Giáo trình Flash - Phần 2
1. Tìm hiểu về Timeline
TimeLine là vùng tương tác để tạo ra chuyển động trong movie của Flash.
Để tạo ra chuyển động, TimeLine thay thế từng Frame một theo thời gian.
Hình 4.1a – Vùng TimeLine
Trong TimeLine, bạn có thể dễ dàng thấy được ba phần chính: Phần quản lý
Layer (bên trái), Phần quản lý Frame (phía trên bên phải) và Phần quản lý Công
cụ (phía dưới bên phải).
- Layer: Quản lý các lớp đối tượng. Mỗi một đối tượng trên Layer sẽ có một
thanh TimeLine của riêng mình. Trong trường hợp minh họa trên, thì đối tượng
trên Layer 1 nằm trên TimeLine phía dưới và đối tượng trên Layer 2 nằm trên
TimeLine phía trên.
- Thanh TimeLine: Chứa nhiều Frame. Khi tạo ra chuyển động, các Frame sẽ lần
lượt thay thế cho nhau. Frame sau sẽ thay thế cho Frame trước đó. Ta có thể
xem qua hành động bằng cách kéo Frame hiện tại (Frame đánh dấu màu đỏ)
sang trái hoặc phải trên TimeLine.
Các chức năng hiển thị trên thanh Timeline: Trong biểu tượng menu thả xuống
nằm phı́a trê n bên phải có các chức năng sau: Tiny (siêu nhỏ), Small (nhỏ),
Normal (bình thường), Medium (trung bình), Large (lớn), Preview (xem rõ
hình), Preview in Context (xem rõ hình theo ngữ cảnh).
- Vùng thanh công cụ - Gồm các công cụ sau đây:
+ Center Frame: Xác định Frame trung tâm.
+ Onion Skin: Cho phép hiển thị toàn bộ hình ảnh của đối tượng trên vùng
Frame được chọn. Sự hiển thị này bao gồm toàn bộ đối tượng
TimeLine là vùng tương tác để tạo ra chuyển động trong movie của Flash.
Để tạo ra chuyển động, TimeLine thay thế từng Frame một theo thời gian.
Hình 4.1a – Vùng TimeLine
Trong TimeLine, bạn có thể dễ dàng thấy được ba phần chính: Phần quản lý
Layer (bên trái), Phần quản lý Frame (phía trên bên phải) và Phần quản lý Công
cụ (phía dưới bên phải).
- Layer: Quản lý các lớp đối tượng. Mỗi một đối tượng trên Layer sẽ có một
thanh TimeLine của riêng mình. Trong trường hợp minh họa trên, thì đối tượng
trên Layer 1 nằm trên TimeLine phía dưới và đối tượng trên Layer 2 nằm trên
TimeLine phía trên.
- Thanh TimeLine: Chứa nhiều Frame. Khi tạo ra chuyển động, các Frame sẽ lần
lượt thay thế cho nhau. Frame sau sẽ thay thế cho Frame trước đó. Ta có thể
xem qua hành động bằng cách kéo Frame hiện tại (Frame đánh dấu màu đỏ)
sang trái hoặc phải trên TimeLine.
Các chức năng hiển thị trên thanh Timeline: Trong biểu tượng menu thả xuống
nằm phı́a trê n bên phải có các chức năng sau: Tiny (siêu nhỏ), Small (nhỏ),
Normal (bình thường), Medium (trung bình), Large (lớn), Preview (xem rõ
hình), Preview in Context (xem rõ hình theo ngữ cảnh).
- Vùng thanh công cụ - Gồm các công cụ sau đây:
+ Center Frame: Xác định Frame trung tâm.
+ Onion Skin: Cho phép hiển thị toàn bộ hình ảnh của đối tượng trên vùng
Frame được chọn. Sự hiển thị này bao gồm toàn bộ đối tượng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Flash - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_flash_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Flash - Phần 2
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Basic Motion: Dịch chuyển vị trí của vật trong không gian ba chiều (theo tọa độ x,y,z Hình 4.4b – Bảng thuộc tính Motion Editor - Transformation: Xoay chuyển (skew) theo chiều x, y hoặc kéo giãn (scale) theo chiều x, y. - Color Effect: Bấm vào biểu tượng dấu cộng để bổ sung vào các hiệu ứng. Có các hiệu ứng Alpha, Tint, Brightness và Advanced color. Nếu muốn loại bỏ, ta chỉ việc nhấp vào dấu trừ, và chọn hiệu ứng cần xóa. - Filter: Cũng tương tự như Filter cho văn bản. Ta có thể bổ sung bằng cách bấm vào dấu cộng, và loại bỏ bằng cách bấm vào dấu trừ. - Eases: Bổ sung thêm các hiệu ứng khác. Tạo chuyển động nhờ vào Motion Presets Flash CS6 cung cấp sẵn cho ta các hiệu ứng chuyển động có sẵn trong vùng chức năng Motion Presets. Để sử dụng chức năng này, ta vào Windows > Motion Presets. Vùng chức năng Motion Presets này cung cấp cho chúng ta rất nhiều hiệu ứng làm sẵn. Khi sử dụng các hiệu ứng trong vùng chức năng này, các đối tượng của bạn không cần phải chuyển đổi sang biểu tượng. Bạn có thể thao tác trực tiếp trên các đối tượng. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể áp dụng các hiệu ứng này cho các biểu tượng như Graphic, Button hay MovieClip. Để minh họa cho vùng chức năng này, ta sẽ cùng nhau xây dựng một vài hiệu ứng hoạt hình sau đây: Hiệu ứng quả bóng chuyển động: Bạn hãy tạo một khối cầu dạng 3D như trên hình vẽ. Sau đó, bạn hãy bấm chọn đối tượng, bấm tiếp vào khung Motion Presets và chọn lựa hiệu ứng chuyển động tương ứng. 61
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 4.4c – Chức năng Motion Presets: chọn hiệu ứng bounce-in-3D Ở trong ví dụ này, tôi sử dụng loại chuyển động bounce-in-3D. Sau khi chọn lựa hiệu ứng chuyển động, bạn nhấp nút Apply. Nếu kết hợp với Onion Skin, chúng ta sẽ thấy dạng chuyển động của nó như hình minh họa bên dưới. Khi sử dụng dạng thức chuyển động được tạo sẵn của Motion Presets, bạn sẽ nhận thấy rằng việc tạo chuyển động trong trường hợp này cũng sẽ quy về việc sử dụng Motion Tween. Bạn sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này khi quan sát thanh Timeline. Trên Timeline bạn sẽ nhận thấy được dạng Tween được sử dụng là Motion Tween (hay bạn có thể nhìn thấy đường chuyển động của đối tượng – đây là dấu hiệu của Motion Tween). Nếu bạn quan sát trong thư viện Library, bạn cũng sẽ thấy rằng một movieClip mới đã được tạo ra. Điều này có nghĩa Flash CS6+ đã làm sẵn cho bạn từ A-Z. Hình 4.4d – Chức năng Motion Presets: Motion Path Hiệu ứng chữ chạy 3D: 62
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thông thường, khi kết thúc một bộ phim thời trung cổ, các thông tin về phim sẽ được hiển thị theo dạng thức chữ chạy từ dưới lên, hãy nhập một đoạn nội dung văn bản, sau đó chọn hiệu ứng text-scroll-3D trong vùng chức năng Motion Presets. Nhấp Apply. Hình 4.4e - Hiệu ứng text-scroll-3D Cuối cùng, bạn hãy nhấn tổ hợp Ctrl+Enter để kiểm tra. 5. Công cụ Bone và Bind Công cụ Bone Với công cụ Bone, bạn có thể tạo ra các chuyển động dựa trên các khớp nối. Các chuyển động này có thể lấy ví dụ như các khớp xương tay chân, các khớp nối của cần cẩu, hình rồng uốn lượn, rắn trườn, Công cụ này rất hữu ích và đơn giản. Đây là công cụ mới được bổ sung vào trong Adobe Flash CS4. Khi sử dụng công cụ này, ta cần phân biệt các trường hợp sau: - Trường hợp 1: Nếu đối tượng cần tạo khớp nối là đối tượng liên tục (hình rắn trườn, rồng lượn ), ta sẽ sử dụng công cụ này một cách trực tiếp. Trường hợp này thường sử dụng khi ta thao tác trực tiếp trên các đối tượng đồ họa vector được thiết kế bằng các công cụ của Flash hoặc import từ các trình xử lý đồ họa vector như Illustrator. - Trường hợp 2: Nếu đối tượng cần tạo không liên tục, cần có khớp nối (như khớp xương, khớp nối cần cẩu ), ta sẽ sử dụng công cụ này sau khi convert các phần của nó thành các biểu tượng. Trường hợp này thường sử dụng khi ta import các đối tượng đồ họa điểm và sử dụng Photoshop để cắt thành các phần khác nhau. Sau đây là 2 ví dụ minh họa cho việc sử dụng công cụ Bone trong hai trường hợp trên. Công cụ Bone trong trường hợp 1 63
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Bước 1. Bạn hãy sử dụng công cụ Pencil hoặc Brush để tạo hình một chú rắn Bước 2. Bấm chọn công cụ Bone, sau đó vẽ các đường khớp nối như trong hình minh họa. Bước 3. Hãy sử dụng công cụ Selection để kiểm tra các mối nối. Để tạo hiệu ứng động, bạn hãy nhấp chọn vào một Frame nào đó (ví dụ Frame 20), nhấn phím F6. Cơ chế làm việc tự động của công cụ Bone sẽ giúp tạo ra chuyển động nếu bạn hiệu chỉnh độ cong của đối tượng tại Frame này nhờ vào các khớp nối. Bạn hoàn toàn không cần sử dụng đến kĩ thuật Tween. Bước 4. Nhấp tổ hợp Ctrl+Enter để kiểm tra kết quả. Hình 4.5a – Công cụ Bone trường hợp 1 Công cụ Bone trong trường hợp 2 Bước 1. Bạn hãy tạo ba khối hình chữ nhật (tượng trưng cho các phần của cần cẩu) và sau đó convert chúng thành các đối tượng Graphic. Bước 2. Bấm chọn công cụ Bone, sau đó vẽ các đường khớp nối như trong hình minh họa. Bước 3. Hãy sử dụng công cụ Selection để kiểm tra các mối nối. Chọn Frame 20, nhấn phím F6, sau đó thay đổi hình dạng của cần cẩu bằng cách điều chỉnh các mối nối. Bước 4. Nhấn tổ hợp Ctrl+Enter để kiểm tra. 64
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 4.5b - Công cụ Bone trường hợp 2 Nếu bạn gặp khó khăn trong việc điều khiển các bộ phận của chiếc cần cẩu này, bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu các thuộc tính của công cụ Bone này ở ngay dưới đây. Bảng thuộc tính của các đoạn nối bởi công cụ Bone Khi bạn nhấp chuột vào một đoạn thẳng nối các mối nối, trong bảng thuộc tính Properties sẽ hiện ra các thông số như hình sau: –Location: Position X và Y (tọa độ của thanh nối), Length (độ dài của thanh nối), Angle (góc nghiêng của thanh nối), Speech (tốc độ xoay của thanh nối). - Joint Rotation: Cho phép hoặc không cho phép thanh nối có thể xoay – tương ứng với Enable được chọn hay không được chọn. - Rotation Constrain: Cho phép mối nối gốc của thanh nối dịch chuyển trong vùng từ Min đến Max. - Joint x Translation và Joint y Translation: Cho phép thanh nối dịch chuyển theo chiều x hay chiều y. Thuộc tính constraint cho hai trường hợp này hoàn toàn tương tự thuộc tính constraint của Rotation. Hình 4.5c – Bảng thuộc tính của - Spring: Là một chức năng mới mối nối tạo bởi công cụ Bone của IK Bone, nó có hai thuộc tính Strength (số lượng của Spring. Khi giá trị này lớn hơn 0, khung sườn sẽ phản 65
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ứng lại với một chuyển động vật lý có tỷ lệ thuận giữa giá trị Strength và chuyển động tổng thể) và Damping (giá trị đề kháng Strength). Tùy chọn này ảnh hưởng đến độ tắt dần của chuyển động, lần lượt xác định bằng khoảng thời gian giữa sự chuyển động ban đầu và thời gian khi IK Bone trở lại vị trí dừng của nó). Đây là một tính năng mới đối với công cụ này trong phiên bản Flash CS6+ này mà Adobe đã bổ sung vào. Công cụ Bind Công cụ này phải dùng kết hợp với công cụ Bone. Khi sử dụng công cụ Bone trong trường hợp 1, ta có thể kết hợp với công cụ Bind. Với công cụ Bind, bạn có thể ép buộc các thanh nối phụ thuộc lẫn nhau. Khi sử dụng công cụ Bind, và bấm vào một thanh nối, sẽ hiện ra bốn điểm điều khiển đối với thanh nối đó (trong hình minh họa bên dưới, đó là các nút được đánh dấu vàng). Hình 4.5d – Công cụ Bind Tương ứng với các điểm điều khiển này là các viền của phần đối tượng được điều khiển bởi thanh nối. Để cho mỗi mối nối liên kết với một mối nối khác, ta sử dụng công cụ Bind, bấm chọn các nút điều khiển này và kéo thả vào vị trí thanh nối khác (thanh nối mà các điểm này phụ thuộc vào). 6. Công cụ Deco Là công cụ trang trí nghệ thuật. Với công cụ này, ta có các hiệu ứng tùy chọn: Vine Fill, Grid Fill, Symmetry Brush, 3D Brush, Building Brush, Decorated Brush, Fire Animation, Flame Brush, Flower Brush, Lightning Brush, Particle System, Smoke Animation và Tree Brush. Hiệu ứng Vine Fill Tạo hiệu ứng nghệ thuật dạng cây nho. Khi bấm chọn dạng biểu tượng này, sẽ xuất hiện bảng thuộc tính sau • Leaf: Biểu tượng tương ứng với biểu tượng lá. Nếu bạn muốn thay đổi, bạn chỉ việc nhấp vào Edit và chọn dạng symbol tương ứng. Nếu bạn muốn đổi màu lá, bạn nhấp vào biểu tượng Color tương ứng với Leaf. 66
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 4.6a - Công cụ deco với hiệu ứng Vine Fill • Flower: Hoàn toàn tương tự nhưng nó tương ứng với biểu tượng hoa. Nếu bạn muốn thay đổi màu hoa, bạn nhấp vào biểu tượng Color tương ứng với Flower. Nếu muốn sử dụng hình mặc định, bạn bấm chọn Default Shape. • Advanced Option: Branch Angle (góc xoay của các cành nho), Color (màu của cành nho), Pattern Scale (kéo giãn mẫu cành nho) và Segment Length (độ dài của các cành nho). • Animate Pattern: Xây dựng một nhóm (gồm cành, là và hoa) lên từng Frame một. Chức năng này giúp tạo hiệu ứng động. Bạn có thể hiệu chỉnh tốc độ nhờ vào Frame Step. Hiệu ứng Grid Fill Tạo hiệu ứng nghệ thuật dạng lưới. Khi bấm chọn hiệu ứng Grid Fill, trong bảng thuộc tính có các thuộc tính sau: • Fill: Nhấp chọn edit để thay đổi biểu tượng. Bấm vào biểu tượng color để đổi màu cho biểu tượng. Bấm vào Default Shape để chọn hình mặc định. • Advanced Options: Horizontal Spacing (khoảng cách theo chiều ngang), Vertical Spacing (khoảng cách theo chiều dọc) và Pattern Scale (độ phóng to Hiệu ứng Symmetry Brush Hiệu ứng này giúp tạo các mầu nghệ thuật có tính chất đối xứng. Khi bấm chọn hiệu ứng Symmetry Brush, trong bảng thuộc tính Properties sẽ hiện ra các thuộc tính sau đây: • Module: Bấm edit để thay đổi biểu tượng. Bấm color để đổi màu cho biểu tượng. Chọn Default Shape để chọn hình mặc định. • Advanced Options: Reflect Across Line (tạo cặp điểm đối xứng qua đường chuẩn), Reflect Across Point (tạo cặp điểm đối tứng qua điểm chuẩn), 67
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Rotate Around (tạo các điểm dạng vòng), Grid Translation (tạo một mảng các điểm). • Test Collisions: Cho phép tránh hiện tượng các biểu tượng va chạm vào nhau. Hình 4.6b - Công cụ Deco với hiệu ứng Symmetry Brush Hiệu ứng 3D Brush Hiệu ứng 3D Brush được sử dụng để tạo các kiểu phối màu từ nhiều đối tượng. Mỗi một thao tác phun màu bằng hiệu ứng này cần sử dụng tối da 4 đối tượng. Hình 4.6c - Công cụ Deco với hiệu ứng 3D Brush 68
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Với hiệu ứng này, các đối tượng sẽ được phun theo hiệu ứng 3D (tạo tọa độ ngẫu nhiên trong không gian 3 chiều ). Để thay đổi các đối tượng, bạn chỉ việc nhấp vào nút Edit, và chọn một đối tượng khác để thay thế. Các đối tượng để thay thế phải là các biểu tượng của Flash (MovieClip, Button hoặc Graphic). Các tính năng trong mục Drawing Effect này hoàn toàn tương tự trong hiệu ứng Vine và Grid. Trong mục Advanced Options có các tùy chọn sau đây: • Max objects: Số lượng đối tượng được tạo cực đại trong mỗi lần phun. • Spray area: Vùng được phun (tính theo pixel). • Perspective: Cho phép tạo hiệu ứng phối cảnh hay không. • Distance scale: Độ kéo giãn theo khoảng cách (độ phóng to – zoom). • Random scale range: Tỉ lệ kéo giãn ngẫu nhiên (bao nhiêu trong số các biểu tượng đó chịu tác động của độ kéo giãn ngẫu nhiên). • Random rotation range: Tạo các góc quay ngẫu nhiên cho các biểu tượng. Hiệu ứng Building Brush Với hiệu ứng Building Brush, bạn có thể tạo dựng các tòa nhà cao tầng. Hình 4.6d - Công cụ Deco với hiệu ứng Building Brush Trong mục Advanced Options, có hai chức năng: • Tùy chọn thả xuống: Cho phép bạn lựa chọn các mẫu nhà cao tầng. Bạn có 4 lựa chọn mẫu nhà cao tầng – skyscraper 1, skyscraper 2, skyscraper 3 và skyscraper 4. Nếu bạn muốn tạo các mẫu nhà ngẫu nhiên, bạn có thể chọn Radom Building. • Building size: Kích thước (theo chiều ngang) của tòa nhà. Khi xây dựng các tòa nhà, bạn cần lưu ý: sau khi chọn công cụ Deco và chọn mẫu nhà, bạn hãy nhấp chuột và kéo dọc theo hướng lên phía trên. Nếu độ cao của tòa nhà đã phù hợp, bạn thả chuột. 69
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Với hiệu ứng này bạn có thể dễ dàng tạo dựng các ngôi nhà cao tầng. Bạn lưu ý rằng, các ngôi nhà cao tầng này được tạo bằng cách lắp ghép các phần lại với nhau để tạo nên một tòa nhà hoàn chỉnh. Nếu bạn muốn tạo hiệu ứng cho một đối tượng ngôi nhà hoàn chỉnh, bạn cần nhóm các phần của ngôi nhà thành một đối tượng. Hiệu ứng Decorated Brush Với công cụ Decorated Brush, bạn có thể tạo các đường viền nghệ thuật theo các mẫu được cung cấp sẵn Hình 4.6e - Công cụ Deco với hiệu ứng Decorated Brush Trong mục tùy chọn Advanced Option, bạn có 3 tùy chọn: • Tùy chọn thả xuống: Có 20 dạng đường viền nghệ thuật cho bạn chọn lựa. • Pattern color: Chọn màu cho đường viền nghệ thuật. • Pattern size: Kích thước của biểu tượng nghệ thuật. • Pattern width: Độ rộng của biểu tượng nghệ thuật. Hiệu ứng Fire Animation Hiệu ứng Fire Animation sẽ tạo ra một ngọn lửa cháy sáng. Nó rất hữu dụng trong các tác vụ cần tạo dựng ngọn lửa. Đối với hiệu ứng này, mục Advanced Options có các tùy chọn sau: • Fire size: Kích thước ngọn lửa. • Fire speech: Tốc độ cháy của lửa. • Fire duration: Hiệu ứng động của lửa sẽ diễn ra trong bao nhiêu frame. Bạn sẽ thấy đó chính là số keyframe hiển thị trên thanh TimeLine. Nhưng điều này chỉ đúng trong trường hợp tùy chọn End Animation không được chọn. • End Animation: Ngọn lửa tàn dần (nếu được chọn), hoặc diễn tiến mãi mãi (nếu không được chọn). 70
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– • Flame color: Màu phía rìa ngoài của ngọn lửa. • Flame core color: Màu của lõi ngọn lửa. • Fire spark: Số ngọn lửa Hình 4.6f - Công cụ Deco với hiệu ứng Fire spark Thông thường, khi tạo dựng một hoạt cảnh có sử dụng đến ngọn lửa, bạn nên kết hợp với hiệu ứng tạo khói (Smoke Animation) mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo. Hiệu ứng Flame Brush Hiệu ứng này giúp tạo dựng cách phun màu theo hình dáng ngọn lửa. Trong mục Advanced Options có 2 tùy chọn: • Flame size: Kích thước của ngọn lửa. • Flame color: Màu của ngọn lửa. Hiệu ứng này tương đối đơn giản. Nó không có nhiều ứng dụng trong các dự án thiết kế phim hoạt hình. Hình 4.6g - Công cụ Deco với hiệu ứng Flame Brush 71
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hiệu ứng Flower Brush Hiệu ứng này quả thật rất thú vị. Nhờ vào nó, chúng ta có thể tạo các cành hoa. Với mục Advanced Options, ta có các tùy chọn sau: • Tùy chọn thả xuống: cho phép bạn chọn lựa các loại hoa sau: Garden, Flower, Rose, PoinSettia và Berry Hình 4.6h - Công cụ Deco với hiệu ứng Flower Brush • Flower color: Màu cho hoa. • Flower size: Kích thước của hoa. • Leaf color: Màu cho lá. • Leaf size: Kích thước của lá. • Fruit color: Màu của quả. • Tùy chọn branch: Cho phép hiển thị cành cây hay không. Nếu tùy chọn này được kích hoạt, bạn có thể chọn tùy chọn bên dưới Branch color. • Branch color: Màu của cành cây. Hiệu ứng Lightning Brush Hiệu ứng Lightning dùng để tạo các tia sáng. Nó được ứng dụng trong việc tạo các tia sét, hoặc các hiệu ứng phóng điện khác. Với mục Advanced Options, bạn có các tùy chọn sau đây: • Lightning color: Màu của tia sáng. • Lightning scale: Độ kéo giãn của tia sáng. • Tùy chọn Animation: Nếu muốn tạo hiệu ứng động cho tia sáng. • Beam width: Độ rộng của tia sáng. • Complexity: Độ phức tạp của chùm tia sáng. 72
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 4.6i - Công cụ Deco với hiệu ứng Lightning Brush Hiệu ứng Particle System Hiệu ứng này tạo một chùm hạt được phóng ra từ một nguồn phát. Bạn sẽ thấy nó cũng rất hữu ích trong tác vụ: Phun bong bóng nước, phun các hạt bụi Hình 4.6k - Công cụ Deco với hiệu ứng Particle System - Mục Drawing Effect có hai tùy chọn cho các loại hạt. Bạn có thể thay đổi chúng như đối với hiệu ứng vine, grid và 3D brush. - Mục Advanced options có các tùy chọn sau: • Total length: Diễn tiến hành động trên bao nhiêu frame. • Particle generation: Nguồn phát các hạt sẽ diễn ra trên bao nhiêu frame. • Rate per frame: Tốc độ trên mỗi frame. • Life span: Mỗi một hạt sẽ có thời gian tồn tại trên bao nhiêu frame. • Initial speech: Tốc độ khởi tạo. • Initial size: Kích thước khởi tạo. 73
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– • Min initial direction: Góc phun nhỏ nhất. • Max initial direction: Góc phun lớn nhất. • Gravity: Trọng lượng của hạt. • Rotation rate: Tốc độ quay vòng của hạt. Hiệu ứng Smoke Animation Hiệu ứng này tương tự với hiệu ứng Fire Animation. Nó dùng để tạo hiệu ứng bóc khói. Thường hiệu ứng này sử dụng kết hợp với hiệu ứng Fire Animation. Hình 4.6l – Công cụ Deco với hiệu ứng Smoke Animation Trong mục Advanced options có các tùy chọn sau đây: • Smoke size: Kích thước của khói. • Smoke speed: Tốc độ khói. • Smoke duration: Diễn tiến của hiệu ứng khói trên bao nhiêu frame. Cũng tương tự Fire Animation, số keyframe trên Timeline sẽ chính là giá trị của Smoke duration trong trường hợp tùy chọn End Animation không được chọn. • End Animation: Hiệu ứng khói bốc lên và tan biến vào không khí (nếu tùy chọn này được chọn) và không tan biến vào không khí (trong trường hợp tùy chọn này không được chọn). • Smoke color: màu của khói. • Background color: Màu của khói khi khói dần tan vào không khí. Hiệu ứng Tree Brush Hiệu ứng này sử dụng để tạo các loại cây khác nhau. Flash cung cấp cho ta khá nhiều dạng cây để sử dụng. Trong mục Advanced options có các tùy chọn sau đây: • Tùy chọn thả xuống: Cho phép bạn chọn lựa các loại cây. Flash cung cấp sẵn cho chúng ta 20 loại cây khác nhau. 74
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– • Tree scale: Độ kéo giãn của cây. • Branch color: Màu của cành cây. • Leaf color: Màu của lá cây. • Flower/Fruit color: Màu của hoa hoặc quả. Hình 4.6m - Công cụ Deco với hiệu ứng Tree Brush Với công cụ Deco, bạn thả sức để sáng tác các kịch bản cho các thước phim hoạt hình của bạn cũng như cho game. Dù rằng công cụ Deco này đã có trong phiên bản CS4, nhưng với phiên bản CS6 này, công cụ này đã hoàn thiện hơn, cung cấp cho ta nhiều tùy chọn hơn để sáng tác. 7. Công cụ 3D Translation và 3D Rotation Công cụ 3D Translation Công cụ này cho phép chúng ta có thể tạo chuyển động 3D cho đối tượng. Như chúng ta đã thảo luận ở trên, công cụ này chỉ hoạt động đối với đối tượng được tạo Motion Tween. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho việc sử dụng công cụ 3D Translation. Trong ví dụ này, ta sẽ tạo một mặt phẳng và cho phép nó chuyển động trong không gian 3 chiều. Để làm được điều này, chúng ta sẽ thao tác theo các bước sau đây: - Bước 1. Trên Layer 1, bạn hãy tạo một hình bình hành (sử dụng công cụ hình chữ nhật và công cụ Free Transform) để tượng trưng cho mặt phẳng và trên Layer 2 bạn hãy tạo một hệ tọa độ Descartes 3 chiều như hình minh họa. - Bước 2. Chọn hình bình hành, kích chuột phải và chọn Create Motion Tween Sau đó, bấm chọn công cụ 3D Translation. Bạn có thể sử dụng công cụ này để di chuyển mặt phẳng theo các chiều x (trục ngang), y (trục đứng) và z (điểm chấm trung tâm). 75
- Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Bước 3. Để đảm bảo rằng trục tọa độ mà ta tạo tồn tại song song với các layer của mặt phẳng, ta cần chọn Frame cuối cùng trên TimeLine mặt phẳng của Layer này và nhấn phím F5. - Bước 4. Nhấn tổ hợp Ctrl+Enter để kiểm tra kết quả. Hình 4.7a - Công cụ 3D Translation Công cụ 3D Rotation Công cụ này cho phép chúng ta có thể xoay chuyển 3D cho đối tượng. Như đã trình bày ở trên, công cụ này cũng chỉ hoạt động đối với đối tượng được tạo Motion Tween. Ví dụ sau đây mặt phẳng sẽ xoay chuyển 3D trong không gian. Để làm được điều này, chúng ta sẽ thao tác theo các bước sau đây: - Bước 1. Trên Layer 1, bạn hãy một hình bình hành (sử dụng công cụ hình chữ nhật và công cụ Free Transform) để tượng trưng cho mặt phẳng và trên Layer 2 bạn hãy tạo một hệ tọa độ Descartes 3 chiều như hình minh họa. - Bước 2. Chọn hình bình hành, kích chuột phải và chọn Create Motion Tween Sau đó, bấm chọn công cụ 3D Rotation. Bạn có thể sử dụng công cụ này để xoay chuyển mặt phẳng theo các chiều x (trục ngang), y (trục đứng) và z (vòng tròn bên trong) Hình 4.7b - Công cụ 3D Rotation 76