Bài giảng Cơ sở thiết kế máy - Chương 4: Truyền động bánh ma sát - Lê Cung

1. Giới thiệu về truyền động bánh ma sát
? Truyền động bánh ma sát thực hiện truyền công suất giữa hai trục nhờ lực ma sát phát sinh
trực tiếp trên bề mặt tiếp xúc giữa bánh dẫn và bánh bị dẫn.
Để tạo nên lực ma sát, cần ép hai bánh lại với nhau bằng lực ép Fr (hình 4.1).
Bộ truyền bánh ma sát được dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song nhau (ví
dụ bộ truyền bánh ma sát trụ - hình 4.1), giữa hai trục cắt nhau (ví dụ bộ truyền bánh ma sát
nón - hình 4.2), hoặc vừa truyền chuyển động vừa biến đổi vận tốc (bộ biến tốc ma sát - hình
4.4). Ngoài ra, còn được dùng để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
(hình 4.3).
? Bộ truyền bánh ma sát gồm có các bộ phận chính sau (hình 4.1): bánh ma sát dẫn 1, bánh
ma sát bị dẫn 2, các gối đỡ O1, O2 (một trong hai gối đỡ có thể di động), bộ phận tạo lực ép Fr
ép hai bánh lại với nhau. Trong bộ biến tốc ma sát, có thể có thêm khâu trung gian như dây
đai, bánh ma sát phụ... 
pdf 9 trang thiennv 08/11/2022 6180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Cơ sở thiết kế máy - Chương 4: Truyền động bánh ma sát - Lê Cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_thiet_ke_may_chuong_4_truyen_dong_banh_ma_sa.pdf