Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những
đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm
và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với những chất khác gây nguy hại
cho môi trường và cho sức khoẻ con người (Quy chế quản, lý chất thải nguy hại kèm
theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ).
Danh mục các chất thải nguy hại được ghi trong phụ lục kèm theo của Quy chế quản
lý chất thải nguy hại nêu trên. Bên cạnh khái niệm trên về chất thải nguy hại còn có
một số khái niệm khác, như:
Chất thải nguy hại là chất thải có một trong 5 đặc tính sau: dễ phản ứng, dễ bốc
cháy, ăn mòn, độc hại và phóng xạ.
 Chất dễ phản ứng là chất không bền vững trong điều kiện thông thường. Nó dễ
dàng gây nổ hay là phóng thích khói, hơi mù, khí độc hại, khi chúng tiếp xúc với
nước hay các dung môi;
- Các loại thuốc đã bị quá hạn sử dụng.
- Thuốc kém, mất phẩm chất.
- Thuốc không rõ nguồn gốc.
Thuốc đã bị cấm sử dụng còn đang lưu giữ hoặc do nhập khẩu trái phép.
1.2 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI
Có một số phân loại chính về chất nguy hại như sau:
Phân loại chất thải nguy hại theo hình thức tác động
- Loại 1 : Các chất nổ.
- Loại 2 : Các dung dịch có khả năng cháy.
- Loại 3 : Các chất độc (nguy hiểm).
- Loại 4 : Các chất ăn mòn.
Phận loại chất thải nguy hại theo trạng thái vật lý
Chất thải nguy hại theo trạng thái vật lý như: Chất nguy hại trạng thái rắn, bùn,
lỏng, khí.
Phân loại chất thải nguy hại theo liều lượng tác động
Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể
động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ thể
5
qua miệng và qua da (Bảng l.l).
Phân loại chất thải nguy hại theo đường xâm nhập kết hợp với lượng tác động
Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau. Mức độ gây độc
theo các con đường xâm nhập cũng không giống nhau. Để xác định mức độ gây độc
theo các con đường xâm nhập khác nhau vào cơ thể động vật và con người thường sử
dụng đến chỉ số LD50 (Bảng l.2) 
pdf 102 trang thiennv 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_chat_thai_nguy_hai.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại

  1. phẩm có giá trị là Na2SiF6 Flo và dẫn xuất của chúng vẫn hình thành trong công nghệ sản xuất phân lân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu gom và chuyển hoá no thành các sản phẩm thương mại hoá được. Trước đây, Công ty Lâm Thao đã chuyển hoá chất này thành sản phẩm thuốc bảo quản gỗ là Na2SiF6 để bán cho Trung Quốc. Do chưa giải quyết được vấn đề thị trường flo nên vấn đề flo vẫn còn bỏ ngỏ, và sự thất thoát flo vào môi trường lao động và môi trường tự nhiên vẫn đang tiếp tục xẩy ra. - Phân đạm Sản xuất phân đạm ở Việt Nam hiện mới chỉ có Công ty Phân đạm Hà Bắc. Sản phẩm cơ bản của Công ty Phân đạm Hà Bắc là urê. Để sản xuất urê, người ta sử dụng nguyên liệu chính là than antraxit thông qua giai đoạn tổng hợp NH3 và sau đó tổng hợp urê từ NH3 và CO2. Để có NH3 phải có H2 và N2. N2 được lấy từ không khí, còn H2 được sinh ra từ việc khí hoá than bằng hơi nước. Hỗn hợp khí than ướt sẽ bao gồm Co, CO2 và H2 và các tạp chất khác như: các hợp chất hữu cơ cianua, phenol, H2S, các hợp chất dạng Poly Aromatic Hydrocacbon (PAH). Các phân tích về môi trường nước và không khí tại khu vực Công ty đạm cho thấy tồn tại các hợp chất H2S, cianua và phenol ở mức độ cao. Nguyên nhân cơ bản là hệ thống thiết bị khí hoá của đạm Hà Bắc đã rất lạc hậu, việc khống chế điều kiện khí hoá tối ưu chưa tốt nên lượng khí tạp hình thành rất nhiều. Đồng thời quá trình sản xuất sử dụng than chất lượng xấu (hàm lượng C thấp, hàm lượng nhựa than cao) sẽ là nguyên nhân tạo ra lượng lớn các chất PAH, phenol và cianua. Cianua hình thành trong quá trình cháy yếm khí cùng với các hydrocarbon mạch vòng hình thành các cianua thơm như benzyl cianua là hợp chất rất độc: khi nhiễm độc ở thể khí có thể bị choáng váng, đau đầu và nôn mửa rất nhanh, nó còn có thể gây bỏng cho da và mắt. Ngành sản xuất sơn, vecni và dầu bóng Việc sản xuất sơn alkyd ở Việt Nam trên cơ sở dầu thực vật nói chung còn rất thủ công. Nhiều loại dầu thực vật sử dụng để nấu sơn có khả năng gây dị ứng cho cơ thể người. Chủng loại cũng như lượng hoá chất sử dụng trong pha chế sơn khá nhiều và phức tạp: các loại bột mầu, các loại dung môi, các chất phụ gia như: - Các loại nhựa gốc: alkyd resine, acrylic resine, epoxy, uretan. - Các loại bột mầu: than oxit, oxit sắt, kẽm cromat - Các chất độn: CaCO3, BaSO4 - Các loại dung môi: xylene, toluene, butyl acetate, white spirit - Các chất phụ gia như: chống lắng, chống tạo bọt, chống mốc, tạo nấm, diệt khuẩn Các chất chống lắng, chống tạo bọt, chống mốc, tạo nấm, diệt khuẩn là những 11
  2. chất hữu cơ có thành phần cấu tạo rất phức tạp và nói chung các nhà sản xuất cũng không biết hết về tính chất hoá học và độc tính của chúng. Đây là những bí mật công nghệ nên rất khó có được thông tin về những hợp chất này. Lượng dung môi sử dụng để pha sơn như white spirit, toluen, xylen, butyl acetat là khá lớn. Công đoạn nghiền sơn gốc và pha chế sơn từ sơn gốc, chất màu, phụ gia và dung môi là nguồn quan trọng tạo ra các tác động đến sức khoẻ. Mức độ tác động này tuỳ thuộc rất nhiều vào hệ thống thiết bị. Hiện tại hầu hết các cơ sở khảo sát đều đã có hệ thống tự động trong các khâu này và nhìn chung là theo nguyên lý hệ thống kín. Trong dây chuyền công nghệ sản xuất sơn, các hoá chất dạng nhựa gốc, chất màu và dung môi cũng như phụ gia đều là những hoá chất có khả năng gây phản ứng hay dị ứng cho người tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là một số dầu thực vật để chế tạo nhựa gốc. Dung môi sử dụng trong công nghệ sơn là những dung môi mạnh để có khả năng hoà tan tốt các polimer hữu cơ. Các chất màu cũng như sơn gốc cần phải được nghiền rất mịn để có thể tạo ra sản phẩm sơn với độ phân tán và độ phủ cao. Từ các đặc trưng trên có thể nhận thấy trong công nghệ sản xuất sơn người lao động có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các loại hoá chất ở dạng: - Hơi dung môi ngay ở nhiệt độ thường (dung môi hữu cơ là chính). - Các hạt phân tán có kích thước cực nhỏ phân tán trong môi trường lao động. - Các hơi dầu thực vật có tính kích thích hay gây dị ứng cao. Các dạng tiếp xúc này phụ thuộc cơ bản vào: - Trình độ thiết bị: đặc biệt là thiết bị nghiền sơn, nấu sơn và thiết bị pha và đóng hộp sơn. - Kiến trúc nhà xưởng, đặc biệt là xưởng nghiền và pha chế đóng hộp sản phẩm nơi mà người công nhân thường phải thao tác trực tiếp với việc tháo bán sản phẩm, nhập nguyên liệu. - Trang thiết bị bảo hộ cá nhân. Các dung môi sử dụng trong sơn là nguồn hoá chất nguy hiểm nhất vì trừ dung môi standard (white spirit) còn lại đều là những dung môi mạch vòng như benzen, toluen, xylen, tetra hay triclo etyl, hexan.và các dẫn xuất glycol. Các dung môi này hầu hết đều tác động mạnh đến hệ hô hấp và thần kinh cũng như da. Điều đáng chú ý là mặc dù các dung môi dạng bezen như bezen, xylen, toluen, đã được cảnh báo rất nhiều về độc tính cấp tính cũng như độc tính lâu dài (ung thư hay sinh sản), nhưng do sức ép về chất lượng sơn trên thị trường và do nhận thức của người tiêu dùng về độc tính của dung môi chưa cao nên các nhà sản xuất vẫn sử dụng một lượng lớn dung môi hữu cơ thuộc các hợp chất này. Và như vậy nguy cơ nhiễm dung môi hữu cơ ở khu vực sản xuất sơn là khá cao. Hiện tại các dây chuyền sản xuất sơn của Việt Nam nhất là ở những công ty lớn, do nhận thức được tính quan trọng của 12
  3. việc bảo vệ sức khoẻ người lao động cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhiều hệ thống phản ứng kín, nghiền tự động năng suất cao cũng như hệ thống pha chế và đóng hộp tự động đã được nhập khẩu từ các công ty sơn lớn trên thế giới nên đã hạn chế nhiều các nguy cơ này. Ngành pin và acquy Trong công nghệ này người ta sử dụng một lượng nhỏ muối thuỷ ngân (HgCl2) để làm chất chống phân cực. Việc sản xuất điện cực than bằng công nghệ thiêu kết hiện được chuyển lên Công ty ác quy Vĩnh Phúc. Thiêu kết điện cực than là thiêu kết lõi điện cực từ bột graphit được kết dính bằng nhựa than đá. Nhựa than là tổ hợp của rất nhiều các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các hợp chất đa vòng nên khi nung sẽ xẩy ra quá trình cháy. Nếu quá trình cháy không hoàn toàn thì công nghệ này chính là nguồn đẩy các hợp chất trong đó có PAH vào môi. trường không khí, gây tác động trực tiếp cho sức khoẻ và môi trường. Hiện tại, do công suất lò thiêu tại công ty acquy nhỏ nên về cơ bản lõi than vẫn được nhập khẩu là chính. Ngành sản xuất ắc quy chì bao gồm một số công đoạn quan trọng liên quan đến hoá chất là: - Công đoạn chuẩn bị bản cực chì (đúc bản cực, nghiền bột chì, tạo và trát cao chì chứa bột chì, bột oxyt chì và axít H2SO4 đặc). - Công đoạn chế tạo vỏ bình bằng cao su ebonit, trong đó có giai đoạn luyện cao su và lưu hoá. - Công đoạn hoá thành bình điện khi đó có hơi axít bốc lên khá mạnh Ngành sản xuất các sản phẩm cao su Nguyên tắc công nghệ của ngành sản xuất sản phẩm cao su là từ cao su sống (tự nhiên hay nhân tạo), luyện (nghiền trộn) với chất phụ gia để tạo một hệ vật chất đồng nhất trước khi đưa cao su đã luyện vào khuôn ép thực hiện quá trình lưu hoá. Về cơ bản cao su sống dù là cao su tự nhiên (butadien) hay nhân tạo (rất đa dạng: ninh, butyl, silicon hay acrilic ) khi nhập về là những vật chất trơ trong điều kiện thông thường, chỉ có nguy cơ dễ bắt cháy. Hoá chất và phụ gia cho quá trình hình thành sản phẩm cao su thì rất phức tạp, bao gồm: - Lưu huỳnh là một á kim tồn tại dưới dạng bột, không tan trong nước, nhưng thuộc loại nguyên liệu dễ bốc cháy, dễ thăng hoa trong điều kiện tự nhiên. - Các hoá chất làm tăng tốc độ quá trình lưu hoá, được gọi là chất xúc tác, được đưa vào sản phẩm cạo su ở một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với lưu huỳnh, cỡ 0,62 - 0,64% lượng cao su. Chất xúc tác có nhiều dạng khác nhau, nhưng về cơ bản đều là những chất có dạng quan hay carbamat (sulfua) hữu cơ mạch vòng. Các hợp chất này tồn tại ở dạng bột rắn, và có mùi đặc trưng. - Chất làm giảm khả năng bị oxy hoá của sản phẩm cao su hay còn được gọi là 13
  4. chất phòng lão, được sử dụng với khối lượng lớn, cỡ trên dưới 3,5% đối với tổng lượng cao su. Hầu hết chúng là sản phẩm hữu cơ dạng dẫn xuất của phenol có khả năng làm giảm hoặc ngăn ngừa quá trình oxy hoá, không tan trong nước. Thông thường chúng tồn tại dưới dạng bột rắn. - Các chất độn và dầu hoá dẻo, chất làm mềm, axít stearic, chất chống tự lưu Tổng lượng các chất này so với cao su là vào khoảng trên dưới 20%. Trong số các chất này thì kẽm oxyt được sử dụng với khối lượng lớn nhất, cỡ 8% so với tổng khối lượng cao su. Oxyt kẽm là loại chất dễ phân tán vào môi trường không khí do rất nhẹ, đồng thời cũng là loại chất dễ hoạt động trong môi trường dù chỉ hơi mang axít hay kiềm, do đó có ý nghĩa nhất định đối với ô nhiễm nước. Một tác nhân nữa là dầu hoá dẻo. Khác với chất hoá dẻo dùng cho nhựa, dầu hoá dẻo dùng cho sản phẩm cao su, đặc biệt từ cao su thiên nhiên, người ta thường sử dụng sản phẩm của công nghệ chế biến dầu thông (được gọi là dầu tùng tiêu). Loại chất này dưới dạng dầu quánh, không tan trong nước, không bay hơi mạnh, nhưng dễ cháy. - Loại chất độn quan trọng nhất và sử dụng với khối lượng rất lớn và cũng có tác động đến sức khoẻ và môi trường nhiều nhất là muội than đen. Trong trường hợp sản xuất sản phẩm lốp ô tô chịu lực cao và cần độ chống mài mòn cao, chúng được sử dụng với tỷ lệ khối lượng cỡ trên dưới 60% so với cao su. Muội than có đặc trưng là rất mịn và nhẹ nên là một tác nhân ô nhiễm môi trường không khí rất quan trọng. Một loại nguyên liệu hoá chất quan trọng ở dạng chất lỏng là xăng công nghệ, sử dụng với tỷ lệ cỡ 2,5% so với tổng lượng cao su. Xăng công nghệ là chất rất dễ bay hơi, dễ cháy. Vì được sử dụng trong quá trình công nghệ chứ không phải trong động cơ kín nên xăng tác động trực tiếp đến môi trường lao động như các hoá chất khác. Mức độ tác động cũng phụ thuộc vào loại máy, thao tác và môi trường. - Các dung môi được sử dụng với khối lượng rất lớn trước khi lưu hoá và sẽ chuyển hoàn toàn vào môi trường không khí dưới tác dụng của nhiệt độ lưu hoá (khoảng trên 100oC), gây ra nguy cơ nhiễm dung môi trực tiếp đối với người lao động và dân cư xung quanh. Đặc biệt nếu cơ sở sử dụng xăng chì thì ngoài dung môi còn có nguy cơ nhiễm chì. Hiện nay ở các công ty sản xuất các sản phẩm cao su, khâu tháo và lắp khuôn hầu hết còn ở mức thủ công hay bán tự động, do đó người công nhân phải đứng ở tư thế tiếp xúc trực tiếp với hơi hay khí thoát ra từ quá trình lưu hoá, đặc biệt là với công nghệ sản xuất săm lốp ô tô. Với các loại sản phẩm này, keo và xăng được sử dụng rất nhiều để gắn kết các lớp cao su và bố vải với nhau. Toàn bộ lượng dung môi cho keo sẽ thoát vào môi trường lao động, khác với trường hợp của công nhân sản xuất sơn, lượng dung môi pha sơn chỉ thoát ra khi sử dụng sơn. Nếu như không có một kiến trúc công nghiệp hợp lý thì lượng dung môi này sẽ tác động trực tiếp tới người lao động đang thao tác trên khuôn sản phẩm cao su mỗi khi tháo dỡ khuôn. Khu vực cán luyện cao su là khu vực mà người lao động phải tiếp xúc với các 14
  5. hoá chất dạng bột như than đen, các oxyt kim loại, các chất màu, các chất phụ gia cho cao su khác. Vì các hoá chất này cần phải rất mịn để có thể phân tán đều trong cao su sau khi luyện nên nếu các quá trình cân, đong và nhập liệu vào máy luyện và cán được tiến hành thủ công thì đây chính là nguồn tiếp xúc rất nguy hiểm với hệ hô hấp của công nhân. Các hoá chất này đều là những hoá chất có tính phản ứng cao như oxyt kim loại, dễ tác động đến hệ hô hấp như muội than, lưu huỳnh. Lượng sử dụng than và lưu huỳnh cũng như xăng trong công nghệ sản phẩm cao su là rất cao, thí dụ xăng là khoảng 2,5%, muội than là khoảng 40-60% sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm đối với công nhân tiếp xúc trực tiếp và dân cư xung quanh. Ngành sản xuất sản phẩm chất dẻo Gồm các sản phẩm nhựa, mút, tấm bông PE , chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các cơ sở thuộc ngành hoá và sản phẩm hoá. Hoá chất sử dụng trong ngành này chia làm 3 loại: - Nhựa hạt: PP, PE, PVC, TDI - Phụ gia: DOP - Bột mầu cho nhựa. Ngoài công đoạn đùn ép, thổi màng nhựa, một số cơ sở còn thêm các công đoạn tạo hình, in trên nhựa hoặc hoàn thiện các sản phẩm nhựa và công đoạn này có sử dụng các loại dung môi như: toluene, butylacetate, isopropylalcohol, metylchloride, Đối với các cơ sở sản xuất mút xốp từ polyuretan, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất là TDI (toluene diisocyanate) là một hoá chất cần quan tâm vì bản thân đây là hoá chất độc và được sử dụng với số lượng lớn. Phân loại hoá chất bảo vệ thực vật Các hoá chất bảo vệ thực vật rất đa dạng về thành phần, về tác dụng đối với cây trồng và cách sử dụng Vì vậy, có nhiều cách phân loại chúng. Mỗi cách phân loại được dựa theo các tiêu chí khác nhau, thông thường người ta phân loại theo các cách: Mục đích sử dụng; theo thành phần, theo nguồn gốc sản xuất; theo tính chất độc hại, hoặc theo các phương pháp sử dụng, theo tính bền vững của chúng trong tự nhiên - Các chất trừ sâu; - Các chất diệt cỏ; - Các chất diệt côn trùng; - Các chất diệt chuột. Một số phân loại khác Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng: - Các hợp chất phenol; - Các hợp chất của phenoxi, 15
  6. - Các dẫn xuất của axit afolic (dalapon); - Các dẫn xuất của cacbamat (satun, eptam), - Triazín (simazin, atrazin, ). Nhóm các chất diệt chuột và động vật gậm nhấm: phoszin, và warfarin. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học Hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ: - Các hoá chất bảo vệ thực vật nhóm hữu cơ photpho: metyl - parathion, parathion, monocrotophot, diazion, malathion, dimetoal, azodzin; - Các hoá chất bảo vệ thực vật nhóm hữu cơ do: DDT, aldrin, HCl, chlordan, heptaclo, 2,4 - D; - Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ: ceresau, granosan, falizan; - Các dẫn xuất của hợp chất mao; - Các dẫn xuất của urê; - Các dẫn xuất của axit cacbamic; - Các dẫn xuất của axit propionic; - Các dẫn xuất của axit xianhiđic; Các chất trừ sâu vô cơ. Các hợp chất của đồng, các hợp chất của asen, các hợp chất của lưu huỳnh, các hợp chất vô cơ khác, các chất trừ sâu nguồn gốc thực vật. Phân loại theo độ bền vững Các thuốc bảo vệ thực vật có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động vật, thực vật. Do vậy các hoá chất độc này có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau: - Nhóm không bền vừng: Nhóm này gồm các hoạt chất photpho hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1 -12 tuần. - Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1 - 18 tháng. Điển hình thuộc nhóm này là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất hữu cơ có chửa do). Nhóm chất bền vững: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững trong thời gian từ 2-5 năm. Thuộc nhóm này có thể kể đến thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666 (HCH), Đó là các hợp chất hữu cơ bền vững. - Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất hữu cơ, kim loại loại này có chứa các kim loại nặng như thuỷ ngân Hg, asen As khó bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam. Thuốc bảo vệ thực vật có các đặc trưng: Tác động đến hệ thần kinh làm cho sinh vật uể oải, tê liệt và chết. 16
  7. - Trong nhiều trường hợp thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng tiêu diệt nhiều loài sinh vật, trong đó có những loài có ích như ếch, nhái rắn, vi sinh vật, tôm, cua, cá, Những sinh vật có ích này thường khống chế và ăn các sâu hại giữ cho hệ sinh thái đồng ruộng luôn được cân bằng. - Tồn dư lâu dài trong đất, trong nước. Sau đó qua chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập và cơ thể người gây nhiều tai biến. Tác động thuốc bảo vệ thực vật có tính chất ăn sâu, bào mòn và khi phát hiện ở người rất khó cứu chữa (Hình 1.1) - Nếu dùng nhiều lần một loại thuốc thì côn trùng và sâu hại sẽ tạo ra sức đề kháng, trơ dần với thuốc, làm xuất hiện những loại ký sinh trùng mới, hoặc phải dùng những loài thuốc đặc hiệu mới hoặc số lần phun phải nhiều hơn. Phân loại theo độ độc(WHO) Thuốc bảo vệ thực vật được phân loại thành các nhóm và ký hiệu sau: Nhóm Ia: Độc mạnh "rất độc", chữ đen nền đỏ; - Nhóm Ib: Độc "độc", chữ đen nền đỏ; - Nhóm II: Độc trung bình "có hại", chữ đen nền vàng; - Nhóm III: Độc ít "chú ý", chữ đen nền xanh; - Nhóm IV: Nền xanh lá cây. Phân loại theo cơ chế tác động - Thuốc gây độc tiếp xúc; - Thuốc gây độc vị độc; - Thuốc nội hấp, thấm sâu; - Nhóm thuốc xông hơi. Chất nguy hại dùng trong quân sự Trong vũ khí hoá học nếu căn cứ vào bản chất của chất độc người ta chia làm ba nhóm: - Nhóm các chất độc; - Nhóm các chất tạo khói nguỵ trang; - Nhóm các chất gây cháy. Theo hiệu quả sử dụng, chất độc hoá học được chia thành chất độc gây chết và chất độc làm mất sức chiến đấu tạm thời: Ngoài ra còn có vũ khí hoá học 2 thành phần chỉ phát huy hiệu quả khi đạn hoá học chạm mục tiêu (phản ứng tạo chất độc tức thời). Những chất độc hoá học được chọn làm vũ khí hoá học thường có tính độc cao, xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể người, động vật và thực vật, đồng thời tính chất vật lí của chúng tương đối ổn định. Các chất độc hoá học gồm hai loại: -Loại chất độc dân dụng thường dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, y học như các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ, thuốc nhuộm, dung môi, thuốc sát trùng, thuốc chữa bệnh 17
  8. - Loại chất độc quân sự như các chất gây ngạt thở, viêm loét, kích thích chảy nước mắt, hắt hơi, làm rối loạn thần kinh Hình 1.1. Thời gian tồn dư của một số loại thuốc bảo vệ thực vật Chất độc hoá học trong vũ khí hoá học có những đặc điểm sau: - Sát thương nhiều người, giết hại gia súc, phá hoại mùa màng cùng một lúc và ở một phạm vi rộng lớn; - Có loại chất độc hoá học có thời gian hiệu quả lâu dài (phụ thuộc vào tính chất lí hoá và hiệu lực độc tính). Song cũng có nhiều chất có khả năng gây nhiễm độc cấp tính, đặc biệt có chất gây nhiễm độc chớp nhoáng; - Sát thương người, động vật, cỏ cây bằng các tác dụng hoá học. Hậu quả của nhiễm độc dẫn đến tê liệt hệ thần kinh trung ương hay hoạt tính các loại men, phá huỷ cơ quan tạo máu, gây rối loạn hoạt động sinh lý bình thường, dẫn đến nhiễm độc nhẹ hoặc nặng, có thể làm chết người. Phân loại các chất thải bệnh viện 18
  9. Hầu hết các chất thải rắn từ quá trình khám chữa bệnh là các chất thải độc hại và mang tính đặc thù riêng. Phân loại chất thải là một khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý và xử lý chất thải bệnh viện. Nếu việc phân loại được tiến hành tốt ngay từ đầu thì những khâu quản lý và xử lý sau này sẽ đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế tối đa sự ô nhiễm đối với môi trường xung quanh. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4470 - 87), lưu lượng nước thải của bệnh viện đa khoa được xác định phụ thuộc vào quy mô bệnh viện như bảng sau (Bảng l.5): Phân loại theo hệ thống phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới - Chất thải thông thường : Đó là các chất thải không độc hại về bản chất tương tự như rác thải sinh hoạt. Chất thải là bệnh phẩm : mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vật thí nghiệm, máu dịch thể. Bảng 1.5. Lưu lượng nước thải của các bệnh viện Quy mô b TT ệnh viện Lượng nước thải Lượng nước thải theo số giường bệnh (m3/ngày đêm) (m3/ngày đêm) 1 2 3 4 1 700 > 400 > 400 6 Bệnh viện kết hợp > 500 > 500 nghiên cứu và đào tạo (Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng chính Phủ) - Chất thải chứa phóng xạ : Chất thải từ các quá trình chiếu chụp X quang, phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trú khối u - Chất thải hoá học : Có tác dụng độc hại ăn mòn gây cháy hay nhiễm độc trên hoặc không độc. - Chất thải nhiễm khuẩn : Gồm các chất thải chứa tác nhân gây bệnh như vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn - Các vật sắc nhọn : kim tiêm, lưỡi dao, kẻo mổ, chai lọ vỡ có thể gây thương tích cho người và vật. - Dược liệu : dư thừa, quá hạn sử dụng Phân loại theo hệ thống phân loại của Việt Nam Tại Việt Nam, các chất thải bệnh viện được phân loại tuỳ theo nguồn gốc đặc tính của từng loại. Chất thải bệnh viện của Việt Nam được phân thành bốn loại: - Phế thải sinh hoạt: Có nguồn gốc từ khu nhà bếp, khu hành chính, phòng bệnh 19