Tài liệu Tự học Photoshop CS6

Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6

1. Giao diện làm việc

Trong bài này không trình bày chi tiết tất cả các menu, Palette, và công cụ Photoshop CS6 mà chỉ nêu một số khái niệm hoạt động cơ bản. Tuy nhiên, bạn đừng lo, bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng các lệnh và các công cụ nhất định trong suốt cuốn sách này, trong các bài phù hợp nhất với chúng. Trong bài này, bạn sẽ khám phá như cách nhận biết các lệnh menu nào có các hộp thoại, tam giác nhỏ nằm ở một góc của Palette có chức năng gì, và những công cụ nào không sử dụng thanh Options. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách tạo tuỳ biến môi trường Photoshop để làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Kế tiếp, bạn sẽ học cách cài đặt Preferences và Color Settings của Photoshop. Mục cuối của bài – đây có lẽ là mục quan trọng nhất trong toàn bộ cuốn sách này - giải thích những gì cần thực hiện Photoshop có vẻ hoạt động không đúng cách. 

 

doc 268 trang thiennv 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tự học Photoshop CS6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tu_hoc_photoshop_cs6.doc

Nội dung text: Tài liệu Tự học Photoshop CS6

  1. nhấp và rê) - Sử dụng phím Alt để loại bớt khỏi một vùng chọn hiện có: Khi bạn có một vùng chọn và bạn nhấn giữ phím Alt, bạn có thể rê để loại bớt khỏi vùng chọn đó. Lưu ý trong hình dưới đây, con trỏ của công cụ chọn hiển thị một dấu trừ nhỏ khi loại bớt khỏi một vùng chọn. - “Ép buộc” với phím Shift hoặc Alt: Bạn thậm chí có thể ép buộc các tỉ lệ hay chọn từ tâm và thêm hoặc loại bớt khỏi một vùng chọn. Nhấn phím Shift (để thêm vào một vùng chọn hiện có) hoặc phím Alt (để loại bớt khỏi vùng chọn hiện có). Nhấp và bắt đầu rê công cụ chọn marquee. Trong khi tiếp tục nhấn giữ nút chuột, hãy thả phím bổ xung và nhấn giữ Shift (để ép buộc các tỉ lệ) hay Alt (để canh giữ vùng chọn) hoặc cả hai; sau đó tiếp tục rê công cụ chọn của bạn. Bạn có thể muốn sử dụng kỹ thuật này khi tạo một vùng chọn có hình dạng donut. Hãy rê vùng chọn hình tròn ban đầu, sau đó loại bớt một vùng chọn hình tròn nhỏ hơn ra khỏi tâm của hình tròn ban đầu. Hãy thử làm việc với các phím bổ xung trong khi đang làm với các công cụ. Bạn luôn luôn có lệnh Undo (Ctrl+Z) để undo các thao tác mà bạn đã thực hiện. 2. Tuỳ biến Photoshop CS6 Việc tạo tuỳ biến Photoshop không chỉ giúp bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn, mà còn giúp bạn làm việc chính xác hơn và tránh bớt các lỗi có thể xảy ra. Chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng một Preset của công cụ Crop để tạo một tấm ảnh 5x7 ở 300 pixel trên mỗi inch (ppi). Một Preset như vậy sẽ luôn tạo ra các kích thước đó một cách chính xác. Việc cài đặt công cụ Crop mỗi lần bạn cần một tấm ảnh cỡ 5x7 ở 300 ppi không chỉ phí thời gian mà còn “mở cửa” cho các lỗi khác xâm nhập vào. a. Tuỳ biến vùng làm việc Một trong những cách dễ nhất để làm việc hiệu quả hơn là thấy ảnh của bạn rõ hơn. Nói chung càng lớn thì càng tốt, vì vậy bạn có càng nhiều chỗ để hiển thị artwork của bạn trên monitor thì bạn có thể phóng lớn và thực hiện công việc càng chính xác. Cách dễ nhất để
  2. gia tăng vùng làm việc (workspace)? Hãy nhẫn phím Tab để che giấu các Palette của Photoshop. Việc nhấn Shift+tab sẽ che giấu tất cả các Palette ngoại trừ thanh Options và Toolbox. Bạn cũng có thể rê các Palette mà bạn cần dùng thường xuyên đến Palette Well và che dấu các Palette khác. Đừng quên rằng các Palette chính có được phím tắt được gán để hiển thị và che giấu. Mặc dù các phím tắt có thể được tạo tuỳ biến, nhưng sau đây là các phím F được gán của các Palette chính (các phím chức năng nằm ở đầu bàn phím). - Actions: Alt+F9 - Brushes: F5 - Color:F6 - Info: F8 - Layers: F7 Cách hiệu quả nhất để tuỳ biến vùng làm việc là tạo các vùng làm việc (Workspace) chuyên biệt. Sắp xếp các Palette đúng như ý bạn cần cho một công việc cụ thể mà mà bạn thường thực hiện, chọn Windows | Workspace | New Workspace, và đặt tên Workspace cho loại công việc đó. Sau đó, bạn có thể tạo một vùng Workspace chuyên biệt cho mỗi loại công việc mà bạn thực hiện. Chẳng hạn, khi bạn thực hiện việc chỉnh sửa màu, bạn cần nhìn thấy Palette Histogram (trong khung
  3. xem mở rộng), Palette Info, và Palette Channels. Hãy sắp xếp các Palette đó theo cách bạn cần chúng và sau đó che dấu các Palette còn lại, lưu workspace với tên Color Correction. Hoặc, khi bạn tạo các ảnh minh họa trong Photoshop, bạn cần nhìn thấy đồng thời hai Palette Layers và Paths. Rê một Palette ra khỏi nhóm để tách biệt nó, đặt cả hai Palette ở một nơi tiện lợi. Để truy cập một workspace đã lưu, hãy đến menu Windows | Workspace và chọn nó từ danh sách ở cuối menu, như minh họa ở hình dưới đây: Bạn sẽ thấy một số workspace tuỳ biến đã được xác lập sẵn trong menu. Để tuỳ biến các menu của Photoshop, bạn chọn lệnh Edit | Menus. (Bạn cũng có thể mở Edit | Keyboard Shortcuts và nhấp tab Menu).
  4. Bạn sẽ tìm thấy mọi lệnh menu được liệt kê. Bạn cũng có tuỳ chọn ở đây là che giấu một lệnh hoặc gán một màu tuỳ biến để dễ dàng nhận biết nó trong menu. Chẳng hạn, bạn có thể che giấu các bộ lọc nghệ thuật mà bạn chưa bao giờ sử dụng, và tạo mã màu cho các bộ lọc khác theo cách bạn thích hoặc cách bạn sử dụng chúng.
  5. Ngoài các lệnh menu trình ứng dụng (từ các menu nằm ở đầu màn hình), bạn có thể chuyển đổi pop – up Menus For sang các menu Palette và tạo tùy biến các menu đó. Nhớ lưu cách sắp xếp menu tuỳ biến của bạn với nút nằm ngay bên phải của pop – up Settigs. Tập hợp menu mà bạn đã lưu sẽ xuất hiện trong pop-up Settings để bạn dễ dàng truy cập. b. Gán các phím tắt Các phím tắt của Photoshop có thể giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian. Thay vì di chuyển chuột tới Toolbox để chọn công cụ Brush, bạn chỉ cần nhấn B trên bàn phím. Để mỏ hộp thoại Levels, bạn nhấn Ctrl+L thay vì di chuyển chuột đến Image, xuống menu con Adjustments, sau đó di chuyển qua và xuống đến Levels. Photoshop CS6 có các tổ hợp phím tắt mà bạn có thể tạo tuỳ biến. Bởi vì tập hợp phím tắt mặc định này khá chuẩn – không chỉ trong bộ Adobe Cre-ative Suite mà còn với các chương trình lớn khác – nên bạn có lẽ sẽ được phục vụ tốt nhất nếu chỉ thực hiện vài thai đổi. Hãy sử dụng lệnh Edit | Keyboard Shortcuts , như minh họa hình dưới đây, để tạo các phần gắn phím tắt này:
  6. - Sử dụng Ctrl+P để truy cập Print with Preview: Khi bạn sử dụng Print with Pre-view, bạn sẽ có nhiều sự điều kiển hơn khi bạn sử dụng lệnh Print đơn giản. Do đó sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn sử dụng phím tắt đơn giản hơn và phổ biến hơn cho lệnh đó. Hãy định vị trí lệnh Print with Preview trong hộp thoại (bên dưới menu File) và nhấp phím tắt hiện hành. Gõ phím tắt mới. Lưu ý rằng Photoshop cảnh báo bạn về việc phím tắt đã được sử dụng. Chỉ cần thay đổi lệnh Print sang Ctrl+Alt+P để giải quyết sự xung đột. - Thay đổi Ctrl+Z để sử dụng Step Backward: Trong phần lớn các chương trình, việc Ctrl+Z sẽ liên tục undo - đảo ngược qua một chuỗi các hành động trước đây trong chương trình. Tuy nhiên, trong Photoshop, tổ hợp phím tắt đó chuyển đổi một chức năng Undo/Redo; nghĩa là nhấn một lần để undo, và nhấn lần thứ hai để đảo ngược lệnh undo. Hãy làm cho Photoshop tuân theo thao tác undo phổ biến đối với các chương trình khác. Trong Keyboard Shortcuts, dưới Edit, thay đổi Ctrl +Z sang Step Backward và sau đó sử dụng Ctrl+Alt+Z để chuyển đổi giữa Undo và Redo. - Gán các phím tắt cho các lệnh thường dùng: Smart Blur (hoặc
  7. Gaussian Blur) có thể được gán Ctrl+G/Ctrl+Shift+Alt+G. Smart Sharpen (hay Unsharp Mask) có thể được gán Ctrl+Shift+Alt+U. Hãy sử dụng Ctrl+Shift+R cho lệnh Image Size. Khi bạn làm việc với Photosho, hãy chú ý đến các lệnh menu khác mà bạn thường truy cập và ghi nhớ các phím tắt của chúng hoặc gán các phím tuỳ biến. c. Tạo các tool preset Một trong những chìa khoá để giúp bạn làm việc chính xác và hiệu quả trọng Photoshop là sử dụng công cụ phù hợp với công việc. Chẳng hạn, công cụ Patch sao chép chỉ mẫu kết cấu (texture). Nếu bạn cần che phủ một vùng trên khuôn mặt của một khách hàng, bạn cần công cụ Clone Stamp thay vì công cụ Patch. Bạn có thể bảo đảm rằng bạn đang sử dụng không chỉ đúng công cụ mà còn sử dụng đúng các xác lập cho côngcụ đó bằng cách tạo các tool preset (các xác lập sẵn của công cụ). Các tool preset này chứa các xác lập của bạn từ thanh Options. Bạn chọn công cụ đã xác lập sẵn (và dĩ nhiên đó là nơi bắt nguồn của tên này) từ Palette Tool Presets hoặc từ cuối bên trái của thanh Options, như minh họa ở hình dưới đây: Mặc dù hầu như bất kỳ công cụ nào cũng là một đơn cử tốt cho các tool preset, nhưng một số chỉ đơn thuần là dạng tự nhiên. Chúng ta sẽ xem xét công cụ Type. Khi bạn xem xét tất cả các tuỳ chọn cho công tụ Type không chỉ trong thanh Options mà còng thong các
  8. Palette Character và Paragraph, hoàn toàn có nhiều thứ để chọn và theo dõi. Để đảm bảo nội dung nhất quán giữa các dự án, bạn nên tạo các tool preset cho mỗi dự án, bao gồm cả dòng tiêu đề và nội dung chính, các hiệu ứng đặc biệt à type trọng tậm, và thậm chí cả thông tin bản quyền. Một đơn cử lôgíc khác cho các tool preset là công cụ Crop. Như sẽ được trình bày ở bài tiếp theo, một bức ảnh chụp từ một máy ảnh kỹ thuật số cấp cao có một tỉ số hướng (mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của ảnh) là 2:3, các tỉ số hướng của các tấm ảnh in và khung ảnh là 4:5 (đối với các tấm ảnh in cỡ 8 x 10), 5:7, và 13:19 (đối với các tấm ảnh in cỡ lớn). (Một số máy ảnh giá thấp hơn chụp với các tỉ số hướng khác nhau). Bạn sẽ nhận thấy mình thường cần xén một ảnh đến một kích cỡ nhất định để đáp ứng các yêu cầu in ấn. Và đừng quên độ phân giải. Việc in với kích cỡ chính xác nhưng ở độ phân giải sai sẽ làm bạn hao phí giấy và mực! Hãy cài đặt nhiều preset cho công cụ Crop với các kích cỡ in tiêu biểu để bảo đảm rằng bạn luôn xén chính xác. 3. Các xác lập của Photoshop Preferences ở cấp chương trình và Color Settings luôn giúp bạn trong mọi việc bạn thực hiện trong Photoshop. Các tuỳ chọn mà bạn chọn trong Preferences của Photoshop (hay gọi đơn giản là Prefs) điều khiển nhiều khía cạnh hoạt động cơ bản của chương trình. Các mục được chọn trong hộp thoại Color Settings xác định diện mạo của tác phẩm, cả trên màn hình và trong bản in. a. Xác lập Preferences File Preferences của Photoshop chứa nhiều thông tin về cách bạn sử dụng chương trình. Dù bạn thích đo đơn vị inch hay pixel, bạn muốn lưới và các đường dẫn hướng dẫn được hiển thị như thế nào, bạn thích các thumbnail ở kích cỡ nào trong Palette, bạn đã sử dụng font nào cuối cùng - tất cả các loại dữ liệu đều được lưu giữ trong Prefs. Nhiều thông tin trong preferences được chọn tự động khi bạn làm việc (chẳng hạn như kích cỡ và chế độ màu của tài liệu mới mà bạn vừa tạo, Palette Character có hiển thị hay không khi lần cuối bạn tắt chương trình, và các tuỳ chọn công cụ nào đã được chọn thanh Options), nhưng bạn phải chủ động trong việc chọn số các tuỳ
  9. chọn trong hộp thoại Preferences của Photoshop như minh họa ở hình dưới đây: Bạn mở Prefs bằng tổ hợp phím tắt Ctrl+K, và menu con Preferences nằm bên dưới menu Edit. Các xác lập mặc định hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng sau đây là một số hộp thoại Preferences mà bạn tìm thấy chúng trong các mục đó. b. Preferences | General Nếu bạn sẽ thực hiện nhiều thao tác định lại kích cỡ và tỉ lệ trong Photoshop, hãy xem xét việc thay đổi phương pháp Image Interpolation. Hãy sử dụng Bicubic Smoother nếu bạn thường xuyên tăng các kích thước pixel; chọn Bicubic Sharper khi giảm kích cỡ. Nếu bạn làm việc trên một monitor được xác lập sang độ phân giải 1024x768 pixel, hãy xem xét việc thay đổi UI (user interface) Font Size sang Small. Tuỳ chọn này sẽ thu hẹp các Palette và tạo nhiều chỗ hơn để bạn làm việc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Adobe Bridge, hãy đánh dấu hộp kiểm để khởi động chương trình tự động. Và xem xét việc lưu tự
  10. động history log với mỗi file, trong một file text, hay hoàn toàn không lưu. (History log theo dõi mọi sự thay đổi mà bạn thực hiện cho một file; tuy nhiên ở dạng metadata, nó sẽ làm tăng kích cỡ file. Hãy đọc một metadata history log bằng cách sử dụng lện File | File info). c. Preferences | File Handling Các khung xem trước ảnh sẽ làm tang kích cỡ file, nhưng trong phần lớn trường hợp, bạn muốn đưa vào khung xem trước. Trên các máy Macs, bạn có tuỳ chọn để đưa vào hoặc không đưa vào một phần mở rộng file (hoặc nhò Photoshop hỏi bạn vào mỗic lần). Ngay cả khi bạn không dự định chia xẻ các file với một mày Windows, bạn cũng nên luôn đưa vào phần mở rộng file trong tên file bằng cách chọn tuỳ chọn Always. Tương tự, bạn nên luôn tăng tối đa tính tương thích file PSD và PSB. Điều này bảo đảm rằng các
  11. file Photoshop CS6 của bạn có thể được mở (với càng nhiều tính năng được giữ lại càng tốt) trong các phiên bản trước đây của chương trình và bảo đảm chúng sẽ hoạt động chính xác với các chương trình khác trong bộ Creative Sưite. Nếu bạn đang làm biệc trong một nhóm (với hay hay nhiều người cùng làm việc trên một dự án đó), bạn nên sử dụng Version Cue (thành phần của Creative Suite) để quản lý các file công việc. Đây là một cách tốt để tránh tình trạng nhận biết phiên bảo nào là có màu nào. d. Preferences | Cursors Một điểm mới trong Photoshop CS6 là có nhiều cách để hiện thị các con trỏ cho các công cụ tô. Trong các phiên bản trước đây, bạn có thể hiển thị biểu tượng công cụ (Standard), một dấu thập nhỏ (Precise), hay một dạng trình bày đầu cọ của công cụ, nhằm cho biết kích cỡ và hình dạng của cọ (Precise), với các cọ có mép mèm, con trỏ brush size sẽ cho biết nơi công cụ sẽ được áp dung với của bạn 50% hoặc cao hơn. Tuỳ chọn đó hiện được gọi là Normal Brush Tip, và bạn có một phương pháp khác (Full Size Brush Tip) để luôn hiển thị toàn bộ phạm vi của đầu cọ, bất kể xác lập Hardness là bao
  12. nhiêu. Một điểm mới khác là tuỳ chọn để thêm một crosshair vào giữa mỗi con trỏ brush-size. Tuỳ chọn croshair thích hợp cho việc giữ một cọ ở chính giữa dọc theo mép hay đường dẫn, và hầu như loại bỏ nhu cầu sử dụng tuỳ chọn con trỏ Precise. Khi làm việc với một cọ mềm, việc thay đổi tất cả các pixel đã được thay đổi chỉ đôi chút có thể không cung cấp cho bạn một khung xem chính xác về công việc mà bạn đã thực hiện. (Con trỏ Normal Brush Tip hiển thị ở bên trái và tuỳ chọn Show Crosshair in Brush Tip hiển thị ở góc dưới bên trái). e. Preferences | Transparency & Gamut Nếu bạn nhận thấy mẫu carô trắng xám làm mất tiêu điểm của các ảnh có độ trong suốt, bạn có thể xã lập Grid Size sang None, để tạo một nền trắng thuần tuý trong các vùng trong suốt của artwork. Nếu bạn thường làm việc trong chế độ grayscale (thang độ xám), bạn có thể muốn thay đổi màu của lưới trong suốt sang màu tương phản ánh của bạn, có thể là màu xanh nhạt hoặc màu vàng nhạt.
  13. f. Preferences | Units &Rulers Nếu bạn tạo các ảnh đồ họa Web thay vì in các ảnh, có lẽ bạn sẽ muốn thay đổi đơn vị đo của Photoshop từ Inch sang Pixel. Lưu ý rằng bạn có thể thay đổi đơn vị đo bằng cách nhấp phải (chuột nhiều nút) vào các thước trong ảnh của bạn. Nếu bạn thường in ở một độ phân giải khác 300ppi, bạn cũng có thể muốn điều chỉnh độ phân giải mặc định cho các tài liệu mới với kích cỡ in mong muốn.
  14. g. Preferences | Guides, Grid & Slices Từ Photoshop CS4 có một tính năng mới, đó là Smart Guides (các đường hướng dẫn thông minh). Các đường này tự động xuất hiện và biến mất khi bạn rê nội dung của một lớp vào và ra khỏi sự gióng thẳng với nội dung của các lớp khác. Smart Guides (có màu đỏ thẫm theo mặc định) hiển thị khi nội dung của lớp mà bạn đang rê gióng thẳng chính xác với các mép hay với tâm của nội dung trong các lớp khác. Một tuỳ chọn mà bạn có thể muốn thay đổi trong ô này của Preferences là Show Slice Numbers. Các số slice xuất hiện ở góc trên bên trái của mỗi slice khi bạn đang chi nhỏ ảnh đồ họa Web. Trừ khi bạn dự định hiệu chỉnh từng ảnh riêng lẻ sau này, có lẽ bạn không cần biết slice này là slice nào vì vậy các số slice thường không cần thiết. Hãy xoá chọn hộp kiểm này để giảm bớt sự xao lãng.
  15. h. Preferences | Plug-Ins Nếu bạn có các plug-in của nhóm thứ ba, các bộ lọc, và những thứ mà bạn mua riêng để sử dụng trọng Photoshop, hãy xem xét việc sử dụng một foder thứ hai cho các plugins đó, bên ngoài folder Photoshop và gọi foder đó là Additional Plugin Folder trong Preferences. Việc có thêm các plugin bên ngoài folder Photoshop có nghĩa là bạn sẽ không phải cài đặt lại chúng nếu bạn phải thay thế Photoshop. Nếu có bất kỳ một trong các plugin đó thuộc Photoshop 6 và vẫn làm việc, bạn có thể cần nhập số seri của Photoshop 6 như là một sự kế thừa để các plugin nhận biết phiên bản mới.
  16. i. Preferences | Type
  17. Từ Photoshop CS4 có thêm một ô mới vào Preferences để bạn có thể chọn các tuỳ chọn có liên quan đến type. Photoshop hiển thị menu font trong tên của mỗi font trong từng mặt chữ thực sự, và bạn có thể chỉ định kích cỡ của khung xem trước đó ở đây. j. Các xác lập màu Nếu bạn không quản lý màu một cách khéo léo, các ảnh của bạn sẽ không in chính xác. Đối với phần lớn những người dùng Photoshop, sự quản lý màu có thể được thực hiện với một vài mục chọn chính trong hộp thoại Edit | Color Settings. - Chọn một vùng làm việc RGB: Mở hộp thoại Color Settings (bên dưới menu Edit) và chọn vùng làm việc RGB của bạn khoảng màu mà bạn hiệu chỉnh và tạo trong khoảng đó. Nếu bạn chủ yếu tạo các ảnh đồ họa Web, hãy gởi các ảnh của bạn đến một phòng
  18. rửa ảnh để nhờ in, hoặc in bằng máy in phun mực vốn sử dụng chỉ bốn màu mực (lục lam, đỏ thẫm, vàng, và đen), chọn sRGB làm khoảng màu của bạn. Nếu bạn in ra một máy in phun mực loại tốt hay loại bình thường hoặc chuẩn bị artwork mà nó sẽ được chuyển sang một khoảng màu CMYK, hãy chọn Adobe RGB. Nếu bạn có phần cứng và phần mềm để tạo một profile tuỳ biến cho monitor của máy tính, hãy sử dụng profile đó. - Chọn để chuyển đổi các ảnh sang vùng làm việc của bạn: Trong vùng Color Management Policies của hộp thoại Color Settíng, hãy chọn RGB: Converl to Working RGB. Điều này bảo đảm các ảnh mà bạn nhìn thấy trên màn hình thực sự sử dụng profile hoạt động của bạn. - Tắt cảnh báo không phù hợp: Xoá chọn các hộp kiểm cho các cảnh báo gây phiền phức và phí thời gian vốn xuất hiện trên màn hình bất kỳ lúc nào bạn mở một ảnh có một profile khác với vùng làm việc của bạn. Bạn đang có ý định chuyển sang vùng làm việc của bạn - bạn không cần xác nhận lại quyết định này một lần thực hiện. - Xuất nhờ sử dụng Print with Preview: Khi đến lúc in, bạn sẽ có được các tấm ảnh in chính xác nhất khi bạn sử dụng File | Print with Preview. Trong hộp thoại này, hãy nhấp nút More Options. Trong vùng Print của một Color Management, chọn Document để duy trì vùng nguồn là vùng làm việc của bạn. Trong vùng Options, chọn Handling: Let Photoshop Determine Colors và chọn profile của máy in dành cho giấy mà bạn dự định in trên đó ở dạng Profile của máy in dành cho giấy mà bạn dự định in trên đó ở dạng Printes Profile. Sử dụng Relative Colori-metric làm một ít mô phỏng và giữ cho hộp Black Point Com-phensation được đánh dấu kiểm. Các hướng dẫn trên đây thích hợp cho hầu hết những người dụng Photoshop ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt sau đây: - Bạn chỉ tạo các ảnh đồ họa Web. Trong hộp thoại Color Settings, chọn Settings: Color Management Off. Trong hộp thoại Save For Web, ở phía trên bên phải của vùng xem trước, chọn Uncompénated Color. Khi lưu ảnh ở dạng file JPEG, đừng nhúng các profile ICC. (Các profile ICC thực hiện các điều chỉnh nhất
  19. định cho diện mạo của các ảnh). Khi bạn loại bỏ các profile màu ra khỏi phương trình, bạn đang tạo các ảnh Web mà bất kỳ bộ trình duyệt Web nào cũng có thể hiển thị chính xác. - Bạn chuẩn bị ảnh để in offset hay in flexographic: Các ảnh của bạn sẽ kết thúc ở một khoảng màu CMYK. Hãy liên hệ với người đang chuẩn bị tài liệu dàn trang mà các ảnh của bạn sẽ được đặt trong đó hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở in. Tìm hiểu bạn nên sử dụng profile màu CMYK nào. Và dĩ nhiên, có khả năng bạn sẽ phải cung cấp các ảnh RGB và để cho những người khác xử lý sự chuyển đổi. - Các yêu cầu quản lý màu của bạn là tối đa: Nếu màu trong các ảnh của bạn bắt buộc phải tuyệt đối hoàn hảo - chỉ chính xác thôi thì chưa đủ - bạn nên xem xét việc mua phần cứng và phần mềm để định chuẩn và tạo profile tất cả các thiết bị trong dòng làm việc của bạn. Đôi khi sự cố xảy ra. Các công cụ hoạt động không đúng cách. Các lệnh đơn giản không thực thi. bị hỏng! Đừng nản chí, hãy bắt đầu với các phần chỉnh sửa đơn giản dưới đây và làm việc theo cách của bạn khi cần. - Kiểm tra các Palette: Nếu một công cụ không đang hoạt động như mong muốn hoặc hoàn toàn không hoạt động, hãy kiểm tra xem bạn có vô tình ngăn chặn nó thực hiện công việc của nó hay không. Hãy xem bạn có một vùng chọn hoạt độngở nơi khác trong ảnh hay không hoặc nhấn Ctrl+D để xóa chọn. Hãy nhìn vào Palette Layers: Bạn có đang ở trên đúng lớp không? Lớp có hoạt động hay không hay đó là một mặt nạ lớp? Kiểm tra Palette Channels: Các kênh màu có hoạt động không? Ở cuối bên trái của thanh Option, nhấp phải vào biểu tượng công cụ và chọn Reset Tool. Mở một ảnh khác- ảnh RGB 8 bít đã được ép phẳng – và thử công cụ hay kỹ thuật này trong ảnh đó. (Nếu nó hoạt động thì vấn đề không phải là Photoshop mà là do ảnh. Kiểm tra menu Image | Mode để bảo đảm bạn có một chế độ và độ sâu màu thích hợp) - Xác lập file Preferences của Photoshop trở lại mặc định: Trước khi thay thế Prefs, hãy mở Preset Manager của Photoshop (thông qua menu Edit) và lưu bất kỳ style tuỳ biến, gradient, cọ, và nhiều