Bài giảng Đánh giá tác động môi trường - Nguyễn Văn Thắng

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1 YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ SỰ CẦN THIẾT THỰC
HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Quá trình phát triển kinh tế xã hội và tác động đến môi trường
1) Môi trường và các thành phần môi trường
Khái niệm môi trường tự nhiên và các thành phần của môi trường tự nhiên
Môi trường của một vật thể hay sự kiện, theo nghĩa chung nhất là tổng hợp tất cả
các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, tác động trực tiếp hay gián tiếp tới sự
tồn tại và phát triển của vật thể hay sự kiện đó. Bất cứ một vật thể hay một sự kiện nào
cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định và nó luôn luôn chịu tác
động của các yếu tố môi trường đó.
Có thể nói môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và
các thực thể của tự nhiên... mà ở đó cá thể, quần thể, loài... có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình. Từ khái niệm này có thể phân biệt
được đâu là môi trường của loài này, đâu là môi trường của loài khác.
Môi trường tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. Môi
trường vô sinh bao gồm những yếu tố không sống, như là các yếu tố vật lý, hóa học
của đất, nước, không khí… gọi chung là môi trường vật lý. Môi trường hữu sinh bao
gồm các thực thể sống như là các loài động vật, thực vật và các vi sinh vật tren cạn và
dưới nước, gọi chung môi trường sinh thái. Cách phân loại này cần nhớ vì nó là cơ sở
để nhận biết cũng như tiến hành đánh giá các tác động môi trường mà chúng ta sẽ học
trong các phần sau của môn học này.
Môi trường sống của con người
Đối với con người thì môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa
của UNESCO (1981) thì “môi trường sống của con người bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, như những cái hữu hình (như các
thành phố, các hồ chứa...) và những cái vô hình (như tập quán, nghệ thuật...), trong đó
con người sống và bằng lao động của mình họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình”. Như vậy, môi trường sống của con
người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là
con người, mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của
con người”.
Trong môn học này, đánh giá tác động môi trường chúng ta sẽ học không chỉ là
đánh giá tác động đến thành phần môi trường tự nhiên (vật lý, sinh thái) mà còn phải
đánh giá tác động đến thành phần môi trường xã hội để xem dự án có tác động gì xấu
tới cuộc sống của cộng đồng dân cư sống trong vùng dự án hay không và tác động đó
như thế nào.
Sự tồn tại và phát triển của con người luôn phụ thuộc vào “chất lượng của môi
2
trường sống”. Quá trình phát triển kinh tế xã hội của con người ngày nay luôn có các
tác động tích cực và tiêu cực tới chất lượng của môi trường sống. Tác động tiêu cực,
thí dụ như gây ô nhiễm môi trường đã và đang làm suy giảm nhanh chóng chất lượng
môi trường sống của con người đang là điều lo ngại và đáng quan tâm nhất của nhân
loại ngày nay.
Để con người trên trái đất tồn tại và phát triển một cách bền vững, thì môi trường
sống của con người cần phải được bảo vệ. Nếu chất lượng của môi trường sống bị
giảm sút thì con người sẽ bị ảnh hưởng ngay và nếu chất lượng của môi trường sống
giảm đến một mức độ nguy hiểm thì có thể dẫn đến các hiểm hoạ không thể lường
được mà các thế hệ con cháu mai sau sẽ phải gánh chịu. Cũng cần lưu ý rằng, việc phá
hoại và làm suy giảm chất lượng môi trường thì rất dễ và nhanh chóng, nhưng khi mà
chất lượng của môi trường đã suy giảm tới mức độ nguy hiểm thì việc làm tốt lại sẽ vô
cùng khó khăn, tốn kém và cũng phải trong một thời gian rất dài mới khôi phục lại
được. Vì thế, việc bảo vệ môi trường sống luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết của
nhân loại trong quá trình sống và phát triển của mình. 
pdf 161 trang thiennv 10/11/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đánh giá tác động môi trường - Nguyễn Văn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_danh_gia_tac_dong_moi_truong_nguyen_van_thang.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đánh giá tác động môi trường - Nguyễn Văn Thắng

  1. Chất lượng môi trường Phát triển càng tăng cường độ sống càng bị suy giảm. . Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường sống của con người họp năm 1972 ở Thuỵ Sĩ đã đi đến kết luận rằng nguyên nhân của nhiều vấn đề quan trọng về môi trường không phải là do phát triển mà chính là do hậu quả của sự kém phát triển. Những đe doạ do sự phát triển hiện nay của thế giới đối với môi trường chủ yếu là: - Sự suy giảm về độ lớn và chất lượng của một số tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với đời sống con người như đất, nước, rừng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Sự suy thoái này trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực cho nhân loại. - Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi rộng hơn trước. Không khí, nước, đất tại các đô thị và các khu công nghiệp, và ngay cả ở nông thôn và vùng sản xuất nông nghiệp, vùng ven biển và đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đời sống của con người cũng như sự sinh tồn và phát triển của các sinh vật khác sống trên trái đất. - Biến đổi khí hậu vì trái đất đang bị nóng lên do hiện tượng khí nhà kính gia tăng, làm cho mực nước biển dâng lên. Các khí CFC do quá trình sử dụng trong công nghiệp và đời sống cũng đang tạo một lỗ thủng tầng ô zôn ngày càng mở rộng, nhất là tại vùng nam cực, đang đe doạ con người trước tác động của các tia vũ trụ mà tầng này như một lá chắn làm nhiệm vụ bảo vệ. - Các vấn đề xã hộ i cấp bách như là nạn nghèo đói đang lan tràn tại các nước chậm phát triển; nạn thất nghiệp như bóng ma ám ảnh cuộc sống của nhân dân nhiều nước, kể cả những nước phát triển nhất; sự cách biệt về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhóm người khác nhau trong cùng một nước đang ngày càng mở rộng; chiến tranh ở nhiều quy mô, nhiều hình thức đang cướp đi hàng ngày sinh mạng của hàng vạn người, tàn phá huỷ diệt hàng ngàn đô thị, làng mạc và những tài nguyên thiên nhiên, tài sản văn hoá vô giá của nhân loại. Các đe dọa trên cho thấy do sự phát triển không được kiểm soát mà môi trường trên trái đất đang bị phá hoại một cách nghiêm trọng, chất lượng môi trường sống của con người đã giảm sút đến mức báo động ở nhiều nơi, nhiều nguồn tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt mà trước đây tưởng như các tài nguyên đó không bao giờ cạn. Điều này là một mối đe doạ và nhìn về tương lai thì mối đe doạ này còn có thể nhân lên nếu không có giải pháp xử lý đúng đắn. Cách giải quyết là phải xem xét và thay đổi lại cách thức phát triển để kiểm soát và hạn chế được mối mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường, giữ cho phát triển cân bằng với môi trường. Đó là xuất phát điểm của việc ra đời khái niệm phát triển bền vững thay cho phát triển truyền thống trước đây. 1.1.2 Phát triển bền vững 4
  2. 1.1.2.1 Sự ra đời của phát triển bền vững Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm mới về sự phát triển xuất hiện trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây. Khái niệm này được đưa ra khi mà mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển đã trở thành sâu sắc ở nhiều nước trên thế giới do con người đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường. Điều đó khiến cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng quá mức đang tiến tới nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng, đe doạ sự phát triển lâu bền của nhân loại. Thuật ngữ PTBV có nguồn gốc từ những năm 70 của thế kỷ 20 và lần đầu tiên đã khuấy động thế giới về Môi trường và phát triển quốc tế nhờ sự ra đời và xuất bản cuốn sách có nhan đề “Chiến lược bảo tồn thế giới” (1980). Tác phẩm này đã được phổ biến rộng rãi nhờ có Báo cáo Brundland “Tương lai của chúng ta” (1987) và đã được làm chi tiết hơn trong hai tài liệu khác là “Chăm lo cho trái đất ” (1991) và “Lịch trình Thế kỷ 21” (1992). PTBV theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) được nêu trong cuốn “Tương lai của chúng ta” là “sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Trong cuốn “Chăm lo cho trái đất” thì PTBV được định nghĩa là “sự nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của các hệ thống sinh thái”, còn tính bền vững là “một đặc điểm đặc trưng của một quá trình hoặc một trạng thái có thể duy trì mãi mãi”. Nếu nhìn vào lịch sử, thì ý tưởng về PTBV đã được nêu lên từ năm 1972 bởi D.H Meadows, đó là phát triển “có thể thay đổi xu thế tăng trưởng và thiết lập điều kiện ổn định về sinh thái và kinh tế lâu bền trong tương lai ”. Thực hiện một “xã hội bền vững về kinh tế và sinh thái”, đó là sự chuyển đổi cơ bản về nhận thức và cam kết của thế giới kể từ sau Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triể n họp tại Stockhom Thụy Điển năm 1972, khi mà sự suy giảm của môi trường sống trên trái đất được thừa nhận là đang ngày càng trầm trọng. Kết quả của hội nghị Stockhom đã nhìn nhận sâu sắc bản chất quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế và chỉ ra rằng, ngày nay chúng ta phải nhằm đến mục tiêu vừa làm kinh tế tốt vừa làm sinh thái tốt, hay nói cách khác, phải luôn giữ gìn sự lành mạnh về môi trường trong quá trình gia tăng phát triển kinh tế xã hội. Hiệp hội Thế giới Bảo tồn thiên nhiên (IUCN,1980) đưa ra Chiến lược bảo tồn thế giới với mục tiêu cơ bản của chiến lược là “Bảo vệ để phát triển vững bền” đã nhận định rằng tình hình sử dụng các tài nguyên tái tạo là không lâu bền và nêu lên quan điểm sử dụng lâu bền các loài và các hệ sinh thái, tức là sử dụng ở mức thấp hơn khả năng mà các quần thể động, thực vật có thể sinh sản để tự duy trì. Tuy nhiên, một lực đẩy mới đã xuất hiện vào năm 1983 khi Đại hội đồng LHQ thành lập “Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển” (WCED) mà bốn năm sau, trong một báo cáo của hội đồng có tên là “Tương lai chung của chúng ta” đã đưa ra một kết luận mạnh mẽ đầy sức thuyết phục về PTBV, trong đó liên kết sự phát triển, môi trường và xã hội với các khía cạnh kinh tế, coi đó là con đường duy nhất đúng dẫn 5
  3. đến một tương lai lâu bền cho nhân loại. Tìm kiếm sự PTBV có nghĩa là phải chỉ ra các kiểu của phát triển cũng như cường độ của nó trong mỗi điều kiện môi trường nhất định, những mốc và mức độ cần thiết của hoạt động và nội dung quản lý môi trường cần tiến hành trong mỗi thời kỳ. Để tiến tới PTBV cần phải duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên một cách chặt chẽ. Các tài nguyên không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả theo các phương thức và kỹ thuật phù hợp nhất. Các tài nguyên tái tạo cần khai thác sử dụng hợp lý, duy trì năng lực sản xuất và sự phục hồi tự nhiên của nó. Các nguồn thu được từ khai thác tài nguyên, một phần phải đầu tư lại cho các biện pháp bảo vệ và làm sạch môi trường. Sau hội nghị Stockhom, môi trường và PTBV đã trở thành vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, những năm sau đó, việc đưa môi trường thành một phần trong kế hoạch phát triển quốc gia và trong việc ra quyết định cũng mới thu được kết quả rất hạn chế. Dựa trên các khuyến nghị của WCED, tháng 6 năm 1992 hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên được tổ chức tại Rio de Janeiro (Bradin) với sự tham gia của chính phủ 172 nước trên thế giới, trong đó có 108 vị đứng đầu nhà nước. Hội nghị đã nhất trí lấy PTBV làm mục tiêu của toàn nhân loại để tiến vào thế kỷ 21. Hội nghị đã đạt được sự thoả thuận của các nước về 4 văn kiện quan trọng là “Tuyên ngôn các nguyên tắc, Tuyên bố Rio và Chương trình hành động, Lịch trình Thế kỷ 21, Công ước khung về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ”. Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển đã xác định quyền và trách nhiệm của tất cả các quốc gia đối với những nguyên tắc cơ bản của môi trường và phát triển. Thí dụ như các quốc gia được toàn quyền khai thác các nguồn lợi riêng của mình, nhưng không được gây phương hại tới môi trường của các nước khác; việc xoá bỏ sự nghèo đói và giảm sự chênh lệch về mức sống trên phạm vi toàn thế giới là không thể thiếu được đối với PTBV, sự tham gia đầy đủ của phụ nữ là yếu tố quyết định nhằm đạt đến sự PTBV. Lịch trình thế kỷ 21 - một ấn phẩm xanh về con đường đi tới để tạo dựng một sự PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường cho nhân loại tiến vào thế kỷ 21- đã chỉ ra rằng, dưới sức ép của dân số thì sự tiêu dùng và phát triển kinh tế là những lực đẩy đầu tiên làm biến đổi môi trường. Nó chỉ ra những gì mà con người phải làm để giả m các chất thải, các chính sách và chương trình để đạt được sự thành công trong việc tạo ra sự cân bằng bền vững giữa tiêu dùng, dân số và khả năng cung cấp vật chất cho cuộc sống của con người. Lịch trình thế kỷ 21 đưa ra một sự lựa chọn cho nhân loại trong cuộc đấu tranh chống lại sự suy thoái của tài nguyên đất, nước và không khí, trong việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của môi trường sinh thái tự nhiên. Nó cũng chỉ rõ hệ thống tài chính của các quốc gia, ngoài việc tính đếm đầy đủ giá trị của tài nguyên tự nhiên đã được sử dụng, còn phải tính đầy đủ các chi phí cần đầu tư lại cho xử lý các ô nhiễm và suy thoái môi trường và nêu ra nguyên tắc “người gây ra ô nhiễm cần có trách nhiệm gánh vác các chi phí cho xử lý ô nhiễm”. Chấp nhận Lịch trình thế kỷ 21, các nước công nghiệp phát triển cũng đã ghi nhận trách nhiệm cao hơn của họ đối với các nước 6
  4. nghèo trong việc làm sạch môi trường do họ đã gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn. 1.1.2.2 Yêu cầu của phát triển bền vững Từ các định nghĩa và khái niệm nêu trên, có thể thấy rõ là PTBV đòi hỏi các tài nguyên phải được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả với những phương thức khôn khéo, thông minh để tài nguyên không bị suy thoái và có thể sử dụng lâu dài. XÃ HỘI Hiệu quả kinh tế SINH THÁI Bảo vệ Xã hội môi trường chấp nhận KINH TẾ Hình 1-1: Tiếp cận khái niệm kinh tế, xã hội, sinh thái trong phát triển bền vững PTBV đòi hỏi trong khi tiến hành các hoạt động phát triển ngoài việc đảm bảo các mục tiêu kinh tế, còn phải đảm bảo các mục tiêu phát triển xã hội và bảo toàn các nhân tố sinh thái của môi trường. Nói cách khác, trong phát triển phải thực sự coi trọng yêu cầu bảo vệ môi trường. Bảo vệ là sự quản lý sinh quyển một cách chặt chẽ để đảm bảo cho sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo đúng với khả năng của chúng, mang lại lợi ích tối đa, không làm giảm sút khả năng hồi phục và tiềm năng sản xuất của tài nguyên trong tương lai. Nó là hoạt động có ý nghĩa tích cực, bao gồm cả bảo quản, duy trì, sử dụng hợp lý, hồi phục và nâng cao hiệu suất sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với các nguồn tài nguyên tái tạo. Vì thế, bảo vệ là một nhân tố không thể thiếu trong PTBV. Phát triển truyền thống trước đây chỉ chú ý tới hiệu quả kinh tế của khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, còn PTBV như định nghĩa của nó có mục tiêu rộng hơn, đòi hỏi các hoạt động phát triển phải xem xét một cách tổng hợp cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái trong quá trình khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế xã hội. Nói cách khác, để PTBV phải biết tiếp cận các hệ thống kinh tế, xã hội và sinh thái trong khai thác và sử dụng tài nguyên để đem lại đồng thời các hiệu quả kinh tế, sự công bằng xã hội và sự toàn vẹn môi trường như ba đỉnh của một tam giác trong hình 1-1. 1.1.2.3 Các điều kiện của phát triển bền vững Trong phát triển để bảo đảm được bền vững cần bảo đảm sự bền vững về kinh tế, về xã hội và sinh thái như đã nêu ở trên. (1). Sự bền vững về kinh tế Sự bền vững về kinh tế phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, hay 7
  5. nói chính xác hơn là nó yêu cầu lợi ích phải lớn hơn hay cân bằng với chi phí. Độ bền vững về kinh tế chủ yếu được quy định bởi tính hữu ích và chi phí đầu vào, chi phí khai thác, chế biến và nhu cầu đối với sản phẩm. Để đảm bảo bền vững về kinh tế, các dự án phát triển phải đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Các vốn đầu tư cho phát triển phải nhanh chóng được thu hồi và lợi ích kinh tế của sự phát triển phải làm sao thu được là lớn nhất. Sự bền vững về kinh tế phải thể hiện trong sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tránh được sự suy thoái đình trệ trong tương lai. (2). Sự bền vững về xã hội Sự bền vững về mặt xã hội phản ánh mối quan hệ giữa phát triển với những tiêu chuẩn xã hội hiện tại. Một hoạt động có tính bền vững về mặt xã hội nếu nó phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội, hoặc không kéo chúng đi quá sức chịu dựng của cộng đồng. Những tiêu chuẩn xã hội dựa vào tôn giáo, truyền thống và phong tục, có thể hoặc không thể hệ thống hoá được bằng pháp luật. Chúng phải được thực hiện bằng các quan hệ đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo dục, gia đình và các mối quan hệ riêng tư khác, các hệ thống giai cấp và ngôi thứ, thái độ đối với công việc Bền vững xã hội thể hiện ở chỗ tất cả các sự phát triển đều phải được xã hội chấp nhận và ủng hộ, và phải phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội và đảm bảo sự công bằng xã hội. Giáo dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội phải được bảo vệ và phát huy. (3). Sự bền vững về sinh thái Sự bền vững về sinh thái thể hiện ở chỗ các hoạt động phát triển khi thực hiện phải duy trì được năng lực của hệ sinh thái, đảm bảo cho các sinh vật trong hệ duy trì được năng suất, khả năng thích nghi, năng lực tái sinh. Điều đó cũng có nghĩa là phải tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, duy trì và phát triển các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, bảo vệ chất lượng môi trường sống. Các nguồn phế thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người phải được quản lý chặt chẽ, xử lý tái chế kịp thời. 1.1.2.4 Thực hiện Phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam Sau hội nghị trên, xuất phát từ các nguyên tắc của PTBV, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng Lịch trình thế kỷ 21 cho nước mình. Thế giới cũng có bước chuyển biến mới trong nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường và PTBV. Ở Việt Nam, những năm qua một số tài nguyên tái tạo đang bị khai thác quá mức trong đó có tài nguyên rừng. Tài nguyên nước cũng đang có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng trong từng vùng và từng thời gian nhất định. Một số tài nguyên không tái tạo như là một số khoáng sản trữ lượng cũng không còn nhiều. Sự phát triển kinh tế hiện đang gây sức ép rất mạnh, làm suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí, do ảnh hưởng của các chất thải sinh hoạt và công nghiệp, cũng như sử dụng quá mức phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trên các đồng 8
  6. ruộng. Theo xu thế phát triển kinh tế của đất nước, sức ép của phát triển tới môi trường trong tương lai vẫn là rất lớn. Vì thế, thực hiện mục tiêu PTBV càng là yêu cầu cấp thiết của đất nước. Vấn đề bảo vệ môi trường và PTBV luôn được Nhà nước coi là mục tiêu chiến lược để phát triển đất nước và đã được nêu rõ trong bản “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển lâu bền 1991-2000”. Kể từ đó đến nay, Nhà nước có nhiều hoạt động tích cực để thực hiện kế hoạch trên. Thí dụ như ban hành luật Bảo vệ Môi trường (1993), luật Tài nguyên nước (1998) và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các luật này. Trong Chương trình hành động về bảo vệ môi trường và PTBV, Nhà nước đã đưa vấn đề kế hoạch hoá bảo vệ môi trường trở thành một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, tăng dần tỷ lệ ngân sách nhà nước hàng năm chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường. 1.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.2.1 Khái niệm, mục đích của đánh giá tác động môi trường Khái niệm Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) - tiếng Anh là Environmental Impact Assessment (EIA) là một khái niệm mới ra đời trong mấy chục năm gần đây, lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1969 do sự đòi hỏi của dân chúng đối với chính phủ trước tình trạng giảm sút chất lượng môi trường sống của con người, hậu quả của việc tăng nhanh các hoạt động phát triển khi nước Mỹ đang bước vào kỷ nguyên công nghiệp hoá. Có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá tác động môi trường. Mỗi định nghĩa tuy có nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau nhưng đều nêu lên những điểm chung của đánh giá tác động môi trường là đánh giá, dự báo các tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực chủ yếu của dự án. Sau đây là một số định nghĩa của ĐTM. Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005 thì: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Theo GS.Lê Thạc Cán, 1994, thì: ″ ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích, dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài của việc thực hiện hoạt động đó đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường ” . Các định nghĩa trên đều nêu lên các nội dung chủ yếu mà đánh giá tác động môi trường phải thực hiện. Tuy nhiên, ở đây cần thấy rõ là đánh giá tác động môi trường bao gồm đánh giá cả các tác động tới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, đánh giá các nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường cũng như phân tích hiệu quả kinh tế môi 9
  7. trường của dự án. Mục đích Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động/dự án phát triển kinh tế xã hội nhằm các mục đích sau: (1). Nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện giảm một cách tối đa các tác động xấu và bền vững về mặt môi trường: ĐTM nhằm xác định và đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng của dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội và sức khoẻ của con người. Điều đó giúp cho mọi sự đề xuất, mọi hoạt động trong các dự án và chương trình phát triển dự kiến, ngoài đảm bảo tốt về mặt kinh tế, kỹ thuật còn phải không có những tác động xấu có ảnh hưởng đáng kể xảy ra làm suy giảm chất lượng tới môi trường. Nói cách khác, đảm bảo cho các dự án khi thực hiện đều bền vững về mặt môi trường; (2). Cung cấp nhưng thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định về thực hiện dự án mang tính hợp lý với môi trường : Đánh giá tác động môi trường được sử dụng để phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng môi trường đáng kể của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội dự kiến sẽ tiến hành. Vì thế, ĐTM sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trợ giúp cho các cấp lãnh đạo khi xem xét để ra quyết định có nên tiến hành dự án hay không, và nếu thực hiện thì phải tiến hành như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường mà cộng đồng dân cư những người bị ảnh hưởng có thể chấp nhận được. Nó giúp cho việc xét duyệt dự án được nhanh chóng, thuận lợi và đúng hướng. Nói chung, có thể xem đánh giá tác động môi trường như là một quá trình khuyến khích, một sự xem xét có hệ thống ảnh hưởng qua lại giữa các hoạt động phát triển và những hậu quả của nó đối với môi trường, nhằm làm cho con người có thể sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất mà tránh được sự xuống cấp của môi trường. Đánh giá tác động môi trường luôn hướng trọng tâm vào những vấn đề, những mâu thuẫn hoặc những áp lực tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến tính tồn tại của một dự án. Nó tập trung xem xét những thay đổi về chất lượng môi trường có thể nảy sinh do việc thực hiện dự án mang lại. Từ đó, đánh giá xem dự án có thể gây ra những tác động nào được coi là đáng kể tới con người, tới cuộc sống của họ cũng như tới những phát triển khác trong các khu vực xung quanh để quyết định có nên thực hiện dự án hay không. 1.2.2 Vai trò của đánh giá tác động môi trường (1). Đánh giá tác động môi trường là công cụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Ngày nay, ĐTM đã trở thành một lĩnh vực của khoa học môi trường và là một phần không thể thiếu khi xây dựng, xét duyệt và thẩm định các dự án phát triển. Hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng ĐTM và có quy định trong luật pháp quốc gia về việc thực hiện ĐTM. Có thể nói ĐTM đã trở thành công cụ rất quan trọng để thực hiện phát triển bền vững như là : qua bắt buộc các dự án/ hoạt động phát triển phải lập báo cáo ĐTM và trình cho cơ quan quản lý môi trường Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo, Nhà nước sẽ xác định được những dự án nào là tốt và không có tác 10