Giáo trình học nghề CorelDRAW X6 (Phần 1)
NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH
Bài 1: Làm quen với Đồ họa vecto và CorelDRAW |
- Giới thiệu chung về đồ họa vecto, Tổng quan về phần mềm CorelDRAW - Các nguyên tắc khi làm việc với các phiên bản trên CorelDRAW, Cách thức xây dựng đối tượng và xử lý đồ họa của Corel. Phân loại các đối tượng trong Corel - Các thao tác cơ bản đối với phần mềm Corel. - Quản lý đối tượng trong Corel |
Bài 2: Giới thiệu sơ bộ về thanh công cụ Toolbox |
Minh họa sử dụng và vận dụng thiết kế các nhóm công cụ của Toolbox: - Picktool - Nhóm Shape Tool - Nhóm Công cụ Crop - Nhóm công cụ Zoom - Smart Fill - Nhóm công cụ vẽ hình Freehand Tool - Nhóm công cụ các hình cho sẵn: Hình Vuông, Hình tròn, Hình sao…… - Table - Nhóm công cụ Parallel Dimension - Nhóm công cụ Straight – Line Conector - Nhóm công cụ Effects |
Bài 3: Kỹ thuật về màu sắc. |
- Lý thuyết về màu sắc trong Đồ họa và CorelDRAW. - Màu sắc và đường nét trong CorelDRAW (Color – Outline – Inline) - Kết thúc về thanh công cụ Toolbox. - Các kỹ thuật tô màu trong Corel |
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình học nghề CorelDRAW X6 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_hoc_nghe_coreldraw_x6_phan_1.pdf
Nội dung text: Giáo trình học nghề CorelDRAW X6 (Phần 1)
- • Chuyển đổi qua lại giữa các đối tƣợng: – Tất cả các dạng đối tượng đều có thể đưa về dạng đối tượng tự vẽ bằng các nhấp Ctrl + Q (Convert to Curves) * Một số thao tác cơ bản khi làm việc với CorelDRAW • Lƣu file: File/Save||Save As (Ctrl +S) – Nhấp chọn biểu tượng Hộp thoại lưu file xuất hiện 1: Vị trí lưu file 2: Tên file 3: Kiểu đuôi mở rộng ( mặc định là CDR) 4: Chỉ lưu file đánh dấu ( Chỉ có khi có file được chọn). 5: Lưu ở phiên bản. Trang 11
- Sau khi chọn được vị trí lưu, nhấp chọn Save. Lưu ý: Corel chỉ đọc được file có mà khi lưu có phiên bản thấp hơn hoặc bằng với phiên bản sử dụng Mở các công cụ hỗ trợ - Thước: vào View\ Ruler - cho phép bạn xem và đo kích thước các đối tượng đang hiển thị trên màn hình làm việc. - Đường lưới: Vào View\ Grid/Document Grid - khi bạn nhấp chọn công cụ hỗ trợ này thì vùng làm việc sẽ được chia nhỏ bới một hệ thống đường lưới, điều này giúp cho bạn có thể làm việc một cách chính xác hơn với các đối tượng. - Đường hướng dẫn vị trí: vào View\ Guidelines - đường dẫn, nằm ở vị trí thanh thước, để có guidelines, nhấp chuột và thanh thước rồi rê vào vùng làm việc. Để xóa, nhấp chọn và nhấn Delete. Tất cả công cụ hỗ trợ này chỉ có tác dụng trên màn hình, chúng sẽ không hiển thị khi chúng ta in ấn. Tạo chế độ bắt dính - View\ Snap to/ Snap to Objects: Bắt dính - View\ Snap to/ Guide lines: Đường lưới Chế độ này cho phép các chúng ta đưa một đối tượng đến gần đường lưới, Guidelines hay một đối tượng nào đó thì đối tượng tự động bắt dính lấy, chúng ta sử dụng chế độ này khi cần tạo một vị trí chính xác để đặt đối tượng. Để huỷ bỏ các chế độ, vào lại đường dẫn cũ và huỷ bỏ tuỳ chọn. Định dạng trang thiết kế Trang 12
- Cách 1: Chọn công cụ Pick tool, không chọn đối tượng nào, trên thanh Property chúng ta có: 1 2 3 4 5 6 1.Các kích cỡ giấy có sẵn 2. Kích cỡ giấy chiều rộng và cao 3. Trang giấy dọc \ ngang 4. Thiết lập các trang giấy giống nhau trong cùng 1 file 5. Thiết lập các trang giấy khác nhau trong cùng 1 file 6. Đơn vị đo Cách 2: Vào menu Layout/ chọn Page setup Tô màu nền cho trang thiết kế: Nhấp menu Layout\ Page Background - No back ground: không có màu nền - Solid: tô một màu - Bitmap: tô nền trang thiết kế bằng hình ảnh Nhãn trang: Khi kích chuột phải vào nhãn trang hoặc nhấp vào menu Layout, chúng ta có một số chức năng như sau: - Rename page: đặt tên trang - Insert page after: chèn thêm 1 trang vào sau trang hiện tại - Insert page before: chèn thêm một trang vào trước trang hiện tại - Delete page: Xóa trang - Switch page Orientation: đổi hướng trang dọc / ngang Export: File/Export (Ctrl +E) Là thao tác xuất ra một định dạng file như file ảnh (JPG, BMP ) các định dạng cho các phần mềm khác ( Foxit, Photoshop, AI Nhấp chọn Ctrl + E hoặc File/Export hoặc biểu tượng Export trên thanh công cụ: Trang 13
- CorelDRAW X6 hỗ trợ Export 53 kiểu đuôi mở rộng với hộp thoại Export hiển thị với các tùy chọn như sau: 1: Vị trí lưu 2: Tên file 3: Kiểu file 4: Chỉ đối tượng được đánh dấu (Mục này chỉ có khi chúng ta đang đánh dấu 1 đối tượng nào đó) 5: Xác nhận Tùy vào từng kiểu đuôi mở rộng mà sẽ xuất hiện 1 bộ lọc tương ứng. Import: File/import (Ctrl + I) Là thao tác đưa 1 file định dạng của các phần mềm khác vào corelDRAW Corel X6 hỗ trợ 82 kiểu đuôi mở rộng. Có 2 các import file cơ bản: – Cách 1: Nhấp Ctrl + I (Hoặc File/Import) Chọn file và click đúp chuột hoặc nhấp import để đưa file vào. Nhược điểm: khó và không tiện cho việc xem trước file , nhiều Trường hợp không import được do file được chứa trong thư mục có tên tiếng việt có dấu. Cách 2 sẽ khắc phục các lỗi này. Trang 14
- - Cách 2: Chọn file, Sau đó giữ và rê chuột đưa thả vào vùng làm việc của Corel • Thao tác căn chỉnh vị trí các đổi tƣợng Để căn chỉnh các đối tượng, dùng công cụ Picktool bao chọn các đối tượng (Hoặc nhấp phím Shift lần lượt chọn các đối tượng). Đối tượng chọn cuối cùng sẽ được dùng làm tiêu chuẩn để các đối tượng khác căn chỉnh theo. Các phím sử dụng cho căn chỉnh: oy L: Căn trái R: Căn phải C: Căn giữa theo chiều thẳng đứng oy B: căn bằng bên dưới đối tượng T: Căn bằng vị trí trên đối tượng ox E: Căn giữa theo chiều ngang ox P: căn đồng tâm các đối tượng với nhau và với trang in Có thể kết hợp nhiều lệnh theo chiều ox và oy đồng thời Xoay - lật đối tƣợng – TRANFORMATION Sử dụng cho các thao tác di chuyển xoay, lật các đối tượng: - Position (Alt + F7): di chuyển đối tượng theo tọa độ - Rotate (Alt + F8): Xoay đối tượng - Scale and Mirror (Alt + F9): Co dãn đối tượng theo tỉ lệ - Size (Alt + F10): Theo kích thước đối tượng theo các hướng - Skew: Xoay đối tượng theo các hướng Ví dụ với lệnh Rotate: Trang 15
- 1: Góc xoay 2: Tọa độ tâm xoay 3: Thay đổi hiển thị tọa độ tâm xoay 4: Vị trí làm tâm xoay của đối tượng 5: Số bản copy sau mỗi lần xoay 6: Chấp nhận Lệnh Convert Outline to Object Biến đổi đường viền ngoài của đối đối tượng đường thành 1 hình Lệnh Conbine (Ctrl + L) Và lệnh Break apart (Ctrl + K) - Lệnh Conbine: Sử dụng gộp nhiều đối tượng lại với nhau thành 1 đối tượng duy nhất. Đối tượng mới nhận được khi nhấp lệnh Conbine sẽ là: + Nếu 2 đối tượng không giao nhau: Đối tượng mới sẽ là gồm phần cả 2 đối tượng + Nếu 2 đối tượng giao nhau: Đối tượng mới sẽ là phần 2 đối tượng trừ đi phần giao nhau. + Nếu đối tượng này chứa đối tượng kia: Đối tượng mới sẽ là phần còn lại không giao nhau của 2 đối tượng. Trang 16
- - Lệnh Break apart (Ctrl + K) : Ngược lại với lệnh Ctrl + L. Quản lý đối tƣợng - Quản lý nhóm trong CorelDRAW: Đối với các đối tượng bất kỳ: Sau khi tạo lập đối tượng, Muốn gộp lại thành nhóm để quản lý: Dùng Pick tool đánh dấu các đối tượng cần gộp nhóm. Nhấp Ctrl + G (Hoặc nhấp chọn biểu tượng Group trên thanh công cụ): Trong trường hợp nếu các đối tượng chọn tất cả là Text thì bắt buộc phải nhấp Ctrl + G Để rã cách đối tượng (Bỏ Group) Chúng ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + U hoặc nút công cụ: 1: Group. 2: Bỏ group theo nhóm. 3: bỏ Group tất cả Đối với riêng Text: Corel quản lý theo các đoạn văn bản hoặc textbox. . Để tách đạn văn bản ra thành nhiều đoạn: Nhấp chọn đoạn văn bản và nhấp Ctrl + K, Nhấp liên tục đoạn chữ sẽ tách nhỏ ra thành các kỹ tự riêng biệt. . Để nối các đoạn văn bản: Nhấp Ctrl + L. - Các lớp hiển thị: 1 đối tượng chúng ta nhìn thấy trên màn hình là tổng hợp của các lớp. Ví dụ như hình ảnh hình bình hành có 2 màu xanh - đỏ bên dưới. Nó có thể là tổ hợp của hai hình bình hành màu đỏ và màu xanh, trong đó hình màu xanh gần với mắt hơn và che đi phần của hình màu đỏ Trang 17
- Mặc định trong Corel, đối tượng nào được tạo ra sau cùng sẽ nằm bên trên đối tượng được tạo ra trước đó. Ví dụ như màu xanh nằm trên và che đi 1 phần màu đỏ. Để thay đổi các trật tự trên chúng ta dùng các tổ hợp phím: . Ctrl |Shift+ PgUp: Đưa đối tượng lên trên||Trên cùng. . Ctrl |Shift + PgDn: Đưa đối tượng xuống dưới||Dưới cùng. - Sao chép đối tƣợng: Có 3 phương pháp sao chép đối tượng trong 1 hay nhiều tập tin: • Sử dụng sao chép truyền thống: Chọn biểu tượng cần sao chép, nhấp Copy (Ctrl +C), sau đó nhấp Paste (Ctrl + V) để nhân đôi đối tượng, dán vào vị trí mới. • Dùng công cụ Pick Tool, nhấp chọn đối tượng, sau đó rê chuột tới vị trí mới, nhấp chuột phải trước khi thả chuột trái (hoặc nhấp phím Space rồi thả chuột trái). • Dùng phím +: chọn đối tượng, sau đó trên bàn phím số, nhấp phím +, Đối tượng sẽ được nhân đôi và chồng khít lên đối tượng ban đầu. Ưu điểm: Nhược điểm: Object Manager: Tool/Object Manager hoặc Windows/Dockers/Objectmange Dùng để quản lý đối tượng theo Layer – Lớp Trang 18
- Trang 19
- BÀI 2: GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ THANH CÔNG CỤ TOOLBOX Nhóm Pick Dùng để chọn, thay đổi kích thước, hình dạng, vị trí và sao chép đối tượng. Nhấp chọn đối tượng, xuất hiện 9 dấu chấm hình vuông màu đen quanh đối tượng, rê chuột để điều chỉnh đối tượng theo ý muốn. Có thể xoay đối tượng bằng cách dùng pick tool nhấp 2 lần vào đối tượng và sau đó xoay lại hình. Công cụ Pick bao chọn đối tượng bằng đường bao hình chữ nhật. Công cụ Freehand Pick bao chọn đối tượng bằng đường bao hình bất kỳ. Nhóm công cụ Shape: Dùng để chỉnh sửa đối tượng. - Công cụ Shape: là công cụ chỉnh sửa đối tượng. o Đối với hình phần mềm cho sẵn (Hình vuông, tròn, đa giác, sao ): Nhấp chọn đối tượng bằng Shape tool, sau đó chỉnh sửa đối tượng, Đối tượng sẽ bị biến dạng đều các góc khi sử dụng Shape tool. o Đối với hình Cuves (hình vẽ tự): Kết hợp với thanh công cụ Shape để chỉnh sửa: o Đối với chữ (Text): Sử dụng Shape tool để giãn chữ và giãn dòng: o Đối với bảng (Table) Shape sử dụng để thay đổi độ rộng của các cột, hàng: Trang 20
- Nhóm công cụ Crop: Dùng để cắt đối tượng. Công cụ Crop: Chọn đối tượng, sau đó dùng công cụ Crop rê chuột làm thành vùng bao quanh, kết thúc vùng chọn, nhấp đúp chuột vào vùng chọn hoặc nhấn phím Enter để cắt. (Nếu không chọn trước đối tượng, tất cả các đối tượng ngoài vùng bao của công cụ crop sẽ bị cắt bỏ). Công cụ Zoom (Z): Dùng để phóng to thu nhỏ, thay đổi vị trí khung nhìn. Công cụ Zoom (Z): Click chuột trái để phóng to, chuột phải để thu nhỏ, có thể rê chuột để tạo khung nhìn hợp lý, Kết hợp với các phím Shift + F2 hoặc F4 để tạo sự hiệu quả. Công cụ Pan (H): trogn Corel X6 có thể sử dụng nhanh bằng cách nhấp bánh lăn chuột. Trang 21
- Nhóm công cụ vẽ hình cơ bản Freehand Tool: o Công cụ Freehand (F5): Chọn công cụ Freehand trên hộp công cụ. - Vẽ đoạn thẳng: Nhấp vào một điểm nào đó trên trang Drawing để bắt đầu và nhấp vào một điểm khác để kết thúc (xác định điểm đầu - điểm cuối). Giữ phím Ctrl khi vẽ, bạn sẽ có các đường thẳng theo chiều ngang, chiều thẳng đứng hoặc đoạn thẳng có góc tạo với phương nằm ngang 15 độ, 30- 45- 60 độ - Vẽ đường gấp khúc: Nhấp đôi tại điểm cuối của đoạn thẳng, bạn sẽ có một đoạn thẳng mới nối vào đoạn cũ. Nếu điểm nhấp cuối cùng trùng với một điểm khác (chuột biến thành mũi tên đen chỉ xuống), bạn sẽ có một đối tượng khép kín. - Vẽ đường bất kỳ: Rê công cụ o Công cụ 2 - Point Line: Vẽ đường thẳng bằng cách xác định điểm đầu điểm cuối. Có thể kết hợp với phím Ctrl. o Công cụ Bezier: - Vẽ đoạn thẳng: Nhấp vào một điểm nào đó để bắt đầu và nhấp vào một điểm khác để kết thúc. - Vẽ đường cong: Nhấp và giữ chuột sau khi xác định điểm đặt. Khi vẽ có thể kết hợp với phím C và click đúp chuột khi vẽ. Nhấp Enter hoặc Space để kết thúc. o Công cụ Artistic Media (I): Chọn trên thanh Property các kiểu hình sau: Trang 22
- 1. Preset: giúp vẽ các kiểu đường cong bằng các loại hình nét cọ 2. Brush: vẽ nét theo các loại hình đặc biệt như kiểu mũi tên 3. Sprayer: vẽ với các hình đặc biệt như cá vàng, lá cây, bong bóng, kẹo 4. Calligraphic: vẽ bằng đầu bút dẹt. 5. Pressure: vẽ bằng đầu bút tròn 6. Độ mềm của nét 7. Độ lớn của nét 8. Các kiểu nét o Công cụ Pen Cách vẽ tương tự như công cụ Bezier nhưng khi di chuyển công cụ, có một đoạn nét kéo theo như công cụ Freehand tool, Lúc vẽ có thể kết hợp với phím Ctrl và Alt để tăng thêm sự hiệu quả. Nhấp đôi hoặc nhấp phím Space để kết thúc. o Công cụ Polyline: Cách vẽ tương tự như công cụ Freehand tool nhưng cho phép vẽ các đoạn thẳng liên tiếp. o Công cụ Point Curve Trang 23
- Nhấp tại một điểm để bắt đầu, rê chuột đến địa điểm mới – thả chuột Tiếp tục kéo chuột, một cung tròn kéo theo, nhấp để kết thúc Nhóm công cụ Smart fill: o Công cụ Smart fill: Lấp đầy thông minh Lấy đường biên xung quanh vùng được chọn để xây dựng nên 1 hình mới. o Công cụ Smart Drawing: Vẽ thông minh Vẽ hình dạng bất kỳ, phần mềm sẽ đoán ý đồ của người dùng để dựng nên hình đó. Nhóm hình khối cho sẵn: Vuông, tròn, đa giác, sao Kết hợp với thanh công cụ để vẽ các hình mà phần mềm đã xây dựng. Lúc vẽ nhấn phím Ctrl kết hợp với chuột sẽ được các hình cân đối. Công cụ viết chữ Sử dụng để viết chữ. Nhấp chọn cộng cụ, sau đó nhấp vào vùng làm việc để viết chữ bình thường hoặc kéo rê chuột rồi viết ở dạng Textbox. Nhóm công cụ Dimension (kích thước) Trang 24
- - Chọn công cụ Dimension - Trên thanh Property, nhấp chọn: + Auto Dimension tool: tự động vẽ đường đo + Vertical Dimension tool: vẽ đường đo dọc + Horizontal Dimension tool: vẽ đường đo ngang + Slanted Dimension tool: vẽ đường đo hướng xiên + Callout tool: tự điền thông số sau khi vẽ đường đo + Angular Dimension tool: vẽ đường đo góc Công cụ Interactive Connector (kết nối) - Chọn công cụ Interactive Connector - Nhấp vào điểm góc của một đối tượng - Rê và nhấp vào điểm góc của một đối tượng khác - Một đoạn nối (Connector Line) sẽ nối 2 đối tượng với nhau - Khi di chuyển một trong 2 đối tượng, đoạn nối cũng sẽ di chuyển theo Trang 25
- Nhóm Công cụ Effect: Gồm nhóm công cụ Effects trên thanh Toolbox và menu Effects trên thanh menu. Sử dụng để xây dựng các hiệu ứng cao cấp cho sản phẩm. Trang 26