cần biết các tư thế bình thường của gia súc: - Trâu bò sau lúc ăn no thường nằm, bốn chân chụm lại dưới bụng, miệng liếm lông hay nhai lại. Người đến gần, có khi đứng dậy, có không. - Dê, cừu ăn tập trung từng đàn, ăn xong thường nằm, khi có người đến gần thì vùng dậy. - Ngựa thường đứng, chân sau thay nhau co nghỉ, lúc nằm một chân duỗi thẳng, người đến gần thì đứng dậy. - Lợn nghe tiếng đổ thức ăn vào máng thì chạy đến ăn no rồi nằm. 47
  36. * Chú ý các triệu chứng khác thường : - Đứng co cứng: Bệnh uốn ván, viêm màng bụng, những bệnh gây trở ngại hô hấp nặng, một số bệnh thần kinh. . Gia súc bị uốn ván: Thân thẳng, bốn chân dạng ra, đi lại khó khăn, đuôi cong ngược, đầu thẳng và cứng đờ. Những triệu chứng này đặc biệt điển hình ở ngựa. . Gia súc bị viêm họng, viêm màng phổi: Bệnh súc ít đi lại, thở khó, đầu vươn cao, thân hình như co cứng. . Các bệnh thần kinh: Não tích thủy, trúng độc thức ăn mãn tính thì bệnh súc phản xạ chậm; ở những ca cấp tính, bệnh súc đứng như bất động. . Viêm âm đạo nặng: Bệnh súc ít đi lại. Nếu cưỡng bức thì hai chân sau dạng rộng, lưng cong, đuôi vểnh ngược. 48
  37. - Vận động cưỡng bức: Do các bệnh thần kinh; thường có những dạng sau: + Vận động vòng tròn: Bệnh súc quay vòng tròn to dần hoặc nhỏ dần lại là do tổn thương ở tiểu não và những bệnh làm áp lực trong sọ não tăng. + Vận động theo chiều kim đồng hồ: Bệnh súc quay tròn quanh một chân, do thần kinh tiền đình bị liệt, tổn thương ở tiểu não. + Chạy về phía trước, đầu ngửng cao hoặc cúi xuống, có lúc ngã lăn ra: Do tổn thương ở trung khu vận động thuộc đại não. + Vận động giật lùi, đầu hướng về phía sau. Triệu chứng này thấy lúc gia súc bị cắt tiểu não, cơ cổ co thắt. + Lăn lộn: Do tổn thương tiền đình hoặc tiểu não. + Nằm nghiêng đầu về một phía là triệu chứng rất điển hình của bệnh liệt sau khi đẻ ở bò sữa. 49
  38. Khám tư thế gia súc: 50
  39. BỆNH GIẢM MAGIÊ HUYẾT Một số tư thế khác thường ở GS 51
  40. BỆNH DỊCH TẢ LỢN BỆNH VIRUT CHUZAN Ở TRÂU, BÒ BỆNH AUJESZKY Ở LỢN CON 52
  41. Gà bị bệnh cúm Trại gà bị dịch cúm Vịt và ngan bị bệnh cúm 53
  42. 5.2. Thể tạng gia súc • Thể tạng gia súc là khái niệm về đặc tính chung của cơ thể; nó có hàm nghĩa không chỉ về mặt hình thái bên ngoài mà cả những đặc tính tổ chức, chức phận của các khí quan, mối liên hệ qua lại giữa những đặc tính đó. • Thể tạng thường do di truyền, cũng có thể thay đổi theo điều kiện sống. * Trong lâm sàng thường chia thể tạng làm 4 loại hình: - Loại hình thô: Xương to, đầu nặng, da dày và xù xì, lông thô và cứng, không đều, ăn nhiều nhưng hiệu suất làm việc kém. 54
  43. - Loại hình thon nhẹ: Xương bé, 4 chân nhỏ, da mỏng, lông ngắn và mịn, trao đổi chất mạnh, phản xạ với những kích thích bên ngoài nhanh, rất mẫn cảm. - Loại hình chắc nịch: Thể vóc chắc, cơ chắc và lẳn, da bóng và mềm. Gia súc loại này nhanh nhẹn, năng suất lao tác cao. - Loại hình bệu: Thịt nhiều, mỡ dày, thân hình thô, đi lại chậm chạp, sức kháng bệnh kém, năng suất lao tác thấp. Định loại hình thể tạng có ý nghĩa trong việc giám định gia súc, chẩn đoán và tiên lượng bệnh. 55
  44. 5.3. Khám niêm mạc Chẩn đoán bệnh thông qua việc khám niêm mạc ngoài việc biết được niêm mạc có bệnh gì, còn có thể định được tình trạng chung của cơ thể: tuần hoàn, thành phần của máu, tình trạng hô hấp. Những gia súc da có màu như trâu, bò, ngựa thì việc khám niêm mạc càng có ý nghĩa. Niêm mạc bên ngoài như: niêm mạc mắt, niêm mạc âm hộ đều có thể khám được. * Kết mạc mắt bình thường: - Trâu, bò: Kết mạc mắt màu đỏ, ít ánh quang. - Ngựa: Kết mạc mắt màu đỏ thẫm. - Lợn, dê, cừu: Màu kết mạc rất dễ bị thay đổi, nên lúc khám cần nhẹ nhàng. 56
  45. Khám niêm mạc mắt: 57
  46. * Phương pháp khám : - Ngựa: Khám mắt trái thì người khám đứng bên trái ngựa, tay trái cầm dây cương cố định ngựa. Ngón trỏ tay phải ấn mạnh vào da trùm khoang mắt trên, ngón cái phanh phần da khoang mắt dưới để bộc lộ niêm mạc. Ba ngón còn lại để lên phần ngoài khoang mắt trên làm điểm tựa. Nếu khám bên phải thì tư thế người đứng khám ngược lại. - Trâu, bò: Có thể khám niêm mạc mắt theo cách trên hoặc bằng cách: hai tay cầm chặt 2 sừng, bẻ cong đầu về một phía để bộc lộ niêm mạc. - Lợn, dê, cừu: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái hoặc hai tay hai bên phanh rộng mi mắt. 58
  47. * Những thay đổi cần chú ý : - Niêm mạc nhợt nhạt: Là triệu chứng thiếu máu. Tuỳ mức độ thiếu máu, niêm mạc có màu hồng nhạt, màu vàng + Niêm mạc nhợt nhạt mãn tính (có thể ở cả đàn gia súc): do thức ăn, chuồng trại kém, bệnh do ký sinh trùng, bệnh mãn tính (viêm ruột, lao ), bệnh bạch huyết. ở ngựa còn thấy ở bệnh thiếu máu truyền nhiễm. + Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính: Do mất máu cấp - vỡ mạch quản lớn, vỡ gan, vỡ lách, vỡ dạ dày, ruột. 59
  48. - Niêm mạc đỏ ửng: Mạch quản nhỏ ở niêm mạc xung huyết làm cho niêm mạc đỏ ửng. + Đỏ ửng cục bộ: Mạch máu nhỏ ở niêm mạc mắt xung huyết, căng to, có trường hợp nổi rõ như chùm rễ cây. Do xung huyết não, viêm não, óc tụ máu Bệnh ở tim, phổi làm mạch quản tụ máu. + Đỏ ửng lan tràn: Mạch quản nhỏ đầy máu và niêm mạc đỏ miên man. Do các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả lợn , viêm não tủy, các trường hợp trúng độc + Đỏ ửng xuất huyết: Niêm mạc đỏ kèm những điểm xuất huyết. Do những bệnh truyền nhiễm cấp tính hay mãn tính, gây xuất huyết, thiếu máu nặng. 60
  49. - Niêm mạc hoàng đảm: Do trong máu tích nhiều sắc tố mật (bilirubin). Hoàng đảm nặng hay nhẹ tuỳ thuộc số lượng sắc tố mật và màu sắc của niêm mạc (nếu niêm mạc trắng thì hoàng đảm rõ). * Các nguyên nhân gây hoàng đảm: - Những bệnh làm tắc ống mật: Sỏi ống mật, viêm ống dẫn mật, viêm tá tràng làm tắc mật, sắc tố mật ngấm vào tổ chức, tụ lại dưới da gây nên. - Những bệnh làm hồng huyết cầu vỡ quá nhiều, bilirubin tích lại nhiều trong máu, dưới da (những bệnh có thể làm hồng huyết cầu vỡ nhiều: trúng độc do chất độc, một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu). - Tổn thương ở gan: Viêm gan, gan thoái hoá, xơ gan, gan có ổ mủ. 61