Giáo trình Bóng ném (Bậc Trung cấp và Cao đẳng)

Bóng ném là môn thể thao đồng đội, trong đó hai đội mỗi đội có bảy cầu thủ (sáu cầu thủ trên sân và thủ môn) cố gắng ném một quả bóng vào cầu môn  của đối thủ. Đội nào ném được nhiều lần bóng vào cầu môn đội kia trong hai hiệp mỗi hiệp 30 phút sẽ là đội giành chiến thắng. Bóng ném hiện đại thường được chơi trong nhà. Môn bóng ném chơi với tốc độ là khá nhanh và có va chạm do các hậu vệ cố gắng ngăn chặn những cầu thủ tấn công không được tiếp cận mục tiêu. Không giống như trong bóng rổ, nơi người chơi được phép cam kết chỉ có 5 lỗi, cầu thủ bóng ném được cho phép một số lượng không giới hạn của "lỗi lầm", được coi là phòng thủ tốt và gây gián đoạn cho nhịp điệu tấn công của đội.
pdf 37 trang Yến Nhi 06/04/2024 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bóng ném (Bậc Trung cấp và Cao đẳng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bong_nem_bac_trung_cap_va_cao_dang.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bóng ném (Bậc Trung cấp và Cao đẳng)

  1. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném b. Phân loại chiến thuật. CT Tấn Công Cá Nhó Đồng nhân m đội Phá Phá P.hợ P.hợ P.hợp Tấn Phá Phá kèm kèm p 2 p 3 4 công kèm liên ngườ ngườ ngườ ngư người nhan ngườ phòn i i i ời h i g khôn khôn g g Hình 1.5 Chiến thuật tấn công. bóng bóng CT phòng thủ Cá Nhó Đồng nhân m đội Phòn Phòn P.thủ P.th P.thủ P. Kèm Phá g thủ g thủ 2 ủ 3 4 Thủ ngườ liên khôn có ngườ ngư người hỗn i phòn g bóng i ời hợp g bóng Hình 1.6 Chi ến thuật phòng thủ 5. Các kỹ thuật chuyền – Bắt bóng cơ bản a. Khái niệm Chuyền bóng là đưa bóng trên không, lăn bóng hoặc làm bóng bật đất để bóng vượt qua người phòng thủ và đến tay đồng đội ở vị trí thuận lợi nhất. Bắt bóng là những động tác hợp lý để đón những đường chuyền đến một cách chắc chắn và sẵn KHOA CÁC MÔN CHUNG 11
  2. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném sàng thực hiện động tác tiếp theo. Phối hợp chuyền bắt bóng tốt sẽ tạo nên sự liên kết chiến thuật trong tấn công, làm cho hàng phòng thủ của đối phương bị rối loạn và tạo cơ hội thuận tiện để dứt điểm. b. Phân loại Các Kỹ thuật tại chỗ chuyền bóng cơ bản: - Chuyền bóng 1 tay: Trên vai, bên mình, dưới thấp, sau lưng - Chuyền bóng 2 tay: Trên đầu, trước ngực (trực tiếp, gián tiếp) - Nhảy chuyền 2 tay trên đầu. Các kỹ thuật tại chỗ bắt bóng cơ bản: - Bắt bóng 1 tay: Trên cao, trước ngực - Bắt bóng 2 tay: Trước ngực, dưới thấp, bắt bóng bật đất Phối hợp di chuyển Chuyền - bắt bóng: - Di chuyển chuyền bóng bằng 1 tay: Bên mình, dưới thấp - Di chuyển chuyền bóng 2 tay: Trước ngực (trực tiếp, gián tiếp) 6. Kỹ thuật bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp Cách vận dụng: Đây là kỹ thuật cơ bản để bắt bóng từ tất cả các hướng chuyền đến, dễ dàng bảo vệ bóng và rất thuận lợi cho việc thực hiện các động tác tiếp theo. Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu, thân trên quay về hướng bóng tới. Hai tay thả lỏng, hai lòng bàn tay hướng vào nhau với khoảng cách nhỏ hơn đường kính của bóng. Các ngón tay xèo đều tự nhiên theo hình túi, hai ngón cái và trỏ mở theo hình bán nguyệt về hướng bóng tới. - Khi bắt bóng: Xác định hướng bóng đến và chủ động đưa hình tay đã tạo sẵn về phía bóng. Đầu tiên cho bóng tiếp xúc vào phần chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng, sau đó nhanh chóng kéo bóng về trước ngực để hoãn xung đồng thời khép cổ tay, hai tay hơi gập ở khớp khuỷu để bảo vệ bóng và thực hiện động tác tiếp theo. Hình 1.7 Kỹ thuật bắt bóng hai tay trước ngực KHOA CÁC MÔN CHUNG 12
  3. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném 7. Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp Cách vận dụng: Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp là một kỹ thuật chuyền cơ bản. Nói đơn giản, có thể vận dụng chuyền nhanh và chính xác ở cự ly gần và trung bình. Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng. Các ngón tay xèo đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía trước bụng trên. Mắt nhìn về hướng chuyền. - Khi chuyền bóng: Chân sau đạp đất đầy thân người về trước, đồng thời kéo bóng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài thành một đường vòng cung nhỏ đến ngang tầm ngực thì cổ tay hơi bẻ ra ngoài và duỗi 2 cánh tay về hướng chuyền. Khi cánh tay gần duỗi thẳng thì phối hợp lực cổ tay với lực miết vào bóng của 3 ngón cái, trỏ, giữa để chuyền bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng bởi 3 ngón cái, trỏ và giữa. Sau khi bóng rời khỏi tay, trọng tâm dồn về trước, 2 tay duỗi thẳng song song với mặt đất mặt hướng về hướng chuyền Hình 1.8 Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực 8. Kỹ thuật chuyền bóng một tay trên vai Cách vận dụng: Cũng giống như kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp, đây là một kỹ thuật chuyền bóng cơ bàn có thể vận dụng để chuyền bóng đi nhanh và chính xác ở cự ly xa. Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, chân không thuận đặc trước, gối chân trước hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ờ hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng . Các ngón tay xòe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàng tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữa bóng ở phía trước bụng tr6en. Mắt nhìn về hướng chuyền. - Khi chuyền bóng: Từ tư thế chuẩn bị, xoay thân sau cho vai không thuận hướng về hướng chuyền bóng (chuyền bóng bằng tay phải thì vai trái hướng về hướng chuyền bóng), hai tay phối hợp nhịp nhàng đưa bóng ra sau – lên trên vai, lúc này chỉ KHOA CÁC MÔN CHUNG 13
  4. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném khống chế bóng bằng tay thuận. Sau đó, Hai chân đạp đất, thân hơi chuyển sang trái đồng thời đánh tay về phía trước chuyền bóng đi Hình 1.9 Kỹ thuật chuyền bóng 1 tay trên vai 9. Kỹ thuật di động chuyền bắt bóng Cách vận dụng: Đây là kỹ thuật cho sự mở đầu tổ chức tấn công nên được sử dụng nhiều trong thi đấu. Việc sử dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật này có ý nghĩa rất lớn đến kết quả thi đấu của đội. Do qui định của luật nên khi di động chuyền bắt bóng, người tập chỉ được di chuyển không quá ba bước khi có bóng trong tay. Phân tích kỹ thuật: Người tập khi ci chuyển đến đường bóng đang hướng tới và bắt bóng sao cho chân không thuận (chân trái đối với người ném tay phải) chạm đất đầu tiên để vào bước thứ nhất. Tiếp tục khống chế bóng trong tay khi đang di chuyển ở bước hai – chân thuận (chân phải đối với người ném tay phải) – và ở bước thứ ba (chân trái) thì người tập bật nhẹ đồng thời đưa bóng lên trên vai thực hiện kỹ thuật chuyền bóng một tay trên vai. Ở bước thứ ba, người tập cũng có thể chuyền bóng bằng kỹ thuật hai tay trước ngực trực tiếp. Chú ý chuyền bóng ngang tầm ngực và khoảng cách một cánh tay về phía trước của người nhận để người nhận dễ dàng khống chế bóng, có thể thực hiện động tác tiếp theo. 10. Sai lầm thường mắc phải khi chuyền bắt bóng và biện pháp sửa chữa Chuyền bóng không chính xác do trong quá trình tập ban đầu người tập dùng lực không đều hoặc tiếp xúc bóng chưa hợp lý đặc biệt là ở giai đoạn trước khi bóng rời tay. Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng đúng vị trí, thả lỏng cổ tay. Khi chuyền nên khép hai khuỷu tay vào thân mình và miết tích cực các ngón tay vào bóng. Lúc chuyền vị trí của bóng chưa đúng, tay khống chế bóng quá thấp hoặc quá sát đầu. Biện pháp sửa chữa: Khống chế bóng với tay gần thẳng trước khi chuyền bóng đi. Không thể chuyền bóng đi xa do động tác phối hợp lực giữa tay, chân và thân chưa nhịp nhàng (Chưa phát huy lực toàn thân). KHOA CÁC MÔN CHUNG 14
  5. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng cố định, tập chuyển sức từ chân, thân đến tay liên tục. Khi đã nhuần nhuyễn động tác thì tiếp tục kết hợp lực duỗi của tay và lực miết của các ngón tay để chuyền bóng đi. Khi bắt, bóng bị bật khỏi tay hoặc lọt về sau Biện pháp sửa chữa: Tập chủ động tiếp xúc bóng khi đang thả lỏng 2 bàn tay với các ngón tay xòe đều tự nhiên hình túi, thu hẹp cự ly 2 ngón cái và áp sát 2 khuỷu tay vào thân. 11. Phương pháp kỹ thuật chuyền và bắt bóng a. Giới thiệu kỹ thuật Giảng viên tiến hành phân tích, giảng giải và thị phạm cho học sinh – sinh viên nắm vững kỹ thuật chuyền và bắt bóng (2 tay trực tiếp trước ngực, 1 tay trên vai) theo một số bước căn bản như sau: Kỹ thuật chuyền và bắt bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản dễ thực hiện và có độ chính xác tương đối cao nên các đấu thủ thường sử dụng khi phối hợp tấn công ở nhiều cự ly và nhiền hướng khác nhau, đặt biệt là khi người phòng thủ kèm không xác. Làm mẫu và phân tích kỹ thuật: Làm mẫu kỹ thuật chuyền và bắt bóng hoàn chỉnh và kết hợp với sự mô tả bằng ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng để giúp học sinh – sinh viên cảm nhận đầy đủ cấu trúc bên trong của động tác và nhanh chóng hình thành biểu tượng vận động. - Đây là giai đoạn ban đầu do đó trong quá trình phân tích kỹ thuật nên làm mẫu các giai đoạn chậm rãi để người học dễ tiếp thu cách thực hiện và nhịp điệu của động tác. Sau đó có thể thị phạm một số động tác sai thường gặp và nêu biện pháp sửa chữa cụ thể để học sinh – sinh viên có ý thức phòng và tránh sai sót ngay khi bắt đầu tập luyện động tác. b. Tiến hành tập luyện Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ tập tư thế chuyền và bắt bóng. Nên cho học sinh tập từng giai đoạn của động tác cho đến khi nhuần nhuyễn rồi mới thực hiện kỹ thuật hoàn chỉnh. Trong giai đoạn tập không bóng này giảng viên cần chú ý đến trình tự, nhịp điệu và khả năng phối hợp lực khi thực hiện động tác của học sinh – sinh viên, nếu phát hiện sai sót phải sữa ngay để tránh hình thành động tác sai về sau. GV * * * * * * * * * * * * HS Hình 1.10 Đội hình tập luyện 1 Cho học sinh – sinh viên đứng hai hàng ngang đối diện nhau để tập tại chỗ chuyền bắt bóng theo trình tự từ dễ đến khó, ví dụ như: Cự ly (từ gần đến xa), tốc độ (từ chậm đến nhanh) và hiển nhiên những yêu cầu về độ khó (giảm động tác thừa, tăng KHOA CÁC MÔN CHUNG 15
  6. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném độ chuẩn xác ) cũng sẽ tăng dần để phù hợp với khả năng thực hiện động tác của học sinh – sinh viên. * 1.5m * * * * * HS 3-7m * GV * * * * * * Hình 1.11 Đội hình tập luyện 2 A và B đứng đối diện, cự ly từ 3 đến 6m thực hiện tại chỗ chuyền bắt bóng. Ngoài ra, trong quá trình tập kỹ thuật tại chỗ chuyền và bắt bóng còn có thể áp dụng cho 3, 4 hoặc 5 người với hình tức tập luyện như sau Hình 1.12 Đội hình tập luyện 3 Sau khi hoàn thành các đội hình đơn giản sẽ cho các học sinh – sinh viên tập các đội hình và bài tập phức tạp hơn, chẳng hạn như tập chuyền bắt bóng khi có người phòng thủ, phối hợp với những kỹ thuật khác hoặc cho học sinh – sinh viên làm quen với những bài tập có cấu trúc và yêu cầu gần giống với những tình huống trong thi đấu để họ có điều kiện áp dụng những tri thức đã học vào thực tế. Cho học sinh – sinh viên luyện tập di chuyển ba bước không bóng để mô phỏng kỹ thuật. Cho học sinh – sinh viên đứng đối diện nhau thực hiện di chuyển ba bước chuyền bắt bóng với khoảng cách 9m. * * * * * * HS * GV * * * * * * Hình 1.13 Đội hình tập luyện 4 KHOA CÁC MÔN CHUNG 16
  7. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném Cho học sinh – sinh viên tập luyện kỹ thuật với toàn cự ly trên sân tập. * * * * * * HS * GV * * * * * * Hình 1.14 Đội hình tập luyện 5 IV. CÁC KỸ THUẬT DẪN BÓNG CƠ BẢN 1. Khái niệm Dẫn bóng là một kỹ thuật cá nhân quan trọng thường dùng để đột phá và gây rối loạn hàng phòng thủ của đối phương trong tấn công. Trong những trường hợp bị truy cản liên tục khi đối phương sử dụng chiến thuật 1 kèm 1 thì các đấu thủ phải có khả năng dẫn bóng tốt để thoát khỏi sự đeo bám và nếu có thời cơ thuận lợi còn có thể chủ động phản công. Vì vậy, dẫn bóng là một dạng kỹ thuật chủ yếu mà các đấu thủ bóng ném cần rèn luyện thuần thục cho cả hai tay. 2. Vận dụng Dẫn bóng sẽ làm chậm lại các hành động tấn công so với động tác chuyền bóng, do vậy chỉ sử dụng dẫn bóng ở các tình huống phù hợp như: chuyền bóng cho đồng đội ở thế tấn công không được chắc chắn cho lắm, hoặc người có bóng có cơ hội hợp lý để dẫn bóng đột phá cá nhân. Ngoài ra, dẫn bóng còn là phương tiện chiến thuật nhằm làm chậm lại nhịp độ thi đấu, để đồng đội có cơ hội chuẩn bị trong các đợt tấn công tập thể khi đối phương sử dụng chiến thuật phòng thủ kèm người. Trong khi dẫn bóng cần luôn chú ý, thậm chí người dẫn bóng phải giữ bóng và người phòng thủ trong động tác tranh cướp dẫn bóng. Với những người mới tập, đòi hỏi điều khiển động tác dẫn bóng với sự chú ý nhiều của mắt, dần dần về sau cần giải phóng mắt cho các nhiệm vụ chiến thuật khác (có nghĩa là tăng cường sự điều chỉnh và điều khiển động tác thông qua tự động hóa hành vi vận động). 3. Phân loại CÁC KỸ THUẬT DẪN BÓNG CƠ BẢN TẠI CHỖ DI ĐỘNG DẪN BÓNG DẪN BÓNG TRỌNG TRỌNG BIẾN BIẾN QUAY TÂM CAO TÂM THẤP TỐC HƯỚNG NGƯỜI ĐỔI TAY Hình 1.15 Phân loại kỹ thuật KHOA CÁC MÔN CHUNG 17
  8. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném 4. Các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng a. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm cao Cách vận dụng: Là kỹ thuật thường được vận dụng khi người khống chế bóng đang đứng xa người phòng thủ, khi cần giữ bóng sống để quan sát tính hình trên sân và tạm thời giảm nhịp độ trận đấu hoặc phối hợp di chuyển để dẫn bóng qua người phòng thủ Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều 2 chân. Hai chân thả lỏng tự nhiên và giữ bóng bên hông thuận, bàn tay thuận đặt trên đỉnh bóng, tay không thuận đặtphía dưới bóng. Các ngón tay xòe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với phần chai tay và lòng của các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Mắt quan sát tình hình trên sân. - Khi dẫn bóng: + Tư thế chuẩn bị rút tay không thuận ra, lấy khuỷu tay thuận là trụ để dùng lực cổ tay thông qua cẳng tay đến chai tay và lòng các ngón tay ấn bóng xuống. Sau khi bóng rời tay sẽ tiếp tục đi xuống và chạm đất tại 1 điểm điểm cách mũi bàn thuận từ 10 đến 15 cm ở ngoài thân người rồi theo quán tính bóng lại nẩy thẳng lên. + Dùng bàn tay thuận chủ động đón đỉnh đầu bóng ngay từ dưới thắt lưng. Cổ tay hơi ngữa, bóng tiếp xúc đầu tiên với các ngón tay rồi đến các chai tay. Bàn tay thuận tiếp tục đưa lên theo bóng để hãm đà nẩy của bóng cho đến ngang thắt lưng thì dừng lại dùng sức của cổ tay và các ngón tay ấn bóng xuống lần kế tiếp b. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm thấp Cách vận dụng: Được vận dụng khi người phòng thủ đến gần và có hành động truy cản hoặc cướp, phá bóng. Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Tương tự như kỹ thuật dẫn bóng trọng tâm cao nhưng người thực hiện sẽ lùi chân thuận về sau một bước để chuyển trọng tâm xuống thấp hơn. - Khi dẫn bóng: các giai đoạn được thực hiện tương tự như trên nhưng ở kỹ thuật này bóng sẽ được khống chế ngang tầm đầu gối và có tần số nhanh hơn. Tay không dẫn bóng sẽ đặt phía trước để che chắn bóng, mắt quan sát tình hình trên sân. Hình 1.16. Kỹ thuật nhồi bóng tại chổ KHOA CÁC MÔN CHUNG 18
  9. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném c. Sai lầm thường mắc khi dẫn bóng và biện pháp sửa chữa * Không thể điều khiển bóng theo ý muốn do tiếp xúc bóng chưa tốt, chưa đúng thời điểm hoặc do cổ tay quá cứng nên không thể khống chế bóng nhịp nhàng. Biện pháp sửa chữa: cố gắn giữ khuỷu tay cố định ở bên mình và thả lỏng cổ tay để có thể chủ động di chuyển bàn tay tiếp xúc với bóng đúng vị trí, đúng thời điểm. * Khi dẫn bóng thường bị mất bóng. Biện pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng thuần thục bằng cả hai tay; dùng thân trên để che chắn, cách ly người phòng thủ với bóng và phối hợp với các động tác xoay trở để tránh né hoặc đưa bóng ra xa tầm tay của người phòng thủ. 5. Kỹ thuật di động dẫn bóng Cách vận dụng: Trong bóng ném, yêu cầu cơ bản là không được dẫn bóng quá nhiều, giảm dẫn bóng nhưng cũng không được coi nhẹ kỹ thuật dẫn bóng, đặc biệt là kỹ thuật di động dẫn bóng nhằm tạo điều kiện cho một đợt phản công nhanh đạt hiện quả cao. Phân tích kỹ thuật: Từ tư thế chuẩn bị của kỹ thuật tai chỗ chuyền bắt bóng, chân trái bước tới trước tuần tự trái – phải - đồng thời tay phải ấn bóng xuống đất, khi chân phải chuẩn bị chạm đất thì lúc này bóng nẩy từ mặt đất lên thắt lưng. Tương tự kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng, nhanh chóng dùng bàn tay chủ động đón đỉnh đầu bóng để hãm đà nẩy bóng nhưng lúc này bàn tay tiếp xúc bóng hơi chếch về phía sau bóng nhằm chủ động ấn bóng tới trước khi di động. Khi di động dẫn bóng, thân người duy trì tư thế hơi ngã về trước, dùng lực cẳng tay và cổ tay để dẫn bóng, lực tác động vào bóng mạnh hay yếu tùy thuộc vào tốc độ chạy nhanh hay chậm. Hình 1.17 Kỹ thuật dẫn bóng * Sai lầm thường mắc phải khi di động dẫn bóng: - Lúc ấn bóng để bóng rơi xuống trước hai chân, ảnh hưởng tốc độ, chân dễ chạm bóng. Biện pháp sửa chữa: Tư thế chuẩn bị phải giữ bóng bên thắt lưng của tay thuận với tay thuận đặt lên đỉnh bóng, tay không thuận đặt vào đáy bóng. - Lực ấn bóng xuống đất quá mạnh; ấn bóng quá xa khỏi tầm khống chế; tốc độ chạy và tay dẫn bóng chưa phối hợp nhịp nhàng. KHOA CÁC MÔN CHUNG 19
  10. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném Biện pháp sửa chữa: Chỉ cho dẫn bóng trong đi bộ hoặc dẫn bóng một nhịp rồi bật nhẹ bắt bóng khi cơ thể còn ở trên không. 6. Phương pháp kỹ thuật dẫn bóng a.Giới thiệu kỹ thuật * Khái quát tên, đặc điểm và cách vận dụng của các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng trong quá trình thi đấu. * Giảng giải, phân tích và làm mẫu các kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ để học sinh cảm nận đầy đủ cấu trúc bên trong của động tác và hình thành biểu tượng vận động. Sau đó có thể thị phạm một số động tác sai thường gặp và nêu biện pháp sửa chữa cụ thể để học sinh – sinh viên có ý thức phòng và tránh sai sót ngay khi bắt đầu tập luyện động tác. Dẫn bóng . A b.Tiến hành tập luyện * Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ cần bóng và tập các bộ xoay chuyển trước, sau sẽ vận dụng trong quá trình tập dẫn bóng. *Cho học sinh – sinh viên tập tại chỗ dẫn bóng tầm cao bằng aty thuận, tay không thuận và đổi tay liên tục. *Cho học sinh – sinh viên tập tại chỗ dẫn bóng trọng tâm thấp bằng tay thuận, tay không thuận, đổi tay, xoay trước, xoay sau GV * * * * * * * * * * * * HS * * * * * * Hình 1.18 Đội hình tập luyện 1 * Khi học sinh – sinh viên đã thực hiện các yêu cầu đơn giản tương đối thuần thục thì tăng dầng độ khó như thay đổi tốc độ dẫn bóng (nhanh, chậm ), dẫn bóng khi không nhìn bóng hoặc thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau theo đúng hiệu lệnh của giảng viên mà vẫn đảm bảo độ chuẩn xác và đúng nhịp điệu Dẫn bóng tiến lùi với tốc độ thay đổi * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Hình 1.19 Đội hình tập luyện 2 KHOA CÁC MÔN CHUNG 20
  11. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném * Dẫn bóng tự do trong một khoảng cách không gian ngày càng bị thu hẹp với một lượng lớn vận động viên. *Các trò chơi vận động có thể sử dụng nhiều kỹ thuật dẫn bóng V. CÁC KỸ THUẬT NÉM CẦU MÔN CƠ BẢN Khái niệm Mục đích của mỗi hành động tấn công là tạo nên bán thắng. Tấc cả các hành động tấn công khác đều phục vụ cho việc ném bóng vào cầu môn. Trong pha cuối cùng này các hành động tấn công cũng phải phải được vận dụng những kỹ thuật ném bóng vào khung thành hợp lý. Trong đó Vận động viên tấn công phải ở trong vị trí và tình huống thuận lợi về không gian và thời gian trước khi lựa chọn kỹ thuật ném cầu môn. 1. Kỹ thuật tại chỗ ném cầu môn một tay trên vai Cách vận dụng: Kỹ thuật này thường được sử dụng trong lúc ném phạt đền, ném phạt trực tiếp hay ném bóng biên. Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, chân không thuận đặt trước, gối chân trước hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng. Các ngón tay xòe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía trước bụng trên. Mắt nhìn về hướng ném. - Khi ném bóng: Từ tư thế chuẩn bị, xoay thân sao cho vay không thuận hướng về hướng ném (ném bóng bằng tay phải thì vai trái hướng về hướng ném), hai tay phối hợp nhịp nhành đưa bóng ra sau – lên trên vai, lúc này chỉ khống chế bóng bằng tay thuận. Sau đó, hai chân đạp dất, thân hơi chuyển sau trái đồng thời đánh tay về phía trước ném bóng đi Hình 1.20 Kỹ thuật ném bóng KHOA CÁC MÔN CHUNG 21
  12. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném 2. Kỹ thuật di động (nhảy) ném cầu môn một tay trên vai Cách vận dụng: Đây là kỹ thuật sử dụng chính yếu trong thi đấu Bóng ném. Nó là kết quả của những pha phối hợp bóng ném phạt hoặc phối hợp chiến thuật và kỹ thuật này có tác dụng rất lớn như: + Ném cao hơn hàng phòng thủ từ khu vực xa vào cầu môn và nhảy vượt qua hàng phòng thủ của đối phương vào sát khu vực cầu môn để ném bóng. + Mở rộng được góc ném khi nhảy ném từ các khu vực phía hai góc vào cầu môn. Phân tích kỹ thuật: -Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, chân thuận đặt trước, gối chân trước hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng. Các ngón tay xòe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay vào lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cách tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía trước bụng trên. Mắt nhìn về hướng ném. - Khi ném bóng: Từ tư thế chuẩn bị, người tập chạy 3 bước đà (trái, phải, trái đối với người ném tay phải) hơi chéo so với hướng ném. Người ném tay phải sẽ bật nhảy ở bước thứ ba bằng chân trái. Với sự bột phát của chân bật nhảy phối hợp với tay vung đưa trọng tâm lên cao thì giai đoạn chính của kỹ thuật bắt đầu được thực hiện. Cùng với sự bật nhảy thì động tác ra sức cuối cùng cũng được thực hiện ngay, tay cầm bóng đưa ra phía sau – lên trên vai, vai của tay ném cũng hoàn toàn xoay và hướng về phía sau. Động tác ném bóng được thực hiện sau khi cơ thể đạt tới độ cao nhất của sự bật nhảy với sự chuyển động nhanh, mạnh của tay ném bóng. Riêng trong động tác nhảy vào khu vực cấm của thủ môn thì thời điểm bóng rời tay ném sẽ được thực hiện ở giai đoạn chót trước khi tiếp đất nhằm chờ đợi phản ứng của thủ môn. Trong tất cả trường hợp trên đều đòi hỏi bóng phải rời tay ném trước khi người tiếp đất và tiếp đất theo quy luật chân dậm nhảy chạm đất trước Hình 1.21 Kỹ thuât 3 bước ném 3. Kỹ thuật chạy ném cầu môn Cách vận dụng: Đây là một trong những kỹ thuật ném để kết thúc cầu môn, vận dụng tốt kỹ thuật này sẽ tạo ra bất ngờ cho các pha kết thúc một đường dẫn bóng. Phân tích kỹ thuật: KHOA CÁC MÔN CHUNG 22