Giáo trình Vẽ cơ khí AutoCAD 2004 - Chương 2: Các mối ghép chặt - Đinh tán, hàn và dán

2.1 KHÁI NIỆM
Ghép chặt hay ghép cứng là biện pháp liên kết các bộ phận
lại với nhau mà không cho chúng có chuyển động tương đối với
nhau nữa. Có hai loại ghép chặt:
- Không tháo được như đinh tán, hàn, dán.
- Tháo được như ren vít, then chốt, vòng găng.
Ghép cứng các chi tiết lại với nhau nhằm các mục đích sau:
- Tạo một khâu lớn hơn, có hình dạng phức tạp nếu dùng một
chi tiết thì khó gia công hay không gia công được.
- Dễ dàng lắp ráp hơn một chi tiết.
- Phối hợp sử dụng vật liệu hợp lý.
- Có thể thay thế một phần nếu hư hỏng phần đó, nên tiết kiệm.
Tuy nhiên, do có nhiều bộ phận lắp ráp nên chi phí gia công,
công lắp ráp lớn do đó có thể làm giá thành sản phẩm cao. Thí dụ
vỏ case của máy vi tính để bàn trừ 2 nắp được ghép chặt để không
tháo được còn bộ cốt giữa giò đạp pedal xe đạp là một ví dụ rõ
nhất của việc ghép chặt nhưng tháo được. Trong chương này ta chỉ
tập trung vào các chi tiết lắp cứng không tháo được hay tháo được
rất khó khăn. 
pdf 13 trang thiennv 08/11/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Vẽ cơ khí AutoCAD 2004 - Chương 2: Các mối ghép chặt - Đinh tán, hàn và dán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_co_khi_autocad_2004_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Vẽ cơ khí AutoCAD 2004 - Chương 2: Các mối ghép chặt - Đinh tán, hàn và dán

  1. 42 CHƯƠNG 2 - Mag: Điện cực ăn mòn được máy cấp liên tục với lớp khí CO2 bảo vệ. - FCAW: Hàn dây lỏi thuốc được cấp liên tục không có khí bảo vệ, ống dây thuốc hàn cháy sẽ bảo vệ mối hàn. Hình 2.8 Trình bày tiêu chuẩn các quy cách biểu diễn mối hàn trong hệ TCVN hiện tại
  2. CÁC MỐI GHÉP CHẶT: ĐINH TÁN - HÀN VÀ DÁN 43 2.4 DÁN 2.4.1 Mô tả Dán là phương pháp dễ dàng ghép chặc hai bề mặt mà không phải khoan lỗ hay làm thay đổi tổ chức bên trong Tuy nhiên, mối ghép không thể chịu lực lớn và điều kiện làm việc khắc nghiệt như hai phương pháp trên. Dán cũng được xem như mối ghép không tháo được 2.4.2 Phân loại và phạm vi sử dụng Dán kim loại bằng keo dán sắt. Keo này là một dạng keo epoxy trộn sẵn giá rất rẻ trên thị trường nhưng mau đông cứng nên thường phải dùng hết sau khi khui. Nên dùng keo epoxy chưa pha gồm 2 hủ hay tube riêng A và B (keo AB). Mối dán thường chỉ chịu lực tĩnh, ổn định và dễ bị tách, đứt nếu vật chịu uốn bẻ hay rung động mạnh. Đặc biệt dùng keo dán đai dẹt là một biện pháp cao cấp và chất lượng nhất hiện nay, nhưng đây là biện pháp dán vật phi kim loại: Dây đai dẹt được cắt xiên khổ ngang để tăng diện tích tiếp xúc, các thớ vải bố phải được tước ra và đan vào nhau theo thứ tự giữa là lớp keo. Bình thường keo gồm hai chất đựng trong lọ khác nhau kể từ khi pha chung theo tỉ lệ 1:1 thì mới bắt đầu đông cứng. Tối kỵ nhất là lúc dán hai bề mặt lại cong vênh tách ra nên phải có một loại gá kẹp đặc biệt gồm hai má kẹp bằng ren trái chiều, thời gian kẹp ép đai có thể thay đổi khoảng 48 đến 72 giờ tùy loại keo, đai và bề dầy đai. Đai dán như vậy thì tiết diện dán hơi dầy hơn chỗ bình thường và nếu có đứt thì đai sẽ đứt chỗ khác. Hàn chì và dán có cùng một kiểu biểu diễn: vẽ bằng nét đậm gấp hai lần nét cơ bản (1,23,2mm) viền theo cạnh muốn biểu diễn mối hàn. Hình 2.9 dưới đây trình bày quy ước vẽ mối dán hoặc hàn chì theo TCVN.
  3. 44 CHƯƠNG 2 Hình 2.9 Mối dán bằng keo hoặc hàn chì theo TCVN Khi hàn hay dán theo đường bao kín thì vẽ mũi tên chỉ vào mối dán hoặc hàn, phần đuôi có ký hiệu một vòng tròn mảnh như hình 2.10. Hình 2.10 Mối hàn chì hoặc dán kín (giáp vòng)