Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn

1.1. Điều tra cơ bản

1.1.1. Điều tra cơ bản

1.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.

Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng

+ Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn

+ Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang

Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng nh­ư sau:

Vùng phía Tây và Tây - Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pắc Nậm, Ba Bể chạy theo hư­ớng vòng cung tây bắc - đông nam, định ra h­ướng của hệ thống dòng chảy lư­u vực sông Cầu.
Vùng phía Đông và Đông - Bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hư­ớng Bắc - Nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc.
Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía đông.

1.1.1.2. Địa hình, đất đai

* Địa hình

Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn do điều kiện tự nhiên tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam nên hình thành các vùng khác biệt về khí hậu. Toàn tỉnh có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất có đỉnh 1.640 m thuộc dãy Nam Khiếu Thượng. Độ cao bình quân toàn tỉnh từ 500 - 600 m, nơi thấp nhất 40 m thuộc khu vực xã Quảng Chu (Chợ Mới). Vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở huyện Ba Bể và huyện Na Rì còn tiềm ẩn nhiều nguồn gen động vật quý hiếm và nhiều hang động để phát triển du lịch. Hệ thống núi phía Đông là phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, không có những thung lũng phù sa rộng, phát triển nông nghiệp khó khăn.

* Đất đai

Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 4.857,2 km2. Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với khí hậu, điều kiện đất đai ở đây thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Chính vì vậy nguồn tài nguyên đất đai trong tỉnh là cơ sở quan trọng để phát triển Nông - Lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiện chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chưa sử dụng còn khá lớn.

Kết quả điều tra cho thấy Bắc Kạn có những loại đất chính sau: đất feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình (FH) chiếm 13,38% diện tích. Phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao trên 700 m, trên nền đá mắcma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày. Đất feralit điển hình vùng đồi núi và núi thấp (Ff - Fk): chiếm 71,62% diện tích, phân bố tập trung ở Ba Bể, bắc Chợ Đồn và Na Rì (Khu vực Kim Hỷ)… Khu vực núi đá vôi thường rất ít đất trong các hang hốc, tầng đất mỏng màu đen, đất rất tốt.

Đất nông nghiệp có 30.509 ha, chiếm 6,28% diện tích tự nhiên Đất lâm nghiệp có rừng 301.722 ha, chiếm 62,12% công nghiệp, đất cây ăn quả có 10.000 ha chiếm 2,05 % diện tích tự nhiên. Nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây phục hồi rừng.

doc 53 trang thiennv 11/11/2022 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_va_benh_giun_xoan.doc

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn

  1. 6 Việc thực hiện Đề án phát triển đàn trâu, bò đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và đã hình thành Chợ mua bán gia súc (Chợ Bò xã Nghiên Loan huyện Pắc Nậm). Ngoài ra tỉnh Bắc Kạn có thể phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn, gia cầm, dê và nuôi cá Hồi phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành vẫn đạt 7,44% tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế của tỉnh với 45,48%. Trong sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh thực hiện được 47.547 ha đạt 105%, đưa tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm lên 151.852 tấn. Về xây dựng các công trình thuỷ lợi, kè chống xói lở tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện. Trong công tác thuỷ lợi, ngành đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, thẩm định các dự án thuỷ lợi theo phân cấp. Các hoạt động hỗ trợ và phục vụ sản xuất được cung ứng đầy đủ phục vụ tích cực cho sản xuất của bà con nông dân. Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thực hiện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật đúng chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cho nông dân trên địa bàn tỉnh. 1.1.2.4. Du lịch Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho một danh lam thắng cảnh là Hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích rộng 500 ha, nằm trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Hiện nay tỉnh đang trình UNESCO công nhận vườn quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra gần khu vực thị xã Bắc Kạn còn có 02 địa điểm có thể đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái và hệ thống vui chơi giải trí khá lý tưởng là Khu du lịch sinh thái Thác Bạc và Khu du lịch sinh thái Nặm Cắt, cách thị xã Bắc Kạn chỉ khoảng chừng trên 10 km. Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, đặc biệt là các di tích cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: khu ATK Chợ Đồn, Khu di tích Nà Tu, Cẩm Giàng, Phủ Thông, Đèo Giàng.
  2. 7 1.1.3. Đánh giá chung * Thuận lợi - Bắc Kạn là một tỉnh miềm núi vùng cao nằm trong ở trung tâm núi rừng Việt Bắc. Đất đai rộng lớn cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp. - Là một tỉnh có có nhiều khoáng sản và nhiều điểm du lịch lý tưởng nên rất có tiền năng để phát triển công nghiệp và dịch vụ. - Bắc Kạn đang có một nguồn lao động trẻ dồi dào (hiện khoảng có 200.000 lao động). Đây là nguồn lao động có thể cung ứng đủ nhu cầu về lao động cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Kạn với giá thuê nhân công rẻ hơn các nơi khác. - Bắc Kạn là một trong những tỉnh được nhà nước chú trọng quan tâm, dành được nhiều chính sách hộ trợ, chính sách phát triển và được nhiều dự án phát triển nông - lâm nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế và lợi ích của người dân. * Khó khăn - Với một diện tích rộng nhưng 80 % là đồi núi, dân cư chủ yếu là các dân tộc thiểu số, sống không tập trung, học vấn vẫn còn thấp nên: + Khó khăn trong việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khó có thể công nghiệp hoá nông nghiệp. + Giao thông đi lại rất khó khăn, việc thông thương buôn bán gặp trở ngại. - Đời sống nhân dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật sản xuất, cơ sở hạ tầng thấp thấp kém, nông dẫn vẫn canh tác theo phương pháp cổ truyền nên năng suất thấp. - Ngành công nghiệp không phát triển, kinh tế trên lệch giữa các vùng miền một cách rõ rệt.
  3. 8 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất Thời gian thực tập tốt nghiệp là thời gian rất quý báu vì là bước đầu tiên sinh viên được va chạm với thực tế, được trực tiếp rèn luyện tay nghề áp dụng những gì đã học vào phục vụ sản xuất, qua đó giúp sinh viêm nâng cao thêm kiến thức chuyên môn và tay nghề. Được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và người dân tôi đã đề ra nội dung phục vụ sản xuất: - Điều tra và theo dõi một số đặc điểm sinh học ngựa bạch tại ba huyện có số lượng nhiều ngựa bạch chủ yếu (Ba Bể, Na Rì, Pắc Nậm) của tỉnh Bắc Kạn. - Chuẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn ngựa nuôi tại xã Hà Hiệu - huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Phương pháp tiến hành - Để đạt những mục đích đề ra trong đợt thực tập, mong muốn thực tập thu được nhiều kết quả cao tôi đã đề ra một số giải pháp thực hiện như sau: + Phải tuân thủ mọi quy định pháp luật mà nhà nước đề ra và mọi yêu cầu của nhà trường, khoa và giảng viên hướng dẫn. + Phải xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý trong thời gian mình thực tập. + Không ngại khó, ngại khổ, tích cực bán sát địa bàn, quyết tâm phải đến từng nhà lắng nghe nguyện vọng của các hộ chăn nuôi. + Tích cực học hỏi những kinh nghiệm của những người đã có kinh nghiệm, đồng thời tích cực truyền đạt những gì đã học với các hộ chăn nuôi và tôi luôn không ngừng tham khảo những tài liệu chuyên môn. 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất * Công tác điều tra nghiên cứu - Muốn biết được tình hình và thực trạng nuôi ngựa bạch của tỉnh chúng tôi cần tiến hành đến từng hộ chăn nuôi ngựa bạch tại 3 huyện có số đầu ngựa bạch nhiều nhất trong tỉnh để tìm hiểu, thu thập số liệu qua 06 mẫu phiếu và thấy rằng: + Kết quả điều tra ba huyện (Na Rì, Ba Bể, Pắc Nậm của tỉnh Bắc Kạn) chúng tôi thấy rằng ngựa bạch hiện nay còn rất ít hộ gia đình nuôi. Cả ba huyện mới có 47 hộ nuôi ngựa bạch, với 159 con ngựa bạch.
  4. 9 + Quy mô chăn nuôi chủ yếu 2 - 3 con/hộ. Tuy nhiên cũng có hộ nuôi trên 10 con. + Thức ăn chăn nuôi cho ngựa là các giống cỏ tự nhiên, cỏ trồng và bổ sung thêm thức ăn tinh như thóc, ngô và cám gạo. * Công tác thú y và điều trị bệnh Việc chuẩn đoán sớm để điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn với ngành chăn nuôi. Chuẩn đoán chính xác và sớm các bệnh sẽ làm giảm tối đa tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc con vật nhanh chóng phục hồi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua thời gian thực tập, tôi đã gặp một số bệnh trên ngựa và trực tiếp chuẩn đoán và điều trị: - Bệnh tiêu chảy ngựa: + Triệu trứng: Thấy phân của chúng không thành viên, phân bị nhão, ngựa có biểu hiện mệt mỏi không linh hoạt, kém ăn, mấy ngày sau thấy ngựa ỉa chảy, ỉa vọt cần câu, ngựa gầy nhanh, sù lông và ốm yếu. + Điều trị: Chuẩn đoán đúng bệnh, ngựa đã bị tiêu chảy nên tôi dùng Hamcoli - S 1ml/10 kg p, tiêm bắp thịt, tiêm liên tục 4 ngày. Tiêm thêm thuốc bổ là: B.Complex: 5ml/con/ngày, tiêm bắp + Hộ lý: Ngựa được nhốt vào chuồng riêng không thả lên rừng và cho chúng ăn uống đầy đủ. - Bệnh viêm phổi ngựa: + Triệu chứng: Thấy ngựa có nước mũi, nước mắt chảy, nước mũi lúc đầu còn loãng sau đặc dần, kèm theo thấy ho nhiều về ban đêm và sáng sớm hay khi đuổi về nhanh, ngựa bị kéo dài trong một tuần mới phát hiện ra. + Điều trị: Dùng thuốc HanGen - Tylo 15ml/100 kg P/lần. Ngày tiêm hai lần và tiêm liên tục 6 ngày. Tiêm thêm thuốc bổ là: B.Complex: 5ml/con/ngày + Hộ lý: Chủ động nhốt riêng ngựa bị bệnh vào chuồng vào nơi yên tĩnh thoáng mát chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. + Triệu trứng: Ngựa thường gầy còm, lông xù, ngựa cũng có khi bị ỉa chảy, thường kém ăn. + Điều trị: Dùng thuốc Levasol 7,5 %; 0,7 - 1 ml/10kg P tiêm dưới da.
  5. 10 Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản suất TT Nội dung Số lượng Kết quả Tỷ lệ (%) 1 1. Công tác điều trị 2 - Bệnh viêm phổi ngựa 3 3 100,00 3 - Bệnh tiêu chảy ngựa 2 2 100,00 4 - Bệnh giun xoăn 24 22 91,66 5 2. Công tác khác 6 Chăn nuôi ngựa 159 30 18,87 7 3. Công tác điều tra 8 Ba Bể - bắc kạn 43 43 100,00 9 Pắc Nậm - Bắc Kạn 37 37 100,00 10 Na Rì - Bắc Kạn 79 79 100,00 1.3. Kết luận và đề nghị 1.3.1. Kết luận Thời gian thực tập giáo trình là khoảng thời gian được tiếp xúc với thực tế, áp dụng những gì đã học vào thực tiễn sản xuất. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ nhà nước tại cơ sở cùng sự cố gắng học hỏi và rèn luyện của bản thân. Qua đó tôi học được nhiều bài học bổ ích và thêm nhiều kinh về chuyên môn như: + Nắm bắt được một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch nuôi tại các huyện vùng cao của Bắc Kạn. + Nâng cao hiểu biết và nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi ngựa bạch tại nông hộ. + Được nâng cao, bồi bổ kiến thức thú y qua quá trình trực tiếp chuẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp trên ngựa bạch.
  6. 11 + Quá trình học hỏi và làm việc với người dân đã giúp tôi mạnh dạn hơn với công việc, tự tin vào tay nghề của mình, củng cố vững chắc những gì đã được học trong Nhà trường. 1.3.2 Đề nghị * Qua thời gian thực tập tại cơ sở tôi thấy còn một số tồn tại cần khắc phục trong chăn nuôi tại địa phương. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân cần xem xét đến một số vấn đề sau: - Cần phải mở thêm nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi nhằm cho người nông dân được tiếp cận nhiều với khoa học kỹ thuật. - Mở rộng tuyên truyền đến từng hộ gia đình về công tác phòng và trị bệnh trong chăn nuôi ngựa bạch nói riêng và chăn nuôi nói chung. - Cần có những chính sách hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật nhằm cho người dân phát triển kinh tế.
  7. 12 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn”. 2.1. Mở đầu 2.1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước gắn liền với nền nông nghiệp từ lâu đời. Xu hướng hiện nay chúng ta đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác. Tuy nhiên vẫn có khoảng 75% - 80% dân số sống bằng nghề nông và nền móng của nền nông nghiệp chính là chăn nuôi và trồng trọt. Nhưng chăn nuôi ngày càng được người dân quan tâm và phát triển vì nó mang lại lợi ích kinh tế cao. Với điều kiện hiện nay việc trồng cây gì và nuôi con gì vẫn còn đang là một vấn đề nan giải. Gần đây một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta đang phổ biến một cách làm rất hay đó là nuôi ngựa. Nuôi ngựa mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa con ngựa gắn bó với người dân từ lâu đời và điệu kiện của nước ta cũng rất phù hợp để cho đàn ngựa có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Ai cũng đã từng nghe về vai trò của ngựa cũng như trâu, bò gắn bó với người nông dân rất mật thiết từ xa xưa. Ngựa phục vụ người nông dân cung cấp sức kéo, chia sẻ công việc đồng áng, cung cấp nguồn thực phẩm . Ngày nay ngựa không chỉ đơn thuần phục vụ cho nhà nông, những công việc đồng áng nữa mà nó còn mang lại nguồn thu nhập lớn cho đồng bào các dân tộc nhờ sự phát triển ngành chăn nuôi. Một trong những giống ngựa quý được người dân quan tâm và nuôi rất nhiều đó là Ngựa Bạch. Ngựa Bạch mang lại giá trị lớn cho các nhà chăn nuôi. Ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm giá trị cao và an toàn ngựa bạch còn có nhiều giá trị khác trong y học. Cao ngựa bạch được coi là dược liệu quý hiếm (hay còn gọi là thần dược) dùng vào việc bồi bổ nâng cao thể lực, chữa trị một số chứng bệnh nan y ở người. Chính vì nhận ra được vai trò và lợi ích của việc chăn nuôi ngựa nên ngành chăn nuôi ngựa đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh. Tuy nhiên
  8. 13 bên cạnh những lợi ích đó trong quá trình chăn nuôi những nhà chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn khi kĩ thuật khoa học còn yếu kém và các loại bệnh trên ngựa chưa được hiểu biết đúng đắn nên nhiều khi đã gây ra nhiều mất mát lớn cho người dân. Bệnh giun xoăn trên đàn ngựa ngày càng được quan tâm vì tác hại của nó gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển và bảo tồn đàn ngựa nên tôi đã thực hiện nghiên cứu này. Để có một cơ sở khoa học vững chắc giúp nhân dân khắc phục phần nào khó khăn trong chăn nuôi và bảo tồn đặc điểm, nguồn gen quý giá của ngựa bạch. Nhận thấy rõ điều này tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn”. 2.1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu một số đặc điểm sinh trưởng phát triển cũng như phòng trị bệnh giun xoăn trên ngựa bạch. Kết quả nhằm bổ sung thêm nguồn tư liệu để góp phần bảo tồn và phát triển đàn ngựa bạch nuôi tại Bắc Kạn. 2.1.3. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá được tình hình cảm nhiễm bệnh giun xoăn của đàn ngựa bạch nuôi tại Bắc Kạn. - Đánh giá được hiệu lực điều trị thuốc Levasol 0,75% 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Quy luật di truyền Có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm mầu sắc của ngựa theo nhiều phương pháp khác nhau. Họ đều có những quan điểm chung và cũng có ý kiến khác nhau. Theo tác giả Trần Đình Miên (2008) [9] cho rằng: thiên nhiên đã tạo trên da động vật những sắc tố da. Còn với các nghiên cứu về tổ chức, hoá học và enzyme của tác giả Wright (1917) thì cho rằng mầu sắc thuộc tác động giữa các chromo gene không mầu có sẵn ở tế bào chất với các enzyme ở nhân tế bào. Dưới tác động của các tổ chức nói trên mầu sắc tố
  9. 14 alanine và tuỳ theo từng loài, từng chủng mà mỗi enzyme quy định một mầu sắc hay hỗn hợp khác nhau. Dưới đây là một mô hình ví dụ: Enzyme I tạo mầu vàng đậm (nâu) Enzyme I +I tạo mầu đen Enzyme I yếu + II tạo đen nhạt Enzyme I +II yếu tạo tạo mầu sôcôla Enzyme I yếu +II yếu tạo mầu sôcôla nhạt Enzyme I yếu +II và các gen khác tạo mầu trắng (trắng bạch tạng, trắng tuyền, trắng xám, lang trắng trắng bạch kim - trắng vàng óng ánh) Nói chung con ngựa có bốn màu sắc chính: - Ngựa đen (ngựa ô): đen đậm, đen nhạt, đen lang. - Ngựa hồng: tía, vàng đậm, nâu nhạt, hạt dẻ, sôcôla, sôcôla nhạt. - Ngựa xám: xám đậm, xám nhạt, xám trắng. Mầu xám có thể đổi thành mầu trắng khi con vật về già. Với một kết quả nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ thì ngựa bạch đã được nghiên cứu từ năm 1953 và được khẳng định lại vào năm 1969. Các nhà nghiên cứu đã kết luận ngựa có mang gen gây chết và khi gen gây chết gặp nhau con sinh ra sẽ bị chết thai hoặc chết lưu. Cá thể ngựa có gen này được gọi là ngựa bạch tạng (lông trắng toàn thân với da mầu hồng, mắt mầu hồng) những ngựa còn sống đều được các nhà khoa học kết luận là ngựa bạch. Tất cả đặc điểm mầu da lông, các lỗ tự nhiên giống ngựa bạch tạng nhưng riêng mầu mắt xanh hoặc nâu, những ngựa này không phải là ngựa bạch tạng theo đúng nghĩa của nó. Mầu trắng tuyền trong hỗn hợp mầu sắc là trội nhưng đặc biệt không tồn tại dưới dạng đồng hợp (WW) mà thường xuất hiện dưới dạng dị hợp Ww. Trong thực tế có thể kiểm tra hiện tượng này vì không có ngựa nào trắng hoàn toàn, hoàn hảo vì xen lẫn với các lông trắng bao giờ cũng có một ít lông mầu khác ở bụng, ở bờm, ở đuôi, ở mang tai . càng thấy rõ hơn gen mầu trắng của ngựa không những là gen di hợp (trong đó gen W là trội) trong một bộ gen hỗn hợp tác động qua lại mà còn chịa ảnh hưởng của hai đột biến không có lợi (Trần Đình Miên (2008) [9]).
  10. 15 1. Đột biến gây chết hay nửa gây chết nên con trắng có thể gây chết khi còn là bào thai. 2. Đột biến gây bạch tạng có mầu trắng tuyền nhưng ở bẹn và ở bụng thường phớt hồng và con mắt, mi thường đỏ con vật có vẻ không chịu được ánh nắng gay gắt. Một thí nghiệm của Castle và King năm1951 (Hội các trại giống ngựa của Mỹ) dưới đây chứng tỏ mầu sắc (trắng) của ngựa phân ly theo định luật 2 về phân ly của Menden. Bảng 2.1: Sự phân tính trạng mầu sắc của ngựa ở đời con Tỷ lệ đời mầu Đời con Bố - mẹ sắc đời con Bạch tạng Palomino Nâu 1. Bạch tạng x nâu 0:1:0 0:1:0 0 0 2. Palomino x nâu 0:1:1 0:1:1 0 60 3. Palomino x palomino 1:2:1 1:2:1 17 21 4. Bạch tạng x palomino 1:1:0 1:1:0 11 0 Sơ đồ lai ngựa bạch W w W w w Ww ww W WW Ww w Ww ww w Ww ww Ta thấy rằng tỷ lệ ngựa mầu trong thực tế thường cao hơn rất nhiều so với ngựa trắng. Nhưng cũng có ở những vùng núi hẻo lánh nơi có đường xá không thuận lợi, giao lưu chưa rộng rãi, nên tỷ lệ ngựa mầu sắc trắng có thể
  11. 16 cao hơn; vì sinh vật đó có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần thể ít được chọn lọc. Những đặc điểm ngoại hình ngựa bạch cũng dễ bị nhầm lẫn với mầu sắc 2 loại ngựa là ngựa mầu xám trắng (do gen G quy định) ngựa nay chỉ khác ngựa bạch là ở miệng, mũi, mắt , có mầu đen. Ngựa có mầu trắng sữa (creame gen) khác ngựa bạch là chúng có mầu mắt xanh và lông da vẫn tông tại mầu vàng nhạt, mầu này dễ nhầm với mầu trắng. 2.2.1.2. Một số đặc điểm sinh lý của ngựa * Tần số hô hấp Hô hấp là một quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể với môi trường bên ngoài thông qua quá trình hô hấp mà cơ thể thải ra môi trường bên ngoài khí CO2 và lấy vào môi trường khí O 2 để cung cấp cho sự sống của cơ thể. Một cơ thể sống, trừ một số vi khuẩn yếm khí chỉ tồn tại và phát triển khi nó thường xuyên được cung cấp năng lượng qua sự oxy hoá các chất dinh dưỡng. Cả O2 và dinh dưỡng đều được lấy từ môi trường xung quanh, kết quả của quá trình oxy hoá lại thải ra khí CO 2 và H2O ở môi trường bên trong cơ thể (Cao Văn và cs, 2003 [16]). Tần là số lần hô hấp trong một phút thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút rồi lấy bình quân. Tần số hô hấp thay đổi theo con đực hay con cái, giống gia súc, tuổi, trạng thái dinh dưỡng, thời tiết khi hậu. Thường con đực thở chậm hơn con cái, gia súc có vóc nhỏ thở nhanh hơn gia súc vóc lớn, con non thở nhanh hơn con già, mùa nóng thở nhanh hơn mùa khô, buổi trưa nóng thở nhanh hơn ban đêm mát. Tần số hô hấp bình thường của ngựa là 8 - 16 lần/phút (Trần Minh Châu (2001) [1], Cao Văn và cs (2003) [16] ; Hồ Văn Nam và cs (1997) [11].) * Tần số mạch Theo Cao Văn và cs (2003) [16], tim co bóp đẩy vào mạch quản, mạch quản căng rộng sau đó mạch quản co dồn máu đi tiếp tục tạo thành thành mạch. Tần số mạch là số lần mạch đập trong 1 phút, nhưng con vật không đứng yên thì ta tính trong 3 - 4 phút rồi lấy bình quân.
  12. 17 Các yếu tố ngoại cảnh như chế độ làm việc, thức ăn, thuốc uống, khi hậu, nước uống, giống gia súc, thể vóc gia súc, tính biệt đều ảnh hưởng đến tần số mạch đập, gia súc có thể vóc nhỏ mạch đập nhanh, tần số mạch đập của con đực ít hơn con cái, con già ít hơn con non. Mạch đập là do tim đập, nhưng tần số mạch đập có lúc không phải là tần số tim: ví dụ trong trường hợp ngoại tâm thu do lưc của tim yếu nên mạch khuyết. Mạch đập liên tục chặt chẽ đến phổi tần số mạch đập tỷ lệ với tần số hô hấp. ở ngựa khoẻ tần số hô hấp khoảng 14, mạch đập 42, tỷ lệ là 1 và 3, nếu tỷ lệ thay đổi nhiều là triệu trứng bệnh. Vị trí bắt mạch của ngựa là động mạch đuôi, để ngựa đứng yên trong gióng, dùng ngón tay trỏ và ngón giữa đè lên động mạch lần qua lại để tìm, mạch của ngựa là 24 - 42 lần/phút (Cao Văn và cs, 2003) [16] * Thân nhiệt Theo Cao Văn và cs (2003) [16], động vật có vú, gia cầm nói chung, ở ngựa nói riêng thì thân nhiệt ổn định cả trong những điều kiện sống thay đổi. Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành, gia súc già ở con cái cao hơn con đực, trong một ngày đêm thì thân nhiệt thấp vào lúc sáng sớm (1 - 5h) và cao nhất vào buổi chiều (16 - 18h). Thân nhiệt giao động trong vòng 10C thì nằm trong vòng phạm vi sinh lý, nếu dao động quá 10C kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể. Vị trí và cách đo thân nhiệt của ngựa: dùng nhiệt kế có khắc độ C theo cột thuỷ tinh khắc từ 35 - 42 0C, trước khi dùng vẩy mạnh cho cột thuỷ tinh xuống dưới vạch 35 0C. Đo thân nhiệt ngựa từ trực tràng, con cái khi cần có thể đo ở âm đạo, nhiệt độ trực có thấp hơn nhiệt độ máu 0,5 - 1 0C, ở âm đạo thấp hơn trực tràng 0,2 - 0,50C nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,50C. Trong một ngày đo thân nhiệt buổi sáng lúc 7 - 9h, buổi chiều lúc 16 - 18h. Khi đo thân nhiệt cho ngựa cần phải cẩn thận vì ngựa rất mẫn và đá về phía sau, vì vậy khi đo ta cần chú ý: cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận, người đứng bên trái gia súc, tay trái cầm đuôi bít quay về phía phải và giữ lại trên xương khum, tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng hơi nghiêng về phía trên một chút, ấn nhẹ nhiệt kế về phía trện một tý, ấn nhẹ nhiệt kế về phía trước.
  13. 18 Theo Cao Văn và cs (2003) [16], Hồ Văn Nam và cs (1997) [11], nhiệt độ bình thường của ngựa nằm trong khoảng 37,5 - 38,50C. 1.2.1.3. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá ngựa Theo Đặng Quang Nam và cs (2002) [10] thì bộ máy tiêu hoá ngựa được mô tả như sau: Ngựa thuộc loài ăn cỏ dạ dày đơn bộ máy tiêu hoá sử dụng thức ăn thực vật, lá, quả và thức ăn tinh như thóc, ngô, cám. Ngựa chủ yếu nhờ môi trên và răng để lấy thức ăn, ngựa có hai môi dài, mỏng, mềm cử động dễ dàng để lấy thức ăn. Môi trên rất mẫm cảm linh hoạt. Nhờ những động tác kéo dật ở đầu mà ngựa có thể làm đứt những cọng cỏ không thể cắt được. Khi cho ăn trong chuồng ngựa dùng môi nhặt cỏ, hạt với sự tham gia của lưỡi, môi ngựa cơ động và nhạy cảm cao có thể phân biệt phần thức ăn ăn được và phần thức ăn không ăn được. Lưỡi ngựa có đặc điểm mềm, ít ráp, ngắn hơn loài khác. Vòm khẩu cái các gờ phân bố tương đối đều từ đầu đến cuối. Màng khẩu cái rất dài kéo đến đáy gốc lưỡi và hầu nên ngựa khó thở bằng miệng. Ngựa tiết nước bọt một ngày đêm là 30 - 40 lít miệng ngựa thường tiết ra nhiều nước bọt để tiêu hoá thức ăn, 4 kg nước bọt cho 1 kg cỏ khô hoặc rơm, mỗi kg thức ăn hạt tiết 2 kg nước bọt. Ngựa có răng cả 2 hàm trên và dưới. Ngựa đực có 40 răng (mỗi hàm có 20 răng gồm 6 răng cửa 2 răng nanh, và 6 răng hàm trước và 6 răng hàm sau), ngựa cái có 36 răng (ngựa cái không có răng nanh). Ngựa con 9 tháng tuổi có 28 răng, mỗi hàm 14 chiếc gồm 6 răng cửa 2 răng và 6 răng hàm. Răng ngựa mọc chỉnh tề, mặt nhai khép kín, cơ nhai đặc biệt phát triển nên ngựa và nghiền thức ăn kỹ và nát. Công thức nhai của ngựa đực là 3 1 3 RC RN RHT x 2 = 40 3 1 3 Thực quản ngựa kết thúc bằng cửa thượng vị, bằng những cơ cứng rắn nên thức ăn vào trong dạ dầy không thể nhu động qoay lại (ợ lên nhai lại). Do cấu tạo khác nhau nên cách lấy thức ăn cũng khác trâu bò. Ngựa có thể chọn thức ăn từng miếng, nhai kỹ rồi mới nuốt, nuốt song không ợ lên nữa (nên dạ dày ngựa rất ít khi có vật cứng làm thủng dạ dày)