Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển, Quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ
Hiện nay bộ GD-ĐT đang có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường. Môn võ VOVINAM là một môn võ truyền thống của Việt Nam, được xem là môn thể thao quần chúng dễ tập luyện, không đòi hỏi cao về năng lực phẩm chất, phù hợp với mọi lứa tuổi, phong phú về chương trình tập luyện, dễ kết hợp tạo sự hưng phấn, thích thú cao nơi người tập, đặc biệt là các em học sinh – sinh viên. Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý cương – nhu phối triển, VOVINAM bao gồm hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ căn bản đến phức tạp, đa dạng và phong phú về các nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, phù hợp với thể trạng của người Việt Nam chúng ta. Vì vậy để tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” trong trường phổ thông, việc đưa thêm môn võ VOVINAM vào tập luyện môn ngoại khóa, không chỉ phù hợp với điều kiện vật chất của nhà trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ.
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển, Quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- nghien_cuu_xay_dung_chuong_trinh_giang_day_ngoai_khoa_mon_vo.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển, Quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ
- Bảng 9: Kết quả so sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm nữ lớp 11 sau 1 năm với tiêu chuẩn TC người VN, Tiêu chuẩn thể lực lứa tuổi 17 THPT Phan Ngọc Thể chất người Tiêu chuẩn Độ tin Chỉ tiêu Hiển Cần Thơ VN (2001) RLTT cậy X 2 2 0 0 Tốt Đạt P Chiều cao(cm) 155.98 4.79 153.3 4,906 15 1 0.05 Chạy 4x10m (s) 12.66 0.49 12.57 0.96 7 9 >0.05 Chạy tùy sức 5p 845.75 71.94 756 116.3 14 2 46.2 39.6 Đạt Ngửa gập bụng 24.05 >20 15 Tốt Bật tại chỗ 238.25 >218 198 Tốt Chạy 30m XPC 5.29 12.6 1040 >930 >930 Đạt Lực bóp tay 31.73 >30.3 26.3 Tốt Ngửa gập bụng 18.43 >17 14 Tốt TN Ữ Bật tại chỗ 171.13 >166 149 Tốt Chạy 30m XPC 6.13 6.9 13.2 920 830 >830 Đạt 765
- 3. KẾT LUẬN Đề tài tiến hành xây dựng được nội dung, tiến trình và bảng phân phối chương trình thực nghiệm giảng dạy môn võ Vovinam một cách có hệ thống, bài bản và khoa học đã được Ban giám hiệu trường phê duyệt cho thực nghiệm kiểm chứng trên đối tượng học sinh khối 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ nhằm mục đích xác định tính hiệu quả thực tế của chương trình. Chương trình thực nghiệm được thực hiện ở học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm học 2019 - 2020, với tổng thời gian chương trình là 60 tiết, phân chia thành hai học kỳ, mỗi học kỳ 30 tiết (gồm 15 tuần), mỗi tuần học một buổi, mỗi buổi học 2 tiết. Nhưng do ảnh hưởng dịch COVID -19, học kỳ I vẫn là 30 tiết (15 tuần), mỗi tuần học một buổi, mỗi buổi học 2 tiết, riêng học kỳ II vẫn là 30 tiết (7,5 tuần), mỗi tuần học hai buổi, mỗi buổi học 2 tiết, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng đến nội dung chương trình thực nghiệm. Giáo viên giảng dạy môn võ Vovinam có trình độ tốt nghiệp đại học chuyên ngành. Sự phát triển thể chất – ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ có sự khác biệt và được cải thiện đáng kể so với trước khi học tập ngoại khóa. Kết quả cho thấy chỉ số về hình thái giữa hai nhóm TN và ĐC không có sự khác biệt, với P>0,05. Nhưng các chỉ số về chức năng và thể lực giữa hai nhóm TN và ĐC có sự khác biệt W% từ 7% đến 17%, nhóm TN phát triển và tốt hơn nhóm ĐC với P< 0,05 – 0,001. Thành tích ở các test kiểm tra tăng lên mức tốt và khá so với tiêu chuẩn thể lực và tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam lứa tuổi 17. Điều đó thể hiện tính hợp lý của chương trình giảng dạy môn võ Vovinam ngoại khóa tại trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008, V/V Ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Dương Nghiệp Chí (2002), Điều tra đánh giá thực trang thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi. Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Dương Nghiệp Chí (1984) - Lý luận Đo lường TDTT– NXB Tp. HCM. 4. Mai Văn Muôn – Nguyễn Đăng Chiêu (2005) – Phương Pháp nghiên cứu khoa học TDTT – NXB TDTT. 5. Nguyễn Đăng Chiêu (2005) – Sinh lý học – NXB TDTT. 6. Liên Đoàn Vovinam Việt Nam, Kỹ thuật Vovinam – Việt Võ Đạo (tập 1), 02/2009. 7. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao – NXB TDTT Hà Nội. 8. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội. 9. Đỗ Vĩnh – Huỳnh Trọng Khải (2008), Thống kê học thể thao, NXB TDTT. 766