Giáo trình Lốp xe - Chương 4: Quy trình công nghệ
I/ Xử lý sơ bộ nguyên vật liệu:
- Biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất, chất lượng và các thông số kỹ thuật.
- Sơ chế : cắt, làm mềm, tạo viên. Dùng máy cắt thủy lực hay máy cắt cơ
khí để cắt cao su. Sau khi cắt phải làm mềm hay còn gọi là sơ luyện trên
máy luyện kín ( đối với cao su hỗn luyện một giai đoạn thì phải làm mềm,
còn cao su hỗn luyện 2 giai đoạn thì không bắt buộc ). Sau khi làm mềm, cao
su sẽ được tạo viên trên các máy tạo viên để dễ dàng trong việc phối liệu.
- Biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất, chất lượng và các thông số kỹ thuật.
- Sơ chế : cắt, làm mềm, tạo viên. Dùng máy cắt thủy lực hay máy cắt cơ
khí để cắt cao su. Sau khi cắt phải làm mềm hay còn gọi là sơ luyện trên
máy luyện kín ( đối với cao su hỗn luyện một giai đoạn thì phải làm mềm,
còn cao su hỗn luyện 2 giai đoạn thì không bắt buộc ). Sau khi làm mềm, cao
su sẽ được tạo viên trên các máy tạo viên để dễ dàng trong việc phối liệu.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Lốp xe - Chương 4: Quy trình công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_lop_xe_chuong_4_quy_trinh_cong_nghe.pdf
Nội dung text: Giáo trình Lốp xe - Chương 4: Quy trình công nghệ
- + Lắp màng cao su thay tương ứng quy cách vỏ xe. + Lắp và định vị khoảng cách lớn và nhỏ nhất giữa các tra dẫn hướng trong sự trợ giúp của thiết bị kiểm tra tự động độ giãn của các đĩa dẫn hướng. + Chỉnh bộ phận lăn ép dưới ở ba vị trí để lăn ép các lớp đệm và cao su mặt lốp trong sự trợ giúp của ba bộ ngắt điện cuối. - Sau khi làm xong, lắp ống đai đệm lên dưỡng giữ ống đai đệm, bôi glyxerin lên màng cao su và lắp lên nó phôi ráp ở giai đoạn thứ nhất. Sau đó bơm không khí vào màng cao su dưới áp suất từ 0,5-1,5 kg/cm2 và định hình phôi. Nhờ áp suất không khí không lớn bảo đảm sự xích lại của vòng lốp và kéo dãn khung đến hình dáng gần với hình dáng vỏ xe thành phẩm. Sự tăng cao áp suất của không khí có thể dẫn đến sự phá đứt sợi mành trong thân lốp. - Sau khi định hình người ta làm mới thân vỏ xe bằng xăng công nghiệp, đưa dưỡng bên phải về vị trí xuất phát và lăn ép ống đai đệm bằng bộ bánh lăn bên dưới. Tiếp đến lăn ép ống đai đệm phần giữa bằng bánh xe lăn tay, quay phôi định hình theo hướng vào. Đưa dưỡng bên phải về vị trí xuất phát và lăn ép ống đai đệm bằng bộ bánh lăn bên dưới. - Dán băng cao su biên dạng ( cao su độn vai ) chồng lên các mép đai đệm mành kim loại ở vị trí cao hơn mép đai đệm thứ ba 15mm dốc thoai thoải về phía sống lốp, dán chồng mối nối và lăn ép bằng bánh xe lăn tay. - Tiếp theo lăn ép đai đệm và các chi tiết khác bằng bộ lăn ép dưới ở áp suất không khí 1,8-2,0kg/cm2. Sau khi lăn ép các chi tiết dán cẩn thận lớp cao su mặt lốp lên phần mặt chạy của vỏ xe. Khi trống màng cao su quay ngắt quãng đường theo hướng ra, dán nối đẩy băng mặt lốp chồng lên mép, dùng bánh xe lăn tay lăn ép cho mối nối, sau đó dùng bộ lăn ép dưới lăn ép lớp cao su mặt lốp vào thân vỏ xe, xả hết không khí ra khỏi màng ống và lấy vỏ xe đã định hình ra khỏi trống màng cao su, kiểm tra ngoại quan trước khi đem đi lưu hoá. 28
- VI/ Lưu hoá lốp: - Thực hiện việc lưu hoá trên các máy lưu hoá hai khuôn với các thông số áp suất nhiệt độ xác định. Trước khi lưu hoá phun dung dịch cách ly, dung dịch chống thẹo cho lốp, sau khi lưu hoá cắt bavia, kiểm tra ngoại quan, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng rồi đem đóng gói vào kho bảo quản. VII/ Chế tạo ruột xe: - Cao su sau khi hỗn luyện đem đi lọc keo rồi cán xuất tấm. Những tấm cao su này sẽ được đem đi dùn ống săm và cắt ống săm. Sau đó đục lỗ, lắp van vào rồi nối đầu săm. Sau đó, đem đi lưu hoá trong các máy lưu hoá săm. Quá trình lưu hoá tiến hành ở 145-160oC kéo dài khoảng 8-15 phút. Sau khi lưu hoá bơm không khí vào theo độ kín rồi đưa đi ghép bộ, sau đó đóng gói cho vào kho. VIII/ Chế tạo màng hơi: 29
- - Cao su sau khi hỗn luyện xong đem tới máy đúc ép màng hơi để tiến hành đúc màng hơi. Quá trình đúc ép và lưu hoá được thực hiện trên máy đúc ép thuỷ lực. Nhiệt độ lưu hoá khoảng 175oC. 30