Giáo trình môn học Bóng đá

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 
- Vị trí: Bóng đá là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội. Đối với các trường cao đẳng, thì môn Bóng đá là môn học nằm trong chương trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm lý thuyết và thực hành dành cho sinh viên hệ cao đẳng liên thông. 
- Tính chất: Chương trình môn Bóng đá bao gồm một số nội dung cơ bản; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học Bóng đá: Bóng đá là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, được tiến hành trên sân cỏ hình chữ nhật, mỗi đội có mười cầu thủ và một thủ môn. Người chơi được sử dụng tất cả các bộ phận cơ thể để chơi bóng trừ tay và thủ môn là người duy nhất được dùng tay chơi bóng trong khu vực vòng cấm địa của sân mình. Sau 90 phút thi đấu đội nào đưa được bóng vào cầu môn đối phương nhiều hơn thì đội đó thắng.
pdf 58 trang Yến Nhi 06/04/2024 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Bóng đá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_bong_da.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn học Bóng đá

  1. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT Năm 1950, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 4 được tổ chức ở Brazil và Uruguay đoạt chức vô địch lần thứ 2. Năm 1954, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 5 được tổ chức tại Thụy Sĩ và Đức ( Tây Đức) đã đoạt cúp tại Giải lần này chiến thuật “ 4 tiền đạo” của đội Hungary lần đầu tiên được đưa ra áp dụng đã làm lu mờ sự thống trị nhiều năm của chiến thuật WM và đã dẫn đến cuộc cách mạng lần thứ nhất trong làng Bóng đá thế giới. Năm 1955, Cúp các đội vô địch các quốc gia (Cúp C1) và Cúp vô địch các câu lạc bộ bắt đầu được tổ chức. Năm 1956, Câu lạc bộ Read Marid đoạt Cúp C1 lần thứ nhất. Năm 1958, Giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 6 được tổ chức ở Thụy Điển, lần đầu tiên Brazil áp dụng chiến thuật “ 4-2-4” đầy hiệu quả để đoạt chức vô địch và điều này đã dẫn đến cuộc cách mạng lần thứ 2 trong làng Bóng đá thế giới. Năm 1962, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 7 được tổ chức rại Chilê, đội Brazil lần thứ 2 đoạt chức vô địch. Năm 1966, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 8 được tổ chức tại Anh và đội Anh đã đoạt chức vô địch. Năm 1970, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 9 được tổ chức tại Mêxicô. Đây là lần đầu tiên thẻ phạt được đưa vào sử dụng trong thi đấu. Đội Brazil lần thứ 3 đoạt Cúp và được phép vĩnh viễn giữ Cúp Nữ thần vàng. Năm 1972, Cúp các đội đoạt cúp quốc gia Châu Âu (C3) lần thứ nhất được tổ chức để thay thế cho Cúp vô địch giữa các câu lạc bộ. Năm 1974, giải vô địch Bóng đá thế giới thứ 10 được tổ chức tại Tây Đức và đội Cộng hòa Liên bang Đức đã đoạt chức vô địch. Ở giải này chiến thuật bóng đá tổng lực (toàn đội tấn công, toàn đội phòng thủ ) của đội Hà Lan, đã tạo ra cuộc cách mạng lần thứ 3 trong làng Bóng đá thế giới. Năm 1978, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 11 tổ chức ở Achentina và Achentina đã đoạt chức vô địch. KHOA CƠ BẢN 4
  2. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT Năm 1982, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Tây Ban Nha với 24 đội tham gia thi đấu ở vòng chung kết. Đội Ý kế tiếp sau Brazil, lần thứ 3 đoạt chức vô địch. Năm 1986, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 13 tổ chức ở Mexico và Achentina lần thứ 2 đã đoạt chức vô địch. Năm 1990, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 14 tổ chức ở Ý và Tây Đức lần thứ 3 đã đoạt chức vô địch. Năm 1994, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 15 tổ chức tại Hoa Kỳ và Brasil lần thứ 4 đã đoạt chức vô địch. Năm 1998, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 16 tổ chức ở Pháp và Pháp lần đẩu tiên đã đoạt chức vô địch. Năm 2002, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 17 tổ chức tại Hàn Quốc - Nhật Bản và Brasil lần thứ 5 đã đoạt chức vô địch. Năm 2006, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 18 tổ chức tại Đức và Ý lần thứ 4 đã đoạt chức vô địch. Năm 2010, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 19 tổ chức tại Nam Phi và Tây Ban Nha lần đầu tiên đã đoạt chức vô địch. Năm 2014, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 20 tổ chức tại Brasil và Đức lần thứ 4 đã đoạt chức vô địch. Năm 2018, giải vô địch Bóng đá thế giới lần thứ 21 tổ chức tại Nga. Pháp lần thứ 2 đã đoạt chức vô địch. 1.2.2. Lịch sử phát triển Bóng đá ở Việt Nam: Tại Việt Nam Bóng đá cổ xưa cũng đã xuất hiện với tiền thân là môn đá cầu ngày nay, Xuất xứ từ đời Lý, Trần, vào thời Tướng Phạm Ngũ Lão đã dùng trò chơi đá cù để tập binh lính. Bóng đá hiện đại phát triển tại Việt Nam thông qua đội quân xâm lược của Thực đân Pháp vào đầu thế kỷ 20, trước tiên là ở Sài gòn và sau đó tiến dần ra Hà nội. KHOA CƠ BẢN 5
  3. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT Năm 1908 các đội Bóng người Việt được ra đời sau sự hình thành của các đội Bóng của người Anh và Pháp. Bóng đá Việt Nam phát triển song hành với hai cuộc chiến và được phát triển khá nhanh ở miền nam sau đó phát triển mạnh ở miền Bắc và miền trung. Khoảng năm 1918 Tổng cục thể thao nam kỳ được thành lập bởi người Pháp. ( Gọi tắt là FFA) Năm 1927 Hiệp hội thể thao An nam ( gọi tắt là CIA ) được thành lập bởi Trần Văn Khá với mục đích đầu cơ Chính trị đối lập với FFA. CIA là hiệp hội Bóng đá của người Việt và có giải đấu riêng. Năm 1918 – 1922 Người Pháp tổ chức giải Bóng đá đầu tiên cho người Pháp tại miền Bắc. Năm 1924 Tổng cục túc cầu Miền Trung được thành lập. Tháng 9/1930 Liên đoàn Bóng đá Bắc kì được thành lập, đến tháng 10/1930 Tổng cục thể thao Pháp - Việt được thành lập. Năm 1933 Giải vô địch miền Trung đầu tiên được thành lập. Sau năm 1975 Bóng đá Việt nam gia nhập nhiều tổ chức, đầu tiên là FIFA, Liên đoàn Bóng đá Châu á, Đông Nam Á và hệ thống tổ chức thi đấu đã quy về một mối. Năm 1995 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam giành ngôi á quân giải Bóng đá nam Đông Nam Á( Seagame 18) tại Thái Lan. Năm 1997 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam xếp thứ 3 giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á( Seagame 19). Năm 1999 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam lần thứ 2 giành ngôi á quân giải Bóng đá nam Đông Nam Á( Seagame 20) tại Brunei. Năm 2001 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á ( Seagame 21 ) tại Malaysia. Năm 2003 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam lần thứ 3 giành ngôi á quân giải Bóng đá nam Đông Nam Á ( Seagame 22 ) tại Việt Nam. KHOA CƠ BẢN 6
  4. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT Năm 2003 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 2 giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á ( Seagame 22 ) tại Việt Nam. Năm 2005 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam lần thứ 4 giành ngôi á quân giải Bóng đá nam Đông Nam Á ( Seagame 23 ) tại Philippin. Năm 2005 đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 3 giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á ( Seagame 23 ) tại Philippin. Năm 2007 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam giành ngôi vị á quân giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á ( Seagame 24) tại Thái Lan. Năm 2009 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam lần thứ 5 giành ngôi á quân giải Bóng đá nam Đông Nam Á ( Seagame 25) tại Lào. Năm 2009 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 4 giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á ( Seagame 25) tại Lào. Năm 2012 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 2 giành chức vô địch giải Bóng đá nữ Đông Nam Á. Năm 2013 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 2 giành ngôi vị á quân giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á ( Seagame 27 ) tại Myanmar. Năm 2014 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam đứng thứ 6 cúp Bóng đá châu Á. Năm 2015 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam đứng thứ 3 tại giải Bóng đá nam Đông Nam Á( Seagame). Năm 2017 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam chuẩn bị lực lượng đội tuyển để tham giải Bóng đá nam Đông Nam Á( Seagame 29). Năm 2017 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á ( Seagame 29 ) tại Malaysia. Năm 2018 đội tuyển Bóng đá U23 nam Việt Nam lần đầu tiên giành ngôi vị á quân giải U23 Châu Á. Năm 2018 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá Đông Nam Á. KHOA CƠ BẢN 7
  5. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT Năm 2019 đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá nam Đông Nam Á( Seagame 30 ) tại Philippin. Năm 2019 đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam giành ngôi vị vô địch giải Bóng đá nữ tại đại hội thể thao Đông Nam Á( Seagame 30 ) tại Philippin. 1.3. Tác dụng của môn Bóng đá. - Sự phong phú và đa dạng của môn Bóng đá được đúc rút thành 3 đặc điểm lớn sau đây: Tính tập thể cao, tính chiến đấu cao, tính phức tạp. * Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao. - Một trận đấu Bóng đá được tiến hành bởi 2 tập thể người, trên một sân rộng nên nếu chỉ dựa vào vai trò của từng cá nhân cầu thủ thì không thể nào giành được phần thắng. Điều đó nói lên sức mạnh của một đội bóng trước hết là ở tính tập thể của đội đó. So với bóng rổ, bóng chuyền, tập thể đội bóng đá có nhiều người hơn nên trình độ hiệp đồng phải cao để phát huy chổ mạnh khắc phục chổ yếu của đội. - Ngày nay với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát triển, tính tập thể trong thi đấu lại càng cao. Khi bị đối phương tấn công hầu như toàn đội rút về phòng ngự. Khi tấn công, toàn đội hầu như dốc lên (phải có tới 7, 8 cầu thủ) nhằm tăng cường sức uy hiếp về số lượng, tận dụng những đường bóng chuyền chính xác và bất ngờ giữa các cầu thủ để tạo ra những sơ hở của bên phòng ngự nhằm mục đích dứt điểm. - Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật có nghĩa là nâng cao trình độ hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng ngự, nâng cao tính tập thể của đội bóng. * Bóng đá là môn thể thao có tính đối kháng cao. - Trong thi đấu Bóng đá cầu thủ 2 đội được quyền tràn lấn sang sân nhau để tranh giành bóng một cách hợp lệ nên sự đối kháng mang tính chất trực tiếp. Các cầu thủ của 2 đội đều phải quyết tâm giành lợi thế trong từng trường hợp để tạo ra cơ hội thuận lợi dù nhỏ nhất cho đội mình. Bên cạnh hình ảnh toàn cục là cuộc đấu của 2 tập thể 11 người thì còn có những cuộc đấu tay đôi giữa hậu về đội này với tiền đạo đội kia, tiền vệ đội này với tiền vệ đội kia Nhìn chung khi có bóng thì đội tấn công tìm cách thoát khỉ cầu thủ đối phương k m mình để phối hợp với đồng đội. Ngược lại, khi bị tấn công hầu như cầu thủ toàn đội tìm cách kèm chặt các cầu thủ đối phương, nhất là cầu thủ có bóng và những KHOA CƠ BẢN 8
  6. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT cầu thủ ở những vị trí nguy hiểm. Trong suốt 90 phút của trận đấu gay go của 2 đội và từng nhóm cầu thủ diễn ra liên tục và chỉ dừng lại khi kết thúc trận đấu. - Đương nhiên chúng ta không nên hiểu tính chiến đấu cao, tính đối kháng cao có nghĩa là các cầu thủ ra sức xô đẩy nhau, gây gổ nhau theo nghĩa xấu mà là sự đua tranh về tài nghệ kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tinh thần ý chí theo đúng luật để giành phần thắng. Điều này phát huy tính dũng cảm lên cao độ. * Bóng đá là môn thể thao phức tạp. - Bóng đá là môn thể thao duy nhất mà các cầu thủ trên sân (trừ thủ môn ) không được dùng tay, mà chủ yếu là dùng chân điều khiển bóng. Từ đó đôi chân không chỉ giữ chức năng di chuyển cơ thể như các môn thể thao khác mà còn nhận một nhiệm vụ rất quan trọng, phức tạp là thực hiện các động tác như: giữ bóng, dẫn bóng, động tác giả, đá bóng - Cùng với sự phát triển của chiến thuật, kỹ thuật cũng ngày càng phức tạp lên nhiều, đòi hỏi cầu thủ phải có trình độ toàn diện hơn. Nếu như trước kia, các cầu thủ hậu vệ chỉ biết kỹ thuật phòng thủ (tranh cướp, phá bóng ) thì ngày nay cầu thủ hậu vệ còn phải biết thực hiện thuần thục các kỹ thuật tấn công như động tác giả, chuyền bóng, sút bóng vào cầu môn. - Tính phức tạp của môn Bóng đá còn thể hiện ở sự đa dạng, phong phú của quá trình phát triển chiến thuật. Lịch sử bóng đá gắn liền với sự phát triển không ngừng của các hệ thống chiến thuật. Cứ mỗi hệ thống chiến thuật bị phá vỡ thì hệ thống chiến thuật kế tiếp lại mang nhiều ưu điểm hơn, khoa học hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi khả năng của từng cầu thủ cũng phải toàn diện hơn. - Trong thi đấu, không có hiện tượng nào trùng lặp và không có khuôn mẫu nào thích hợp cho mọi trường hợp. Tính chất đa dạng và muôn hình muôn vẻ đó đòi hỏi ở từng cầu thủ tính sáng tạo rất lớn. Mỗi đợt tấn công hay phòng thủ đều có nét riêng của nó đòi hỏi cầu thủ phải linh hoạt, sáng tạo để nhanh chóng tìm ra biện pháp xử lý hay đối phó thích hợp. - Bóng đá là môn thể thao không những chỉ có tác dụng giáo dục người tập các phẩm chất đạo đức, ý chí, thể lực mà nó còn góp phần tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lần nhau giữa các tập thể, các dân tộc và các quốc gia. KHOA CƠ BẢN 9
  7. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT * Giáo dục các phẩm chất đạo đức ý chí. - Trong quá trình tập luyện và thi đấu, con người thường bộc lộ những tình cảm và cá tính một cách xác thực nhất. Những phút giây căng thẳng và mệt mỏi, dể làm cho các cầu thủ thể hiện rõ bản chất của mình; đồng thời là cơ hội thử thách rèn luyện họ trở nên cứng rắn hơn, có kinh nghiệm giải quyết sự việc một cách đúng đắn và chính chắn hơn. - Sự tập luyện và thi đấu thường xuyên đối với toàn đội đã giáo dục cho từng cầu thủ có ý thức tập thể cao. Họ biết rằng thiếu sức mạnh của tập thể thì không ai có thể đạt được thành công riêng lẻ. Trong tập luyện mỗi cầu thủ có những nội dung và yêu cầu riêng trong thi đấu, phù hợp với vị trí chiến thuật, do đó chỉ có tính tổ chức cao thì các bộ phận mới hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ và toàn đội mới đi tới mục đích cuối cùng. - Bóng đá là một môn thi đấu có tính đối kháng mãnh liệt vì thế để đạt được trình độ thi đấu cao, toàn đội cũng như từng cầu thủ phải có tinh thần khắc phục khó khăn. * Phát triển các tố chất thể lực và nâng cao chức năng của các cơ quan trong cơ thể. - Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng đòi hỏi cầu thủ phải có thể lực toàn diện. Qua tập luyện và thi đấu bóng đá, dưới ảnh hưởng của lượng vận động, người tập sẽ phát triển toàn diện được các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức mềm dẻo, khéo léo linh hoạt và khả năng phối hợp; đồng thời các khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể cũng được tăng cường. - Đối với hình thể bên ngoài. - Do sự tập luyện đúng dắn, cơ thể cầu thủ có vóc dáng cân đối. Chiều cao của hầu hết các cầu thủ đều hơn người bình thường, cân nặng, dung tích sống, lồng ngực phù hợp với tầm cao. Lồng ngực nở, vai và hông rộng, các cơ bắp nở nang. - Chỉ tiêu phát triển thể lực cao nhất là ở thủ môn. - Các cầu thủ hàng hậu vệ thể hiện được sức mạnh và sựu phát triển ở vai và hông, chu vi đùi, cẳng chân Về chiều cao, cân nặng và lồng ngực, họ đứng thứ 2 sau thủ môn. - Các cầu thủ tiền vệ có chỉ số thể lực phát triển trung bình, họ tương đối cao, lồng ngực rộng, vai và hông phát triển hơn mức bình thường. KHOA CƠ BẢN 10
  8. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT - Các cầu thủ tiền đạo phát triển thể lực nhiều hình nhiều vẻ so với cầu thủ của các vị trí khác. Đặc biệt là tiền đạo biên vóc người thấp hơn, nhẹ cân hơn, chu vi ngực, đùi, cẳng chân, vai nhỏ hơn. - Đối với cơ quan vận động. - Song song với sự phát triển các chỉ tiêu nhân chủng học, trong quá trình tập luyện một cách hệ thống, các nhóm cơ xương, dây chằng cũng được củng cố. Những hoạt động đa dạng của môn bóng đá đã ảnh hưởng tới các xương làm tăng độ rắn và bền vững của nó để thích ứng với tác động của bên ngoài. Nhưng sự thay đổi đặc biệt là ở hệ thống cơ và xương của đôi chân bởi vì nó gắn liền với sự hoạt động chuyên môn của cầu thủ. Những bờ xương đặc dầy lên, vùng đầu xương cứng, các lớp ngoại cốt cũng dầy lên, đường kính của xương tăng, vì thế xương đùi và xương cẳng chân của cầu thủ khỏe hơn. - Các bắp cơ đặc biệt là ở thân trên, vùng quanh hông và hai chân trong quá trình tập luyện đã nở to và được củng cố. Khối lượng cơ thể và sức mạnh của chân tăng lên so với các vận động viên khác. Các nhóm cơ mạnh nhất của cầu thủ là cơ lưng, cơ trước đùi và cơ cổ chân. Các nhóm cơ ở mặt sau của đùi (cơ gấp cẳng chân) thì yếu hơn. - Nếu như cơ duỗi cẳng chân ở các cầu thủ bóng đá mạnh tới 95-200 kg thì sức mạnh của cơ gấp đùi chỉ tới 15 - 80 kg. Đồng thời trương lực của các nhóm cơ đùi cao hơn các nhóm cơ dưới đùi. - Sức mạnh cơ lưng của các cầu thủ cũng lớn. Sức kéo lưng của các cầu thủ cấp cao thường đạt tới 200 kg hay hơn nữa, rất hiếm người có sức kéo lưng đạt chỉ số thấp hơn 160 kg. - Sự phát triển của cơ vai và tay thì ngược lại, thường kém các vận động viên môn khác do các cầu thủ chuẩn bị thể lực toàn diện chưa đầy đủ. - Đối với cơ quan hô hấp. - Ở cơ quan hô hấp có sự biến đổi quan trọng. Cơ quan hô hấp của cầu thủ được rèn luyện và tăng cường. Lượng thông khí phổi lúc bình thường là 10 - 18 lít/ phút, lượng khí lưu thông 0,7 - 1 lít so với 0,3 - 0,5 lít đối với người không tập thể thao, dung tích sống 4,6 đến 7,5 lít và lượng thông khí phổi tối đa tới 110 - 150 lít /phút. Có sức chịu đựng tốt trong trình trạng thiếu ôxy. KHOA CƠ BẢN 11
  9. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT - Đối với hệ thống tuần hoàn. - Trong tập luyện và thi đấu, hệ thống tuần hoàn có nhiều biến đổi. Khi cường độ cao, tần số mạch đập đạt tới 160 - 190 lần /phút; huyết áp tối đa lên tới 160 - 200 mmHg; 3 huyết áp tối thiểu xuống tới 40 - 60 mmHg. Thể tích tâm thu tới 150 - 200 cm , lưu lượng tim tới 30 - 40 lít/ phút. - Do sự rèn luyện, ở các cầu thủ cấp cao lúc bình thường mạch đập chậm (phần lớn là trong khoảng 42 đến 56 lần/phút); huyết áp tối đa trong khoảng 100-120 mmHg. Huyết áp tối thiểu 60 - 75 mmHg. Kích thước của cầu thủ bóng đá cũng lớn hơn bình thường (chủ yếu là tâm thất trái) để có thể thích nghi với khối lượng vận động lớn mang đậm nét của môn bóng đá. - Ngoài những ảnh hưởng trên, môn Bóng đá còn có tác dụng phát triển thị giác, cơ quan tiền đình và tính linh hoạt của trung ương thần kinh. Rút ngắn thời gian phản xạ. Tốc độ phản ứng vận động của cầu thủ bóng đấ nhanh hơn các vận động viên khác. Với những phản ứng đơn giản, cầu thủ thường chỉ mất thời gian phản xạ là 0,10 - 0,18s, còn đối với phản ứng phức tạp thì mất 0,17 - 0,21s. Trong các cầu thủ Bóng đá thì thời gian phản xạ ở thủ môn và tiền đạo là nhanh nhất. * Tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa các tập thể, các dân tộc, các quốc gia. - Thi đấu Bóng đá cũng là một bộ phận của công tác tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật. Sức hấp dẫn của Bóng đá càng lớn, quần chúng hâm mộ Bóng đá càng đông đảo thì ảnh hưởng của nó càng sâu rộng. - Ở nước ta những cuộc thi đấu Bóng đá giữa các đơn vị, trường học, xí nghiệp, hợp tác xã, nông trường, đơn vị quân đội, các tỉnh, ngành là cơ hội tốt để trao đổi, học tập lẫn nhau. - Các cuộc đấu quốc tế đem lại ý nghĩa chính trị lớn lao, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia. 1.4. Thân thiện môi trường. Quả Bóng đá là loại bóng thường làm từ 3 chất liệu chính là PVC, polyurethane và chất liệu tổng hợp. Mỗi chất liệu sẽ phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau nhưng phải KHOA CƠ BẢN 12
  10. Chương 1: Giới thiệu về môn bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT đảm bảo được yếu tố độ nảy và độ đàn hồi tốt, van bóng chắc chắn không bị hở van gây xì hơi nhanh mỗi lần sử dụng. Chính vì vậy sau thời gian sử dụng các chất liệu trên không gây hại cho môi trường xung quanh. CÂU HỎI CỦNG CỐ. - Trình bày nguồn gốc môn Bóng đá ? - Trình bày lịch sử phát triển môn Bóng đá ? - Trình bày tác dụng của môn Bóng đá ? KHOA CƠ BẢN 13
  11. Chương 2: Các động tác kỹ thuật bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 2: CÁC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ  Giới thiệu chương. Thuật ngữ “ Các động tác kỹ thuật Bóng đá” dùng để chỉ những thao tác có cấu trúc tương tự nhau và nhằm giải quyết cùng một nhiệm vụ thi đấu như nhau. Sự đa dạng của điều kiện áp dụng một động tác nào đó là nhân tố kích thích việc cải tiến và hoàn thiện phương pháp thực hiện động tác nào đó. Thường thì phương pháp thực hiện động tác được xác định bởi ba yếu tố chủ yếu: Cấu trúc động hình học, cấu trúc động học và cấu trúc nhịp điệu. Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản của Bóng đá như kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân, kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân, kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân, kỹ thuật dẫn bóng bằng mu chính diện bàn chân, kỹ thuật đánh đầu chính diện bằng trán giữa, kỹ thuật ném biên hoặc đá biên.  Mục tiêu chương. - Thực hiện được động tác kỹ thuật trong Bóng đá. - Vận dụng thực tế và thực hiện thuần thục các kỹ thuật, phát triển tố chất thể lực nhanh mạnh. - Người học tích cực hoc tập, nâng cao r n luyện thói quen tự học và tìm hiểu môn học. R n luyện tác phong nghiêm túc trong lớp học cũng như khi luyện tập. 2.1. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là kỹ thuật cơ bản nhất và cũng là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong quá trình tập luyện và thi đấu. Đá bóng bằng lòng bàn chân là kỹ thuật cơ bản nhất, dễ thực hiện nhất do diện tích tiếp xúc bóng rộng và tương đối bằng phẳng do đó độ chính xác cao, vì thế thường sử dụng trong truyền bóng hoặc sút cầu môn cự ly gần. 2.1.1. Mục tiêu: - Thực hiện được động tác, kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, hiểu được nguyên lý kỹ thuật của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, phương pháp giảng dạy các lỗi sai khi thực hiện kỹ thuật này, cách sửa chữa cũng cố hệ thống các bài tập cơ bản sử dụng trong tập luyện. KHOA CƠ BẢN 14