Giáo trình Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCad

Chương 1

CƠ SỞ TẠO MÔ HÌNH BA CHIỀU

1.1. Lịch sử phát triển CAD

           Mô hình hóa ba chiều (3D) là một lãnh vực phát triển nhanh chóng trong CAD, nó là một cuộc cách mạng trong việc ứng dụng máy tính vào quá trình thiết kế. Các phần mềm thiết kế 3D, được bắt đầu sử dụng vào những năm 1980, ngày càng phổ biến trong công nghiệp.

           Như phương pháp vẽ truyền thống, các bản vẽ hai chiều (2D) trong các phần mềm CAD trình bày vật thể trong mặt phẳng XY. Do đó 2D CAD chỉ là công cụ vẽ bằng máy tính (computer drafting tools) và sản phẩm cuối cùng là in ra giấy.

           Ngược lại, các mô hình 3D không chỉ là vẽ một đối tượng mà là hình ảnh thực của vật thể. Do đó 3D CAD là công cụ mô hình hóa bằng máy tính (computer modeling tool).

           Sự xuất hiện và phát triển của hệ thống SKETCHPAD của Ivan Sutherland thuộc trường Đại học Kỹ thuật Massachusetts vào năm 1962 được coi là mở đầu của CAD. Tuy nhiên đầu tiên hệ thống này chỉ thực hiện các bản vẽ hai chiều. Hệ thống SKETCHPAD III, được phát triển sau đó bởi T.E. Johnson, cho phép biểu diễn vật thể bởi các mô hình 3D với mức độ giới hạn do tốc độ tính của máy lúc đó còn hạn chế.

           Sự phát triển của các phần mềm CAD liên quan đến sự phát triển phần cứng. Vì giá thành của máy tính lớn vào những năm 60, 70 rất cao, do đó chỉ có Nhà nước hoặc Công ty lớn của các nước công nghiệp phát triển mới có thể trang bị và sử dụng các phần mềm CAD. Trong thời kỳ này các phần mềm CAD sử dụng trong công ty Hàng không, Ô tô, Quân sự,… Tuy nhiên do số lượng tính toán khi thiết kế mô hình 3D rất lớn và tốc độ máy còn chậm nên sự ứng dụng còn hạn chế.

           Giảm giá thành và tăng tốc độ tính toán máy tính cho phép phần mềm thương mại thiết kế mô hình 3D solid đầu tiên ra đời vào năm 1980. Phần mềm này được sử dụng trên các máy tính lớn và các máy tính cá nhân. Cùng thời điểm này phần mềm AutoCAD của hãng Autodesk ra đời (1982) dùng cho máy tính cá nhân. Các phần mềm 3D đầu tiên chỉ thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Ví dụ các phần mềm của các công ty hàng không chuyên về thiết kế kết cấu hàng không và nó không thích hợp cho việc thiết kế các chi tiết cơ khí có kích thước nhỏ. Do đó các phần mềm 3D thương mại đầu tiên chỉ phục vụ cho các thị trường đặc biệt. Các phần mềm thương mại 3D phát triển hiện nay có nhiều khả năng đa dụng và có thể tạo các mô hình bất kỳ. Ngoài ra vào những năm 1980 phát triển tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm có tính đa dụng cho các phần mềm thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các phần mềm tính toán khác, cho nên các sản phẩm mô hình hóa đa dụng phát triển nhanh chóng.

doc 115 trang thiennv 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCad", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_thiet_ke_mo_hinh_3d_bang_autocad.doc

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCad

  1. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD -2, -2, 1 Dimetric -1, -2, 3 Trimetric Rotate Xác định vị trí điểm nhìn bằng các góc quay Command: Vpoint  Specify a view point or [Rotate] : R  Enter angle in XY plane from X axis : (Góc điểm nhìn so với trục X trong mặt phẳng XY). Enter angle from XY plane : (Góc của điểm nhìn so với mặt phẳng XY). Các lựa chọn từ toolbars và view menu - lệnh Ddvpoint (hình 1.10) Viewpoint Preset Xuất hiện hộp thoại Viewpoint Presets (hình 1.11) Viewpoint Compass Globe Plan view> Hình chiếu bằng theo Curent UCS, UCS và WCS Top Điểm nhìn (0, 0, 1) Hình chiếu bằng Bottom Điểm nhìn (0, 0, -1) Hình chiếu từ đáy Left Điểm nhìn (1, 0, 0) Hình chiếu cạnh trái Right Điểm nhìn (-1, 0, 0) Hình chiếu cạnh phải Front Điểm nhìn (0, -1, 0) Hình chiếu đứng Back Điểm nhìn (0, 1, 0) Hình chiếu từ mặt sau SW Isometric Điểm nhìn (-1, -1, 1) Hình chiếu trục đo SE Isometric Điểm nhìn (1, -1, 1) Hình chiếu trục đo NE Isometric Điểm nhìn (1, 1, 1) Hình chiếu trục đo NW Isometric Điểm nhìn (-1, 1, 1) Hình chiếu trục đo SW – hướng Tây Nam. SE – hướng Đông Nam. NE – hướng Đông Bắc. NW – hướng Tây Bắc. - 10 -
  2. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Hình 1.11. Hộp thoại Viewpoint Presets 1.6. Tạo các khung nhìn tĩnh (lệnh Vports) Lệnh Vports dùng để phân chia màn hình thành nhiều khung nhìn, các khung nhìn này có kích thước cố định nên còn gọi là khung nhìn tĩnh. Ta có thể gọi lệnh từ View menu (hình 1.12). Hình 1.12. Lệnh Vports trên View menu Command: -Vports  Enter an option [Save/Restore/Delete/Join/SIngle/?/2/3/4] : (Lựa chọn hoặc nhập Enter). - 11 -
  3. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Hình 1.13. Tạo 4 khung nhìn tĩnh và chọn khung hiện hành Tối đa trên màn hình ta tạo được 16 khung nhìn. Trong các khung nhìn được tạo ta chỉ có một khung nhìn là hiện hành. Ta chỉ thực hiện được các lệnh AutoCAD trong khung nhìn hiện hành. Muốn cho khung nhìn nào là hiện hành ta đưa mũi tên vào khung nhìn đó và nhấn phím chọn (phím trái của chuột), khi đó trên khung nhìn này sẽ xuất hiện hai sợi tóc và con chạy (cursor). Khung nhìn hiện hành có đường viền đậm hơn các khung nhìn khác (hình 1.13). Các lựa chọn Save Ghi cấu hình khung nhìn với một tên (tối đa 31 ký tự): Command: -Vports  Enter an option [Save/Restore/Delete/Join/SIngle/?/2/3/4] : S  Enter name for new viewport configuration or [?]: (Tên của khung nhìn hoặc nhập ? nếu muốn liệt kê các cấu hình khung nhìn đã có). Nếu nhập ? sẽ xuất hiện dòng nhắc sau: Viewport configuration(s) to list : (Nhập vào tên cấu hình khung nhìn hoặc ENTER). Restore Gọi lại tên một cấu hình khung nhìn đã ghi: Command: -Vports  Enter an option [Save/Restore/Delete/Join/SIngle/?/2/3/4] : R  - 12 -
  4. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Enter name of viewport configuration to restore or [?]: (Tên cấu hình cần gọi). Delete Xóa một cấu hình khung nhìn đã ghi. Join Kết hợp khung nhìn hiện hành với một khung nhìn khác với điều kiện là hai khung tạo thành một hình chữ nhật. Command: -Vports  Enter an option [Save/Restore/Delete/Join/SIngle/?/2/3/4] : J  Select dominant viewport : 2  Enter a configuration option [Horizontal/Vertical] : (Hai khung nhìn thẳng đứng hoặc nằm ngang). 3 Chia khung nhìn hiện hành thành 3 khung nhìn nhỏ. Enter an option [Save/Restore/Delete/Join/SIngle/?/2/3/4] : 3  Enter a configuration option [Horizontal/Vertical/Above/Below/Left/Right] : Horizontal Ba khung nhìn nằm ngang Vertical Ba khung nhìn thẳng đứng Một khung nhìn lớn phía trên, 2 khung nhìn nhỏ phía Above dưới Below Một khung nhìn lớn ở dưới, 2 khung nhìn nhỏ ở trên Left Một khung nhìn lớn bên trái, 2 khung nhìn nhỏ bên - 13 -
  5. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD phải Một khung nhìn lớn bên phải, 2 khung nhìn nhỏ bên Right trái 4 Chia khung nhìn hiện hành thành 4 phần bằng nhau. Khi thực hiện lệnh Vports ta có thể tạo các khung nhìn từ hộp thoại Viewports (hoặc lựa chọn New Viewport từ View menu) cho phép ta chọn các dạng cấu hình khung nhìn khác nhau. Ta có thể thiết lập vị trí các hình chiếu theo tiêu chuẩn E (hình 1.14). Hình 1.14. Hộp thoại Viewports 1.7. Quan sát hình chiếu bằng (lệnh Plan) Khi thực hiện lệnh Plan sẽ hiện lên hình chiếu bằng theo điểm nhìn (0, 0, 1) các đối tượng của bản vẽ theo một hệ tọa độ mà ta định (hình 1.15). a) Trước khi Plan b) Sau khi Plan theo WCS Hình 1.15 Command: Plan  - 14 -
  6. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Enter an option [Current ucs/Ucs/World] : (Chọn hệ trục tọa độ cần thể hiện hình chiếu bằng). Các lựa chọn: Current ucs Hệ tọa độ hiện hành Ucs Hệ tọa độ đã ghi trong bản vẽ World Hệ tọa độ gốc 1.8. Lệnh View Dùng lệnh –View hoặc View để tạo các phần hình ảnh của bản vẽ hiện hành. Command: -View  Enter an option [?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]: Các lựa chọn: Save Lưu lại ảnh đang hiện hành trên màn hình dưới dạng một ảnh có tên. Command: -View  Enter an option [?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]: S  Enter view name to save: (Nhập tên của ảnh từ bàn phím). Restore Gọi lại phần ảnh đã được đặt tên. Command: -View  Enter an option [?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]: R  Enter view name to restore: (Tên của phần ảnh cần gọi lại). Delete Xóa một phần ảnh đã được đặt tên ra khỏi bản vẽ. ? Hiện danh sách tên các ảnh của bản vẽ. Window Lưu phần ảnh được xác định bằng một khung cửa sổ. Command: -View  Enter an option [?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]: W  - 15 -
  7. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Enter view name to save: (Tên của phần ảnh). Specify first corner: (Xác định điểm góc thứ nhất của khung cửa sổ). Specify opposite corner: (Xác định điểm góc đối diện của khung cửa sổ). Orthographic Hiển thị các lựa chọn hình chiếu cho view. Command: -View  Enter an option [?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]: O  Enter an option [Top/Bottom/Front/BAck/Left/Right] : (Nhập lựa chọn các hình chiếu hoặc ENTER). Hình 1.16. Hộp thoại View Nếu ta nhập từ bàn phím lệnh View hoặc chọn từ View menu sẽ xuất hiện hộp thoại View (hình 1.16). Trong hộp thoại này ta có thể thực hiện các chức năng của lệnh – View như kể ra ở trên. 1.9. Che các nét khuất (lệnh Hide) Lệnh Hide dùng để che các nét khuất của các mô hình 3D dạng mặt cong hoặc solid. Command: Hide  Khi sử dụng lệnh Hide, nếu biến INTERSECTIONDISPLAY gán ON thì giao tuyến giữa các mặt cong sẽ được hiển thị là các pline (hìn 1.17). - 16 -
  8. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD a) OFF b) ON Hình 1.17. Biến INTERSECTIONDISPLAY Nếu biến HIDETEXT gán là OFF thì khi thực hiện lệnh Hide bỏ qua các dòng text nhưng các dòng text vẫn hiển thị trên màn hình. 1.10. Lệnh Rengen, Regenall, Redraw, Redrawall Lệnh Redraw, Redrawall Vẽ lại các đối tượng trong khung nhìn hiện hành. Lệnh này dùng để xóa các dấu “+” (gọi là các Blipmode) trên màn hình. Command: Redraw  (hoặc R  ). Nếu muốn xóa các dấu “+” trên tất cả các khung nhìn dùng lệnh Redrawall. Lệnh Rengen, Regenall Lệnh Rengen tính toán và tái tạo lại toàn bộ các đối tượng trên khung nhìn hiện hành. Khi tái tạo sẽ cập nhật toàn bộ biến đã thay đổi trong bản vẽ. Lệnh Regenall tính toán và tái tạo lại toàn bộ các đối tượng trên tất cả các khung nhìn của màn hình (khi sử dụng lệnh Vports để tạo các khung nhìn trên màn hình). Khi tái tạo sẽ cập nhật toàn bộ các biến đã thay đổi trong bản vẽ. - 17 -
  9. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Chương 2 HỆ TỌA ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬP ĐIỂM 2.1. Các hệ tọa độ trong bản vẽ AutoCAD Trong bản vẽ AutoCAD tồn tại hai hệ tọa độ: WCS (World Coordinate System) và UCS (User Coordinate System). WCS tồn tại trong bất kỳ bản vẽ AutoCAD. Ta có thể tạo và lưu (save) nhiều UCS trong một bản vẽ, UCS giúp ta thực hiện bản vẽ ba chiều được dễ dàng hơn. Tuy nhiên cùng một lúc ta chỉ có một trong hai hệ tọa độ WCS hoặc UCS là hiện hành. WCS là hệ tọa độ mặc định trong bản vẽ AutoCAD có thể gọi là hệ tọa độ gốc. Biểu tượng (icon) của WCS nằm ở góc trái phía dưới bản vẽ và có chữ W xuất hiện trong biểu tượng này. Tùy vào trạng thái ON hoặc OFF của lệnh Ucsicon mà biểu tượng này có xuất hiện hay không. Hệ tọa độ này cố định và không thể dịch chuyển. UCS là hệ tọa độ mà ta tự định nghĩa, hệ tọa độ này có thể đặt ở vị trí bất kỳ và tùy vào điểm nhìn (viewpoint) biểu tượng của chúng sẽ hiện lên khác nhau. Số lượng UCS trong một bản vẽ không hạn chế, mặt phẳng XY trong các hệ tọa độ gọi là mặt phẳng vẽ (Working plane). Phương chiều của lưới (GRID), bước nhảy con chạy (SNAP) thay đổi theo các trục X, Y trong mặt phẳng XY của hệ tọa độ hiện hành. UCS có thể tạo theo các lựa chọn của lệnh UCS. Giá trị tọa độ X, Y xuất hiện trên dòng trạng thái (phía trên, bên phải màn hình) là tọa độ của con chạy (giao điểm hai sợi tóc) trong mặt phẳng XY so với gốc tọa độ của UCS hiện hành. Thông thường trong bản vẽ 3 chiều X là chiều dài (Length), Y là chiều rộng (Width), Z là chiều cao (Height). 2.2. Qui tắc bàn tay phải Trong chương 1 ta đã biết: xác định chiều của các trục X, Y, Z trong AutoCAD tuân theo qui tắc bàn tay phải (ngón cái là trục X, ngón trỏ là trục Y và ngón giữa là trục Z). Chiều quay dương theo ngược chiều kim đồng hồ (Counter Clock-Wise) nhìn từ đỉnh trục vế phía gốc tọa độ. 2.3. Lệnh Ucsicon - 18 -
  10. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Lệnh Ucsicon điều khiển sự hiển thị của biểu tượng tọa độ. Nếu biểu tượng trùng với gốc tọa độ tại điểm (0, 0, 0) thì trên biểu tượng sẽ xuất hiện dấu “+”. Khi quan sát hình chiếu phối cảnh (lệnh Dview hoặc 3Dorbit) thì biểu tượng hệ tọa độ là một hình chop cụt có đáy là hình vuông. Command: Ucsicon  Enter an option [ON/OFF/All/Noorigin/ORigin/Properties] : (Chọn lựa chọn). ON/ OFF Mở/ tắt biểu tượng tọa độ trên màn hình và trên khung nhìn. All Thể hiện biểu tượng tọa độ trên mọi khung nhìn màn hình. Noorigin Biểu tượng tọa độ chỉ xuất hiện góc trái màn hình. Origin Biểu tượng luôn luôn di chuyển theo gốc tọa độ (điểm 0, 0, 0 của UCS). AutoCAD hiển thị các biểu tượng UCS khác nhau trên paper space và model space. Trong cả hai trường hợp, dấu cộng “+” xuất hiện trên biểu tượng khi biểu tượng này đang nằm ở gốc tọa độ của UCS hiện hành. Chữ cái W xuất hiện ở hướng Y của biểu tượng nếu như UCS hiện hành là hệ tọa độ gốc (WCS). Từ AutoCAD 2002 khi thực hiện lệnh Ucsicon còn có lựa chọn Properties. Nếu chọn lựa chọn này sẽ xuất hiện hộp thoại UCS Icon (hình 2.1). Trên hộp thoại này ta gán các tính chất hiển thị của biểu tượng tọa độ. Command: Ucsicon  Enter an option [ON/OFF/All/Noorigin/ORigin/Properties] : P  Hình 2.1. Hộp thoại UCS Icon - 19 -
  11. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Các lựa chọn trên hộp thoại UCS Icon UCS Icon Style Chỉ định sự hiển thị của biểu tượng tọa độ 2D hoặc 3D và sự xuất hiện của chúng. 2D Hiển thị 2D icon không có trục Z (hình 2.2a). 3D Hiển thị 3D icon (hình 2.2b, c). Nếu ta chọn 3D icon thì hiển thị mũi tên là mặt côn cho các Cone trục tọa độ X và Y (hình 2.2c). Nếu không chọn cone thì biểu tượng có dạng hình 2.2b. Điều khiển chiều rộng nét của UCS icon nếu chọn 3D UCS Line Width icon. Các lựa chọn có thể là 1, 2 hoặc 3 pixels. a) 2D icon b) 3D icon c) 3D icon, Cone Hình 2.2 Preview Hiển thị hình ảnh có thể xem trước trên model space. UCS Icon size Điều khiển kích thước của UCS icon theo phần trăm đối với kích thước viewport. Giá trị mặc định là 12, giá trị này có thể thay đổi trong khoảng từ 5 đến 95. Chú ý rằng kích thước của UCS Icon tỷ lệ với kích thước của viewport mà trên đó chúng hiển thị. UCS Icon color Kiểm tra màu của UCS icon trên model space và trên layout. Kiểm tra màu của UCS iocn trên model space Model Space Icon Color viewports. Layout Tab Icon Color Kiểm tra màu của biểu tượng UCS trên layout. 2.4. Tạo hệ tọa độ mới - 20 -
  12. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Lệnh UCS cho phép ta lập hệ tọa độ mới. Tạo hệ tọa độ mới có nghĩa là thay đổi vị trí gốc tọa độ (0, 0, 0), hướng mặt phẳng XY và trục Z. Ta có thể tạo UCS mới tại bất kỳ vị trí nào trong không gian bản vẽ, định nghĩa, lưu và gọi lại hệ tọa độ khi cần thiết. Tọa độ nhập vào bản vẽ phụ thuộc vào UCS hiện hành. Nếu ta chia màn hình thành nhiều khung nhìn tĩnh (lệnh Vports) thì chúng có cùng một UCS. Ta có thể gọi lệnh từ UCS toolbar, từ Tools menu hoặc từ bàn phím, một số lựa chọn gọi từ UCS II toolbar (hình 2.3). Hình 2.3. Tool menu và toolbars UCS, UCS II Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World] : (Chọn các lựa chọn). Các lựa chọn New Định nghĩa hệ trục tọa độ mới theo một trong sáu lựa chọn: Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/? /World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : Origin - 21 -
  13. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Tạo UCS mới bằng cách thay đổi gốc tọa độ, phương chiều các trục X, Y, Z không thay đổi. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/? /World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : O  Specify new origin point : (vị trí mới của gốc tọa độ). ZAxis Xác định gốc của hệ tọa độ (orgin) và phương chiều của trục Z (Zaxis), mặt phẳng XY vuông góc với trục này. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : ZA  Specify new origin point : (Chọn một điểm làm gốc tọa độ). Specify point on positive portion of Z-axis : (Chọn một điểm đê xác định phương trục Z). 3point Hệ trục tọa độ mới xác định qua ba điểm. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : 3  Specify new origin point : (Chọn một điểm làm gốc tọa độ). Specify point on positive portion of X-axis : (Chọn điểm để xác định phương trục X). - 22 -
  14. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Specify point on positive-Y portion of the UCS XY plane : (Chọn điểm để xác định phương trục Y). View Hệ tọa độ mới sẽ song song với màn hình có điểm gốc trùng với điểm gốc hệ tọa độ hiện hành. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : V  X/Y/Z Quay hệ tọa độ xung quanh các trục X (Y, Z) hiện hành. Chiều dương của góc quay ngược chiều kim đồng hồ với điểm nhìn từ đầu trục về hướng gốc tọa độ. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : X (Y, Z)  Specify rotation angle about X axis : (Góc quay chung quanh trục X hoặc Y hoặc Z). Giá trị góc quay ta có thể nhập bằng số từ bàn phím hoặc chọn hai điểm. Object Đưa hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ quy ước của đối tượng được chọn. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : OB  Select object to align UCS: (Chọn đối tượng để dời hệ tọa độ). - 23 -
  15. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Face Sắp xếp UCS theo face được chọn của đối tượng solid. Để chọn face ta chọn cạnh biên của face hoặc một điểm trên mặt. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/? /World] : N  Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] : F  Select face of solid object: (Chọn mặt solid). Enter an option [Next/Xflip/Yflip] : (Chọn lựa chọn: Next – chọn mặt bên cạnh, Xflip (Yflip) – quay chung quanh trục X (Y) một góc 1800). Move Định lại UCS bằng cách chọn gốc tọa độ mới hoặc thay đổi Zdepth (cao độ Z) của UCS hiện hành, hướng của mặt XY không thay đổi. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : M  Specify new origin point or [Zdepth] : (Chọn điểm hoặc nhập Z). Các lựa chọn New origin Thay đổi gốc tọa độ của UCS. Zdepth Định khoảng cách dọc trục Z để dời gốc tọa độ. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : M  Specify new origin point or [Zdepth] : Z  Specify Zdepth : (Nhập khoảng cách và ENTER). Lựa chọn Move của lệnh UCS không thể thêm một UCS vào danh sách Previous. orthoGraphic - 24 -
  16. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Chỉ định một trong 6 mặt phẳng chiếu vuông góc cơ bản của UCS. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : G  Enter an option [Top/Bottom/Front/BAck/Left/Right] : (Nhập lựa chọn hoặc nhấn ENTER). Theo mặt định hướng của 6 mặt phẳng chiếu vuông góc theo WCS. Biến UCSBASE là biến hệ thống xác định UCS mà dựa vào nó các mặt phẳng chiếu vuông góc được thiết lập. Gốc tọa độ hoặc cao độ Z của các mặt chiếu UCS có thể thay đổi bằng lựa chọn Move của lệnh UCS. Prev Trở về hệ tọa độ trước đó (có thể gọi lại 10 hệ tọa độ đã sử dụng trước đó). Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : P  Restore Gọi lại tên một hệ tọa độ đã được ghi trở thành hiện hành. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : R  Enter name of UCS to restore or [?]: (Tên của hệ tọa độ cần gọi). Nếu muốn xem có bao nhiêu hệ tọa độ mà ta đã ghi trong bản vẽ, tại dòng nhắc này ta nhập ?. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : R  Enter name of UCS to restore or [?]: ?  Enter UCS name(s) to list : (Nhập * hoặc ENTER nếu muốn liệt kê toàn bộ). Del Xóa một UCS đã được lưu (save). - 25 -
  17. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : D  Save Lưu hệ tọa độ hiện hành bằng một tên. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : S . Enter name to save current UCS or [?]: (Tên của hệ tọa độ cần lưu lại). Apply Gán thiết lập UCS cho viewport riêng lẻ hoặc toàn bộ các viewport khi mà các viewport khác có UCS khác nhau được ghi trên viewport. Biến UCSVP xác định UCS có được ghi trên viewport hay không. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : A . Pick viewport to apply current UCS or [All] : (Chỉ định viewport bằng cách nhấp một điểm bên trong, Nhập A hoặc ENTER). Viewport Gán UCS hiện hành cho viewport chỉ định và kết thúc lệnh UCS. All Gán UCS hiện hành cho tất cả UCS được kích hoạt. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Pre/Restore/Save/Del/Apply/?/ World] : A . Pick viewport to apply current UCS or [All] : A . ? Tương tự lựa chọn ? của lựa chọn Save hoặc Restore, sử dụng để liệt kê các hệ tọa độ UCS có trong bản vẽ. Command: Ucs  - 26 -
  18. Đỗ Đức Trung Thiết kế mô hình 3D bằng AutoCAD Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Pre/Restore/Save/Del/Apply/?/World] : ? . World Trở về hệ tọa độ WCS. Command: Ucs  Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Pre/Restore/Save/Del/Apply/?/World] : W . 2.5. Tìm tọa độ một điểm bằng Point Filters Xác định tọa độ một điểm bằng cách kết hợp tọa độ của hai điểm khác, ta chọn 2 trong 6 sự kết hợp sau: X (cùng hoành độ X với điểm), .Y (cùng tung độ Y với điểm), .Z (cùng cao độ Z với điểm), .XY (cùng hoành độ X và tung độ Y với điểm), .YZ (cùng tung độ Y và cao độ Z với điểm), . ZX (cùng cao độ Z và hoành độ X với điểm). 2.6. Các phương thức bắt điểm các đối tượng 3D Đối với các cạnh của mô hình khung dây ta truy bắt được các điểm của đối tượng line, circle, pline như là các đối tượng 2D. Các đối tượng mặt (surface) là tập hợp các mặt 3 hoặc 4 cạnh, do đó ta chỉ truy bắt được các điểm đối với cạnh tạo mặt như: END, INT, MID, Các đối tượng solid ở trạng thái wireframe ta truy bắt được các điểm của các cạnh thẳng hoặc đường tròn tạo dạng khung dây cho solid. Khi thực hiện các lệnh vẽ mô hình ba chiều ta có thể sử dụng lệnh “CAL để xác định vị trí các điểm. - 27 -