Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền - Nguyễn Toàn Năng

Đây là môn thể thao có xuất xứ từ nước Mỹ. Ngày nay, có hơn 50 triệu người Mỹ chơi bóng chuyền và khoảng hơn 800 triệu người trên thế giới chơi bóng chuyền ít nhất một lần trong tuần. 
Năm 1892 giáo viên William G. Morgan (1870-1942) ở trường Cao đẳng SpringField bang Massachusetts (Mỹ) nghĩ ra cách chơi bóng chuyền. Ông căng một chiếc lưới giữa phòng, lấy phấn kẻ một ô hình chữ nhật và tạm đưa ra qui tắc chơi bóng bằng tay, chủ yếu dựa vào các môn Bóng Rỗ, Bóng Ném, Bóng Chày, Tennis … với tên gọi ban đầu của môn chơi là “Mintonette”. 
Năm 1895 môn chơi đã được qui định lại luật chơi và đặt cho nó một cái tên bằng tiếng Anh: VOLLEY  BALL nghĩa là bóng chuyền. Vậy môn bóng chuyền chính thức ra đời năm 1895. Môn chơi này được hai trường chuyên TDTT là Cao đẳng Springfield – Massachusetts và Đại học George William – Chicago (Bây giờ là Downers Grove, Illinois) sử dụng trong việc giáo dục thể chất cho sinh viên. Với số tuổi ít ỏi trên 100 năm bóng chuyền được coi là môn thể thao trẻ.
pdf 47 trang Yến Nhi 06/04/2024 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền - Nguyễn Toàn Năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giang_day_mon_bong_chuyen_nguyen_toan_nang.pdf

Nội dung text: Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền - Nguyễn Toàn Năng

  1. cầu ngày càng cao của xu hướng này đòi hỏi vđv cần có một trình độ thể lực nhất định. Tập trung huấn luyện tố chất sức mạnh (sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền) chủ yếu là các hoạt động bật nhảy. Chiều cao bật nhảy của các nước tiên tiến trên thế giới đã đạt tới tầm cao lý tưởng: Nữ trung bình 310cm cao nhất 330cm. Nam trung bình 345cm cao nhất 360 cm. Do đó công tác huấn luyện tập trung chủ yếu vào tố chất sức mạnh trong bật nhảy tại chổ và bật nhảy có đà. Bên cạnh đó chú ý đến các tố chất khác như phát triển sức nhanh, sức bền trong bật nhảy và thi đấu. Lượng vận động tăng là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình huấn luyện thể lực. Đối với những đội bóng có trình độ thì lượng vận động phải được tăng dần và chú ý mối quan hệ giữa cường độ và khối lượng. Thời gian các buổi tập và giờ tập trong tuần cũng tăng dần cho hợp lý. Mỗi buôi tập phải tập từ 120 - 150 phút và một tuần phải đạt 30 giờ cho tập luyện. 1.2.3 Xu hướng tuyển chọn: Tuyển chọn vận động viên có chiều cao và sức bật tốt là tiêu chí hàng đầu trong tuyển chọn. Các cường quốc trên thế giới điều coi trọng các chỉ tiêu hình thái và đặc biệt là sức bật tốt. Chiều cao của các VĐV Châu Á năm 1996 là: Việt Nam 183 cm, Thái Lan 183.4cm, Trung quốc 194.5cm, Nhật 189.4cm, Iran 191.2cm. Sức bật của các đội trẻ trên thế giới là trung bình 335cm cao nhất 355cm. Bật nâng trọng tâm 125cm. Xác định chuyên môn hoá cao trong tuyển chọn, chú ý đến đặc điểm cá nhân có lợi cho thi đấu, ví dụ vận động viên chuyền hai thuận tay trái. Công tác tuyển chọn vận động viên được chú trọng một cách toàn diện và khoa học. Các chuyên gia cho rằng việc tuyển chọn tốt là cơ sở để vđv đạt trình độ cao. 2. Đặc điểm phát triển Bóng Chuyền đỉnh cao Việt Nam. Số lượng các đội bóng phát triển nhưng chất lượng chưa cao. Hầu hết các tỉnh thành đều có các đội A1, nhưng chất lượng VĐV còn yếu và thiếu. Chỉ mới đáp ứng yêu cầu trước mắt, không có đủ khả năng đào tạo VĐV trẻ kế thừa. Sự phát triển không cân đối giữa các đội nam và nữ, giữa các khu vực khác nhau trong phạm vi cả nước. Công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hình thành một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, địa phương nào địa phương đó làm và phương pháp tiến hành cũng khác nhau. Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 11
  2. Chất lượng các đội tuyển chưa cao, chưa tập trung hết các tài năng đã có sẵn. Xuất hiện một số trường đạo tạo VĐV trẻ như Quân đội - Thành phố Hồ Chí Minh – Hà nội. Có ứng dụng các thành quả của khoa học vào công tác tuyển chọn và huấn luyện. Đồng thời mở những lớp đào đạo HLV do Liên đoàn Bóng Chuyền Thế giới giảng dạy. Câu hỏi cũng cố: - Khi tuyển chọn vận động viên bóng chuyền cần chú ý những yếu tố nào? CHƯƠNG 2 Luật Cơ Bản Của Bóng Chuyền (Tóm tắt) Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này người học có thể: - Hiểu được các điều luật bóng chuyền. I . ĐỊA ĐIỂM Bàn thư ký VÀ CÁCH 1m75 BỐ TRÍ: (Tấn công) (Tấn Khu trước Khu Khu sau 1. Sân phát (phòng thủ) thi 9m bóng đấu: troüng taìi Thay Libero 18m Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 12 Hình 1
  3. Dài 18m, rộng 9m. Vùng tự do ít nhất 2m của dài và 5m của rộng, đối với quốc tế 5m của dài, 8m của rộng và chiều cao là 12 m. Riêng vạch tấn công được kẻ thêm bởi những vạch (5 vạch) không liên tục có chiều dài 15 cm, đoạn ngắt quãng 20 cm, tổng chiều dài của đoạn nối thêm là 175 cm (1m75). 2. Lưới và cột lưới: Lưới rộng 1m, dài 9m50, mép trên của lưới được viền bằng vải khác màu, rộng 5cm, có băng giới hạn của lưới. Cọc giới hạn: dài 1m80 đường kính 1cm được sơn nhiều màu. Chiều cao của lưới được căng đối với nam là 2m43, nữ 2m24 tính từ mép trên của lưới.Cột lưới cách đường biên dọc 1m00. 3. Bóng: Bóng phải tròn, làm bằng da mềm hay chất liệu tương tự nhưng phải đảm bảo độ nảy của bóng. Bóng nặng từ 260 g - 280 g, chu vi từ 65cm - 67cm. Hiện nay bóng được làm bằng 3 màu ( Trắng - Xanh - Vàng) và áp suất bơm vào ít hơn nên bóng hơi mềm. II.ĐỘI BÓNG: 4. Số lượng:12 VĐV, 1 bác sĩ, 1 huấn luyện viên. Trong số 12 vđv sẽ đăng ký vđv Libero được ký hiệu bằng chữ "L". 5. Vị trí đấu thủ, thứ tự phát bóng: - Vị trí đấu thủ được xếp ngược chiều kim đồng hồ, ô phát bóng là vị trí số 1 (hiện nay là hết chiều ngang của sân, luật bổ sung năm 1994). - Thứ tự phát bóng theo chiều kim đồng hồ. 6. Ngừng trận đấu: Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 13
  4. - Mỗi đội được ngừng trận đấu để thay người (thay 6 lượt người/hiệp). - Được hội ý 2 lần/hiệp. Nhưng hiện nay có thay đổi bổ sung thêm hội ý kỹ thuật 2 lần [một lần 60 giây] và hội ý bình thường 2 lần [một lần 30 giây]. Riêng hiệp quyết thắng thì không có hội ý kỹ thuật mà chỉ có 2 lần hội ý bình thường. Chỉ được quyền hội ý bình thường khi bóng chết (đội trưởng hay huấn luyện viên xin phép mới hợp lệ) và được phép của trọng tài. II.LUẬT THI ĐẤU: 7. Lỗi về phát bóng: • Khi phát bóng phải phát bằng 1 tay rõ ràng. • Vị trí số 2 xuống phát bóng khi đội được điểm. Nếu đổi sai vị trí sẽ mất quyền phát bóng và đội bạn được 1 điểm. • Sau khi phát bóng vị trí các đấu thủ được quyền thay đổi. • Khi phát bóng không cầm bóng quá 8 giây. • Khi phát bóng không được đứng ngoài ô phát bóng (rộng 9m) hoặc giẫm vạch ngang cuối sân (đấu thủ phát bóng). • Khi phát bóng, bóng không được chạm bất cứ vật gì, (trừ phi chạm lưới và rơi vào trong sân) hoặc đấu thủ trước khi bóng sang sân đối phương. • Phát bóng, bóng không được chạm cọc giới hạn. • Khi phát bóng, bóng được tung rời tay rồi chụp lại hoặc đánh hụt bóng hay không đánh bóng thì được xem như phát bóng hỏng. • Khi phát bóng, các vđv không được đứng ngoài sân hoặc chạm các vạch biên dọc và biên ngang. 8. Lỗi dính bóng: • Bóng có thể chạm mọi phần của thân thể. • Bóng phải được đánh đi không dính, không ném vứt, không được giữ lại. Bóng có thể nảy ra theo bất cứ hướng nào. • Bóng có thể chạm nhiều phần thân thể nhưng phải liền cùng một lúc. • Khi lần chạm bóng đầu tiên của một đội, bóng có thể chạm liên tiếp nhiều phần khác nhau của thân thể miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động. Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 14
  5. • Dưạ vào cơ sở thời gian và âm thanh khi tay chạm bóng; nghĩa là khi tay tiếp xúc bóng để phát ra tiếng kêu khác thường và giữ bóng “hơi lâu” trong tay. Đây là lỗi nhận định và cảm giác của trọng tài quyết định. Đôi khi không phạm 2 yếu tố trên nhưng do hình tay khi tiếp xúc bóng không đúng kỹ thuật trọng tài cũng có thể thổi phạt. 9. Lỗi chắn bóng: • Chạm bóng trong chắn bóng từ 2-3 người thì được tính 1 lần chạm bóng. Nếu 2 cầu thủ của một đội chạm bóng đồng thời (không phải chắn bóng) được tính 2 lần chạm bóng và mỗi cầu thủ đó không được quyền chạm bóng lần nửa. • VĐV có thể đưa tay sang lưới đối phương để chắn bóng nhưng phải chạm bóng sau đối phương. • Không được chắn bóng quả phát bóng (Luật bổ sung 1986) • Cầu thủ hàng sau không được chắn bóng. • Vđv Libero không được tham gia chắn bóng. 10. Lỗi đập bóng: • Không được đập bóng quả phát bóng (luật bổ sung 1986) . • Cầu thủ hàng sau không được đập bóng ở khu vực tấn công. Nếu muốn đập bóng phải giặm nhảy từ dưới vạch tấn công (vạch 3m). Hoặc là muốn đánh bóng sang sân đối phương khi ở khu vực tấn công thì khi thực hiện tay đánh bóng phải thấp hơn mép trên của lưới. • Cầu thủ Libero kết thúc động tác đánh bóng nếu vào thời điểm chạm bóng, bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới là phạm luật khi ở khu vực tấn công. • Nếu bóng cắt mặt phẳng của lưới thì không được phép đánh theo bóng. 11. Vận động viên LIBÊRÔ: a) Mỗi đội có quyền đăng ký 1 trong 12 cầu thủ trong danh sách cuối cùng để làm cầu thủ phòng thủ tự do “LIBERO”. b) Cầu thủ Libero phải được ghi trong biên bản trận đấu trước khi trận đấu bắt đầu và ghi chữ “L” bên cạnh tên của cầu thủ. Tên của cầu thủ Libero cũng được ghi vào đội hình thi đấu trước khi hiệp đấu bắt đầu. Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 15
  6. c) Luật dành riêng cho cầu thủ Libero : • Cầu thủ Libero bị hạn chế như các cầu thủ hàng sau và không được phép hoàn thành một pha tấn công từ mọi phía (Kể cả trong khu vực thi đấu và khu vực tự do) nếu lúc chạm bóng, bóng cao hơn mép trên của lưới. • Cầu thủ Libero khi chuyền cao tay trong khu vực tấn công, hoặc trong khu vực mở rộng thì đồng đội của anh không được đánh bóng cao hơn mép trên của lưới sang sân đối phương. Nếu hành động tương tự xảy ra ở khu vực phòng thủ thì quả đập bóng xem như hợp lệ. • Cầu thủ Libero phải mặc áo khác màu với màu áo của đội. • Việc thay người cho trường hợp của cầu thủ Libero không được tính như một lần thay người hợp lệ và số lần thay không hạn chế. Một Libero không thể tham gia vào lần thay người hợp lệ và chỉ có thể vào hoặc ra sân khi bóng chết và trước khi trọng tài thổi còi báo hiệu phát bóng. Thậm chí trước một ván đấu bắt đầu. • Lúc bắt đầu hiệp đấu, Libero chỉ được vào sân khi trọng tài thứ hai đã kiểm tra đội hình theo phiếu báo vị trí. • Thay cầu thủ Libero sau hiệu còi cho phát bóng và trước khi phát chạm bóng thì không phạt nhưng phải bị nhắc nhở khi pha bóng kết thúc. Thay vào chậm sẽ bị phạt lỗi trì hoãn trận đấu. • Cầu thủ Libero không được phát bóng, chắn bóng. • Giữa hai lần thay người khác nhau (kể cả Libero) phải có một lần bóng chết và cầu thủ này ra vào sân ngay trước băng ghế của đội giữa vạch tấn công và đường biên cuối sân. 12. Những lỗi khác: • Giẫm vạch giữa sân: Trong khi thi đấu các phần của cơ thể chạm sân đối phương xem như phạm lỗi. Chân tay chạm vạch giữa được phép nếu còn 1 phần còn lại. • Bóng chạm các đường giới hạn (biên ngang, biên dọc) được tính hợp lệ. Nhưng bóng không được chạm cọc giới hạn hay chạm bất cứ vật gì trên không hay ngoài sân để vào trong sân. • Mỗi đội được chạm bóng 3 lần trước khi bóng sang sân đối phương. • Người chơi được quyền chạm bóng bất kỳ phần nào của cơ thể (luật bổ sung 1990 ). • Nếu 2 cầu thủ của 2 đội giữ bóng lâu trên lưới thì tính hòa đánh lại. • VĐV không được đứng ngoài sân hay giẫm vạch ở thời điểm phát bóng, trừ đấu thủ phát bóng. Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 16
  7. • Mỗi đội phải thi đấu trên sân 6 người không được thiếu, nếu không sẽ bị xử thua vì thiếu người. IV.TRỌNG TÀI: Gồm trọng tài chính, trọng tài phụ, giám biên. Chỉ có trọng tài chính và phụ được sử dụng còi, giám biên sử dụng cờ. 13. Trọng tài chính: Điều khiển trận đấu từ đầu đến khi kết thúc. Có quyền lực đối với các thành viên trong ban trọng tài. Có quyền quyết định tất cả những vấn đề của trận đấu kể cả những vấn đề chưa có trong điều lệ. ❖ Trước trận đấu: Kiểm tra chất lượng sân bãi - dụng cụ. Cho rút thăm chọn ưu tiên (phát bóng hay chọn sân). Kiểm tra việc khởi động của các đội. ❖ Trong trận đấu: + Có quyền quyết định và xử phạt tất cả những lỗi trong thi đấu và những lỗi tư cách, thái độ. + Người duy nhất quyết định những lỗi của đấu thủ phát bóng, những lỗi sai vị trí của đội trong phát bóng, những lỗi va chạm trên đường bóng phát đi. Những lỗi về chạm bóng, những lỗi trên lưới và trên băng ngang của lưới. + Không cho phép khiếu nại về tính chất của lỗi nhưng có thể nhận trả lời những đề nghị của đội trưởng trong thi đấu về cách hiểu và áp dụng luật. Nếu đội trưởng không đồng ý về những giải thích của trọng tài 1 thì đề nghị ghi vào biên bản thi đấu. 14. Trọng tài phụ: Giúp trọng tài chính hoàn thành nhiệm vụ điều khiển trận đấu, chú ý những lỗi sai vị trí của bên đỡ phát bóng, lỗi dưới lưới, chạm lưới khi đánh bóng, chắn bóng qua đường giữa sân, bóng trong sân, bóng ngoài sân. 15. Giám biên: Sử dụng cờ để giúp trọng tài chính và trọng tài phụ điều khiển trận đấu. Nếu bóng xấu thì đưa cờ lên, nếu bóng tốt thì chỉ cờ xuống đất. Luật Bóng Chuyền đã thay đổi như thế nào? Quả là khó có thể thống kê hết sự thay đổi liên tục về luật lệ của bóng chuyền thế giới. Tuy nhiên cũng không thể trách được những người Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 17
  8. lãnh đạo môn thể thao so ra hãy còn non trẻ này. Thật ra bóng chuyền thế giới chỉ mới trãi qua 106 năm phát triển từ kỹ thuật chơi, chiến thuật thi đấu và ngay cả sức hấp dẫn quần chúng ở khắp nơi trên thế giới. Các nhà chuyên môn và thống kê đã ‘’giật mình’’ một cách hãnh diện khi ngày nay có đến 800 triệu người chơi bóng chuyền một lần trong một tuần trên năm lục địa. Trang chuyên mục bóng chuyền đã cố gắng tổng hợp giúp các bạn lẫn những nhà chuyên môn những mốc thay đổi có tính lịch sử vô cùng quan trọng thúc đẩy bóng chuyền bám sát sự phát triển, bùng nổ về thông tin, kinh tế thể thao và văn hóa trong thời đại ngày nay. Năm 1895 Giáo viên thể dục William G.Morgan của Hiệp hội Thanh niên Thiên Chúa Giáo ở Holyoke bang Massachusets đã sáng tạo ra môn bóng chuyền thông qua việc phối hợp các môn bóng rổ Tennis, bóng Chày và bóng Ném. Ông đã dùng tấm lưới của Tennis và nâng nó lên cao khỏi mặt đất 6 feet inches (2m371 ) Năm 1900 Quả bóng đặc biệt dành riêng cho môn bóng chuyền được thiết kế. Năm 1916 Cách chơi phối hợp chuyền bóng lên cao cho đồng đội đập bóng được ‘’trình làng’’ ở Philippin. Năm 1920 Luật mỗi đội được chuyền bóng ba lần và tấn công từ hàng sau bắt đầu thử nghiệm. Năm 1934 Trọng tài bóng chuyền được xác định và phân cấp (Trọng tài quốc gia, trọng tài dự bị ) Năm 1947 ❖ Từ 18/4 đến ngày 20/4/1947, 14 quốc gia nhóm họp tại Paris để thành lập Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) và ông Paul Libaud người Pháp làm Chủ tịch đầu tiên. ❖ Hai lục địa Châu mỹ, và Châu Âu thống nhất về một số luật lệ thi đấu như kích thước sân là 9m x 18m, chiều cao của lưới là 2m43 cho nam và 2m24 cho nữ. Năm 1949 Giải bóng chuyền Thế Giới được tổ chức lần đầu tiên tại Prague (Tiệp Khắc cũ). Một kỹ thuật chủ yếu được cho phép thực hiện là người chuyền hai có thể từ hàng sau lên phía trên vạch 3m để thực hiện các quả chuyền, đồng thời phân định cụ thể ba người tấn công ở hàng trên. Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 18
  9. Năm 1951 Tại Đại hội Liên đoàn bóng chuyền thế giới lần ba, FIVB cũng thông qua hai quyết định về luật mới: Tay của cầu thủ tấn công có thể vượt qua lưới sau khi kết thúc động tác đập bóng tấn công. Cầu thủ hàng sau được phép tấn công từ phía sau. Năm 1953 FIVB thống nhất chi tiết các ký hiệu bắt lỗi của trọng tài. Năm 1954 Liên đoàn bóng chuyền Châu Á được thành lập, đây cũng là giai đoạn đầu tiên liên kết và mở rộng sự “cai trị” môn bóng chuyền của F.I.V.B. Năm 1955 Nhật Bản hủy bỏ hệ thống thi đấu bóng chuyền 9 người và áp dụng những qui định thi đấu Quốc tế của FIVB (chỉ có 6 người). Đây cũng là thời điểm mới đánh dấu sự hợp nhất về luật lệ bóng chuyền trên toàn thế giới. Năm 1956 Giải bóng chuyền thế giới của nam và nữ đều được tổ chức tại Pháp (đây là lần đầu tiên có đại diện của 4 châu lục tham dự). Năm 1957 FIVB giới thiệu trọng tài thứ hai điều hành và phụ tá cho trọng tài thứ nhất. Thời gian hội ý trong thi đấu từng ván được giảm từ 1 phút xuống 30 giây. Ủy ban Olympic Quốc tế phê chuẩn ngay tức khắc việc đưa bóng chuyền vào cuộc tranh tài thế vận hội lần thứ 17, được tổ chức tại Tokyo vào năm 1964, vì khi xem các cuộc thi đấu quốc tế tại Sofia (Bulgari), trung bình có đến 35.000 người dự khán 1 trận đấu do FIVB tổ chức tại đây. Năm 1958 Chắn bóng trở thành hệ thống phòng thủ mới ở trên lưới được hoàn thiện một cách hữu hiệu và được trình diễn một cách hoàn hảo lần đầu tiên tại giải vô địch Bóng chuyền Châu Âu - Tiệp Khắc (cũ). Năm 1959 FIVB quyết định bổ sung luật cấm làm hàng rào chắn khi phát bóng. Ngoài ra qui định lỗi vượt qua sân đối phương khi chân chạm vạch giữa sân. Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 19
  10. Năm 1964 Những qui định mới về chắn bóng được thành lập: • Cấm đưa tay chắn bóng qua phần sân đối phương, đồng thời cho phép người chắn bóng tiếp tục đánh bóng sau khi chắn bóng. • Mốc lịch sử đánh dấu bóng chuyền được đưa vào thi đấu trong chương trình thi đấu Olympic Tokyo được tổ chức từ 13-23/10/1964. Năm 1968 Đại diện Liên đoàn Bóng chuyền Thế giới tại Mexicó quyết định: đặt hai cột ăngten ở hai đầu lưới cách nhau 9m40 tạo thành khoảng không gian thi đấu trên lưới. Năm 1974 • Cũng tại Đại hội thường kỳ tại Mexicó, FIVB lại thay đổi quyết định về cột ăngten hai cột này được rút lại ở khoảng cách 9m được đặt trên lưới dọc theo hai đường biên dọc. • Các đội được chạm bóng 3 lần nửa sau khi chắn bóng, bóng nẩy về phía sân đội chắn bóng. Năm 1982 FIVB qui định lại áp suất của bóng được qui định tăng từ 0,40kg/cm2 lên 0,46kg/cm2. Năm 1984 • Đại hội FIVB lần thứ 19 bầu vị chủ tịch mới người Mexico là Rubeb Acósta. • Kỹ thuật giậm nhảy phát bóng do đội Brazil trình diễn tại Olympic Los Angeles được FIVB đánh giá là một bước kỹ thuật phát bóng mới, đồng thời trở thành kỹ thuật cơ bản trong sách giáo khoa của bóng chuyền thế giới. • Lụât cấm chắn những quả phát bóng cũng bắt đầu có hiệu lực. Năm 1990 FIVB quyết định điều chỉnh hệ thống tính điểm bóng chuyền. • Ở ván thứ năm điểm số được tính luân lưu nhưng nếu hai đội hòa nhau 16-16 thì đội nào đến điểm số 17 trước xem như thắng cuộc. Tuy nhiên, hệ thống tính điểm này chỉ được áp dụng ở giải siêu cúp thế giới, được tổ chức ngay sau đó tại Nhật Bản. Năm 1992 Sau khi kết thúc Olympic Barcelona cách tính điểm luân lưu ở ván thứ năm với Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 20
  11. điểm số tối đa 17-16 hủy bỏ.Thay vào đó là cách tính điểm cũ với tối thiểu hai điểm thắng cách biệt trước đội thua, 4 ván đầu tiên nếu hòa 16-16 thì đội nào đến 17 trước xem như thắng ván đó. Năm 1994 Tại Đại hội thứ 22 ở Hy Lạp, FIVB cũng có nhiều thay đổi quan trọng: • Cầu thủ được đánh bóng bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể. • Khu vực phát bóng được mở rộng ra 9m thay vì chỉ có 3m như luật cũ. • Lỗi hai lần tấn công (Double fault) ở lần chạm bóng đầu tiên sẽ không coi là phạm lỗi. • Một cầu thủ khi chạm lưới nhưng không gây ảnh hưởng hoặc không tham gia trực tiếp vào lần tấn công thì không phạm luật. Năm 1996 • Qua lần đại hội tại Atlanta, FIVB lại thay đổi về áp suất bóng xuống còn 0,3- 0,325 Kg/cm2. • Ngoài ra, đường vạch tấn công 3m của hai bên sân được kéo dài ra hai bên khu vực tự do (1m75). • Chân của cầu thủ khi vượt đường giữa sân sẽ không bị phạm lỗi miễn là một phần của chân còn nằm trên vạch giữa sân. • Cầu thủ Libero chuyên thi đấu ở hàng sau và được quyền thay bất cứ cầu thủ nào trên sân, không giới hạn số lần thay được đưa vào thử nghiệm tại cúp liên đoàn bóng chuyền Thế giới và giải Grand Prix dành cho nữ. Năm 1997 Tiểu ban thi đấu của FIVB nghiên cứu những qui định mới nhằm rút ngắn thời gian thi đấu nhằm mục đích phục vụ cho thị trường truyền hình của Thiên niên kỷ thứ ba. Năm 1998 Một loạt các thay đổi luật được thông qua tại Đại hội Liên đoàn bóng Chuyền thế giới tại Tokyo. • Hệ thống tính điểm thay đổi hoàn toàn: cả năm ván thi đấu đều được tính điểm luân lưu, nhưng 4 ván đầu điểm thắng là 25 với hai điểm cách biệt trước đội thua. • Cầu thủ Libero được sử dụng. • Trang phục cầu thủ được qui định rất chi tiết, cụ thể và mang tính đặc thù của môn bóng chuyền. • Thang hình phạt lỗi đạo đức được rút ngắn và rất nghiêm khắc. • Huấn luyện viên được ‘’tự do’’ đi lại theo một hành lang qui định. • Bóng thi đấu có màu sắc đa dạng hơn ba màu (xanh- trắng- vàng ) bóng màu sáng trước đây. Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 21
  12. • LIBERO là một vị trí vừa cải tiến của luật bóng chuyền. LIBERO chuyên ở hàng sau không được tham gia tấn công cũng như chuyền hai. HỘI Ý KỸ THUẬT (TECHNICAL TIME OUT): Điều 16.4.1- Thời gian một lần hội ý là 30 giây. Đối với các cuộc thi đấu thế giới của FIVB, hội ý được áp dụng như sau : 1. Trong các hiệp từ 1-4 mỗi hiệp có 2 lần hội ý kỹ thuật, mỗi lần kéo dài 60 giây. Các lần hội ý được áp dụng tự động mỗi khi có đội nào đạt đến số điểm thứ 8 và 16. Như vậy trong mỗi hiệp của các hiệp đấu này (từ 1-4 ) mỗi đội còn được yêu cầu hai lần hội ý bình thường (Time out) kéo dài 30 giây. 2. Ở hiệp thứ năm (Hiệp quyết định) không có hội ý kỹ thuật, mỗi đội được phép yêu cầu hội ý bình thường (Time out) kéo dài 30 giây (2 lần). Điều 18.1 : Các trường hợp ngưng trận đấu hợp lệ: 18.1- Chấn thương: 18.1.3: Nếu có một tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi bóng trong cuộc, trọng tài có thể dừng ngay trận đấu và cho phép bác sĩ vào sân trợ giúp y tế. Bóng sẽ được phát lại. Điều 21.2- Các mức phạt:(Luật bổ sung 1998) 21.2.Lỗi phạt thẻ: • Thẻ vàng: Phạt điểm và mất quyền phát bóng. • Thẻ đỏ: đuổi ra sân (Mất quyền thi đấu trong ván đó). • Thẻ vàng + đỏ: Truất quyền thi đấu (Mất quyền thi đấu trong trận đó). (Tài liệu sưu tầm trên "chuyên trang Bóng chuyền" của Báo Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh) Lịch sử Thế vận hội môn Bóng Chuyền: ( ▪ 1964 – Tokyo, Japan ▪ 1968 – Mexicó city, Mexicó. ▪ 1972 – Munich, Germany. ▪ 1976 – Montreal, Canada. ▪ 1980 – Mosców, Russia. ▪ 1984 – Los Angeles, Califonia, USA. ▪ 1988 – Seoul, Korea. ▪ 1992 – Barcelona, Spain Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 22