Giáo trình Kỹ năng giao tiếp đàm phán trong kinh doanh

A. Kỹ năngTiếp nhận văn bản khoa học, chính luận ( Kỹ năng đọc)
Văn bản là sản phẩm và phương tiện của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng
viết. Đó là một tập hợp gồm nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều chương, nhiều phần… nhưng
có tính trọn vẹn về nội dụng, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và
hướng tới mục tiêu giao tiếp nhất định.
Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục đích giao tiếp
của văn bản và trả lời cho các câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Để làm gì?
Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu của nội dung, việc tổ chức chất
liệu nội dung, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản theo một cách
thức nhất định ( phong cách chức năng ).
Trong đời sống hàng ngày cũng như trong việc học tập và nghiên cứu khoa học
của sinh viên, việc đọc để tiếp nhận đầy đủ, chính xác một văn bản của người khác là
một việc diễn ra thường xuyên, liên tục. Nhà kinh doanh cũng hàng ngày phải tiếp xúc
và xử lý các văn bản viết. Muốn nắm bắt được những nội dung thông tin có trong văn
bản, muốn hiểu được văn bản một cách sâu sắc, người đọc phải có kĩ năng tiếp nhận văn
bản. Nhưng kĩ năng tiếp nhận văn bản lại không phải tự nhiên có được mà cần phải qua
một quá trình rèn luyện nghiêm túc, công phu và bền bỉ mới có thể đạt tới. Bởi vậy việc
rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn bản là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người sinh viên.
Kỹ năng tiếp nhận văn bản bao gồm các thao tác tư duy và thao tác ngôn ngữ
sau đây. 
pdf 153 trang thiennv 09/11/2022 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng giao tiếp đàm phán trong kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_giao_tiep_dam_phan_trong_kinh_doanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp đàm phán trong kinh doanh

  1. Văn bản tóm tắt thường có bố cục ba phần tương tự như văn bản gốc: - Phần mở đầu và phần kết thúc có thể được tóm tắt bằng cách đưa câu chủ đề có trong phần mở đầu và phần kết thúc của văn bản gốc vào bản tóm tắt. Đối với văn bản gốc không có câu chủ đề, ta cần phải tìm cách tóm tắt các ý đó thành một hoặc hai câu để đưa vào bản tóm tắt của mình-Phần triển khai có thể được tóm tắt lần lượt bằng cách bám theo hệ thống các luận điểm được trình bầy trong văn bản gốc. Các luận điểm này thường được thể hiện ngay trong câu chủ đề của các đoạn văn, vì thế khi tóm tắt, ta có thể sử dụng những câu chủ đề này. Nếu như văn bản không sử dụng câu chủ đề trong đoạn văn, ta phải tự khái quát ý của từng đọan hoặc một vài đoạn thành một hoặc hai câu để đưa vào bản tóm tắt. Khi sắp xếp các câu như vậy, ta cần sử dụng các phương tiện ngôn ngữ thích hợp liên kết các câu lại sao cho văn bản tóm tắt trở thành một thể thống nhất, mạch lạc . Khi tóm tắt các văn bản khoa học, cần lưu ý sử dụng hệ thống thuật ngữ phù hợp với văn bản gốc. c. Cách 3 : Tóm tắt thành một câu Cách này đòi hỏi chúng ta phải nắm được đề tài và chủ đề của văn bản (dựa vào câu chủ đề trong các đoạn văn) rồi tự tóm tắt toàn bộ văn bản thành một câu. iII. Kỹ năng đọc hiểu giáo trình trước khi nghe giảng Đây là khâu đầu tiên trong quá trình tự học mà sinh viên phải làm tốt để tạo tiền đề cho cuộc đối thoại GV-SV trong giờ giảng 1- Các mức độ đọc giáo trình. a- Đọc biết : đọc nhanh, đọc lướt để biết được giáo trình có viết về cái đó và cái đó nằm ở chỗ nào trong giáo trình . b- Đọc hiểu : đọc lại, chậm hơn để giải thích được các nội dung đã biết theo chiều xuôi. c- Đọc sâu : đọc lại, đặt ngược vấn đề hoặc đi sâu vào những đoạn, những ý, những cụm từ cảm thấy có vấn đề, đặt câu hỏi tại sao và tự trả lời . Hãy tra cứu các loại từ điển có liên quan. d- Đọc mở rộng : đọc thêm giáo trình của các tác giả khác hoặc đọc tài liệu tham khảo trong đó trình bày kỹ hơn vấn đề đã viết trong giáo trình. 12
  2. 2- Đọc hiểu toàn bộ giáo trình môn học Đây là công việc của giai đoạn cuối môn học hoặc giai đoạn ôn tập và thi . 2.1. Qua tất cả các chương mục đã học hãy tìm ra vấn đề trung tâm của môn học và xác định mối quan hệ nội tại giữa vấn đề trung tâm với các vấn đề còn lại . Từ đó vẽ ra được sơ đồ quan hệ giữa chủ đề chung với các chủ đề bộ phận và các tiểu ý. Trong hệ thống kiến thức môn học hãy tìm ra nhóm kiến thức cơ bản nhất (nhóm khái niệm, qui luật, nguyên tắc, quan điểm) chi phối các kiến thức còn lại. Thử tìm cách vẽ ra được cái cây kiến thức chủ yếu của môn học. 2.2. Xác lập mối quan hệ lôgic giữa các chương mục, giữa các nhóm kiến thức : - Quan hệ: nền tảng và phái sinh - Quan hệ: nhân quả, tuỳ thuộc. - Quan hệ: đồng đẳng, thứ bậc. - Quan hệ: dọc và ngang. 2.3. So sánh nội dung môn học này với nội dung các môn học gần gũi và các môn học rất khác biệt để phát hiện dược ranh giới giữa chúng và đặc trưng của mỗi môn học đó. Cẩm nang số 1 Kỹ năng phân tích văn bản Thứ tự công việc cần làm Các kỹ năng cần tập thành thạo Trả lời các câu hỏi sau: 1.1 Tìm hiểu đầu đề của văn bản 1. Văn bản này viết về 1.2 Điểm các đề mục trong văn bản cái gì? (nếu văn bản có đề mục) (Đề tài của văn bản) 1.3 Phát hiện các từ ngữ được lập lại nhiều lần trong văn bản 2.1 Tìm hiểu qua đầu đề và các đề mục lớn nhỏ trong văn bản 1. Văn bản này viết nhằm 2.2 Tìm hiểu đoạn mở đầu văn bản mục đích gì? 2.3 Tìm hiểu đoạn kết văn bản (Chủ đề của văn bản) 2.4 Tìm hiểu những câu chủ đề bộ phận chứa đựng trong từng đoạn văn 2. Văn bản có bố cục như 3.1 Dựa vào các đề mục đã có trong văn bản. Nếu không thế nào? có đề mục dựa vào nội dung của đoạn mở, đoạn kết (Hình thức tổ chức của văn và các chủ đề bộ phận mà xác định bố cục. bản) 13
  3. Cẩm nang số 2 Tóm tắt văn bản Thứ tự công việc phải làm Các kỹ năng cần tập thành thạo • Xác định mục đích tóm tắt • Chọn cách tóm tắt 1.1 Tìm hệ thống chủ đề bộ phận của văn bản gốc bằng cách tìm chủ đề ở mỗi đoạn của văn bản. 1.2 Dựa vào hệ thống chủ đề bộ phận để lập khung 1. Tóm tắt thành đề cương cho đề cương. khung (Đề cương sơ lược) 1.3 Nêu văn bản có chia sẵn đề mục thì lấy hệ thống đề mục làm khung cho đề cương tóm tắt. 1.4 Đánh số khung đề cương bằng các ký hiệu phù hợp 2. Tóm tắt thành đề cương 2.1 Đưa ý lớn, ý nhỏ phù hợp vào mỗi đề mục của chi tiết khung đề cương. 3. Tóm tắt thành văn bản nhỏ 3.1 Giữ lại các câu chủ đề bộ phận 4. Tóm tắt thành một câu 4.1 Đó là câu chủ đề chung của cả văn bản. Câu hỏi ôn tập 1- Để phân tích một văn bản chúng ta cần đặt ra và trả lời những câu hỏi nào ? Làm thế nào để trả lời từng câu hỏi đó ? 2- Phân tích một văn bản nhằm mục đích gì ? 3- Có mấy cách tóm tắt văn bản ? Cách nào quan trọng nhất tại sao? 4- Muốn tóm tắt vản bản thành đề cương cần thực hiện những thao tác nào ? 5- Muốn tóm tắt văn bản thành văn bản nhỏ cần thực hiện những thao tác nào? Kỹ năng đọc hiểu giáo trình trước khi nghe giảng               Kỹ năng tối thiểu nhất thiết phải thành thạo:  - Tìm chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản. - Tóm tắt văn bản thành đề cương khung và đề cương chi tiết. 14
  4. b. Kỹ năng viết ( Tạo lập văn bản khoa học, chính luận). Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình giao tiếp dưới dạng viết. Nó không đơn thuần là việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để viết văn bản mà bao gồm nhiều giai đoạn: định hướng, lập chương trình biểu đạt, thực hiện chương trình và kiểm tra hiệu đính. I. Định hướng - Xác định chủ đề văn bản Khi bắt tay viết một văn bản, cần định hướng rõ rệt cho văn bản đó tức là xác định chủ đề chung và các chủ đề bộ phận của văn bản. Công việc định hướng này bao gồm các thao tác chủ yếu sau : 1. Xác định mục đích viết - Viết để làm gì? Văn bản bao giờ cũng được viết ra nhằm một mục đích nhất định. Đích của văn bản chi phối toàn bộ văn bản từ nội dung đến cách viết như thế nào. Bởi vậy, công việc đầu tiên của người cầm bút là hãy trả lời câu hỏi : Viết để làm gì? 2. Xác định các nhân vật giao tiếp - Viết cho ai đọc? Trong hoạt động giao tiếp ở dạng viết có hai loại nhân vật : Người viết và người đọc. Nhiều khi người ta quen thuộc với việc viết nên ít để ý đến tư cách của người viết với người đọc. Thực ra, mỗi khi viết một văn bản, người viết luôn luôn xuất hiện với một tư cách nhất định và tùy theo tư cách ấy mà có cách viết khác nhau. Chẳng hạn, cùng một người nhưng mỗi lần viết thư lại có thể trong mỗi tư cách khác nhau. Khi là con, khi là bạn, khi là học trò, khi lại là công chức. Từ nội dung đến cách viết các bức thư ấy có nhiều điểm khác nhau như chúng ta đã biết. Nội dung và cách viết còn phụ thuộc vào người đọc. Tuỳ thuộc vào trình độ, thái độ, chính trị, tình cảm, sở thích của người đọc mà người viết chọn cách xử lý văn bản. 3. Xác định hoàn cảnh viết - Viết trong hoàn cảnh nào? Viết trong hoàn cảnh thời gian, không gian văn hoá - xã hội như thế nào? Đặc điểm của hoàn cảnh viết cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo lập văn bản. 4. Xác định hệ thống chủ đề văn bản Quá trình xây dựng văn bản gắn liền với quá trình xác định hệ thống chủ đề: Từ chủ đề chung đến chủ đề bộ phận văn bản. Chủ đề chung là vấn đề cơ bản, bao trùm lên toàn bộ văn bản. Chủ đề chung được thể hiện thông qua các chủ đề bộ phận của văn bản. Chủ đề bộ phận chính là các nội dung nhằm triển khai, làm sáng tỏ cho nội dung 15
  5. của chủ đề chung. Chúng chính là các mặt, các khía cạnh, các phương tiện biểu hiện của chủ đề chung. Hãy phân tích chủ đề chung và chủ đề bộ phận trong văn bản sau : Khắc phục lạm phát Trong lịch sử của mình các nước trên thế giới đều trải qua lạm phát với những mức độ khác nhau. Nhưng nguyên nhân lạm phát đều có điểm chung nhưng mỗi nền kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt, nên lạm phát của mỗi nước lại mang tính chất trầm trọng và phức tạp khác nhau. Để thoát khỏi lạm phát, chiến lược chống lạm phát của mỗi quốc gia không thể không xét đến những đặc điểm riêng biệt của mình. Nếu không tính đến những cái riêng của mỗi nước thì giải pháp chung được lựa chọn thường là : - Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã hầu như đều gắn chặt với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, có mức độ thâm hụt ngày càng lớn về ngân sách và có độ tăng lương danh nghĩa cao. Vì vậy, giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa chắc chắn sẽ chặn đứng và đẩy lùi lạm phát. Thực chất của giải pháp trên là tạo ra cú sốc cầu ( giảm cung tiền, tăng lãi suất, giảm thu nhập dẫn tới giảm tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ ) đẩy nền kinh tế đi xuống dọc đường Phillips ngắn hạn và do vậy cũng gây ra một mức độ suy thoái và thất nghiệp nhất định. Nếu biện pháp trên được giữ vững, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh và sau một thời gian giá cả sẽ đạt ở mức lạm phát thấp hơn và sản lượng trở lại tiềm năng ( đường Phillips sẽ chuyển dịch xuống dưới ). Tốc độ giảm lạm phát sẽ tuỳ thuộc vào sự kiên trì và liên tục của các biện pháp chính sách. - Đối với lạm phát vừa phải muốn kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, vì biện pháp trên kéo theo sự suy thoái và thất nghiệp- một cái giá đắt - nên việc kiểm soát chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá trở nên phức tạp và đòi hỏi thận trọng. Đặc biệt với các nước đang phát triển không chỉ cần kiềm chế lạm phát mà còn đòi hỏi có sự tăng trưởng nhanh.Trong điều kiện đó việc kiểm soát chặt chẽ các chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn là những biện pháp cần thiết, nhưng cần có sự phối hợp, tính toán tỉ mỉ với mức thận trọng cao hơn. Về lâu dài ở các nước này, chăm lo mở rộng sản lượng tiềm năng bằng các nguồn vốn 16
  6. trong và ngoài nước cũng là một trong những hướng quan trọng nhất để đảm bảo vừa nâng cao sản lượng, mức sống vừa ổn định giá cả một cách bền vững. - Có thể xoá bỏ hoàn toàn lạm phát hay không ? Cái giá phải trả của việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát không tương xứng với lợi ích đem lại của nó. Vì vậy các quốc gia thường chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó bằng việc chỉ số hoá các yếu tố chi phí như tiền lương, lãi suất, giá vật tư Đó là cách làm cho sự thiệt hại của lạm pháp là ít nhất. Chủ đề chung của văn bản trên đây là : Giải pháp chống lạm phát của mỗi quốc gia. Chủ đề chung này được triển khai cụ thể bằng các chủ đề bộ phận: Giải pháp chống siêu lạm phát, giải pháp chống lạm phát ở mức độ vừa phải và xoá bỏ lạm phát. Cơ sở cơ bản để triển khai chủ đề chung thành các chủ đề bộ phận là hai loại quan hệ sau đây: * Các quan hệ mang tính khách quan - Quan hệ có tính chất nội tại giữa đối tượng và các thành tố tạo nên đối tượng, ví dụ, chủ đề chung: Nạn ô nhiểm môi trường có các chủ đề bộ phận với tư cách là các thành tố của môi trường sau: + Nạn ô nhiễm đất. + Nạn ô nhiễm nước. + Nạn ô nhiễm không khí. - Quan hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh nó, ví dụ chủ đề ô nhiễm môi trường có thể được triển khai theo hướng xét quan hệ giữa con người với môi trường để làm sáng tỏ các khía cạnh : ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào, con người tác động đến môi trường ra sao * Các quan hệ mang tính chất chủ quan Quan hệ mang tính chất chủ quan là quan hệ giữa người viết với đối tượng được phản ánh, thể hiện sự nhận thức, phân loại, đánh giá đối với các nội dung trình bầy về đối tượng chẳng hạn chủ đề chung nguyên nhân của tình trạng đọng vốn trong các ngân hàng có thể được triển khai thành các chủ đề bộ phận sau : + Mạng lưới các ngân hàng được mở rộng, đồng tiền ổn định, thu nhập của người dân nâng cao. + Nhiều doanh nghiệp còn tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào nguồn vốn cấp phát của nhà nước mà không chủ động vay vốn ngân hàng. 17
  7. + Còn vướng mắc về cơ chế cho vay nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. + Năng lực của cán bộ ngân hàng còn hạn chế. II - Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản Đối với những văn bản có mục đích tác động vào nhận thức người đọc, thuyết phục họ tin vào những điều được trình bầy như văn bản chính luận, văn bản khoa học thì lập luận giữ một vai trò rất quan trọng. Lập luận là đưa ra các lý lẽ và bằng chứng nhằm hướng người đọc, người nghe đến kết luận mà người viết, người nói cho là đúng đắn. Như vậy, để có một lập luận, người viết phải biết tìm các lý lẽ, bằng chứng ( các luận cứ ) và biết cách trình bày các luận cứ một cách thuyết phục để đạt được mục đích của bài viết. 1. Tìm luận cứ Có 3 loại luận cứ: dẫn chứng thực tế; số liệu thống kê; luận điểm đã được chứng minh. 1.1. Các dẫn chứng thực tế, có tính chất “ người thật việc thật “. Nêu dẫn chứng thực tế với tư cách là luận cứ có tác dụng đánh trực tiếp vào trực giác người đọc, huy động được vốn sống của họ. Cách nêu dẫn chứng này lại giản tiện, không cần thiết phải tra cứu. Tuy nhiên dẫn chứng thực tế phải phản ánh đúng bản chất thì mới có giá trị thuyết phục. 1.2. Số liệu thống kê là loại luận cứ có sức thuyết phục lớn, đặc biệt trong các văn bản khoa học, chính luận và hành chính Khi nêu số liệu, cần chỉ rõ nguồn gốc của chúng ( điều tra trực tiếp hay lấy từ nguồn tư liệu đáng tin cậy nào ). Ví dụ: Điều đáng lưu ý là hiện tượng vốn thừa, gắn liền với nợ quá hạn phải trả gia tăng. Theo báo cáo đã được công bố, tỉ lệ nợ quá hạn đến đầu tháng 9-1996 lên 4,37%, cá biệt có ngân hàng thương mại cổ phần tỉ lệ này lên đến con số trên dưới 10%. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó không phải là con số đúng mà thực tế còn cao hơn. 1.3. Các luận điểm đã được chứng minh là đúng, hoặc đã được mọi người thừa nhận. Trích dẫn các luận điểm thường được sử dụng có hiệu quả trong các văn bản khoa học và chính luận. Có hai cách trích dẫn luận điểm: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp. 18
  8. a. Trích dẫn trực tiếp : Tư liệu được trích dẫn nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép. Người trích dẫn cần chú thích rõ xuất xứ trích dẫn để người đọc có thể kiểm tra làm tăng sức tin cậy của luận chứng. Ví dụ : “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc “. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là : Tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. b. Trích dẫn gián tiếp : Tư liệu trích dẫn không cần phải chính xác từng câu chữ so với nguyên văn mà chỉ cốt truyền đạt được ý tưởng của văn bản. Các thông tin xuất xứ từ tư liệu cũng cần chỉ ra. Ví dụ : Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” E.Darwin đã khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều bắt nguồn từ loài gà rừng Đông Nam á. Khi trích dẫn ý kiến, quan điểm của người khác, cần lưu ý một số điểm sau: 1) Nếu trích dẫn trực tiếp, không được tự ý thêm bớt từ ngữ của câu được trích dẫn. 2) Nếu cần thiết, có thể lược bỏ phần nào đó ý kiến trích dẫn. Tuy nhiên việc lược bỏ này không được làm sai lệch tư tưởng của tác giả.Đoạn bị lược bỏ được thay bằng kí hiệu [ ] 3) Nếu có lí do xác đáng,người trích có thể thêm một số từ ngữ nào đó vào ý kiến trích dẫn ( chẳng hạn để nhấn mạnh hoặc giải thích ).Cần đặt từ ngữ được thêm vào trong ngoặc đơn và nói rõ đó là lời của ai. Ví dụ: Khi trích dẫn Di chúc của Bác, người dẫn đã thay thế từ trong trường hợp sau đây : “ Tôi có ý định đến ngày đó ( tức ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - BMT), tôi đi khắp hai miền Nam Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng “ - Các lý lẽ, nhiều khi để bênh vực cho một ý kiến nào đó, người ta có thể căn cứ vào các “ lẽ thường “ được mọi người chấp nhận như trường hợp sau đây : Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì thói ba hoa còn tức là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi chưa khỏi hẳn. 19
  9. 2. Tìm cách luận chứng Tính thuyết phục của lập luận chẳng những phụ thuộc vào lý lẽ, bằng chứng mà còn phụ thuộc vào cách luận chứng, tức là biết vận dụng các phép suy luận lôgíc để trình bày các lý lẽ và dẫn chứng một cách hợp lý nhất để chứng minh cho luận điểm đã nêu ra. 2.1 Lập luận diễn dịch Diễn dịch là cách lập luận xuất phát từ các tri thức chung, đã được kiểm nghiệm mà suy ra các tri thức riêng. Ví dụ: Muốn làm bạn phải hiểu nhau. Nếu không hiểu nhau không thành bạn. Người tuyên truyền không điều tra, không phân tách, không nghiên cứu không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại. 2.2 Lập luận quy nạp Quy nạp là cách lập luận ngược với diễn dịch. Đó là cách suy luận đi từ những biểu hiện cụ thể riêng biệt đến những nhận định tổng quát. 2.3 Lập luận quy nạp kết hợp với diễn dịch Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam thống nhất. 2.4 Lập luận bằng cách nêu phản đề Lập luận này còn gọi là lập luận bác bỏ. Người lập luận đưa ra những ý kiến trái ngược với ý kiến của mình rồi lần lượt bác bỏ từng luận điểm của họ bằng cách chỉ ra tính vô lý của lập luận, bác bỏ từng luận cứ, nêu hậu quả tai hại của quan điểm cần bác bỏ. Ví dụ: Thế mà có nhiều cán bộ ta xem khinh việc tuyên truyền của địch. Các đồng chí ấy nói: Ai chẳng biết đế quốc Pháp - Mỹ là độc ác, Việt gian bù nhìn là xấu xa. Ai 20
  10. chẳng biết dân ta, chính phủ ta, cụ Hồ ta một lòng vì dân vì nước và kháng chiến nhất định thắng lợi. Cho nên dù địch tuyên truyền mấy cũng chẳng ai nghe. Nghĩ như vậy là họ sai lầm, là chủ quan khinh địch là rất nguy hiểm, là để một thứ vũ khí sắc bén cho địch chống lại. Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện anh Tăng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác. “Giọt nước nhỏ lâu, đá cũng mòn". Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang. 3. Biết cách sử dụng các phương tiện liên kết lập luận Trong khi luận chứng, một mặt các luận điểm phải được trình bầy rõ ràng tách bạch nhau, nhưng mặt khác, chúng phải được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một chỉnh thể hướng tới mục đích của bài viết. Vì vậy, các phương tiên liên kết lập luận giữ một vai trò hết sức quan trọng. Về mặt nội dung, có thể sử dụng các phương tiện liên kết với các ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn : - ý nghĩa trình tự : Trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, trước hết, sau đó, tiếp theo, một là, hai là, ba là, cuối cùng, rút cuộc, - ý nghĩa tương đồng : Trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, trước hết, sau đó, tiếp theo, một là, hai là, ba là, cuối cùng, rút cuộc, - ý nghĩa tương phản : Nhưng, song, tuy nhưng, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, có điều - ý nghĩa nhân quả : Bởi thế, vì vậy, do vậy, cho nên, như vậy, do đó Về mặt chức năng, các phương tiện liên kết có thể thực hiện các chức năng sau : - Dẫn nhập luận cứ : Vì, bởi vì, do vì - Dẫn nhập kết luận : Nên, cho nên, vì vậy, như vậy, do đó, do vậy - Nối kết giữa các luận cứ : Ngoài ra, bên cạnh đó, vả lại, nhưng, hơn thế nữa, thêm vào đó, một mặt, mặt khác III - Xây dựng đề cương văn bản 1. Tác dụng và yêu cầu của một đề cương Đề cương được coi là bản phác thảo về nội dung đại lược của một văn bản. Có được một đề cương tốt đã là một đảm bảo khá chắc chắn cho sự thành công của việc viết văn bản. Việc lập đề cương trước khi viết một văn bản có những lợi ích sau: 21
  11. Tránh được tình trạng văn bản triển khai sai đích, lạc trọng tâm. Nội dung của văn bản càng phong phú, phức tạp, càng cần phải có đề cương chi tiết. Thông qua việc lập đề cương người viết có điều kiện suy nghĩ sâu và toàn diện hơn để rà soát, điều chỉnh và phát triển sâu thêm những ý quan trọng, bỏ những ý trùng lặp, đồng thời sắp xếp các ý trong bài hợp lý hơn, tránh được tình trạng mất cân đối giữa các phần. 2. Các bước lập đề cương cho văn bản 2.1 Xác lập hệ thống ý (lập ý) a. Xác lập các ý lớn. Trên đây, chúng ta đã bàn đến việc xác lập hệ thống chủ đề cho văn bản. Việc xác lập hệ thống ý có liên quan đến công việc xác định chủ đề của văn bản. Có thể quan niệm thực chất của việc xác lập các ý lớn chính là xác lập các chủ đề bộ phận phục vụ cho chủ đề chung của văn bản. b. Xác lập các ý nhỏ. Các ý lớn cần được cụ thể hoá, triển khai thành các ý nhỏ. Đến lượt mình các ý nhỏ lại được triển khai thành các ý nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, khi bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường thì việc xem xét thực trạng ô nhiễm môi trường là chủ đề bộ phận ( ý lớn ). ý lớn này có thể triển khai thành các ý nhỏ: - Ô nhiễm nguồn nước - Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm đất đai Các ý nhỏ lại được triển khai cụ thể hơn. Chẳng hạn ý “ ô nhiễm nguồn nước “ có thể được triển khai thành các ý sau: - Ô nhiễm nước sông - Ô nhiễm nước biển - Ô nhiễm nước ngầm 2.2 Sắp xếp ý, xây dựng bố cục (lập dàn bài) Cần đảm bảo sao cho người đọc dễ tiếp thu nhất và người viết có thể trình bầy tiết kiệm nhất, không bị trùng lặp. Đề cương có bố cục 3 phần : Mở đầu, khai triển và kết luận. a. Phần mở đầu Phần mở đầu có những nội dung cơ bản sau : - Đưa ra những thông tin nền làm bối cảnh cho chủ đề chung của văn bản. Đây là phần đặt vấn đề có tác dụng dẫn nhập tới chủ đề và mục đích của bài viết. Nếu mở đầu theo lối trực tiếp thì không cần nội dung này. - Giới thiệu chủ đề chung của văn bản và mục đích của bài viết. - Định hướng triển khai chủ đề chung. 22