Bài giảng Giáo dục Quốc phòng an ninh - Học phần III: Quân sự chung
Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học giáo dục quốc phòng – an ninh đã được xác định trong nhiều quy phạm pháp luật của Nhà nước như Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, ngày 19 tháng 06 năm 2013. Đề cương bài giảng Học phần 3: Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được biên soạn dựa trên giáo trình qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp với các tài liệu, sách tham khảo có liên quan, theo hướng tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh viên, nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình. Chương trình môn học gồm 02 tín chỉ, tương ứng với 30 tiết. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức quân sự chung, hiểu biết về các quân, binh chủng; Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần; Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; Điều lệnh đội ngũ từng người có súng; Điều lệnh đội ngũ đơn vị; Quy tắc thi đấu ba môn quân sự phối hợp; Sử dụng bản đồ địa hình quân sự; Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục Quốc phòng an ninh - Học phần III: Quân sự chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_hoc_phan_iii_quan_su_c.pdf
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục Quốc phòng an ninh - Học phần III: Quân sự chung
- - Ý nghĩa: Lau chùi vũ khí thiết bị đảm bảo cho công tác SSCĐ cao. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi quân nhân trong việc giữ gìn bảo quản VKTBKT. - Nội dung: Bảo dưỡng lau chùi VKTBKT theo giờ và ngày kỹ thuật. - Biện pháp: + Tổ chức duy trì bảo vũ khí trang bị kỹ thuật theo từng trung đội (b), do b trưởng trực tiếp duy trì. Đại đội và quân khí trực tiếp kiểm tra. + Phương pháp: Khi có tín hiệu lệnh của trực ban các b trưởng tập hợp bộ đội thành 1 hàng ngang, dọc theo giá súng. Tổ chức khám súng và duy trì theo qui định của ngành kỹ thuật + Đối với hàng ngày lau 15' đầu giờ. Hàng tuần lau 40' vào cuối tuần (thứ 6). + Lau chùi xong trung đội trưởng chỉ huy lần lượt từng tiểu đội đưa súng vào đúng vị trí dán tên. g. Thể thao, tăng gia sản xuất - Hàng ngày sau giờ lau VKTB, các đơn vị phải tổ chức tập thể thao và tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Thời gian 40÷45 phút. Người chỉ huy cấp đại đội, trung đội và tương đương căn cứ vào tình hình cụ thể để phân chia lực lượng cho hợp lý và bố trí luân phiên trong tuần để đảm bảo mọi quân nhân đều được tập thể thao và TGSX. - Tổ chức tập thể thao buổi chiều phải căn cứ vào tình hình sân bãi và dụng cụ thường hiện có để sắp xếp bảo đảm mọi quân nhân đều được tập luyện. Nội dung theo hướng dẫn của ngành thể thao quân đội. + Người chỉ huy phải trực tiếp tổ chức, hướng dẫn tập luyện. Các môn tập luyện dễ xảy ra tai nạn phải tổ chức đảm bảo an toàn. - Tổ chức TGSX để cải thiện đời sống phải chặt chẽ, có kế hoạch thống nhất trong từng đơn vị. Người chỉ huy phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nơi đóng quân để xác định kế hoạch, chỉ tiêu TGSX cho đơn vị được phù hợp. Quân nhân được phân công TGSX phải tích cực, tự giác thực hiện, không được làm việc khác trong giờ tăng gia sản xuất. * Phân tích 11
- - Ý nghĩa: Thể thao TGSX nhằm rèn luyện sức khỏe dẻo dai và cải thiện đời sống vào bữa ăn đảm bảo chất lượng có hiệu quả. - Nội dung: + Đối với thể thao: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tập các bài thể dục dụng cụ. + Đối với tăng gia: Củng cố vườn rau, gieo trồng các loại rau, củ, quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc. + Thời gian vào giờ thứ 8 trong ngày. - Biện pháp + Tổ chức thành 2 bộ phận: Bộ phận thể thao và bộ phận TGSX. + Phương pháp: Đối với người bố trí, tổ chức phân chia lực lượng cho phù hợp phân công cán bộ phụ trách theo dõi công tác tăng gia phân chia cho từng đơn vị để tổ chức, thể thao phải đúng kỹ thuật, an toàn. h. Đọc báo, nghe tin - Hàng ngày trước giờ học tập sinh hoạt tối 15 phút quân nhân đều được đọc báo, nghe tin. Việc đọc báo, nghe tin tập trung chỉ tổ chức trong các ngày sinh hoạt tối, còn ngày khác tự cá nhân nghiên cứu. - Đọc báo, nghe tin tập trung tổ chức ở cấp trung đội hoặc đại đội và tương đương. Đến giờ quy định, mọi quân nhân phải có mặt ở vị trí quy định và giữ trật tự để nghe. + Người được phân công phụ trách đọc báo phải chuẩn bị trước để đọc lưu loát dễ nghe. + Người phục trách hệ thống truyền tin, trước giờ truyền tin phải kiểm tra máy móc bảo đảm nghe tốt. * Phân tích - Ý nghĩa: Nhằm bảo cho mọi quân nhân nắm những thông tin trong ngày về kinh tế, chính trị, quân sự trong nước và quốc tế để nâng cao nhận thức hành động sát đúng thực tiễn. - Nội dung 12
- + Nghe nhìn về thời sự, kinh tế, chính trị, quân sự. + Thời gian đối với đọc báo từ 18.45'→ 19.00', xem thời sự từ 19.00'→ 19.45' các tối thứ 2, 3, 4, 5, 6 hằng tuần. - Biện pháp + Tổ chức thành một khối tập trung, đội hình thành một đại đội do chính trị viên hoặc chính trị viên phó trực tiếp bố trí. + Phương pháp: Đối với người duy trì: Tập hợp bộ đội thành đội hình khối, kiểm tra quân số. Chuẩn bị vững vàng nội dung trang báo và tiến hành đọc cho bộ đội nghe, đoạn nào cần thiết phân tích. Đến giờ mở truyền hình bộ đội xem chương trình thời sự của Đài THVN. Đối với đơn vị: Thực hiện theo mệnh lệnh của người duy trì. Nghe và theo dõi nắm chắc diễn biến của từng mục thông tin truyền hình. i. Điểm danh, điểm quân số * Hàng ngày trước giờ ngủ nghỉ phải tiến hành điểm danh, điểm quân số, nhằm quản lý chặt chẽ quân số, bảo đảm SSCĐ. - Trung đội và tương đương một tuần điểm danh hai lần. Các tối khác điểm quân số; - Đại đội và tương đương một tuần điểm danh một lần; - Chỉ huy tiểu đoàn và tương đương mỗi tuần dự điểm danh của một đại đội. Thời gian điểm danh hoặc điểm quân số không quá 30 phút. Điểm danh, điểm quân số ở cấp nào do chỉ huy cấp đó trực tiếp tiến hành. * Đến giờ điểm danh, điểm quân số, mọi quân nhân có mặt tại đơn vị phải tập hợp thành đội ngũ, trang phục đúng qui định. - Chỉ huy đơn vị đọc danh sách quân nhân ở từng phân đội theo quân số đơn vị quản lý (đọc cấp bậc, họ tên từng quân nhân). Quân nhân nghe đọc tên mình phải trả lời "có". Quân nhân vắng mặt, người chỉ huy trực tiếp của quân nhân đó trả lời "Vắng mặt" kèm theo lý do. - Điểm danh xong, người chỉ huy nhận xét và phổ biến công tác ngày hôm sau. 13
- - Khi điểm quân số cũng tiến hành như điểm danh, nhưng phải không gọi tên. Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra quân số thuộc quyền, sau đó báo cáo theo hệ thống tổ chức lên người chỉ huy điểm quân số. Nhận báo cáo xong, người chỉ huy điểm quân số có thể kiểm tra lại toàn bộ hoặc một số phân đội. * Phân tích - Ý nghĩa: Để quản lý chặt chẽ quân nhân thuộc quyền đảm bảo SSCĐ và nhận nhiệm vụ công tác khác đồng thời nhận xét hai điểm cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch của đơn vị. - Nội dung: Điểm danh gọi tên. + Điểm quân số theo hệ thống phân cấp. + Thời gian bắt đầu từ 20.45'→21.15' của ngày theo quy định. - Biện pháp. + Nếu điểm danh quân số theo từng trung đội thì mỗi trung đội tổ chức thành một khối, cấp đại đội tổ chức thành một khối do đại đội trưởng' hoặc phó đại đội trưởng trực tiếp điểm danh quân số. + Đến giờ trực ban tập trung đội hình sau đó báo cáo trung đội trưởng hoặc đại đội trưởng chấn chỉnh đội hình và gọi tên theo danh sách hoặc phân cấp quản lý, đồng thời nhận xét ưu khuyết điểm của buổi điểm danh và kết thúc thực hiện nhiệm vụ trong ngày, trong tuần. Triển khai nhiệm vụ tiếp theo. k. Ngủ, nghỉ - Trước giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân đội phải đôn đốc mọi người chuẩn bị chăn, chiếu, mắc màn để ngủ được đúng giờ. Đến giờ ngủ, kiểm tra việc sử dụng ánh sáng và quần áo, giày dép, trang bị để đúng nơi qui định. - Quân nhân lên giường ngủ phải để quần áo, giày dép đúng vị trí, thứ tự, gọn gàng; phải trật tự, yên tĩnh. 14
- Những người có việc làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo người chỉ huy hoặc trực ban và phải làm việc ở nơi qui định. Những người làm nhiệm vụ về muộn phải nhẹ nhàng vào giường ngủ, không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ người khác. * Phân tích - Ý nghĩa: Nhằm bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội và thực hiện đúng nề nếp chính qui ở đơn vị được thực hiện nề nếp thống nhất. - Nội dung: Thời gian từ lúc 21.30' hằng tối trong tuần. - Biện pháp + Tổ chức: theo tiểu đội, trung đội. + Phương pháp: Đến giờ trực ban phát hiệu lệnh đi ngủ cán bộ từng cấp trực tiếp đôn đốc bộ đội lên giường ngủ đồng thời nhắc nhở từng chiến sĩ kiểm tra trật tự sắp xếp giày dép, quần áo của bộ đội, kiểm tra mùng mền. 1.2.1.3. Ngày làm việc mùa hè Thời gian Công việc 4:45 Báo thức, hiệu lệnh bằng nhạc hiệu trên loa của đơn vị Thể dục sáng từ 10 đến 20 phút do chỉ huy đơn vị duy trì theo đội hình trung đội hoặc đại đội. 4:45 Sau khi thể dục xong là thực hiện công việc gấp chăn màn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đơn vị Ăn sáng, hiệu lệnh là còi của trực ban đơn vị, đi ăn tập trung 5:30 theo đội hình trung đội hoặc đại đội để đi. Lúc tân binh thường phải đi đều, vừa đi vừa hát. 5:40 Kiểm tra sáng 15
- Chuẩn bị vật chất, vũ khí trang bị học tập, huấn luyện và đi 5:50 đến nơi học tập huấn luyện, lúc đi thường đi đều và vừa đi vừa hát. Thời gian học tập huấn luyện buổi sáng. Hiệu lệnh là nhạc 6:00 – 11:00 hiệu 11:0 5 Ăn trưa 11:30 Nghỉ trưa 13:45 Báo thức chiều 13:45 Chuẩn bị đi học tập, huấn luyện chiều 14:00 – 17:00 Học tập huấn luyện buổi chiều Bảo quản vũ khí trang bị, thể thao, tăng gia sản xuất, vệ sinh 17:00– 18:00 cá nhân 18:00 Ăn chiều 18: 30 Sinh hoạt tổ đoàn kết, lúc tân binh thường học hát 18:45 Đọc báo, nghe tin 19:00 Xem Thời sự Đài THVN. Hết thời sự sinh hoạt đơn vị 20:45 Điểm danh, điểm quân số, hiệu lệnh, nhạc hiệu, còi trực ban 16
- 21:00 Nghe chương trình QĐND của Đài TNVN 21:30 Tắt đèn, ngủ nghỉ 1.2.1.4. Ngày làm việc mùa đông Báo thức muộn hơn 30 phút, các công việc từ báo thức đến Nghỉ trưa muộn hơn 30 phút. Báo thức chiều sớm hơn 30 phút. Các công việc từ báo thức chiều đến Ăn chiều sớm hơn 30 phút, thời gian từ 18 giờ 2 mùa như nhau. Ngày nghỉ thường được dậy muộn hơn 30 phút. 1.2.2. Chế độ làm việc và sinh hoạt trong tuần 1.2.2.1. Chào cờ, duyệt đội ngũ - Cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương ở các đơn vị, các học viện, nhà trường đào tạo sĩ quan, HSQ, nhân viên chuyên môn phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ vào thứ hai hàng tuần. - Cấp trung đoàn và tương đương, học viện, trường; cơ quan cấp sư đoàn; cơ quan quân sự, biên phòng tỉnh (thành) khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ một lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng. - Cơ quan quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, Bộ đội biên phòng và tương đương, khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ toàn cơ quan 1 lần vào sáng thứ 2 tuần đầu, tháng đầu quý, do một thủ trưởng bộ tư lệnh chỉ huy, các tháng khác do từng cục tự tổ chức một lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng. - Học viện, trường có quân số nhiều hơn đơn vị cấp trung đoàn trước khi tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ, người chỉ huy phải nắm quân số, quy định vị trí tập hợp của từng cơ quan, đơn vị và thứ tự duyệt đội ngũ trong diễu hành; Khi chỉnh đốn hàng ngũ, người chỉ huy đứng tại vị trí chỉ huy (chính giữa phía trước đội hình) chỉ huy đơn vị, không phải về bên phải đội hình chỉnh đốn hàng ngũ. 17
- - Cơ quan quân sự huyện (quận), đồn biên phòng tổ chức chào cờ 1 lần vào sáng thứ 2 tuần đầu tháng. - Trong tuần cấp trên tổ chức chào cờ thì cấp dưới không tổ chức chào cờ. - Các đơn vị đóng quân gần địch do tư lệnh quân khu, quân đoàn và tương đương được quyền cho phép đơn vị thuộc quyền không tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ nếu xét thấy không đảm bảo an toàn, SSCĐ của đơn vị. - Tất cả quân nhân có mặt trong đơn vị phải tham gia chào cờ, trừ người làm nhiệm vụ hoặc đau ốm được người chỉ huy trực tiếp cho phép vắng mặt; Quân nhân phải tham gia duyệt đội ngũ. + Chào cờ, duyệt đội ngũ ở cấp nào, do chỉ huy cấp đó chủ trì và điều hành; + Chào cờ cơ quan từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên, do phó chỉ huy hoặc tham mưu trưởng chỉ huy. + Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ thực hiện theo qui định của Điều lệnh đội ngũ. - Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ được lấy vào giờ hành chính; Cấp đại đội, tiểu đoàn và cơ quan có số quân tương đương không quá 30 phút; Cấp trung đoàn, nhà trường và cơ quan có quân số tương đương không quá 40 phút. Đến 18: giờ trong ngày, trực ban nội vụ hạ cờ xuống. * Phân tích - Ý nghĩa: Nhắm giáo dục cho mọi quân nhân phát huy truyền thống yêu nước, quyết tâm rèn luyện bản lĩnh chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đồng thời thể hiện sự trang nghiêm hùng mạnh của quân đội cách mạng chính qui. - Nội dung: + Chào cờ duyệt đội ngũ hàng tuần. + Chào cờ duyệt đội ngũ tuần đầu tháng. + Thời gian vào sáng thứ 2 hàng tuần và sáng thứ 2 đầu tháng. - Biện pháp: + Đại đội tổ chức thành 3 khối. 18
- + Phương pháp: Đến giờ qui định trực ban phát lệnh tập trung theo khối do khối trưởng trực tiếp chỉ huy sắp xếp đội hình, kiểm tra tác phong, chỉ huy bộ đội ra vị trí sân chào cờ qui định để làm lễ chào cờ duyệt đội ngũ. 1.2.2.2. Thông báo chính trị - Đối với cấp tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương, mỗi tuần quân nhân có 30 phút chính thức để nghe thông báo chính trị vào sáng thứ 2 sau khi kết thúc chào cờ và nhận xét tuần, trước khi duyệt đội ngũ. - Sĩ quan, QNCN, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng một tháng được nghe thông báo chính trị 1 lần 2 giờ (không tính vào thời gian làm việc chính thức); do cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức. - Nội dung do cán bộ chính trị phụ trách. 1.2.2.3. Tổng dọn vệ sinh doanh trại - Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống nhất để làm tổng vệ sinh doanh trại, đảm bảo môi trường sạch đẹp. * Phân tích - Ý nghĩa: Nhằm rèn luyện cho chiến sĩ nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác vệ sinh phòng dịch đảm bảo sức khoẻ cho mọi quân nhân. - Nội dung + Vệ sinh doanh trại, nhà ở công trình phụ, khu vực của đơn vị. + Thời gian vào các ngày nghỉ cuối tuần. - Biện pháp + Tổ chức phân chia theo từng khu vực, phạm vi đảm nhiệm của đơn vị. + Phương pháp: Trực ban phát hiệu lệnh cán bộ các cấp trong đơn vị tổ chức phân công hợp lý cho từng a đảm bảo vệ sinh theo kế hoạch đồng thời phải kiểm tra đôn đốc. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu các chế độ trong ngày, trong tuần. 2. Phân tích chế độ học tập? 19
- Bài 2. CÁC CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY, BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI 2.1. Ý định giảng dạy 2.1.1. Mục đích, yêu cầu - Mục đích Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại. - Yêu cầu Hiểu đúng đủ nội dung của bài nâng cao tính kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chế độ trong ngày trong tuần,duy trì chế độ nền nếp thường xuyên tạo thành thói quen trong mỗi người cán bộ, sinh viên. 2.1.2. Nội dung - Phân phối thời gian làm việc; - Bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; - Trực ban nội vụ, trực nhật; - Đóng quân trong doanh trại; - Lễ tiết tác phong quân nhân. 2.1.3. Tổ chức, phương pháp. - Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu và giảng dạy. - Phương pháp: Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với nghiệp vụ sư phạm giảng giải, phân tích. - Phương tiện, dụng cụ: Giáo án, kế hoạch giảng dạy và tài liệu liên quan đến nội dung môn học. 2.1.4. Thời gian: 2 tiết 2.1.5. Địa điểm: Giảng đường 2.2. Nội dung giảng dạy 2.2.1. Phân phối thời gian làm việc 2.2.1.1. Thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi trong ngày, trong tuần 20
- Trong điều kiện bình thường khi đóng quân trong doanh trại, thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi trong ngày, trong tuần được phân chia như sau: - Mỗi tuần làm việc 5 ngày và được nghỉ 2 ngày vào thứ 7 và chủ nhật; Nếu nghỉ vào ngày khác trong tuần phải do Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn và tương đương trở lên qui định thống nhất cho đơn vị thuộc quyền. + Ngày lễ, tết được nghỉ theo qui định của Nhà nước. + Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù. Thời gian và quyền hạn cho quân nhân nghỉ bù do người chỉ huy đại đội và tương đương quyết định. + Ngày nghỉ được tổ chức vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, VHVN, vệ sinh môi trường, nhưng phải dành một thời gian nhất định để quân nhân có điều kiện giải quyết việc riêng. + Mỗi ngày làm việc 8 giờ, còn lại là thời gian ngủ, nghỉ sinh hoạt và phải được phân chia cụ thể theo thời gian biểu trong ngày. - Trong điều kiện đặc biệt, thời gian làm việc và nghỉ sẽ có qui định riêng. - Ý nghĩa: Nhằm giúp cho người chỉ huy tổ chức duy trì một cách chặt chẽ có nề nếp, chính quy. Giúp cho quân nhân biết và vận dụng trong quá trình thực hiện công tác có nền nếp, chính qui. - Nội dung: + Thời gian làm việc của tuần là 5 ngày và nghỉ 2 ngày vào thứ 7 và chủ nhật. Từ đó giúp cho người chỉ huy thiết lập kế hoạch lịch công tác phù hợp với công việc của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả cao, rèn luyện ý thức tinh thần tự giác trong xây dựng nền nếp chính qui trong đơn vị. + Thời gian làm việc bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần và thời gian ngày nghỉ là ngày thứ 7 và chủ nhật. Do sự phân chia thời gian còn tuỳ thuộc vào điều lệnh cụ thể của từng đơn vị. - Biện pháp. + Tổ chức quán triệt, giáo dục chặt chẽ cho cán bộ, chiến sĩ. 21
- + Tổ chức thực hiên trên tinh thần tự giác, theo phân cấp quản lý cùng thống nhất qui định chung. 2.2.1.2. Sử dụng các buổi tối trong tuần - Tất cả các buổi tối trong tuần (trừ các buổi tối trước và trong ngày nghỉ) phải tổ chức học tập hoặc sinh hoạt. Thời gian sinh hoạt, học tập mỗi buổi tối không quá 2 giờ. - Những đêm trước ngày nghỉ có thể nghỉ muộn hơn, nhưng không quá 23 giờ và sáng hôm sau thức dậy không quá 7 giờ. 2.2.1.3. Thời gian làm việc theo mùa - Thời gian làm việc theo 2 mùa qui định như sau. + Mùa nóng: Từ ngày 01/04 đến 31/10. + Mùa lạnh: Từ ngày 01/11 đến 31/3 năm sau. - Thời gian biểu làm việc hàng ngày theo từng mùa do Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn và tương đương trở lên qui định. 2.2.2. Bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại 2.2.2.1. Bên ngoài * Phía trước: - Thùng nước: đặt trên giá, đúng vị trí quy định, phía trên có giá treo ly uống nước, bảo đảm luôn có 3 ly uống nước. - Hành lang giáp với bồn hoa, không để bất cứ vật gì. * Phía sau: - Nước muối: sử dụng 01 loại chai thống nhất trong toàn đơn vị (Vỏ chai nước chanh muối lột sạch bao gói), đặt trên giá theo quy định từng tiểu đội, có biển tên từng người, biển tên dán trực tiếp lên chai nước, không dán vào giá đỡ, khi dán mép dưới tem phải cao ngang mép trên của thanh ngang giá đỡ. - Giá treo đồ 1083: Đặt trên hành lang phía sau phòng ở theo hàng dọc, trên cùng là mũ cứng, sao hướng lên trên, phía dưới treo đồ K03 rồi đến K07, áo quần không lộn trái, quần gấp đôi bên trong, áo bên ngoài có gài nút trên cùng, treo bằng móc, cổ áo 22
- hướng về nhà chỉ huy tiểu đoàn, tay áo xả hết cỡ; từng vị trí dán tên của bộ đội đúng quy định. - Giày: đặt trên giá đỡ, đầu mũi giày hướng lên trên, dây giày và tất bỏ gọn vào trong giày. - Có thể để 01 sọt rác để dùng trong ngày. - Các vật chất còn lại, sắp xếp gọn gàng trong các kho của từng đơn vị. - Khăn mặt: Treo từ hướng nhà chỉ huy tiểu đoàn trở xuống, vắt đôi, phần có tem quay về phía trong và nằm bên phải, mặt trái úp vào nhau. - Giá dây phơi: + Áo dài, quần dài: Treo dây trên, lộn trái, áo vắt dọc, đầu cổ áo hướng về nhà chỉ huy tiểu đoàn, 02 phần áo 02 bên dây phơi bằng nhau, 02 tay áo vắt lên dây phơi; quần vắt ngang, mặt trước lưng quần quay ra bên ngoài, khi phơi phải tháo toàn bộ phù hiệu quân hàm. + Áo lót, quần lót: Treo dây dưới, lộn trái, áo lót vắt ngang, cổ áo hướng về phía doanh trại đơn vị, quần lót vắt dọc, đầu lưng quần hướng về nhà chỉ huy tiểu đoàn, quần nhỏ vắt bên dưới quần lót, 02 phần quần, áo lót 02 bên dây phơi bằng nhau. + Giày: Phơi trên giá đúng quy định, bảo đảm gọn gàng, đều, thống nhất. + Tất: Vận dụng treo ở phần cuối dây phơi quần lót, đầu tất quay ra ngoài, hai mép tất bằng nhau. - Nhà tắm, nhà vệ sinh: Chỉ để xô múc nước, không treo đồ trong nhà tắm, trừ trường hợp trời mưa. Vệ sinh nhà tắm, nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ. - Vật chất phòng chống cháy nổ xếp đặt đúng quy định trên giá, không sử dụng cho bất cứ việc gì ngoài mục đích phòng chống cháy nổ. - Ngôi nhà 100 đồng: Đặt chính giữa phía trước khu vệ sinh công cộng các đơn vị, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối không bỏ rác và vỏ bia, rượu trong thùng. 2.2.2.2. Bên trong - Giường: Sắp xếp theo quy định, thông thường là theo từng cặp. 23
- + Chiếu: Trải từ dưới lên trên, mép chiếu ngang với mép phản, nếu chiếu dư ra thì gấp lại ở mép trên đầu phản, chiếu trải thẳng, không nhăn nheo. + Chăn màn sau khi xếp xong đặt chồng lên vừa vặn với gối, mép trước của chăn và gối ngang nhau, đặt toàn bộ gối và chăn màn chính giữa cách mép trên đầu giường 10cm, hàng ngày sử dụng dây căng thẳng hàng toàn bộ các hàng chăn màn trên giường. + Cục ABC: đặt chính giữa trên chăn màn, thống nhất quay chữ B về trước, khi kiểm tra thi đua, nếu đẹp lật lên A, xấu lật xuống C. + Ba lô: sắp xếp bên trong đúng quy định, gói buộc gọn gàng, vuông vức, đặt chính giữa giá đỡ đầu giường, yếm ba lô quay về phía đuôi giường, 2 dây mang ba lô ép vào song song với nhau, phía dưới đáy ba lô không để dây lòng thòng, các túi cóc cột gọn gàng, không để lộ đồ đạc bên trong ra ngoài. + Chén: Bỏ trong túi cóc phía bên ngoài để tiện sử dụng. + Đũa: Cắm vào yếm ba lô phía bên ngoài, đầu đũa dư lên 01cm. + Mũ: Đặt chồng mũ kê pi lên mũ mềm trên nắp ba lô, sao mũ quay về phía đuôi giường. + Thắt lưng và bi đông: Cuốn lại gọn gàng, đặt trên giá đỡ đầu giường phía bên trong ba lô, đầu bi đông hướng lên trên trần nhà. + Giày, dép: Đặt trên giá đỡ đuôi giường, giày đặt sát phía ngoài, dép phía trong, chính giữa 2 chiếc thẳng với thanh dọc đuôi giường, mép sau giày, dép sát vào thành sau giường, tất không để lộ ra bên ngoài. Quy định đồng chí nằm trên để giày, dép phía bên trong, nằm dưới để bên ngoài. + Tem giường: Dán đúng theo quy định, phải có băng keo trong dán ngoài. + Sau khi ngủ dậy, phải hạ ngang toàn bộ cọc mắc màn. + Sách, vở: Đặt thành chồng trên giá đỡ đầu giường tiểu đội trưởng, thứ tự từ dưới lên trên, từ lớn đến nhỏ, cạnh ngoài thẳng với mép ngoài giá đỡ, cạnh dưới sát thanh đầu giường. Nếu nhiều có thể xếp thêm 01 chồng đặt giường trên của tiểu đội trưởng. + Áo mưa: Bỏ trong yếm ba lô. 24