Bài giảng Công nghệ phần mềm - Đinh Thị Lương

·Các vấn đề liên quan (tt1)

·Mục tiêu môn học: giúp sinh viên

üHiểu và giải thích được quy trình phát triển phần mềm

üPhân tích được các yêu cầu của người sử dụng

üLựa chọn một mô hình quy trình phát triển phần mềm thích hợp cho một sản phẩm cụ thể.

üGiải thích tầm quan trọng của các hoạt động đánh giá chất lượng phần mềm.

üBiết được phải tạo ra những kết quả gì trong từng giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm.

üÁp dụng các mô hình thiết kế hệ thống thích hợp cho từng sản phẩm cụ thể.

üSử dụng các CASE Tool để hỗ trợ quá trình phát triển phần mềm.

·Nội dung chương trình

·Chương 1  Tổng quan về công nghệ phần mềm

üGiới thiệu về một số khái niệm cơ bản

üThế nào là một phần mềm tốt?

-Thách thức đối với công nghệ phần mềm?

üVấn đề về tính chuyên nghiệp và đúng quy tắc

üBài tập

ppt 326 trang thiennv 7100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ phần mềm - Đinh Thị Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_phan_mem_dinh_thi_luong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ phần mềm - Đinh Thị Lương

  1. Nội dung chương trình (tt5) • Chương 5 Các mô hình hệ thống ✓ Mô hình ngữ cảnh ✓ Mô hình ứng xử ✓ Mô hình dữ liệu ✓ Mô hình đối tượng ✓ Phương pháp hướng cấu trúc ✓ Bài tập 12/16/2022 11
  2. Nội dung chương trình (tt6) • Chương 6 Thiết kế kiến trúc ✓ Thiết kế kiến trúc là gì? ✓ Tổ chức hệ thống ✓ Phân rã hệ thống ✓ Các chiến lược điều khiển ✓ Các kiến trúc tham chiếu ✓ Bài tập 12/16/2022 12
  3. Nội dung chương trình (tt7) • Chương 7 Thiết kế giao diện người dùng ✓ Giao diện người dùng ✓ Quy trình thiết kế giao diện người dùng ✓ Bài tập 12/16/2022 13
  4. Nội dung chương trình (tt8) • Chương 8 Cải tiến phần mềm ✓ Bảo trì phần mềm ✓ Các quy trình cải tiến phần mềm ✓ Tái kỹ nghệ hệ thống ✓ Bài tập 12/16/2022 14
  5. Nội dung chương trình (tt9) • Chương 9 Kiểm thử phần mềm ✓ Quy trình kiểm thử ✓ Kiểm thử hệ thống ✓ Bài tập 12/16/2022 15
  6. Nội dung chương trình (tt10) • Chương 10 Quản lý dự án ✓ Định nghĩa về quản lý dự án ✓ Các hoạt động quản lý ✓ Lập kế hoạch dự án ✓ Lịch biểu của dự án ✓ Quản lý rủi ro ✓ Bài tập 12/16/2022 16
  7. Nội dung chương trình (tt11) • Chương 11 Chuẩn và các quy trình hoạt động trong công nghiệp phần mềm ✓ Các quy trình hoạt động ✓ Các vai trò trong hoạt động sản xuất phần mềm − Khái niệm vai trò − Các vai trò ✓ Hệ thống chuẩn trong công nghiệp phần mềm 12/16/2022 17
  8. Chương 1 Tổng quan về công nghệ phần mềm
  9. Giới thiệu • Ngày nay, tất cả các nước phát triển đều phụ thuộc chủ yếu vào các hệ thống phần mềm. Và càng ngày càng có nhiều hệ thống được kiểm soát bởi phần mềm. Do đó, việc xây dựng và bảo trì hệ thống phần mềm một cách hiệu quả là yêu cầu cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu và của từng quốc gia. • Khái niệm về công nghệ phần mềm được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1968 tại hội nghị thảo luận về khủng hoảng phần mềm. Công nghệ phần mềm đề cập tới các lý thuyết, phương thức và công cụ để xây dựng phần mềm chuyên nghiệp, mang lại lợi nhuận cao. 12/16/2022 19
  10. Giới thiệu (tt1) • Trong chương đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản có liên quan tới phần mềm và công nghệ phần mềm. Để từ đó, chúng ta có những hiểu biết cơ bản để tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo. • Ngoài ra, quy trình xây dựng phần mềm đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc vô cùng chặt chẽ. Do đó, trong phần cuối chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những yêu cầu căn bản đối với một kỹ sư phần mềm. 12/16/2022 20
  11. Mục tiêu • Hiểu rõ các khái niệm liên quan đến phần mềm và công nghệ phần mềm được trình bày trong phần 1. • Biết được một số nguyên tắc cơ bản về tính chuyên nghiệp và đúng nguyên tắc đối với kỹ sư phần mềm. • Có thể tham khảo thêm về một số nguyên tắc của “Code of Ethics” để hiểu rõ hơn về các nguyên tắc đối với một kỹ sư phần mềm. 12/16/2022 21
  12. Một số khái niệm cơ bản • Khi tìm hiểu về công nghệ phần mềm, chúng ta thường đặt ra một số câu hỏi sau: ✓ Phần mềm là gì? ✓ Công nghệ phần mềm là gì? ✓ Sự khác biệt giữa công nghệ phần mềm và khoa học máy tính? ✓ Sự khác biệt giữa công nghệ phần mềm và công nghệ hệ thống? ✓ Quy trình phần mềm là gì? ✓ Mô hình quy trình phát triển phần mềm là gì? ✓ Chi phí của công nghệ phần mềm bao gồm những gì? ✓ Các phương pháp công nghệ phần mềm là gì? ✓ CASE (Computer-Aided Software Engineering) là gì? ✓ Thế nào là một phần mềm tốt? ✓ Những thách thức chính đối với công nghệ phần mềm? 12/16/2022 22
  13. Một số khái niệm cơ bản (tt1) • Phần mềm là gì? ✓ Phần mềm là các chương trình máy tính và những tài liệu liên quan đến nó như: các yêu cầu, mô hình thiết kế, tài liệu hướng dẫn sử dụng Do đó, chúng ta thấy rằng đặc điểm của phần mềm là trừu tượng và vô hình. ✓ Các sản phẩm phần mềm được chia thành 2 loại: − Sản phẩm đại trà (Generic Product): được phát triển để bán ra ngoài thị trường, đối tượng người sử dụng là tương đối đa dạng và phong phú. Những sản phẩm phần mềm thuộc loại này thường là những phần mềm dành cho máy PC. − Sản phầm theo đơn đặt hàng (Bespoke Product hoặc Customised Product): được phát triển cho một khách hàng riêng lẻ theo yêu cầu. Ví dụ: Những hệ thống phần mềm chuyên dụng, hỗ trợ nghiệp vụ cho một doanh nghiệp riêng lẻ 12/16/2022 23
  14. Một số khái niệm cơ bản (tt2) • Công nghệ phần mềm là gì? ✓ Công nghệ phần mềm là những quy tắc công nghệ (engineering discipline) có liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm. ✓ Các kỹ sư phần mềm nên tuân theo một phương pháp luận có hệ thống và có tổ chức trong công việc của họ. Đồng thời, họ nên sử dụng các công cụ và kỹ thuật thích hợp với vấn đề cần giải quyết, các ràng buộc và tài nguyên sẵn có. 12/16/2022 24
  15. Một số khái niệm cơ bản (tt3) • Sự khác biệt giữa công nghệ phần mềm và khoa học máy tính? ✓ Khoa học máy tính đề cấp tới lý thuyết và những vấn đề cơ bản; còn công nghệ phần mềm đề cập tới các hoạt động xây dựng và đưa ra một phần mềm hữu ích. ✓ Khi sự phát triển của phần mềm trở lên mạnh mẽ thì các lý thuyết của khoa học máy tính vẫn không đủ để đóng vai trò là nền tảng hoàn thiện cho công nghệ phần mềm. 12/16/2022 25
  16. Một số khái niệm cơ bản (tt4) • Sự khác biệt giữa công nghệ phần mềm và công nghệ hệ thống? ✓ Công nghệ hệ thống (hay còn gọi là kỹ nghệ hệ thống) liên quan tới tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển hệ thống dựa máy tính bao gồm: phần cứng, phần mềm, và công nghệ xử lý. − Công nghệ phần mềm chỉ là một phần của quy trình này, nó có liên quan tới việc phát triển hạ tầng phần mềm (software infrastructure), điều khiển, các ứng dụng và cơ sở dữ liệu trong hệ thống. ✓ Kỹ sư hệ thống phải thực hiện việc đặc tả hệ thống, thiết kế kiến trúc hệ thống, tích hợp và triển khai. 12/16/2022 26
  17. Một số khái niệm cơ bản (tt5) • Quy trình phần mềm là gì? ✓ Quy trình phần mềm là một tập hợp các hành động mà mục đích của nó là xây dựng và phát triển phần mềm. Những hành động thường được thực hiện trong các quy trình phần mềm bao gồm − Đặc tả: đặc tả những gì hệ thống phải làm và các ràng buộc trong quá trình xây dựng hệ thống. − Phát triển: xây dựng hệ thống phần mềm. − Kiểm thử: kiểm tra xem liệu phần mềm đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng. − Mở rộng: điều chỉnh và thay đổi phần mềm tương ứng với sự thay đổi yêu cầu. ✓ Những loại hệ thống khác nhau sẽ cần những quy trình phát triển khác nhau. Ví dụ, hệ thống thời gian thực yêu cầu phải hoàn thành đặc tả hệ thống trước khi chuyển sang giai đoạn xây dựng nó. Nhưng với hệ thống thương mại điện tử, chúng ta có thể vừa đặc tả vừa xây dựng chương trình một cách đồng thời. 12/16/2022 27
  18. Một số khái niệm cơ bản (tt6) • Mô hình quy trình phát triển phần mềm là gì? ✓ Mô hình quy trình phát triển phần mềm là một thể hiện đơn giản của một quy trình phần mềm, và nó được biểu diễn từ một góc độ cụ thể. ✓ Sau đây là một số ví dụ về mô hình quy trình phát triển phần mềm: − Mô hình luồng công việc (workflow): mô tả một chuỗi các hành động cần phải thực hiện. − Mô hình luồng dữ liệu (data-flow): mô tả luồng thông tin. − Mô hình Vai trò/Hành động (Role/action): chỉ ra vai trò của những người liên quan trong quy trình phần mềm và nhiệm vụ của từng người. ✓ Ngoài ra, còn có một số mô hình quy trình chung cũng được đễ xuất như: − Mô hình thác nước (waterfall) − Mô hình phát triển lặp lại (Iterative development) − Mô hình công nghệ phần mềm dựa thành phần (Component- based software engineering). 12/16/2022 28
  19. Một số khái niệm cơ bản (tt7) • Các chi phí trong công nghệ phần mềm ✓ Để xây dựng một hệ thống phần mềm, chúng ta thường phải đầu tư một khoản ngân sách khá lớn. − Theo thống kê cho thấy, chi phí cho việc xây dựng phần mềm chiếm một phần đáng kể của GNP ở tất cả các nước phát triển. ✓ Chi phí phần mềm thường chiếm phần lớn chi phí của cả hệ thống máy tính. − Chi phí phần mềm trên máy PC thường lớn hơn chi phí phần cứng. − Chi phí phần mềm dành cho việc bảo trì phần mềm thường lớn hơn chi phí xây dựng phần mềm. − Đối với những hệ thống hoạt động trong thời gian dài, thì chi phí bảo trì thường lớn gấp nhiều lần so với chi phí xây dựng. 12/16/2022 29
  20. Một số khái niệm cơ bản (tt8) • Các chi phí trong công nghệ phần mềm (tt1) ✓ Xấp xỉ 60% chi phí là chi phí xây dựng và 40% là chi phí kiểm thử. − Đối với những phần mềm làm theo yêu cầu của khách hàng, chi phí mở rộng thường vượt quá chi phí xây dựng. ✓ Chi phí biến đổi tuỳ thuộc vào từng loại hệ thống được xây dựng và các yêu cầu về đặc điểm của hệ thống như: hiệu năng và độ tin cậy của hệ thống. 12/16/2022 30
  21. Một số khái niệm cơ bản (tt9) • Các chi phí trong công nghệ phần mềm (tt2) ✓ Việc phân bổ chi phí cũng phụ thuộc vào mô hình phát triển hệ thống được sử dụng. ✓ Sau đây là bảng so sánh chi phí của 3 mô hình phổ biến nhất, thường được sử dụng: − Mô hình thác nước: Chi phí của các pha đặc tả, thiết kế, cài đặt, tích hợp và kiểm thử được xác định một cách riêng rẽ. 12/16/2022 31
  22. Một số khái niệm cơ bản (tt10) • Các chi phí trong công nghệ phần mềm (tt3) − Mô hình phát triển lặp lại: Không thể phân biệt rõ chi phí cho từng pha trong quy trình. Chi phí đặc tả giảm vì đây là đặc tả ở bậc cao. Tại mỗi bước lặp, các pha trong quy trình xây dựng hệ thống được thực hiện lại nhằm thực hiện các yêu cầu hệ thống khác nhau ở từng bước lặp. Sau khi đã thực hiện hết các bước lặp, phải có chi phí kiểm thử toàn bộ hệ thống. 12/16/2022 32
  23. Một số khái niệm cơ bản (tt11) • Các chi phí trong công nghệ phần mềm (tt4) − Mô hình công nghệ phần mềm hướng thành phần: Chi phí phụ thuộc nhiều vào việc tích hợp và kiểm thử hệ thống. − Ngoài chi phí xây dựng, chúng ta còn phải để một phần lớn chi phí phục vụ cho việc thay đổi phần mềm sau khi nó đã được đưa vào sử dụng. Chi phí cải tiến phần mềm thay đổi phụ thuộc vào từng loại phần mềm. 12/16/2022 33
  24. Một số khái niệm cơ bản (tt12) • Các phương pháp công nghệ phần mềm là gì? ✓ Phương pháp công nghệ phần mềm bao gồm các mô hình hệ thống, các ký pháp, quy tắc, hướng dẫn thiết kế và quy trình để xây dựng phần mềm một cách dễ dàng, đảm bảo chất lượng cao và chi phí hiệu quả. ✓ Một số phương pháp công nghệ phần mềm đã được đề xuất như: Phân tích hướng cấu trúc tập trung vào việc xác định các chức năng cơ bản của hệ thống; phương pháp hướng đối tượng tập trung vào việc định nghĩa các đối tượng và sự cộng tác giữa chúng 12/16/2022 34
  25. CASE • CASE=(Computer-Aided Software Engineering) • Các phương pháp công nghệ phần mềm là gì? ✓ Các hệ thống CASE thường được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động trong quy trình xây dựng phần mềm. Có hai loại CASE: − Upper-CASE: công cụ để hỗ trợ các hoạt động đầu tiên như đặc tả yêu cầu và thiết kế. − Lower-CASE: công cụ để hỗ trợ các hoạt động sau như lập trình, gỡ lỗi và kiểm thử. 12/16/2022 35
  26. Phần mềm tốt? • Phần mềm phải đáp ứng các chức năng theo yêu cầu, có hiệu năng tốt, có khả năng bảo trì, đáng tin cậy, và được người sử dụng chấp nhận. ✓ Khả năng bảo trì: − phần mềm phải được điều chỉnh và mở rộng để thoả mãn những yêu cầu thay đổi. ✓ Mức độ tin cậy: − phần mềm phải được tin cậy, bảo mật và chính xác. ✓ Hiệu quả: − phần mềm không nên sử dụng lãng phí tài nguyên của hệ thống. ✓ Khả năng được chấp nhận: − người sử dụng phải chấp nhận phần mềm. Điều đó có nghĩa là nó phải dễ hiểu, sử dụng được và tương thích với các hệ thống khác. 12/16/2022 36
  27. Phần mềm tốt? (tt1) • Thách thức đối với công nghệ phần mềm? ✓ Công nghệ phần mềm trong thế kỷ 21 phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn. Với mỗi thách thức này, chúng ta phải có những giải pháp cụ thể. − Không đồng nhất: phát triển các kỹ thuật xây dựng phần mềm để giải quyết sự không đồng nhất về môi trường thực hiện và nền tảng hạ tầng. − Chuyển giao: phát triển các kỹ thuật nhằm dẫn tới việc chuyển giao phần mềm tới người sử dụng nhanh hơn. − Độ tin cậy: phát triển các kỹ thuật để chứng minh rằng phần mềm được người sử dụng nó tin tưởng. 12/16/2022 37
  28. Chuyên nghiệp, đúng quy tắc • Quy trình xây dựng phần mềm được thực hiện trong một môi trường chuyên nghiệp và đòi hỏi tuân thủ các nguyên tắc một cách chính xác. ✓ Những kỹ sư phần mềm phải coi công việc của họ là trách nhiệm to lớn, chứ không đơn thuần chỉ là việc ứng dụng kỹ thuật. 12/16/2022 38
  29. Chuyên nghiệp, đúng quy tắc (tt1) • Kỹ sư phần mềm phải ứng xử trung thực và cách làm của họ phải rất chuyên nghiệp và đúng quy tắc. • Một số nguyên tắc cần thiết mà một kỹ sư phần mềm phải thực hiện. ✓ Sự tin cẩn: kỹ sư phần mềm phải tạo được sự tin cẩn từ phía nhân viên và khách hàng. ✓ Năng lực: kỹ sư phần mềm không nên trình bày sai khả năng của mình, không nên nhận những công việc vượt quá khả năng của mình. ✓ Các quyền về tài sản trí tuệ: kỹ sư phần mềm nên quan tâm về các tài sản trí tuệ được bảo hộ như: bằng sáng chế, quyền tác giả để đảm bảo rằng tất cả tài sản trí tuệ của nhân viên và khách hàng đều được bảo hộ. ✓ Lạm dụng máy tính: kỹ sư phần mềm không nên sử dụng các kỹ năng của mình để gây ảnh hưởng tới người khác. Lạm dụng máy tính có thể được hiểu là những việc tầm thường (Ví dụ: chơi điện tử trên máy tính của người khác) đến những vấn đề nghiêm trọng (Ví dụ: phát tán virus). 12/16/2022 39
  30. Chuyên nghiệp, đúng quy tắc (tt2) • Vấn đề về tính chuyên nghiệp và đúng quy tắc đối với kỹ sư phần mềm quan trọng tới mức một số tổ chức ở Mỹ đã hợp tác để phát triển bản Code of Ethics gồm 8 quy tắc liên quan đến ứng xử và cách ra quyết định của các kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp. 12/16/2022 40
  31. Chương 2 Quy trình xây dựng phần mềm
  32. Mở đầu • Giới thiệu: ✓ Quy trình xây dựng phần mềm (còn gọi tắt là quy trình phần mềm) là một tập hợp các hành động phải được thực hiện trong quá trình xây dựng một hệ thống phần mềm. ✓ Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số mô hình phát triển phần mềm thường được ứng dụng và đánh giá ưu và nhược điểm của chúng. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết những công việc phải làm trong quá trình xây dựng một phần mềm và cách thực hiện chúng. • Mục tiêu: ✓ Hiểu rõ quy trình phần mềm ✓ Nắm được một số mô hình phát triển phần mềm ✓ Xác định chi tiết những công việc phải làm trong quy trình phần mềm và cách thực hiện chúng. ✓ Có thể ứng dụng những mô hình phát triển phần mềm đã nghiên cứu trên những hệ thống phần mềm cụ thể. 12/16/2022 42
  33. Một số mô hình • Giới thiệu: ✓ Mô hình phát triển phần mềm là một thể hiện trừu tượng của quy trình phần mềm. Nó biểu diễn các đặc tả về quy trình từ những khía cạnh cụ thể; do đó, nó chỉ cung cấp một phần thông tin về quy trình phần mềm. ✓ Phần sau đây sẽ trình bày năm mô hình phát triển phần mềm phổ biến thường được sử dụng: − Mô hình thác nước − Mô hình xây dựng tiến triển − Công nghệ phần mềm dựa thành phần − Mô hình phát triển lặp lại, tăng thêm − Mô hình xoắn ốc 12/16/2022 43
  34. Một số mô hình (tt1) • Mục tiêu: ✓ Phải hiểu rõ năm mô hình phát triển phần mềm cơ bản. ✓ Phân biệt được sự khác nhau giữa các mô hình; ưu và nhược điểm của từng mô hình. ✓ Biết rõ đối với loại hệ thống nào thì nên áp dụng mô hình phát triển nào cho phù hợp. 12/16/2022 44
  35. Một số mô hình (tt2) • Mô hình thác nước: ✓ Các pha của mô hình thác nước bao gồm: − Phân tích và xác định các yêu cầu − Thiết kế hệ thống và phần mềm − Cài đặt và kiểm thử đơn vị − Tích hợp và kiểm thử hệ thống − Vận hành và bảo trì. ✓ Trong mô hình thác nước, năm pha trên phải được thực hiện một cách tuần tự; kết thúc pha trước, rồi mới được thực hiện pha tiếp theo. Do đó, nhược điểm chính của mô hình thác nước là rất khó khăn trong việc thay đổi các pha đã được thực hiện. 12/16/2022 45
  36. Một số mô hình (tt3) • Mô hình thác nước (tt1): ✓ Cho nên, mô hình này chỉ thích hợp khi các yêu cầu đã được tìm hiểu rõ ràng và những thay đổi sẽ được giới hạn một cách rõ ràng trong suốt quá trình thiết kế. 12/16/2022 46
  37. Một số mô hình (tt4) • Mô hình xây dựng tiến triển: ✓ Mô hình xây dựng tiến triển dựa trên ý tưởng xây dựng một mẫu thử ban đầu và đưa cho người sử dụng xem xét; sau đó, tinh chỉnh mẫu thử qua nhiều phiên bản cho đến khi thoả mãn yêu cầu của người sử dụng thì dừng lại. 12/16/2022 47
  38. Một số mô hình (tt5) • Mô hình xây dựng tiến triển (tt1): ✓ Có hai phương pháp để thực hiện mô hình này: − Phát triển thăm dò: mục đích của nó là để làm việc với khách hàng và để đưa ra hệ thống cuối cùng từ những đặc tả sơ bộ ban đầu. Phương pháp này thường bắt đầu thực hiện với những yêu cầu được tìm hiểu rõ ràng và sau đó, bổ sung những đặc điểm mới được đề xuất bởi khách hàng. Cuối cùng, khi các yêu cầu của người sử dụng được thoả mãn thì cũng là lúc chúng ta đã xây dựng xong hệ thống. − Loại bỏ mẫu thử: mục đích là để tìm hiểu các yêu cầu của hệ thống. Phương pháp này thường bắt đầu với những yêu cầu không rõ ràng và ít thông tin. Các mẫu thử sẽ được xây dựng và chuyển giao tới cho người sử dụng. Từ đó, ta có thể phân loại những yêu cầu nào là thực sự cần thiết và lúc này mẫu thử không còn cần thiết nữa. Như vậy, mẫu thử chỉ có tác dụng để làm sáng tỏ yêu cầu của người sử dụng. 12/16/2022 48
  39. Một số mô hình (tt6) • Mô hình xây dựng tiến triển (tt2): ✓ Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình xây dựng tiến triển là: thiếu tầm nhìn của cả quy trình; các hệ thống thường hướng cấu trúc nghèo nàn; yêu cầu các kỹ năng đặc biệt. ✓ Mô hình xây dựng tiến triển chỉ nên áp dụng với những hệ thống có tương tác ở mức độ nhỏ hoặc vừa; trên một phần của những hệ thống lớn; hoặc những hệ thống có thời gian chu kỳ tồn tại ngắn. 12/16/2022 49
  40. Một số mô hình (tt7) • Mô hình xây dựng tiến triển (tt3): 12/16/2022 50
  41. Một số mô hình (tt7) • CNPM dựa thành phần: ✓ Mô hình này dựa trên kỹ thuật tái sử dụng một cách có hệ thống; trong đó hệ thống được tích hợp từ nhiều thành phần đang tồn tại hoặc các thành phần thương mại COTS (Commercial-off-the-shelf). 12/16/2022 51
  42. Một số mô hình (tt8) • CNPM dựa thành phần (tt1): ✓ Các trạng thái chính của quy trình bao gồm: − Phân tích thành phần sẵn có − Điều chỉnh yêu cầu − Thiết kế hệ thống với kỹ thuật tái sử dụng − Xây dựng và tích hợp hệ thống 12/16/2022 52
  43. Một số mô hình (tt9) • Mô hình phát triển lặp lại, tăng thêm: ✓ Mô hình này được đề xuất dựa trên ý tưởng thay vì phải xây dựng và chuyển giao hệ thống một lần thì sẽ được chia thành nhiều vòng, tăng dần. Mỗi vòng là một phần kết quả của một chức năng được yêu cầu. ✓ Các yêu cầu của người sử dụng được đánh thứ tự ưu tiên. Yêu cầu nào có thứ tự ưu tiên càng cao thì càng ở trong những vòng phát triển sớm hơn. 12/16/2022 53
  44. Một số mô hình (tt10) • Mô hình phát triển lặp lại, tăng thêm (tt1): ✓ Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một số ưu điểm của mô hình phát triển tăng vòng: − Sau mỗi lần tăng vòng thì có thể chuyển giao kết quả thực hiện được cho khách hành nên các chức năng của hệ thống có thể nhìn thấy sớm hơn. − Các vòng trước đóng vai trò là mẫu thử để giúp tìm hiểu thêm các yêu cầu ở những vòng tiếp theo. − Những chức năng của hệ thống có thứ tự ưu tiên càng cao thì sẽ được kiểm thử càng kỹ. 12/16/2022 54
  45. Một số mô hình (tt11) • Mô hình phát triển lặp lại, tăng thêm (tt2): 12/16/2022 55
  46. Một số mô hình (tt12) • Mô hình xoắn ốc: ✓ Trong mô hình xoắn ốc, quy trình phát triển phần mềm được biểu diễn như một vòng xoắn ốc. Các pha trong quy trình phát triển xoắn ốc bao gồm: − Thiết lập mục tiêu: xác định mục tiêu cho từng pha của dự án. − Đánh giá và giảm thiểu rủi ro: rủi ro được đánh giá và thực hiện các hành động để giảm thiểu rủi ro. − Phát triển và đánh giá: sau khi đánh giá rủi ro, một mô hình xây dựng hệ thống sẽ được lựa chọn từ những mô hình chung. − Lập kế hoạch: đánh giá dự án và pha tiếp theo của mô hình xoắn ốc sẽ được lập kế hoạch. 12/16/2022 56