Bài giảng Cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính

1. Khái niệm
Máy tính là gì?
Máy tính(computer) là thiết bị điện tử có khả năng thực hiện các công việc sau:
 Nhận thông tin
 Xử lý thông tin theo chương trình được nhớ sẵn trong bộ nhớ máy tính
 Xuất thông tin
Chương trình là gì?
Chương trình(program) là dãy các lệnh được sắp xếp trong bộ nhớ, máy tính có
thể dựa vào các lệnh này để thực hiện chức năng nào đó.
Phần mềm là gì ?
Phần mềm(software) là bao gồm các chương trình và dữ liệu liên quan, đáp ứng
lĩnh vực hay ứng dụng thực tế.
Phần cứng là gì?
Phần cứng(hardware) là bao gồm các thiết bị vật lý cấu thành hệ thống máy tính.
Cấu trúc máy tính
Cấu trúc máy tính (computer structure) là đề cập các thành phần cấu thành máy
tính và những liên kết giữa các thành phần này.
Ở mức cao nhất máy tính bao gồm 4 thành phần:
♦ Bộ xử lý trung tâm (CPU : Central Processing Unit)
♦ Hệ thống nhớ (Memery System)
♦ Hệ thống vào/ra (I/O : Input/ Output System)
♦ Liên kết hệ thống (Interconnection, Bus)
Chức năng máy tính
Chức năng máy tính (computer function) là mô tả hoạt động của hệ thống máy tính
hay từng thành phần của hệ thống.
Chức năng cơ bản của hệ thống máy tính:
♦ Xử lý dữ liệu
♦ Lưu trữ dữ liệu
♦ Vận chuyển dữ liệu
♦ Điều khiển dữ liệu
2. Qúa trình phát triển của máy tính
a. Sơ lược lịch sử máy tính
Lịch sử phát triển máy tính chia ra 4 mốc lớn:
♦ Năm 1946 máy tính đầu tiên ra đời có tên gọi ENIAC (Electric Numberial
Integrated And Computer) chúng thiết kế nhờ đèn điện tử, là kết quả của một dự
án do bộ quốc phòng Mỹ đề xuất 1943. 
pdf 71 trang thiennv 08/11/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cau_truc_lap_rap_va_bao_tri_may_tinh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính

  1. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 11 Để có thể thấy được những hình học nhỏ xíu này, tia laser được dùng trong đầu đĩa DVD sẽ hoạt động với một bước sóng ngắn hơn nhiều (ánh sáng đỏ của bước sóng ngắn). Tia laser hoạt động tại một bước sóng nhất định, và nhiều ổ đĩa DVD-ROM có hai đầu đọc laser được gắn vào cơ cấu, vì thế chúng có thể đọc được nhiều khuôn dạng đĩa quang khác nhau. DVD có thể sử dụng nhiều lớp pit và land (từng thành phần bên trong nó sẽ tạo thành một lớp phản xạ riêng), vì vậy một đĩa có thể ghi nhiều lớp dữ liệu có cùng giá trị. Thành phần điều khiển tiêu cự của chùm tia laser trong ổ đĩa DVD có thể chọn lớp để đọc. Một đĩa CD thông thường chỉ sử dụng loại đĩa một mặt, nhưng cả hai mặt của đĩa DVD đều có thể sử dụng được. Kết hợp kĩ thuật nhiều lớp này, DVD có thể hỗ trợ lên đến 4 lớp dữ liệu cho một đĩa DVD. Một đĩa DVD có thể lưu trữ đến 8.5GB dung lượng dữ liệu trên một đĩa một mặt hai lớp hoặc lên đến 17GB dung lượng dữ liệu trên một đĩa hai mặt hai lớp. Hình 4.6 Hình 4.7 Hình 4.9  Ổ đĩa CD-ROM, CD-R,CD-RW phải có khả năng quay đĩa với tốc độ tuyến tính (CLV- constant linear velocity ). Khi đến mép ngoài của đĩa tốc độ mép ngoài sẽ chậm xuống. Mục đích là nhằm đảm bảo dữ liệu xoắn ốc trên CD đang quay một cách chính xác.  Tốc độ đọc hiện nay của ổ đĩa CD là 52X (1X= 150KB/s), của ổ đĩa DVD là 16X (1X=1,385MB/s).  Ổ đĩa CD không thể đọc được các đĩa DVD,nhưng ổ đĩa DVD có thể đọc được các đĩa định dạng CD. 3.4 Hệ thống vào ra. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  2. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 12 a. Chức năng: Trao đổi thông tin giữa bên trong máy tính với môi trường bên ngoài và ngược lại. b. Thao tác dữ liệu + Vào dữ liệu (Input). + Ra dữ liệu (Output). c. Các thành phần cơ bản của hệ thống vào ra: . Các thiết bị vào ra (Peripheral Devices) Chức năng: Chuyển đổi thông tin giữa bên trong và bên ngoài máy tính và ngược lại. Thiết bị ngoại vi được chia 4 loại: Thiết bị vào, thiết bị ra, thiết bị nhớ, thiết bị truyền thông. . Modul ghép nối vào ra (I/O Module)  Để ghép nối các thiết bị ngoại vi với máy tính.  Trong module vào ra có các cổng vào ra, mỗi cổng như một ô nhớ có địa chỉ xác định.  Thiết bị ngoại vi sẽ được nối ghép trao đổi dữ liệu thông qua cổng. 3.5 Liên kết hệ thống (InterConnection) a) Khái niệm chung về BUS Bus là tập hợp các đường dây dùng để vận chuyển thông tin từ thành phần này tới thành phần khác bên trong máy tính.  Độ rộng của BUS: là số đường dây có khả năng vận chuyển thông tin đồng thời.  Phân loại BUS • BUS địa chỉ • BUS dữ liệu • BUS điều khiển Module Module CPU memory I/O BUS ĐỊA CHỈ BUS DỮ LIỆU BUS ĐIỀU KHIỂN B US địa chỉ : Chức năng: dùng để vận chuyển địa chỉ từ CPU đến các bộ nhớ hay các Module vào ra, nhằm xác định ngăn nhớ hay cổng vào ra CPU cần truy xuất trao đổi thông tin. Độ rộng của BUS địa chỉ (A0, A1, , An-1) Cho biết khả năng quản lý cực đại số các ngăn nhớ. Nếu sử dụng độ rộng bus địa chỉ n đường, dung lượng cực đại của bộ nhớ có thể quản lý là 2n ngăn nhớ. Thông thường mỗi ngăn nhớ lưu trữ 1B. Ví dụ: Bus địa chỉ của các bộ VXL sau: 8088/8086 n=20 => không gian nhớ quản lý tối đa 220( 1MB) 80286 n=24 224(16MB) 80386 Pentium n=32 232(4GB) Pentium II,III,IV n=36 236(64GB) BUS dữ liệu: GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  3. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 13 Chức năng: vận chuyển lệnh từ bộ nhớ → CPU, vận chuyển dữ liệu giữa CPU, bộ nhớ và cổng vào ra. Độ rộng của Bus dữ liệu (D0,D1, .Dm-1) Cho biết số byte có khả năng trao đổi đồng thời m = 8, 16, 32, 64, 128 bit Ví dụ: 8088 -> m=8 8086 -> m=16 80386 -> m=32 Pentium -> m=64 BUS điều khiển: Vận chuyển tập hợp các tín hiệu:  Tín hiệu phát ra từ CPU để điều khiển Module nhớ và Module vào ra.  Tín hiệu từ Module nhớ, Module vào ra gởi đến CPU yêu cầu.  Ngoài ra còn là BUS cung cấp nguồn tín hiệu xung nhịp (clock) với các BUS đồng bộ, tín hiệu ngắt, chuyển nhượng, b) Phân cấp BUS trong máy tính. Nhược điểm của cấu trúc đơn BUS. Một là có nhiều thành phần nối vào một BUS chung, nên tại một thời điểm chỉ phục vụ được một yêu cầu trao đổi dữ liệu. Hai là các thành phần nối vào BUS máy tính có thể có tốc độ khác nhau. Vì thế bus phải được thiết kế cho Module có tốc độ nhanh nhất trong hệ thống, nhưng lại phục vụ cho tất cả các module có tốc độ chậm hơn. . Khắc phục nhược điểm này người ta xây dựng cấu trúc đa BUS bao gồm các hệ thống BUS khác nhau về tốc độ. Các bus được phân theo các cấp độ khác nhau. . Trong hầu hết các máy PC bus được phân 3 cấp và các bus nối với nhau thông qua cầu nối BUS GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  4. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 14 Sơ đồ phân cấp BUS trong máy tính Bộ VXL BUS tốc độ cao Cầu nối BUS BUS tốc độ trung bình Cầu nối BUS BUS tốc độ chậm Cấu trúc hệ thống Pentium II điển hình Inter Pemtium Cache L1 BUS VXL 133MHz North AGP 66MHz 66MHz SIMM Brigde DIMM (SDRAM, DDR) BUS PCI 33Hz Khe cắm PCI USB1 USB2 South IDE1 CMOS & RTC Bridge IDE2 BUS ISA 8MHz Khe cắm ISA Đĩa mềm Super LPT Bàn phím Chuột COM1 I/O COM2 ROM GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  5. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 15 Cấu trúc hệ thống của Pemtium 4 Inter Pemtium 4 Processor 4.2 or 3.2 GB/s RDRAM Dual >1 North RDRAM AGP 4X GB/s chanel 4.0 GB/s Bridge RDRAM RDRAM Inter Hub Architecture ATA 100MB/s P 2 IDE 6 Channel C South Audio I Bridge 133MB/s LAN Interface 4 USB Ports Flash BIOS GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  6. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 16 BàBàii 22 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH Máy tính chạy được nhờ có chương trình, chương trình bao gồm các lệnh. Vì vậy máy tính chạy được nhờ thực hiện các lệnh trong chương trình. 1. Thực hiện lệnh trong chương trình Thực hiện lệnh trong chương trình là hoạt động cơ bản của máy tính. Máy tính thực hiện lệnh bằng cách lặp đi lặp lại hai bước cơ bản: Begin Nhận lệnh Thực hiện lệnh End . Nhận lệnh (Fetch) . Thực hiện lệnh (Excute) Quá trình thực hiện là dừng khi: - Ngắt nguồn điện ra khỏi hệ thống - Gặp lệnh dừng (Shutdown) - Gặp tình huống không xử lý được - Gặp lỗi phần cứng Nhận lệnh (Fetch) Bắt đầu mỗi chu kỳ lệnh CPU nhận lệnh từ bộ nhớ chính. Trong quá trình nhận lệnh 2 thanh ghi tham gia trực tiếp đó là thanh ghi PC (Program Counter) và thanh ghi IR (Instruction Register) Thanh ghi PC có chức năng chứa địa chỉ của lệnh sẽ được nhận. Thanh ghi IR có chức năng chứa lệnh được nhận từ ngăn nhớ được trỏ bởi thanh ghi PC. Sau mỗi lệnh được nhận thì nội dung của thanh ghi PC tự động tăng để trỏ tới lệnh kế tiếp sẽ được nhận. Thực hiện lệnh Bộ xử lý giải mã lệnh đã được nhận trong thanh ghi IR và phát tín hiệu điều khiển thực hiện thao tác tương ứng mà lệnh yêu cầu. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  7. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 17 Các kiểu thao tác của lệnh có thể: . Thực hiện trao đổi thông tin giữa CPU và bộ nhớ chính . Thực hiện trao đổi giữa CPU và Module I/O . Xử lý dữ liệu thực hiện các phép toán số học và logic . Điều khiển rẽ nhánh . Kết hợp các thao tác trên 2. Ngắt (Interrupt) - Khái niệm chung về ngắt: Ngắt là cơ chế cho phép CPU tạm dừng chương trình đang thực hiện chuyển sang thực hiện một chương trình khác, chương trình khác đó được gọi là chương trình con phục vụ ngắt. - Các loại ngắt . Ngắt do lỗi thực hiện chương trình . Ngắt do lỗi phần cứng . Ngắt do module I/O phát ra tín hiệu ngắt đến CPU yêu cầu trao đổi dữ liệu - Hoạt động của ngắt Sau khi hoàn thành một lệnh, bộ xử lý kiểm tra tín hiệu ngắt. Nếu không có ngắt thì bộ xử lý tiếp tục nhận lệnh tiếp theo. Nếu có tín hiệu ngắt bộ xử lý tạm dừng chương trình đang thực hiện, cất giữ ngữ cảnh hiện tại (ngữ cảnh là thông tin có liên quan đến chương trình đang thực hiện). Thiết lập bộ đếm chương trinh PC trỏ đến chương trình con phục vụ ngắt. Thực hiện chương trình con phục vụ ngắt. Cuối chương trình con phục vụ ngắt. Khôi phục lại ngữ cảnh và tiếp tục chương trình đang bị tạm dừng. Chu kỳ lệnh với ngắt Bắt đầu Nhận lệnh Thực hiện Dừng N Ngắt? Y Chương trình con phục vụ ngắt - Xử lý tín hiệu ngắt . Cấm ngắt: Bộ xử lý bỏ qua các ngắt tiếp theo trong khi đang xử lý ngắt. . Cho phép ngắt: Bộ xử lý sẽ xử lý các ngắt tuần tự nếu cùng thứ tự ưu tiên. . Mỗi ngắt trong máy tính được gán một số hiệu ngắt và được gán mức độ ưu tiên khác nhau. . Ngắt có mức ưu tiên thấp có thể bị ngắt bởi các ngắt có ưu tiên cao hơn. Vì vậy trong hệ thống xảy ra tình trạng ngắt lồng nhau. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  8. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 18 3. Chu kỳ thực hiện lệnh máy tính Nhận Nhận toán Cất toán lệnh hạng hạng Tính Ðịa Giải mã Tính ðịa Thao Tính ðịa KT ngắt chỉ lệnh thao tác chỉ toán tác dl chỉ toán và ngắt hạng hạng Lệnh tiếp theo Dữ liệu mảng hay chuỗi 4. Các ví dụ minh họa GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  9. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 19 GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  10. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 20 GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  11. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 21 BàBàii 33 TỔNG QUAN VỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH Máy tính là thiết bị điện tử vừa phức tạp vừa đơn giản, phức tạp vì máy tính chứa hàng triệu phần tử điện tử, nhưng đơn giản vì các thành phần được tích hợp lại dưới dạng module. Vì vậy, việc lắp ráp và bảo trì máy tính ngày càng trở lên đơn giản. Thành phần cơ bản của máy tính bao gồm: ♦ Bo mạch chính (Mainboard, Systemboard. Motherboard) ♦ Bộ xử lý (Processor Unit) ♦ Bộ nhớ (Memory Module) ♦ Bộ cung cấp nguồn (Power Supply Unit) ♦ Ổ đĩa mềm (Floppy Disk Driver) ♦ Ở đĩa cứng (Hard Disk Driver) ♦ Ổ CD-ROM, hay DVD-ROM ♦ Màn hình (Monitor) ♦ Bàn phím (Keyboard) ♦ Chuột (Mouse) ♦ Hộp máy (Case) ♦ Card màn hình (Card VGA) ♦ Card âm thanh (Card sound) ♦ Loa (Speaker) 1. Bo mạch chính (Mainboard) Bo mạch chính là thành phần cốt lõi của máy tính. Tất cả các thành phần khác gắn lên bo mạch chính đều chịu sự điều khiển của nó. Thành phần cơ bản bo mạch chính gồm: . Đế gắn bộ xử lý (Socket hay Slot) . Khối điều phối của bo mạch (Chipset) . Khe gắn bộ nhớ (khe cắm DIMM hay SIMM) . Khe gắn mở rộng(AGP, PCI, ISA., CNR, AMR) . ROM BIOS, Pin CMOS . Chip I/O 2. Bộ xử lý (CPU) Bộ xử lý thường được gọi là CPU (Central Processing Unit) là bộ phận quan trọng nhất trong máy tính có chức năng thực hiện các lệnh trong chương trình được nạp vào bộ nhớ chính. Bộ xử lý chứa hàng triệu transistor trên một miếng silicon nhỏ. Đây là thành phần có kích thước nhỏ nhất nhưng lại có giá thành cao nhất so các thành phần khác bên trong máy tính. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  12. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 22 3. Bộ nhớ chính(Main Memory) Bộ nhớ chính của hệ thống được thiết kế từ chíp DRAM, chức năng lưu trữ chương trình và dữ dữ liệu mà CPU trao đổi trực tiếp. Kích thước bộ nhớ chính ngày này thường 128, 256, 512MB hay 1GB hoặc cao hơn. 4. Hộp máy (Case) Hộp máy là thành phần chứa bo mạch chính, nguồn, ổ đĩa, card và các thành phần khác. Có 2 loại hộp thông dụng hiện nay: Hộp máy kiểu nằm (Desktop Case) chúng có đế rộng(43 × 53) đặt trên mặt bàn và thường dùng chúng để đặt màn hình lên. Hộp máy kiểu đứng (Tower Case) đặt thẳng đứng cạnh màn hình chúng có chiều cao từ 50 đến 100 cm không gian rộng hơn, tháo lắp dễ dàng loại hộp máy nằm. Thông thường khi mua hộp máy chúng được bán kèm theo bộ nguồn. Hộp máy kiểu AT: Trước đây phần lớn máy tính sử dụng loại AT, đi kèm theo nó là main board loại AT và nguồn AT. Đối với loại này dây nguồn được cắm trực tiếp vào công tắc cơ khí đóng mở ở phía trước vỏ máy, điều này dễ nhận biết là máy tính không shutdown và ngắt nguồn tự động. Thường vỏ thùng có diện tích nhỏ gọn. Tấm mắp đậy của vỏ thùng được thiết kế thành một khối chung. Hộp máy kiểu ATX: Hiện nay máy tính sử dụng loại vỏ nguồn ATX, đi kèm theo nó là mainboard ATX và nguồn ATX. Loại này dây nguồn được cắm vào bo mạch chính, bật tắt nguồn thông qua main, vì vậy điều dễ nhận thấy là máy tính có thể shutdown tự động ngắt nguồn. Kích thước vỏ thùng có diện tích lớn hơn loại AT. Vỏ máy có cấu trúc 2 tấm lắp hai bên. Hình dưới đây: Tín hiệu trên hộp máy  Công tắc nguồn (Power switch): Đối case AT thì công tắc được kết nối trực tiếp với nguồn nuôi. Đối case ATX công tắc được nối thông qua mainboard thường ký hiệu PWR  Nút khởi động lại (Reset switch): Nút này được kết nối trên main thuờng ký hiệu RST nhằm tái khởi động khi cần.  Đèn nguồn màu xanh(Power Led): Được kết nối vào mainboard dùng để báo hiệu nguồn đã được cung cấp cho máy hoạt động. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  13. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 23  Đèn đọc đĩa màu đỏ (HDD, IDE Led): Được kết nối với main và đèn chỉ đỏ khi đĩa cứng có thao tác dữ liệu. 5. Nguồn (Power) Nguồn cung cấp điện cho tất cả các bộ phận bên trong máy tính như mainboard và các ổ đĩa và các quạt. Vì thế, nó là bộ phận rất quan trọng để duy trì sự hoạt động hệ thống máy tính. Tuy Tuy nhiên chúng ít được người sử dụng quan tâm. Chức năng chính của nguồn là biến đổi dòng điện xoay chiều (110-220V) thành dòng một chiều 1,7V, 3v, 3,3V, 5V, 12V cho tất cả các thiết bị trên máy hoạt động, đồng thời đảm bảo được sự ổn định của nguồn điện. Sơ đồ chân nguồn ATX Sơ đồ chân nguồn AT Signal Pin Pin Signal Connector AT Type 3.3v 11 1 3.3v P8-1 Pwr-Good -12v 12 2 3.3v P8-2 +5v GND 13 3 GND P8-3 +12v Pwr_On 14 4 5v P8-4 -12v GND 15 5 GND P8-5 GND GND 16 6 5v P8-6 GND GND 17 7 GND P9-1 GND -5v 18 8 Pwr_Good P9-2 GND 5v 19 9 5v- Standby P9-3 -5v 5v 20 10 12v P9-4 +5v P9-5 +5v P9-6 +5v 6. Đĩa mềm (Floppy disk) Đĩa mềm là thiết bị lưu trữ bằng từ gọn nhẹ, rẻ tiền, hiệu suất thấp. Hiện nay có hai loại đĩa mềm phổ biến được dùng đó là loại kích thước 3,5 và 5,25 inches. Trong nhiều năm gần đây đĩa mềm đang được thay thế bằng đĩa có kích thước lớn hơn như: đĩa flash gắn cổng USB, đĩa CD hay Pocket disk (đĩa bỏ túi) có chức năng tương đương, nhưng hiệu suất sử dụng cao hơn rất nhiều. 7. Đĩa cứng (Hard disk) Là thiết bị lưu trữ toàn bộ tài nguyên của hệ thống, lưu trữ chương trình và dữ liệu của máy tính trong suốt quá trình hoạt động của máy cũng như lúc không còn hoạt động. Hiện nay đĩa cứng có dung lượng rất lớn lên tới hàng trăm Giga Byte và kích thước của chúng có hai loại 3,5 inches đối với máy để bàn và 2,5 inches đối với đĩa cứng máy tính xách tay. . GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  14. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 24 Ổ đĩa di động là loại đĩa được kết nối với máy tính thông qua cổng USB, COM hoặc LPT để đọc ghi dữ liệu. 8. Ổ CD-ROM, DVD CD-ROM và DVD là thiết bị lưu trữ quang có dung lượng lớn. Chúng được sử dụng chủ yếu làm phương tiện giao lưu phần mềm với số lượng lớn chất lượng cao nhưng giá cả thấp. Kích thước của chúng có hai loại: 3,25 inches và 5,25 inches. Dung lượng CD là: 700MB-750MB, DVD dung lượng 4,7GB đến vài trăm GB. 9. Bàn phím (Keyboard) Là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính. Bàn phím có thiết kế nhiều ngôn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím chức năng khác nhau. Thông thường một bàn phím có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình. Bàn phím được nối với máy tính thông qua cổng PS/2 và USB. 10. Chuột (Mouse) Đây là thiết bị dùng để đào tạo máy tính, nó có hình dáng giống chuột. Chúng thường sử dụng trên các giao diện đồ hoạ. Được nối với máy tính qua cổng PS/2, COM hay USB 11. Card màn hình (VGA Card) Dùng để hiển thị và điều khiển các thông tin trên màn hình. Tất cả các card màn hình bao giờ cũng có 4 thành phần chính: video Chip, RAM chip, BIOS và thiết bị chuyển tín hiệu số sang tương tự (DAC). Card màn hình thường được gắn vào khe cắm AGP, PCI hay ISA. 12. Màn hình (Monitor) Là thiết bị giao tiếp giữa người và máy, nó được sử dụng để xuất các thông tin kết quả xử lý trong quá trình làm việc. Vì vậy nó là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy tính. Chất lượng của màn hình được đánh giá dựa 3 tiêu chí: kích thước(độ dài đường chéo tính theo đơn vị inches), độ phân giải (tính theo số pixel trên một đơn vị diện tích), tần số làm tươi (Hz). Ngày nay có hai loại màn hình phổ biến xuất hiện trên thị trường. Màn hình thường (CRT) và màn hình tinh thể lỏng (LCD) GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  15. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 25 13. Card âm thanh (Card sound) Dùng để xử lý âm thanh, là thành phần không thể thiếu nếu chúng ta muốn xem phim, nghe nhạc. Card sound được gắn vào hệ thống qua khe cắm PCI, AMR hay ISA 14. Máy Scanner Là thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ dạng ảnh thành dữ liệu của tập tin ảnh lưu trong bộ nhớ máy tính. Chúng được nối với máy tính thông qua cổng USB. 15. Loa (Speaker) Máy tính nào cũng có một cái loa nhỏ, thường chỉ được sử dụng để phát tín hiệu báo lỗi khi cần. Tuy nhiên khi chúng ta muốn nghe nhạc, xem phim thì không thể không có thêm hai thiết bị xử lý và hỗ trợ âm thanh đó là Card sound và loa để hoàn chỉnh hệ thống âm thanh. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  16. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 26 BàBàii 44 MAINBOARD VÀ CÁC THÀNH PHẦN TRÊN MAINBOARD Bo mạch chính (Mainboard, Motherboard, Systemboard) gồm 6 thành phần cơ bản sau:  Khối giao tiếp CPU (Socket, Slot)  Khối giao tiếp bộ nhớ chính (DIMM, SIMM)  Khối điều phối mainboard (Chipset).  Hệ vào ra cơ sở (BIOS).  Khe cắm mở rộng (PCI, ISA, AGP, CNR, )  Khối giao tiếp vào ra (PS/2, USB, COM, LPT, VGA, ) 1. Khối giao tiếp CPU(Central Procesing Unit): CPU được gắn lên mainbroad theo nhiều cách khác nhau theo thứ tự thời gian: • Hàn chết trên main. + Đối với các máy 386. + Ưu điểm : cố định trên main (không bị dao động). +Nhược điểm: khó nâng cấp, khó sữa chữa . • Gắn Socket. + Đối với máy đời 386DX trở lên. + Khắc phục được những nhược điểm của phương pháp hàn chết trên main. + Nhược điểm : Khi tháo lắp nhiều lần lỗi thường xảy ra là lỏng, gãy hay cong các chân CPU bởi khi ta cắm ta đè xuống một lực. • Gắn Socket có đế ZIP (Zero Insertion Force). + Đây là đế cắm khắc phục nhược điểm của đế cắm thường. + Lực đè khi ta tháo lắp bằng 0. • Gắn Slot: + Chỉ có ở Pentium II. Pentium III, Celeron. + Bản quyền của Intel. + Hình dáng và cách lắp ráp tương tự như khe cắm PCI. Ngoài ra còn có khe căm thử nghiệm PPGA (Plastic Pin Grid Array) sử dụng cho thế hệ Pentium III và Celeron. Chú ý: Khi cắm CPU ta cần quan tâm chân số 1 để tránh lắp ngược. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin
  17. Bài giảng cấu trúc, lắp ráp và bảo trì máy tính Trang 27 Tên socket Số chân Cách bố trí Hiệu điện Bộ xử lý hỗ trợ cắm chân thế Socket 1 169 17×17 5v 486SX, DX Socket 2 238 19×19 5v 486SX, DX, DX2 Socket 3 237 19×19 5v/3,3v 486SX, DX, DX2, DX4 Socket 4 273 21×21 5v Pentium 60, 66MHz Socket 5 320 37×37 3,3v/3,5v Pentium 75,90,100MHz Socket 6 235 3,3v 486DX4 19×19 Socket 7 321 VRM Pentium, AMD 37×37 Socket370 370 AutoVRM Pemtium II,III, Ce 37×37 Socket478 478 AutoVRM Pentium 4, Celeron 37×37 Socket 775 775 AutoVRM Pentium 4 slot Slot1 242 AutoVRM Pemtium II, III, Celeron slot Slot2 330 AutoVRM Một số thông tin cần quan tâm đối với mainboard:  Loại giao tiếp CPU là socket hay Slot?  Socket hay slot hỗ trợ loại CPU nào? AMD, Cyrix hay Motorola và tốc độ hỗ trợ cao nhất là bao nhiêu?  Hiệu điện thế mà Socket hay Slot cấp cho CPU? Có thể thiết lập?  Tần số hoạt động lớn nhất bao nhiêu? Có thể thiết lập tùy ý hay không? CPU có hai đặc tính quan trọng nhất: Điện thế nguồn và tần số làm việc. + Set jumper nhân tần số: Ngay nay, tần số hoạt động CPU ngày càng tăng, hiệu điện thế nguồn và kích thước ngày càng giảm. Trong khi đó tốc độ main cũng tăng nhưng không theo kịp tốc độ của CPU. Vì vậy khi lắp ráp CPU lên main ta cần quan tâm đến Jumper này để thiết lập hệ số nhân. Ví dụ: Tần số hoạt động trên main từ trước đến nay có những giá trị là: 25, 33, 40, 50, 60, 75, 83, 100, 133, 400, 533, 800MHz. Nếu ta biết thông số này thì ta có thể xác định hệ số nhân tương ứng thoả mãn biểu thức : M= Tần số main * Hệ số nhân (M lần số hoạt động thực chạy CPU) Nếu thiết lập giá trị: M = bằng tần số hoạt động ghi trên lưng CPU => CPU hoạt động bình thường (đúng tốc độ) M CPU hoạt động chậm hơn so với bình thường. M > tần số hoạt động ghi trên lưng CPU => CPU hoạt động qúa tải (Overlocking) có thể dẫn đến cháy CPU. GV: Đinh Đồng Lưỡng – Bộ môn: Công nghệ Tri thức – Khoa: Công nghệ Thông tin