Giáo trình An toàn lao động - Chương 1: Những khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động - Nguyễn Thanh Việt

1.1. Những khái niệm cơ bản về BHLĐ
1.1.1. Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế , tổ chức
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối t-ợng lao động, môi tr-ờng lao động,
con ng-ời lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của
con ng-ời trong quá trình sản xuất.
Điều kiện lao động có ảnh h-ởng đến sức khoẻ và tính mạng con ng-ời. Những công cụ
và ph-ơng tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ng-ợc lại gây khó khăn nguy hiểm cho ng-ời lao
động, đối t-ợng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu
hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến ng-ời lao động. Môi tr-ờng lao động đa dạng, có nhiều
yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ng-ợc lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức
khỏe ng-ời lao động.
1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại:
Yêú tố nguy hiểm có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện
các yếu tố vật chất có ảnh h-ởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề
nghiệp cho ng-ời lao động. Cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý nh- nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi…
- Các yếu tố hoá học nh- hoá chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ…
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật nh- các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn
trùng, rắn…
- Các yếu tố bất lợi về t- thế lao động, không tiện nghi do không gian chổ làm việc, nhà
x-ởng chật hẹp, mất vệ sinh…
- Các yếu tố tâm lý không thuận lợi...
1.1.3. Tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn th-ơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
ng-ời lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong qúa trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động đ-ợc phân ra: Chấn th-ơng, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề
nghiệp
* Chấn th-ơng: Là tai nạn mà kết quả gây nên những vết th-ơng hay huỷ hoại một phần
cơ thể ng-ời lao động, làm tổn th-ơng tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm
chí gây tử vong. Chấn th-ơng có tác dụng đột ngột.
* Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi
(tiếng ồn, rung...) đối với ng-ời lao động. Bênh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần sức khoẻ hay
làm ảnh h-ởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của ng-ời lao động. Bệnh nghề nghiệp làm
suy yếu sức khoẻ ng-ời lao động một cách dần dần và lâu dài.
*Nhiểm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm
nhập vào cơ thể ng-ời lao động trong điều kiện sản xuất 
pdf 10 trang thiennv 08/11/2022 5260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình An toàn lao động - Chương 1: Những khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động - Nguyễn Thanh Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_chuong_1_nhung_khai_niem_chung_v.pdf