Tài liệu Corel DRAW

 Phía dưới thanh trình đơn và bên trái miền vẽ là các thanh công cụ (toolbar). Gọi như vậy vì đấy là nơi chứa các công cụ làm việc, tựa như hộp "đồ nghề" của bạn.
 Mỗi công cụ xuất hiện trên thanh công cụ dưới dạng một nút bấm và đều có tên gọi riêng (tiếng Anh kêu bằng tooltip). Để biết công cụ nào đó kêu bằng gì, bạn trỏ vào công cụ ấy và đợi chừng một giây. Một ô nhỏ màu vàng hiện ra cạnh dấu trỏ chuột, trình bày tên công cụ đang xét.
doc 111 trang thiennv 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Corel DRAW", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_corel_draw.doc

Nội dung text: Tài liệu Corel DRAW

  1. Bấm vào nút Close trên cửa sổ Cửa sổ Sample2 biến mất Sample2 Tương tự, đóng cửa sổ Sample1 Cửa sổ Sample1 biến mất Bấm vào nút "phóng to" (Maximize) Cửa sổ Graphic1 trở về kích thước cực trên cửa sổ Graphic1 đại Bạn mệt chưa? Ta nghỉ đi nhé Chọn File > Exit Cửa sổ Corel DRAW biến mất Khi bạn chọn File > Exit hoặc bấm nút Close ở góc phải, trên cùng, bản thân Corel DRAW bị xóa khỏi bộ nhớ máy tính. Corel DRAW là gì nhỉ? (Bài 3) [Hoàng Ngọc Giao] Hỏi-Đáp Sao Corel DRAW không cho phép in ra tuốt luốt mọi đối tượng trong miền vẽ mà bày đặt "trang in" làm gì nhỉ? Chắc bạn mới "gặp gỡ" Corel DRAW lần đầu tiên? Những người từng dùng Corel DRAW thậm chí từ "cái thuở ban đầu lưu luyến" ở thập niên 80 đều biết rõ ích lợi của "trang in" nằm giữa miền vẽ. Với cái gọi là trang in, Corel DRAW giúp bạn hình dung rõ ràng tờ giấy (với kích thước đã chọn), có thể ngắm nghía khá chính xác thành quả của mình trước khi thực sự in ra giấy. Nếu không, có lẽ ta sẽ tiêu tốn khá nhiều giấy để in thử nhiều lần, loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn "in rồi sửa, sửa rồi in đại". Tôi hỏi thế này khí không phải, mọi thứ được vẽ ra để mà in, có ai ngu gì mà "vẽ voi" bên ngoài trang in? Có những hình ảnh mà ta chỉ cần in một phần (hình bít-máp thu được từ máy quét chẳng hạn). Ngoài ra, bạn có công nhận rằng đôi khi vẽ toàn bộ hình ảnh chi đó rồi in một phần lại dễ hơn vẽ chỉ có "một phần"? Và chỉ cần xê dịch hình ảnh để phần "chìm" của nó lọt vào trang in, bạn có ngay một bản vẽ khác. Khi nào cần bỏ qua, không muốn in chi tiết gì đó trong bản vẽ, bạn chỉ việc kéo nó ra ngoài trang in. Khỏe re! Nếu đổi ý, bạn lại kéo chi tiết ấy vào trang in. Nói chung, đặt tạm các đối tượng chưa cần in ở ngoài trang in là điều nên làm hơn xóa bỏ hẳn đối tượng đó. Tình thế công việc luôn luôn thay đổi, bạn biết đó. Tôi để ý thấy phía dưới miền vẽ của Corel DRAW, ở bên trái có dấu mũi tên và dấu cộng. Đó là gì vậy? Bạn tinh ý thật! Đó là bộ phận chuyển trang (page navigator), rất cần thiết đối với bản vẽ gồm nhiều trang. Dấu cộng giúp bạn chèn thêm trang mới. Hai dấu mũi tên với vạch đứng kế bên giúp bạn lật đến trang cuối và trở về trang đầu. Mở nhiều bản vẽ cùng lúc có ích lợi gì? Máy thì chạy chậm chạp, mình lại bị hoa mắt! Trong những phiên bản đầu tiên, Corel DRAW chỉ cho phép ta mỗi lúc làm việc với một bản vẽ duy nhất. Khi cần gì đó trong bản vẽ khác ("cọp pi" vài thứ có sẵn chẳng hạn), bạn phải mở bản vẽ ấy, để rồi sau đó mở lại bản vẽ đang làm dở dang. Trong mỗi lần mở bản vẽ, Corel DRAW dò tìm bản vẽ nằm trên đĩa cứng và nạp bản vẽ vào bộ nhớ máy tính. Thao tác này khá mất thì giờ. Khi bạn mở nhiều bản vẽ cùng lúc, Corel DRAW "bày biện" các bản vẽ ngay trên bộ nhớ, giúp bạn làm việc thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn có bộ nhớ "hơi bị" nhỏ (dưới 128 MB) thì ích lợi của việc mở cùng lúc nhiều bản vẽ có lẽ sẽ tiêu tan! Thôi thì bạn cố gắng "bơm" thêm bộ nhớ cho máy tính. Để làm ăn chuyên nghiệp, máy tính của bạn nên có bộ nhớ từ 256 MB trở lên. Ngoài ra, để khỏi rối mắt, hoa mắt, bạn nên dùng màn hình lớn hơn (17 inch trở lên) và dùng chế độ hiển thị 1024 pixel x 768 pixel (tối thiểu). Nếu không thấy khá hơn, chắc bạn "phê phê" vì thứ gì khác rồi!
  2. [Đầu trang] Sao bảng màu của Corel DRAW chỉ có một ít màu, vậy thì làm ăn gì được? Corel DRAW có nhiều bảng màu khác nhau, ta chỉ chưa xét đến đó thôi. Bảng màu mà bạn thấy trong lần đầu tiên làm việc với Corel DRAW sau khi cài đặt gọi là bảng màu mặc định (default palette). Thật ra, bảng màu mặc định cũng có khá nhiều màu. Bạn chỉ cần bấm vào mũi tên chỉ lên hoặc mũi tên chỉ xuống ở hai đầu bảng màu để xê dịch đến các ô màu bị che khuất. Bạn cũng có thể bấm vào mũi tên chỉ qua trái ở cuối bảng màu (hình 1) để bảng màu được "bung ra", dễ chọn màu hơn. Muốn bảng màu thu nhỏ lại thành một cột như cũ, bạn bấm vào phần trống cuối bảng màu (chỗ không có ô màu) hoặc bấm vào đâu đó trên miền vẽ. Theo hướng dẫn, tôi trỏ vào một công cụ của Corel DRAW và chờ tên gọi của nó hiện lên (cho biết). Chờ riết nhưng chả thấy chi cả. Nói vậy mà hổng phải vậy? Chắc là người nào đó dùng Corel DRAW trước bạn (trên máy tính mà bạn đang dùng) đã quá thành thạo đến nỗi không thích tên gọi của công cụ hiện lên "rườm rà" và đã dẹp bỏ các tên ấy đi. Thế thì bạn có thể cho người ấy "biết mặt anh hào" bằng cách quy định lại, cho tên công cụ hiện ra bình thường. Cách thức như sau. Bạn chọn Tools > Options để mở hộp thoại mang tên Options . Tiếp theo, bạn bấm vào dấu cộng trước Workspace trong sơ đồ cây bên trái hộp thoại để "bung" các nhánh con thuộc nhánh Workspace (nếu trước Workspace là dấu trừ, tức các nhánh con của nhánh Workspace đã xuất hiện, bạn không cần thực hiện thao tác này). Xong, bạn bấm vào Display (một nhánh con của Workspace). Những quy định liên quan đến chế độ hiển thị của Corel DRAW được bày ra bên phải hộp thoại. Chắc chắn bạn sẽ thấy ô duyệt (check box) Show Tooltips ở trạng thái "tắt" (không có dấu duyệt). Bạn "bật" ô duyệt Show Tooltips rồi chọn OK là xong. Corel DRAW là gì nhỉ? (Bài 4) [Hoàng Ngọc Giao] Bạn đã biết cách khởi động Corel DRAW, khá quen mắt với cửa sổ Corel DRAW, khá quen tay với chuột (chuột máy tính í!), xem như "đã tỏ đường đi lối về". Giờ là lúc bạn có thể bắt đầu tập tành các thao tác thông thường trên đối tượng của bản vẽ, các thao tác sẽ lặp đi lặp lại trong suốt thời gian bạn làm việc với Corel DRAW sau này.
  3. Đối tượng! Bạn đã nghe nhắc đến đối tượng vài lần nhưng chưa một lần gặp mặt. Đối tượng là bất cứ thứ gì được đưa vào bản vẽ, được tạo bởi chính Corel DRAW hoặc bởi các phương tiện khác. Dù các đối tượng có thể có nguồn gốc khác nhau, có bản chất khác nhau nhưng một khi đã nằm trên bản vẽ của Corel DRAW, bạn thao tác với chúng theo cùng cách thức. Để thuận tiện trong bước đầu, ta hãy lấy một đối tượng có sẵn ở đâu đó, từ trên mạng chẳng hạn. Lấy đối tượng từ mạng Chọn Tools > Scrapbook > Contents on Cửa sổ neo đậu Scrapbook hiện ra, đồng the Web thời Windows yêu cầu bạn nối kết với Internet (nếu bạn chưa "ở trên mạng") Bấm-kép vào thư mục Clipart rồi bấm Bạn thấy một số hình vẽ vui vui kép vào thư mục Fun_people trong cửa (hình 1) sổ Scrapbook [Đầu trang] Scrapbook là nơi cất trữ những hình vẽ linh tinh để "làm vốn". Với thao tác vừa thực hiện, bạn đã truy xuất bộ sưu ảnh (clip-art) do hãng Corel cung cấp. Đó là những hình vẽ xinh xinh được tạo bởi Corel DRAW và được sắp xếp theo chủ đề.
  4. Trỏ vào hình vẽ nào đó mà bạn thích Hình đã chọn xuất hiện trên miền vẽ. trong cửa sổ Scrapbook, kéo nó vào miền Bạn đã có được đối tượng đầu tiên vẽ Xin nhắc bạn, khi nghe nói "kéo", bạn phải ấn giữ phím trái của chuột. Bạn chỉ thả phím ấy lúc hoàn thành thao tác. Thu gọn cửa sổ neo đậu Scrapbook Điều chỉnh tầm nhìn Trên "hộp công cụ" Toolbox ở cạnh trái miền vẽ có một cái "kính lúp" giúp bạn "nhìn gần lại" (zoom in) hoặc "nhìn lui xa" (zoom out) các đối tượng trong miền vẽ. Nói một cách trịnh trọng, đó là công cụ nhìn (zoom tool). Cách dùng rất đơn giản. Bạn chỉ việc nắm lấy "kính lúp" rồi bấm vào chỗ mà bạn muốn "nhìn gần lại" hoặc "căng" một khung xác định phạm vi cần quan sát. Bấm vào "kính lúp" trên hộp công cụ Trỏ vào phía trên, bên trái hình vẽ và kéo Bạn thấy hình vẽ lớn lên (hình 2) "kính lúp" xuống dưới, qua phải [Đầu trang] Xin nhấn mạnh rằng thao tác vừa thực hiện chỉ điều chỉnh tầm nhìn chứ không ảnh hưởng đến đối tượng. So với kích thước trang in, kích thước hình vẽ của bạn vẫn thế, không thay đổi Ngay khi cầm lấy "kính lúp", bạn để ý thanh công cụ Property Bar lập tức thay đổi, bày ra các khả năng lựa chọn như hình 3, giúp bạn điều chỉnh tầm nhìn theo những cách khác nhau (để biết tên gọi của từng khả năng lựa chọn, bạn biết đó, ta chỉ cần trỏ vào biểu tượng tương ứng và chờ chừng một giây). Nếu bấm vào Zoom In , bạn sẽ "nhìn gần lại" trang in với độ phóng đại là 2 (tức là thấy hình ảnh lớn lên gấp đôi). Ngược lại, khi bấm vào Zoom Out , bạn có thể "lui ra xa", thấy hình ảnh nhỏ đi phân nửa. Zoom to Selected giúp bạn chỉnh tầm nhìn vừa đủ bao quát mọi đối tượng đã chọn (ta sẽ xem xét cách
  5. chọn đối tượng trong phần tiếp theo). Nếu chọn Zoom to Page , tầm nhìn sẽ được chỉnh sao cho vừa đủ bao quát toàn trang in. Tương tự, Zoom to Page Width và Zoom to Page Height giúp bạn lấy tầm nhìn vừa đủ bao quát chiều rộng hoặc chiều cao của trang. Lần lượt chọn từng khả năng vừa nêu trên thanh công cụ Property Bar và quan sát kết quả Các thao tác điều chỉnh tầm nhìn được thực hiện rất thường xuyên khi làm việc với Corel DRAW. Do vậy bạn nên lặp lại nhiều lần thao tác như vậy cho đến khi cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi cầm "kính lúp". Trong những công việc mà ta sẽ làm từ đây về sau, bạn cứ tự nhiên dùng "kính lúp" để "nhìn gần lại" hoặc "lui ra xa" bất cứ lúc nào có nhu cầu. [Đầu trang] Di chuyển đối tượng Một cách tự nhiên, mỗi khi muốn làm chi đó với một đối tượng, ta phải chọn đối tượng ấy. Nhờ vậy, Corel DRAW mới biết rằng bạn muốn tác động vào đối tượng nào. Để chọn đối tượng, bạn dùng công cụ chọn (pick tool) . Đó là công cụ đầu tiên của hộp công cụ (ở cạnh trái miền vẽ). Bấm vào công cụ chọn Lấy công cụ chọn (hình 3) Bấm vào hình vẽ Tám dấu chọn (ô vuông nhỏ, màu đen) xuất hiện quanh hình vẽ Bấm vào đâu đó trên miền vẽ Các dấu chọn biến mất. Hình vẽ được "thôi chọn" Bấm vào hình vẽ Tám dấu chọn lại xuất hiện quanh hình vẽ [Đầu trang] Sau khi bấm vào giữa hình vẽ để chọn, bạn thấy xuất hiện các dấu chọn (selection handle), tức là các ô vuông nhỏ, màu đen bao quanh hình, biểu thị tình trạng "được chọn". Về sau, bạn sẽ thấy rõ rằng đối tượng vừa tạo ra đương nhiên ở trong tình trạng "được chọn". Tám dấu chọn giúp bạn hình dung về một khung chữ nhật bao quanh đối tượng. Người ta gọi đấy là khung bao (bounding box) của đối tượng. Khi nào bạn nghe nói về kích thước của đối tượng, thực chất đó là kích thước của khung bao đối tượng.
  6. Bạn để ý, giữa hình vẽ có một dấu X. Đó là "tay nắm" để bạn di chuyển (move) đối tượng. Cụ thể, muốn di chuyển đối tượng, bạn trỏ vào dấu X ở giữa đối tượng được chọn (sao cho dấu trỏ của chuột biến thành "mũi tên bốn đầu") rồi kéo đối tượng đến vị trí mới. Trỏ vào dấu X ở giữa hình vẽ Dấu trỏ chuột biến thành "mũi tên bốn đầu" Kéo hình vẽ sang trái hoặc sang phải Như bạn thấy, thao tác di chuyển đối tượng rất tự nhiên, tựa như ta di chuyển một vật trên bàn: chạm tay vào vật, giữ chặt và đưa vật đến vị trí mới. Các thao tác co dãn (stretch), quay tròn (rotate) và kéo xiên (skew) đối tượng cũng được thực hiện một cách tự nhiên giống như vậy. Co dãn đối tượng (Bài 5) [Hoàng Ngọc Giao] Bạn có thể làm cho đối tượng mập ra hay ốm đi, cao lên hay lùn xuống tùy thích bằng cách trỏ vào một trong các dấu chọn (sao cho dấu trỏ chuột biến thành mũi tên hai đầu) và kéo chuột tới lui cho đến khi đối tượng đạt được dáng điệu như ý. Dấu trỏ chuột biến thành mũi tên hai đầu, Trỏ vào dấu chọn bên dưới, ở giữa thẳng đứng Kéo chuột lên trên Nhân vật của ta bị "bẹp gí" (hình 1) Thả phím chuột Các dấu chọn tái hiện Chọn Edit > Undo Stretch hoặc ấn Ctrl+Z Nhân vật "đẹp giai" trở lại Hình 1 Undo và Redo Màn trình diễn "chuột vờn người" của ta kết thúc một cách "có hậu" nhờ tổ hợp phím Ctrl+Z, tương đương với mục chọn Undo trên trình đơn Edit. Bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl+Z, bạn hủy bỏ kết quả của thao tác vừa thực hiện. Nếu ấn Ctrl+Z nhiều lần, bạn có thể hủy bỏ liên tiếp kết quả của nhiều thao tác đã thực hiện, khôi phục tình trạng cũ nào đó của bản vẽ. Theo mặc định, bạn có thể lần lượt hủy bỏ kết quả của 99 thao tác trong quá khứ. Do vậy, khi làm việc với Corel DRAW, ta hầu như không sợ sai lầm (sướng thiệt!). Trên trình đơn Edit còn có mục chọn Redo, có tác dụng ngược với Undo. Bạn chọn Redo trong trường hợp đổi ý, muốn "lấy lại" kết quả bị hủy bỏ "quá trớn" bởi Undo.
  7. Chọn Edit > Redo Stretch Nhân vật "bẹp gí" Chọn Edit > Undo Stretch hoặc ấn Ctrl+Z Nhân vật "đẹp giai" Với Undo và Redo, bạn có thể đi lại nhiều lần trên con đường của quá khứ để bình tĩnh suy nghĩ, lựa chọn "cái được" và "cái mất", điều mà ta không thể có trong cuộc đời thực! Từ đây về sau, khi "nhào nặn" nhân vật, ta sẽ thường xuyên dùng tổ hợp phím Ctrl+Z để khôi phục tình trạng cũ, tránh sự biến dạng thái quá làm cho bạn khó nhận định về hiệu lực của thao tác. Ta hãy tiếp tục thử nghiệm thao tác co dãn đối tượng. Dấu trỏ biến thành mũi tên hai đầu, nằm Trỏ vào dấu chọn bên trái, ở giữa ngang Kéo chuột qua phải Nhân vật bị "sụt cân" (hình 2) Thả phím chuột Các dấu chọn tái hiện Ấn Ctrl+Z Nhân vật trở lại như cũ Hình 2 [Đầu trang] Phóng to, thu nhỏ đối tượng Trong thao tác vừa thực hiện, ta đều làm biến dạng nhân vật do chỉ thay đổi chiều cao hoặc chiều rộng của hình. Nếu muốn hình được phóng to hoặc thu nhỏ trên trang in nhưng không bị mất cân đối, bạn kéo dấu chọn ở một trong bốn góc. Khi ấy, chiều rộng và chiều cao thay đổi cùng lúc, tỉ lệ giữa chúng được giữ nguyên. Dấu trỏ biến thành mũi tên hai đầu nằm Trỏ vào dấu chọn ở góc dưới, bên phải nghiêng Nhân vật lớn dần theo sự điều khiển của Kéo chuột qua phải, xuống dưới bạn Kéo chuột qua trái, lên trên Nhân vật nhỏ dần đi Thả phím chuột Nhân vật có kích thước mới Ấn Ctrl+Z Nhân vật trở lại kích thước cũ Để nhấn mạnh sự khác biệt với thao tác co dãn, gây biến dạng đối tượng, người ta gọi
  8. chung thao tác phóng to, thu nhỏ không làm đối tượng biến dạng như bạn vừa thực hiện là định cỡ (scale) đối tượng. Bạn nên lặp lại nhiều lần thao tác nêu trên cho quen tay, lấn lượt nắm lấy các dấu chọn ở các góc khác nhau, tùy thích phóng to hình nhân vật để quan sát thật rõ các đường nét. Tác dụng của phím Shift Bạn để ý, khi ta kéo dấu chọn ở góc dưới, bên phải, nhân vật sau khi được phóng to, thu nhỏ bị lệch tâm so với trước. Muốn hình ảnh được phóng to hoặc thu nhỏ một cách cân đối ở cả bốn phía, bạn ấn giữ phím Shift khi kéo dấu chọn và chỉ thả phím Shift sau khi thả phím chuột. Dấu trỏ biến thành mũi tên hai đầu, nằm Trỏ vào dấu chọn ở góc dưới, bên phải nghiêng Kích thước nhân vật thay đổi và tâm của Kéo chuột tùy ý hình bị xê dịch Kích thước nhân vật thay đổi nhưng tâm Ấn giữ phím Shift của hình không thay đổi Thả phím chuột rồi thả phím Shift Bạn có kết quả như ý Ấn Ctrl+Z Hủy bỏ "kết quả như ý" đó Xin nhấn mạnh rằng phím Shift có hiệu lực trong mọi thao tác co dãn đối tượng. Bạn hãy thực hiện thao tác tương tự như trên với các dấu chọn khác xem sao nhé. Tác dụng của phím Ctrl Nếu bạn ấn giữ phím Ctrl khi đang kéo dấu chọn trong thao tác co dãn đối tượng, tỉ lệ co dãn sẽ không thể thay đổi tùy ý mà được khống chế ở các mức cố định: 100%, 200%, 300%, Điều này rất cần thiết khi bạn muốn co dãn đối tượng một cách chính xác để có kích thước gấp đôi, gấp ba, Cũng như trường hợp phím Shift, bạn chỉ thả phím Ctrl sau khi thả phím chuột. Kéo dấu chọn bên trái, ở giữa qua phải Nhân vật co dãn linh hoạt theo sự điều hoặc qua trái khiển của bạn Bạn thấy "sượng tay" vì nhân vật chỉ Ấn giữ phím Ctrl và kéo chuột qua trái "chịu" kéo dãn gấp đôi, gấp ba Vẫn ấn giữ phím Ctrl, kéo chuột qua phải Nhân vật bị lật từ trái qua phải Thả phím chuột và thả phím Ctrl Ấn Ctrl+Z Trong trường hợp nhân vật bị lật từ trái qua phải như trên, tỉ lệ co dãn theo chiều rộng là -100%, tỉ lệ co dãn theo chiều cao là 100% (tức chiều cao không đổi). Bạn cứ tự nhiên tiếp tục thử nghiệm theo ý mình để "cảm thấy" rõ rệt hiệu lực của phím Ctrl. Tác dụng "khó chịu" của phím Ctrl còn thể hiện trong nhiều thao tác khác, chứ không riêng gì thao tác co dãn. Chẳng hạn, nếu ấn giữ phím Ctrl khi đang di chuyển đối tượng, bạn chỉ có thể đưa đối tượng đi ngang hoặc đi dọc (tác dụng như vậy của phím Ctrl thật ra rất có ích khi bạn muốn dàn các đối tượng thành hàng ngang hoặc hàng dọc). Khi quay tròn đối tượng (ta sẽ tìm hiểu sau), nếu bạn ấn giữ phím Ctrl, góc quay chỉ được
  9. phép thay đổi theo từng mức 15 độ: 0 độ, 30 độ, 45 độ, Chính vì tác dụng "khống chế" phổ biến của phím Ctrl, người dùng Corel DRAW thường gọi phím Ctrl là phím khống chế (constraint key). Chú ý rằng hiệu lực của phím Shift và phím Ctrl hoàn toàn độc lập, không xung đột nhau. Bạn có thể vừa ấn phím Shift, vừa ấn phím Ctrl để cả hai phím cùng lúc phát huy tác dụng. Thanh công cụ Property Bar (Bài 6) [Hoàng Ngọc Giao] Chắc bạn còn nhớ, thanh công cụ Property Bar có khả năng thay đổi xoành xoạch tùy theo tình huống cụ thể. Khi co dãn đối tượng, bạn để ý, thanh công cụ Property Bar có dạng như hình 1 (bạn sẽ thấy tên gọi của các thành phần khác nhau trên thanh công cụ nếu trỏ vào từng thành phần và chờ chừng một giây). Hình 1 Ý nghĩa của mỗi thành phần trên thanh công cụ Property Bar như sau: Object(s) Position: Đây là thành phần thể hiện vị trí của đối tượng (cụ thể là tọa độ góc trên, bên trái của khung bao), bao gồm hai ô x và y cho biết hoành độ và tung độ, tính từ mốc số 0 trên thước đo ngang và thước đo dọc. Muốn di chuyển đối tượng đến vị trí nào đó có tọa độ cho trước, bạn có thể bấm-kép vào ô và gõ tọa độ. Trong Windows, người ta thường gọi loại ô như vậy là ô nhập liệu (input field). Object(s) Size: Thành phần này thể hiện kích thước đối tượng (thực chất là kích thước của khung bao). Ô nhập liệu bên trên cho biết chiều rộng, ô nhập liệu bên dưới cho biết chiều cao. "Gọi là ô nhập liệu? Nghĩa là ta có thể gõ trị số mới vào đấy?". Vâng, đúng như vậy. Bạn có thể quy định "thẳng thừng" kích thước chính xác của đối tượng bằng cách gõ trị số cụ thể vào hai ô nhập liệu đang xét. Scale Factor: Hai ô nhập liệu này thể hiện liên tục tỉ lệ co dãn theo chiều rộng và theo chiều cao trong khi bạn đang co dãn đối tượng. Bạn có thể gõ vào ô nhập liệu tỉ lệ co dãn cụ thể. Chẳng hạn, để làm đối tượng được chọn dãn rộng gấp đôi, bạn gõ vào ô nhập liệu bên trên trị số 200 (tức 200%). Nonproportional Scaling/Sizing Ratio: Thành phần này có biểu tượng hình ổ khóa với hai trạng thái đóng và mở (để đóng/mở bạn chỉ việc bấm vào ổ khóa). Khi ổ khóa đóng, tỉ lệ co dãn theo chiều rộng và theo chiều cao luôn luôn bằng nhau, giữ cho đối tượng không bị biến dạng. Ví dụ, nếu bạn đóng khóa này và gõ 200 trong ô nhập liệu Scale Factor bên trên, ô nhập liệu Scale Factor bên dưới tự động nhận trị số 200. Để có thể điều chỉnh độc lập mỗi ô nhập liệu Scale Factor, bạn phải mở khóa. Angle of Rotation: Khi bạn quay tròn đối tượng (ta sẽ tìm hiểu cách làm chuyện này trong phần tiếp theo), góc quay tính bằng độ được thể hiện trong ô nhập liệu này. Cũng như các ô nhập liệu vừa nêu, bạn có thể quay tròn đối tượng được chọn bằng cách gõ trị số góc quay cụ thể vào ô nhập liệu Angle of Rotation. Mirror Buttons: Thành phần này gồm hai nút bấm giúp bạn lật ngang hoặc lật đứng đối tượng được chọn. Cách thức này nhanh chóng hơn so với việc nắm lấy dấu chọn,
  10. điều chỉnh để có tỉ lệ co dãn theo chiều rộng hoặc theo chiều cao là -100%. Bạn còn thấy có những thành phần khác nữa trên thanh công cụ Property Bar nhưng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong dịp khác. Lúc này ta hãy thử "chơi bời" chút xíu với các thành phần vừa nêu. Bấm-kép vào ô nhập liệu Scale Factor bên Trị số 100.0 trong ô bị "đảo màu", thể trên hiện tình trạng sẵn sàng để thay đổi Đóng khóa Nonproportional Scaling/Sizing Khóa được "bấm lại" Ratio Gõ 200 và gõ Enter Nhân vật của ta lớn lên gấp đôi Ấn Ctrl+Z Bấm vào nút Mirror Buttons bên trên Nhân vật bị lật ngang Ấn Ctrl+Z Bấm vào nút Mirror Buttons bên dưới Nhân vật bị lật đứng Ấn Ctrl+Z Trị số 0.0 trong ô bị "đảo màu", thể hiện Bấm-kép vào ô nhập liệu Angle of Rotation tình trạng sẵn sàng để thay đổi Gõ 45 và gõ Enter Nhân vật bị quay tròn 45 độ Ấn Ctrl+Z [Đầu trang] Quay tròn đối tượng Việc quay tròn (rotate) đối tượng bằng cách gõ trị số góc quay cụ thể chỉ thích hợp khi bạn có dự định thật rõ ràng. Thông thường, ta chỉ "xoay trở" đối tượng để tìm một tư thế nào đó được xem là thích hợp (mà ta cũng chưa rõ lắm). Cũng như khi nắm lấy đối tượng để di chuyển, Corel DRAW cho phép bạn quay tròn đối tượng một cách trực quan, rất dễ chịu. Khi đối tượng đang có các dấu chọn hình vuông bao quanh, nếu bạn bấm vào đối tượng ấy lần nữa (vào giữa đối tượng hoặc vào đường nét của đối tượng), các dấu chọn hình vuông biến thành mũi tên hai đầu, thể hiện tình trạng sẵn sàng "khiêu vũ" (hình 2). Ta sẽ gọi các dấu chọn như vậy là dấu chọn quay (rotation handle). Thay cho dấu X giữa đối tượng là một vòng tròn nhỏ có dấu chấm ở tâm nhằm thể hiện thật rõ tâm quay. Để cho tiện, ta gọi chính vòng tròn nhỏ ấy là tâm quay (center of rotation).