Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học Giáo dục thể chất dành cho sinh viên Đại học Huế

Chương trình môn học GDTC là nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Trước đây công nghệ thông tin chưa phát triển trò chơi điện tử chưa thâm nhập rộng rãi vào đất nước chúng ta, thế hệ học trò trước đây, ai ai cũng biết được chơi những trò chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, đá cầu, rồng rắn lên mây, ú tìm, chơi chuyền, đánh chắt, chơi ô ăn quan... Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay để thế hệ trẻ biết, hiểu và vận dụng được các trò chơi dân là một điều không dễ dàng. Mặt dù, các trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của mọi lứa tuổi, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích tại các trường học. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường học mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn... và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ. Với những ý nghĩa to lớn đó, chúng tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi vì sao trong hoạt động dạy học GDTC, các hoạt động vui chơi giải trí, trong chương trình môn học không đưa các trò chơi dân gian ấy vào? Và để ứng dụng các trò chơi dân gian vào môn học GDTC một cách phù hợp, khoa học cần được nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng một cách bài bản, có tính hệ thống và logic.
pdf 7 trang Yến Nhi 06/04/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi dân gian trong chương trình môn học Giáo dục thể chất dành cho sinh viên Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_cac_tro_choi_dan_gian_trong_chuong_trinh.pdf