Giáo trình Thiết bị bơm - Đào Đức Tuận

BÀI 01: MÁY BƠM NƯỚC LY TÂM ЦНС -38

AMục tiêu:

     Học xong bài này học sinh có năng lực:

     - Hiểu được khái niệm chung về máy bơm nước.

     - Hiểu được các phương pháp phân loại máy bơm nước.

     - Mô tả được cấu tạo của máy bơm nước trên bản vẽ, trên máy.

     - Vận hành thành thạo và phát hiện được các sự cố xảy ra.

     - Biết cách kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa.

B.  Nội dung:

1. Khái quát chung về công nghệ thoát nước mỏ hầm lò

1.1. Nguồn gốc của nước mỏ:

Trong quá trình khai thác mỏ, nước ở các khu vực xung quanh như các mạch nước ngầm tích tụ trong lòng đất (các túi nước ngầm), nước từ hồ, ao, sông ngòi theo các kẽ nứt trong lòng đất đá chảy vào các đường lò tạo thành nước mỏ. Đặc biệt lượng nước mưa thẩm thấu qua mặt mỏ, chảy vào các đường lò tạo thành một lượng nước mỏ rất lớn, nhất là vào mùa mưa.

Lượng nước mỏ phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện địa chất, điều kiện khí hậu và thời gian các mùa trong năm.

1.2. Ảnh hưởng của nước mỏ:

Nước mỏ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của mỏ. Nước mỏ có thể làm ngập các đường lò, làm sụt lở đất đá, làm ẩm ướt than, quặng không thể khai thác được. Đặc biệt nước mỏ chứa nhiều thành phần hóa học làm các thiết bị, máy móc han gỉ, gỗ chống lò chóng bị mục. Nước mỏ là một trong các yếu tố gây nên bệnh nghề nghiệp, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người công nhân.

Vì vậy, để khai thác mỏ hoạt động bình thường thì việc thoát nước mỏ có tầm quan trọng đặc biệt và phải được quan tâm, đầu tư đầy đủ.

1.3. Các phương pháp thoát nước mỏ:

1.3.1. Thoát nước tự nhiên:

Thoát nước tự nhiên là phương pháp được áp dụng cho những đường lò ở độ cao cho phép, nước có thể chảy ra khỏi các đường lò nhờ các rãnh thoát nước đào dọc theo hông lò.

1.3.2. Thoát nước cưỡng bức:

Thoát nước cưỡng bức là phương pháp nhờ sự làm việc của máy bơm.

Căn cứ vào đặc điểm và mục đích thoát nước, người ta chia ra:

- Thoát nước trung tâm (thoát nước chính).

- Thoát nước khu vực.

- Thoát nước cục bộ.

Theo quy phạm an toàn thì việc thoát nước mỏ phải được tính toán sao cho toàn bộ lượng nước của mỏ phải được thoát hết trong 16 giờ. Thực tế vận hành cho phép máy bơm phải bơm hết trong 20 giờ.

 

doc 27 trang thiennv 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết bị bơm - Đào Đức Tuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_thiet_bi_bom_dao_duc_tuan.doc

Nội dung text: Giáo trình Thiết bị bơm - Đào Đức Tuận

  1. 5.4. Trình tự tháo, lắp bơm li tâm ЦНС – 38 * Trình tự tháo: Được thực hiện theo bảng trình tự sau: Các bước Dụng cụ Phương pháp thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Vệ sinh công Dùng giẻ lau sạch bên ngoài bơm. - Làm sạch bụi bẩn nghiệp trước khi Giẻ lau tháo máy. Clê ống Ngắt tay dao KĐT, mở nắp hộp đấu - Cắt tay dao dứt khoát Ngắt điện, tháo 14x17, cáp và tháo cáp ra khỏi động cơ. - khóa chốt liên động cáp vào động cơ. kìm - Treo biển cấm đóng điện Dùng Clê tháo bulông, êcu bắt giữ - Đặt cơ lê vuông góc và Clê Tháo múp nối giữa tấm chắn với bệ máy bơm. chắc chắn 17x19, trục bơm và trục Đồng thời tháo, êcu nối 2 bán múp và - Dùng tôvits cơ tách hai búa động cơ. tháo rời 2 bán múp. bán múp nối, chú ý không Tô vít cơ được để vỡ múp nối Tháo động cơ khỏi Clê Tháo các bulông, êcu bắt giữ chân - Đánh dấu các vị trí sau đó bệ máy bơm. 22x24 động cơ với bệ máy. đưa động cơ ra khỏi bệ máy Tháo bán múp trên Dùng Vam tháo bán múp trên trục - Tra dầu để thời gian ngắn Vam trục bơm. bơm. rồi tiến hành tháo Tháo ống hồi Clê Dùng Clê tháo cút nối ống hồi nước - Không được để gấp ống nước. 24x27 và đưa ra ngoài. hút Clê Tháo các bulông bắt giữ nắp đầu trục, - Đánh dấu các vị trí lắp ráp Tháo giá đỡ trục 14x17,đồ tháo êcu đầu trục, tháo các bu lông bắt - Tháo đối xứng các vị trí phía cửa hút. chuyên giữ giá đỡ với thân bơm và rút giá đỡ dùng khỏi trục đưa ra ngoài. Clê Tháo êcu giữ ống lồng, tháo ống lồng - Đánh dấu các vị trí lắp ráp Tháo đĩa cân bằng. 41x46 và tháo đĩa cân bằng đưa ra ngoài. - Tháo đối xứng các vị trí Tháo thanh giằng Clê Dùng clê tháo các êcu bắt giữ 4 thanh - Chú ý không để cháy ren bơm. 32x36 giằng của bơm. Dùng tấm đệm lót vào vỏ máy, búa gõ - Đánh dấu các vị trí lắp ráp đều, đối xứng và tháo khoang ống đẩy - Tháo đối xứng các vị trí Búa,tấm Tháo các khoang khỏi trục. đệm bơm. Dùng tấm đệm lót vào vỏ máy, búa gõ đều, đối xứng và tháo các khoang bơm khỏi trục. Sau khi tháo xong, tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng và lắp lại. * trình tự lắp: Thực hiện ngược lại với quy trình tháo. 5.5. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt bơm nước - Máy bơm phải được lắp đặt vững chắc, phù hợp với các quy định về lắp đặt máy. - Xắc xi bơm đặt trên bệ máy phải thăng bằng, khi xiết chặt các bulông nền không gây biến dạng bệ. Nếu bơm di động cũng phải đặt ở trạng thái thăng bằng và ổn định khi làm việc. - Khe hở giữa hai nửa múp nối ở phía bơm và phía động cơ từ ( 2  4) mm. - Động cơ điện và bơm nước phải lắp đồng tâm, khe hở giữa hai nửa múp nối phải đều nhau, độ lệch cho phép tại 4 vị trí vuông góc và đối xứng không quá 0,1mm. 11
  2. - Đường ống hút phải lắp đặt thích hợp để tổn thất áp lực ở ống hút là nhỏ nhất và đảm bảo chiều cao hút thực tế phải nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao hút cho phép. Đường ống hút phải đặt nằm ngang hoặc có độ dốc tăng dần theo hướng đi tới bơm. Đường kính trong của ống hút phải lớn hơn đường kính trong miệng hút của bơm nước. - Ở đường ống đẩy phía trên van xoay phải có van một chiều để bảo vệ bơm, van đáy và đường ống hút. - Các thiết bị điện như: Khởi động từ; động cơ điện, nút bấm phải đảm bảo tính phòng nổ để sử dụng trong hầm lò ở mỏ có khí nổ. 5.6. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành bơm: a. Kiểm tra, bảo dưỡng Hàng ca, sau khi nhận bàn giao ca xong, cần tiến hành công tác kiểm tra, bảo dưỡng máy bơm với những nội dung sau: * Kiểm tra, bảo dưỡng phần cơ: - Kiểm tra các bu lông - êcu bắt giữ máy bơm và động cơ bơm với nền móng, tiến hành xiết chặt trường hợp các bu lông - êcu bị lỏng. - Kiểm tra bơm nước: Bơm nước phải được lắp chắc chắn trên bệ máy và đồng tâm với động cơ điện. Khe hở và độ lệch tâm của hai nửa múp nối phải đảm bảo các thông số quy định. - Dùng hai tay xoay múp nối để kiểm tra tình trạng quay trơn của bơm và động cơ điện. Bơm nước và động cơ điện phải quay nhẹ nhàng, không bị cọ sát. - Kiểm tra van xoay và van mồi nước, các van phải nhẹ nhàng và có tác dụng, đóng, mở tốt. - Kiểm tra các hộp ống lót, tết bơm xem có bị rách, nát, rò rỉ không. Nếu các tết bơm bị hỏng phải tiến hành thay thế. Điều chỉnh các tết bơm sao cho nước thấm và chảy ra từng giọt là được (tết bơm có tác dụng làm kín buồng bơm, nhưng phải đảm bảo trục bơm quay nhẹ nhàng). - Kiểm tra dầu bôi trơn cho vòng bi ở gối đỡ trục, nếu thiếu phải bổ sung bằng dầu CN - 50. - Kiểm tra ống hút, hộp lọc nếu không đảm bảo độ kín khít thì phải xử lý, nếu hộp lọc bị bẩn, bị tắc phải làm vệ sinh công nghiệp. * Kiểm tra bảo dưỡng phần điện: - Kiểm tra khởi động từ dùng để đóng, cắt điện cho động cơ bơm nước: Khi kiểm tra, tay dao của khởi động từ phải ở vị trí cắt và được khoá bằng cơ cấu chuyên dùng. Khởi động từ và động cơ điện phải có tiếp đất, dây tiếp đất phải được bắt chắc chắn, đúng vị trí quy định. Đầu cáp điện ở cửa vào và đầu cáp điện ở cửa ra của khởi động từ phải có đệm cao su làm kín, đầy đủ các kẹp cáp. - Động cơ điện phải được lắp chắc chắn trên bệ máy, vỏ động cơ phải được tiếp đất và bắt chắc chắn, nắp hộp đấu cáp điện phải đủ bu lông và được vặn chặt, đảm bảo tính phòng nổ. - Cáp dẫn điện từ khởi động từ đến động cơ điện phải được treo đúng quy định, không bị dập nát. - Kiểm tra điện áp nguồn cung cấp cho bơm Trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng đồng thời phát hiện và thay thế các chi tiết không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. b. Sửa chữa máy bơm li tâm: Để đảm bảo cho máy bơm làm việc tốt, nâng cao tuổi thọ, hạn chế sự cố trong quá trình vận hành, cần phải phát hiện kịp thời và tổ chức sửa chữa đúng quy trình kỹ thuật. Trong quá trình máy bơm làm việc có thể có nhiều sự cố xảy ra. Sau đây là một số sự cố thường gặp: 12
  3. Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục Khi khởi động - Mồi không đủ nước vào bơm. - Dừng bơm, kiểm tra nước mồi và mồi bơm, bơm - Hộp lọc ở ống hút bị tắc bẩn, lại. không được hoặc van đáy bị hỏng nên nước - Dừng bơm kiểm tra ống hút, van đẩy, nước lên mồi không giữ được ở trong bơm. hộp lọc, khắc phục các hư hỏng ở các bộ - Ống hút bị hở, không khí từ ngoài phận đó. lọt vào. - Kiểm tra, xiết chặt những chỗ bị hở Bơm làm việc - Động cơ quay không đảm bảo tốc - Kiểm tra điện áp nguồn cấp cho động cơ, nhưng không độ định mức. kiểm tra tình trạng của động cơ. đảm bảo năng - Các khoang của bánh xe công tác - Dừng bơm, tháo bơm, kiểm tra và xử lý suất hoặc rãnh định hướng bị tắc; hoặc các vị trí tắc, hoặc thay thế bánh xe công do bánh xe công tác bị mòn. tác. Dòng tiêu hao - Không đóng khóa ở đường ống - Đóng khóa ở đường ống đẩy trước khi quá lớn trong đẩy. khởi động bơm. thời gian khởi - Bánh xe công tác chạm vào thành - Tháo bơm, kiểm tra và xử lý các điểm bị động bơm của rãnh định hướng và bị kẹt. kẹt. - Các gioăng làm kín bị hỏng - Tháo bơm và thay các gioăng bị hỏng. C. Kỹ thuật vận hành bơm li tâm ЦНС – 38: Vận hành bơm li tâm gồm 2 bước: Khởi động và dừng máy. Sau khi kiểm tra toàn bộ máy bơm, tiến hành mồi đầy nước cho bơm, nước mồi phải ngập bánh xe công tác (nước phụt ra khỏi lỗ trên đỉnh vỏ máy bơm không còn bong bóng là được). Có nhiều phương pháp mồi nước, nếu các máy bơm lớn có thể dùng bơm nhỏ để mồi, hoặc trên đường ống đẩy có khóa giữ nước mồi thì ta mở khóa nước trên đường ống đẩy xuống máy bơm, hoặc múc nước từ ngoài đổ vào máy bơm. Trước khi khởi động máy bơm phải đóng khóa điều chỉnh để máy bơm khởi động không tải nhằm hạn chế dòng điện khởi động (động cơ truyền động mở máy dễ dàng). Sau một hoặc hai phút thì từ từ mở khóa điều chỉnh, không được để lâu quá 5 phút để tránh phát nhiệt cho bơm (bơm và chất lỏng bị quá nóng do công suất động cơ chuyển hoàn toàn thành nhiệt năng). Đồng thời theo dõi đồng hồ áp kế và chân không kế, nếu kim chân không kế giảm và rung động mạnh thì các chỗ nối trên đường ống hút hoặc nắp phía ống hút bị hở. Khi dừng máy bơm, trước hết phải đóng khóa điều chỉnh trên đường ống đẩy để khi bơm dừng cột nước không giáng xuống bơm và giữ được nước mồi, sau đó mới cắt điện ra khỏi động cơ của máy bơm. * Trình tự thao tác vận hành bơm li tâm ЦНС – 38 Các bước Phương pháp thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Đóng điện cho KĐT. Đóng tay dao trên KĐT về vị trí quay - Đóng tay dao dứt khoạt và thuận. chắc chắn Mồi nước cho bơm. Mồi đầy nước cho bơm bằng các - Phải mồi đầy nước và xả phương pháp đã học. hết không khí trong buồng bơm Đóng điện cho bơm ấn nút khởi động cho bơm làm việc. - Khi bơm chạy kiểm tra làm việc. chiều quay 13
  4. Mở van khóa trên Theo dõi đồng hồ áp kế và mở van trên - Mở từ từ van trên đường đường ống đẩy. đường ống đẩy. ống đẩy Cấp nước đến hộ tiêu Mở các van để cấp nước cho các hộ - Theo thứ tư quy định thụ. tiêu thụ. Dừng bơm. Thực hiện ngược lại các bước trên. - Chú ý thực hiện đúng các thao tác 5.7. Kỹ thuật an toàn: - Phải thực hiện đúng quy trình tháo, lắp – bảo dưỡng – vận hành. - Phải chuẩn bị đủ dụng cụ, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ công việc tháo lắp, bảo dưỡng. - Vị trí làm việc (thực hành) phải rộng, thoáng, đủ ánh sáng và an toàn. - Các chi tiết khi tháo phải để thứ tự, ngăn nắp, tránh rơi vỡ, hỏng. - Khi lắp các chi tiết phải lau rửa sạch sẽ, chi tiết nào cần bôi trơn thì phải bôi trơn, chi tiết nào cần sửa chữa, thay thế phải sửa chữa, thay thế. - Khi lắp xong phải được chạy thử và phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. - Khi thử vận hành bơm phải làm việc tốt. - Nghiêm cấm: + Vận hành bơm khi nhiệt độ động cơ, gối đỡ trục > 700c. + Vận hành bơm khi đường ống đẩy, ống hút bị hở. + Vận hành bơm khi bơm và động cơ điện lắp đặt không thẳng tâm. + Vận hành bơm khi động cơ bơm nước bị mất điện một pha. + Lắp đặt chiều cao hút của bơm lớn hơn chiều cao hút cho phép. + Bỏ vị trí làm việc, khi máy bơm nước đang hoạt động. + Vận hành bơm nước khi chưa thực hiện xong công việc kiểm tra thiết bị. + Vận hành bơm nước khi chưa mồi đầy nước cho bơm và đường ống hút. - Không được tháo bơm trong lò. - Hết ca làm việc phải vệ sinh, bảo dưỡng và ghi sổ bàn giao ca. 14
  5. BÀI 02: MÁY BƠM NƯỚC LI TÂM MỘT CẤP IH80-50-250 A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có năng lực: - Mô tả được cấu tạo của máy bơm nước li tâm 1 cấp trên bản vẽ và trên máy. - Vận hành thành thạo và phát hiện được các sự cố xảy ra. - Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa. B.Nội dung: 1.Công dụng và điều kiện sử dụng: Dùng để thoát nước ở mỏ hầm lò cũng như mỏ lộ thiên và các hệ thống cung cấp nước khác nó được sử dụng cả những nơi mà nước có độ ăn mòn hoá học cao. 2. Đặc tính kỹ thuật: - Năng suất: 50 m3/h. - Chiều cao đẩy : 80 m. - Công suất động cơ: 15 kW. - Tốc độ động cơ: 2900 v/ph. - Hiệu suất: 0,56. - chiều cao hút nước: 3 m 3. Cấu tạo: (hình 4) + 1 : Ông mở rộng được lắp với phần ống đẩy. + 2 : Bánh xe công tác được lắp trên trục trong buồng bơm. + 3 : Phần hút của bơm. + 4 : Đai ốc đầu trục dùng để cố định bánh xe công tác vào trục. + 5 : Mặt bích ép tết bơm. + 6 : Ông lót tết bơm. + 7 : Gối đỡ. + 8 : Ngăn chứa dầu bôi trơn cho vòng bi. + 9 : Thân bơm. 15
  6. Hình 4: Cấu tạo máy bơm ly tâm một cấp IH80-50-250 4. Nguyên lý làm việc của bơm: Trước khi cho bơm làm việc ta phải mồi đầy nước cho bơm. Khi cho động cơ điện làm việc truyền động cho bơm, trục và các bánh xe công tác quay tạo ra lực ly tâm làm cho nước văng ra phần mở rộng của bộ phận định hướng nó sẽ mất tốc độ và bị dồn ép, nhờ đó nó chuyển từ động năng thành áp năng và theo đường ống đẩy ra ngoài. Khi nước văng ra khỏi bánh xe công tác áp suất phía hút giảm xuống, dưới tác dụng của áp suất khí trời nước được đẩy qua hộp lọc van đáy, qua đường ống hút vào bơm, cứ như vậy bơm làm việc liên tục để bơm nước. 5. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm: 5.1.Vận hành: * Kiểm tra trước khi vận hành: -Kiểm tra phần cơ: + Kiểm tra các bu lông bắt giữ máy bơm, động cơ với nền móng. + Kiểm tra việc bắt giữ múp nối giữa trục động cơ và trục máy bơm, độ đồng tâm của hai trục. + Kiểm tra tình trạng của tết bơm và ống chèn chặt phải sao cho nước rỉ ra ngoài từng giọt một. + Kiểm tra các chỗ nối của ống hút, ống đẩy phải kín khít. + Kiểm tra chất lượng, số lượng dầu hoặc mỡ trong các gối đỡ trục. + Kiểm tra van điều chỉnh xem có thao tác dễ dàng không. + Dùng tay quay thử trục bơm xem có nhẹ không, xem có tiếng va chạm, cọ sát giữa bánh xe công tác và vỏ bơm không? Nếu có phải xử lý trước khi khởi động. + Kiểm tra tình trạng tiếp đất của vỏ động cơ và thiết bị điện phải đầy đủ, đúng yêu cầu. * Khởi động máy bơm: - Mồi nước cho bơm: sau khi kiểm tra xong ta mồi nước đầy cho bơm. Nếu trên đường ống đẩy có nước thì ta mở khoá mồi nước từ đường ống đẩy xuống bơm, nếu không ta mồi nước 16
  7. bằng cách đổ nước từ ngoài vào bơm qua phễu mồi nước. Cả hai trường hợp trên đều kiểm tra việc mồi nước qua lỗ kiểm tra. Khi nào thấy nước trào ra ngoài không còn có lẫn bọt không khí là được, sau đó đóng khoá mồi nước và van kiểm tra lại. - Đóng van điều chỉnh trên đường ống đẩy. - Đóng điện cho động cơ: đóng cầu dao cách ly trước, cầu dao dầu hoặc khởi động từ sau. - Mở van điều chỉnh trên đường ống đẩy: khi máy bơm làm việc bình thường ( tốc độ quay đạt được tốc độ định mức) ta từ từ mở van điều chỉnh ra đồng thời phải theo dõi chỉ số của đồng hồ đo: chỉ số ampe kế và chân không kế phải tăng lên, chỉ số của ampe kế phải giảm xuống. Nếu không đúng quy định trên phải dừng bơm để kiểm tra xem có đầy nước không. Nếu kim của chân không kế rung động mạnh chứng tỏ các chỗ nối của ống hút hay nắp phía hút của máy bơm bị hở ra, ta phải xiết chặt lại. * Ngừng máy: - Đóng khoá điều chỉnh trên đường ống đẩy. - Ngắt điện cho động cơ ( thứ tự ngắt ngược lại với thứ tự đóng). * Các trường hợp phải dừng máy bơm: - Bơm không lên nước. - Có tiếng động không bình thường. - Dầu vẫn đủ mà một bộ phận nào đó nóng quá mức. - Động cơ bị quá tải. - Chổi than của động cơ phát sinh ra lửa điện ( đối với động cơ rô to dây quấn). - Có mùi khét của chất cách điện hay cao su. - Khi mất điện đột ngột phải lập tức cắt điện (ngắt cầu dao) và nhanh chóng đóng van điều chỉnh. 5.2. Bảo quản máy bơm: *Dầu mỡ cho thiết bị bơm nước: - Trong quá trình sử dụng, hoặc sau mỗi lần ngừng máy, phải luôn theo dõi, kiểm tra số lượng và chất lượng dầu, mỡ bôi trơn, bổ sung hoặc thay dầu, mỡ đúng thời hạn và đúng kỹ thuật. - Khi tra dầu vào gối đỡ của máy bơm phải đúng quy định. Nếu đổ quá ít sẽ phát sinh ra ma sát nưa khô, nưa ướt làm cho gối đỡ trục bị mòn nhanh. Nếu đổ đầy quá làm cho dầu nhanh bẩn và phát sinh áp lực trong gối đỡ. - Mỗi tuần phải bổ xung dầu, mỡ 1 lần. Một tháng phải thay dầu mỡ một lần và khi thay phải rửa sạch gối đỡ trục bằng dầu hoả. - Các thùng dầu phải có nắp đậy và khi đổ dầu vào gối đỡ phải đổ qua lưới lọc. - Dầu dùng cho máy bơm thường dùng dầu khoáng vật. Dùng dầu công nghiệp 45, dầu công nghiệp 12 hoặc HD-40. - Lượng tiêu hao dầu, mỡ cho mỗi loại máy bơm có khác nhau. Khi tiến hành phải căn cứ vào bảng chỉ dẫn trong lý lịch máy. * Sửa chữa máy bơm: Để đảm bảo cho máy bơm làm việc tốt, nâng cao tuổi thọ của máy, hạn chế sự cố trong quá trình làm việc ta phải tiến hành sửa chữa định kỳ các máy bơm. Gồm: Tiểu tu, trung tu, đại tu và sửa chữa thường xuyên. 6. Những hư hỏng chính, nguyên nhân và cách khắc phục: 6.1.Máy bơm không đủ năng suất: * Nguyên nhân: - Hộp lọc van đóng bị bẩn tắc. Khi đó chỉ số của chân không kế lớn. - Chiều cao hút nước lớn. 17
  8. - Khoá điều chỉnh mở chưa hết. Khi đó chỉ số của áp kế tăng. - Vòng làm kín bị mòn làm rò nước từ phía đẩy sang phía hút. - Ông ép tết bơm xiết không chặt, không khí lọt vào phía hút của máy bơm. Lúc này chỉ số của chân không kế giảm. - Mồi nước không đầy. - Bánh xe công tác quá mòn. * Cách khắc phục: - Tháo nhấc hộp lọc lên và lau rửa sạch. - Hạ thấp bơm hoặc chờ mức nước lên cao. - Kiểm tra và mở hết khoá điều chỉnh. - Thay các vành làm kín. - Kiểm tra xiết lại ống ép tết bơm. - Dùng bơm để mồi nước cho đầy. - Thay bánh xe công tác khác. 6.2.Máy bơm không lên nước: Nguyên nhân như trên nhưng ở mức độ trầm trọng hơn. Cách khắc phục tương tự. 6.3.Các bộ phận của máy bơm nóng quá mức. * Nguyên nhân: - Vỏ bơm bị nóng. Máy bơm làm việc từ lâu chưa mở van điều chỉnh. - Ông ép tết bơm bị nóng. - Ông ép bị xiết chặt quá. - Ông dẫn nước vào tết bơm bị tắc. - Gối đỡ trục bị nóng + Dầu trong gối đỡ trục bị bẩn. + Vòng dầu không quay do bị cong hoặc dầu quá đặc. + Dầu ít quá hoặc nhiều quá. * Cách khắc phục: - Mở ngay khoá điều chỉnh, mở van điều chỉnh. - Kiểm tra và nới ra. - Làm thông ống dẫn nước. - Thay dầu mới. - Sửa chữa lại vòng dầu hoặc thay dầu đúng quy cách. - Đổ thêm hoặc tháo bớt dầu. 6.4. Trong quá trình khởi động hoặc làm việc động cơ yêu cầu công suất lớn: * Nguyên nhân: - Khi khởi động không đóng van điều chỉnh. - Các phần quay lắp trên trục không cân bằng hoặc trục bị lệch. - Đĩa cân bằng bị hỏng làm tăng lực hướng trục. * Cách khắc phục: - Đóng van điều chỉnh lại. - Kiểm tra lại các phần quay hoặc đặt lại trục. - Kiểm tra sửa chữa hoặc thay đĩa cân bằng. 6.5. Khởi động không lên nước, kim chân không kế rung động mạnh và gần lại số 0: * Nguyên nhân: - Mồi nước không đầy, không khí còn lại trong bơm nhiều. - Máy bơm quay ngược. * Cách khắc phục: - Mồi đầy nước. 18
  9. - Đổi lại 2/3 pha trong hộp đấu dây. 6.6. Máy bơm bị rung khi công tác: * Nguyên nhân: - Vòng bi hay bạc lót trong gối đỡ trục bị mòn quá. - Trục động cơ và trục bơm không đồng tâm. - Bu lông bắt giữ bơm với nền móng bị lới lỏng. * Cách khắc phục: - Kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế vòng bi hay bạc lót. - Điều chỉnh cho 2 trục đồng tâm. - Kiểm tra xiết chặt lại bu lông, mũ ốc. 19
  10. BÀI 3: MÁY BƠM NƯỚC LY TÂM TRỤC XOẮN BMH – 18 – 2 A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có năng lực: - Hiểu được cấu tạo chung của máy bơm nước trên bản vẽ, trên máy. - Vận hành thành thạo và phát hiện được các sự cố xảy ra. - Kiểm tra,bảo dưỡng và sửa chữa. B. Nội dung: 1. Cộng dụng, đặc tính kỹ thuật 1.1. Công dụng Bơm trục xoắn BMH – 18 – 2 dùng để bơm thoát nước ở rốn giếng, các trạm khu vực và thoát nước trong quá trình đào lò chuẩn bị. 1.2. Đặc tính kỹ thuật - Lưu lượng: Q = 18  20 m3/h - áp suất: H = 50  80 mH2O - Chiều cao ống hút cho phép: h = 6  8 m - Tốc độ quay của trục bơm: n = 1400 v/ph - Hiệu suất:  = 0,5  0,55 - Kích thước (dài x rộng x cao): 1900 x 552 x 480 mm - Khối lượng bơm và động cơ: m = 295 kg 2. Cấu tạo: (hình 5) Bơm trục xoắn BMH – 18 – 2 gồm những bộ phận cơ bản sau: 1- Trục xoắn bằng kim loại 7- Rãnh của bi chặn 2- Vỏ áo bằng cao su 8- ổ bi 3- Vỏ ngoài đúc bằng gang 9- Múp nối 4- Trục truyền động trung gian 10- Động cơ điện 5- Trục các đăng 11- Giá bắt giữ bơm và động cơ điện 6- Bi ở cổ trục trung gian 3. Nguyên lý làm việc: Khi động cơ điện làm việc truyền mômen quay qua múp nối đến trục trung gian. Trục trung gian quay, trục các đăng quay theo, đồng thời trục xoắn cũng quay theo vì trục xoắn được cố định với trục các đăng. Do cấu tạo của trục xoắn kim loại và vỏ áo cao su, giữa chúng có một khoảng trống. Khi trục xoắn quay theo chiều rãnh xoắn thì các khoảng trống có xu hướng chuyển dịch từ phía cửa hút sang cửa đẩy. Vì vậy, lượng nước nằm trong các khoảng trống giữa trục xoắn và vỏ áo dịch chuyển từ phía cửa hút sang cửa đẩy, đồng thời các khoảng trống tiếp tục hình thành và nước lại chuyển động theo các khoảng trống đó. Bơm làm việc bình thường. 20
  11. 1990 4 1 2 5 3 6 Hi`nh 5 : Cấu tạo bơm trục xoắn BHM 18-2 21
  12. 4. Trình tự tháo lắp bơm nước trục xoắn BMH-18-2 4.1. Quy trình tháo: Được thực hiện theo bảng sau: Các bước Dụng cụ Phương pháp thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Ngắt điện, tháo cáp Clê tuýp Ngắt tay dao KĐT, mở nắp hộp - Cắt điện treo biển vào động cơ. 14x17, đấu cáp và tháo cáp khỏi động cơ. “cấm đóng điện” kìm Tháo múp nối. Tháo Clê Tháo bulông, êcu bắt giữ múp - Đánh dấu các điểm lắp động cơ khỏi bệ 22x24, nối, tháo động cơ và đưa ra khỏi ráp rồi đưa động cơ ra máy. 24x27 bệ máy. khỏi bệ Tháo bán múp nối Vam Dùng Vam tháo bán múp trên - Đặt các chấu của vam trên trục bơm. chuyên bơm. phải cân và đối xứng dùng Tháo 4 bulông liên Clê Tháo các êcu, tháo 4 bulông bắt - Chú ý không để cháy kết thân bơm. 24x27, giữ thân bơm. ren 27x30 Tháo khoang đẩy. Búa, tay Dùng búa gõ nhẹ và dùng tay tháo - Gõ búa đối xứng các khoang đẩy ra. vị trí Tháo chốt giữ trục Búa, đột Tháo chốt hãm trục các đăng với - Đánh búa đục đúng xoắn trục xoắn. tâm Tháo vỏ bơm và Búa, tay Dùng búa gõ nhẹ và tháo vỏ bơm - Cố định trục bơm chắc trục xoắn. khỏi trục xoắn. chắn tháo vơ bơm Tháo trục các đăng Búa, đột Dùng búa, đột tháo chốt nối trục - Đánh búa đục đúng các đăng và tháo trục. tâm Sau khi tháo xong, tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng. 4.2. Trình tự lắp: Thực hiện ngược lại với quy trình tháo. 5. Kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành bơm nước trục xoắn: 5.1. Kiểm tra, bảo dưỡng: Việc kiểm tra, bảo dưỡng máy bơm được thực hiện sau khi nhận bàn giao ca, nội dung của việc kiểm tra, bảo dưỡng gồm: - Kiểm tra tình trạng của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ (áptômát, khởi động từ ) và động cơ điện, máy bơm. - Kiểm tra dây tiếp đất nối từ vỏ động cơ ra cọc hoặc hệ thống tiếp đất. - Kiểm tra động cơ, cáp dẫn điện. - Kiểm tra các dụng cụ đo như: áp kế, lưu lượng kế - Kiểm tra mức nước ở ống hút, hộp lọc. Chú ý hộp lọc không được để ngập ở trong bùn. - Kiểm tra và xiết chặt các đai ốc bị nới lỏng. - Kiểm tra và bổ sung hoặc thay mỡ bôi trơn ở các ổ đỡ - Vận hành thử trước khi đưa bơm vào sử dụng. 22